Forme de Gazon (Rythme IX) - Hình đám cỏ (Nhịp IX) (poème - thơ) - Mai Văn Phấn. Raduit du Vietnamien par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix
Mai Văn Phấn
Traduit du Vietnamien
par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix
Bùi Thị Hoàng Anh
Jean-Michel Maulpoix
Forme de Gazon
Nous nous rassemblons en silence en
entendant
le lotus blanc qui luit
en se levant dans le Cintamaya-panna*
M.V.P
Rythme IX
*
Nous
sommes la terre, sur notre tête le cœur de la bourrasque la langue du vent presse le tronc d’arbre si fort que
les feuilles s’éparpillent
plus nous nous
embrassons, plus nous sommes tirés,
nous hurlons d’une
voix rauque
nous nous pressons, serrons fort les feuilles sèches nous nous débattons
nous radotons comme
en cauchemar
dans ce délire
charnel, nous nous voyons marcher sur le chemin en nous embrassant sur les
lèvres
plus nous nous embrassons, plus notre corps se tend avec force
tu me conduis au
bord du gouffre en marmonnant
que
nous ne pouvons pas nous quitter. Ruisselons pour avoir peur de la profondeur
nous nous embrassons à la renverse collés l’un à l’autre par la sueur
pour faire éclore
les fleurs, les boutons, nous entendons les feuilles qui tombent doucement,
protégeons les
branches sèches balançant, taquinant,
nous faisons
éclater le tonnerre et la foudre, nos yeux se regardent comme il pleut à verse
doucement, je te
conduis par les bras en haletant
soudain résonne
chaque coup du clocher de vent.
*
Je passe en nous
glissant le long de la clôture stylisée
Des poteaux pointus
enfoncés par intervalles divisent l’espace en deux parties
Devant moi un autre
espace
Je me roule dans la
lumière verte
Et vois paraître
lentement le symbole d’une bête sauvage
De la passion
charnelle
(La
lumière s’éteint. Applaudissement)
Je cours à travers
le cercle de lumière claire
Les petits vivants
agitent la main
Bouche tétée et
cherchent à pleurer
(Le
coup résonne de la coulisse)
Je me glisse en
tapinois de l’autre côté de la clôture
Raie une trainée
lumineuse incolore sous mes pieds
Plante un panneau,
une borne de kilomètre
Moi seul imagine de
t’avoir de près
Tes bras pendants
comme une rosée tombant
Tes yeux expressifs comme la terre portent des traces de larmes.
*
Je veux écrire un
vers aussi naturel que possible
Comme l’homme
marche sur terre
Alors regarde-moi
Imitant les
modèles, les misses
Le mot “Un” est
facile à faire chuter
Et le mot “Huit”?
Tu expliques que
c’est terrible quand je marche en "Huit”
Ce n’est pas facile
de marcher naturellement
Ne pense pas à tes
pas, dis-tu
Appuie-toi sur moi
pour marcher
“Je suis là… Je
suis là…”, dis-tu
Comme un tout
petit, je te suis pas à pas.
*
Tu couvres mes yeux
par les kilomètres de longs chemins
par la joie de regarder la rosée qui
tombe en fermant la porte
par plusieurs pensées passagères
Je te vois toujours
être au milieu de cet espace étroit
de la maison
marcher plus vite que j’imagine
et le soleil n’a pas encore pu
brûler
Passant la main à
travers la fente étroite du crépuscule
Tu me donnes
hâtivement le paquet d’un cadeau léger
Je l’ouvre avec
bonheur
Et y croise une
pensée que j’ai oubliée dans le passé.
*
A chaque fois que
je t’embrasse, j’allume une bougie
Que je pose à côté
d’une autre
Je suis une mèche
au cœur de la bougie
Une boucle de
cheveux
Une pensée incendie
Un sol flottant
dans la nuit des guirlandes et des lanternes
Qui vient de
formuler un souhait
de chance pour la
matinée?
Le cri des enfants
Conduit à laisser
descendre encore plus de bougies
Dans notre chambre
-
Embrasse-moi encore une fois!, dis-tu
*
Je bois entièrement
la fragrance
Tu es toute petite
sous les crocs et les griffes pointus
Appelant à l’aide,
tu cries mon prénom
Une bête sauvage de
faim et de soif
La mâchoire de la
tenaille s’ouvre puis serre fort
Déchire les doigts.
La bouche mâche
Les lèvres avancent
comme les crocs des bêtes féroces
Nous comptons sur
un rythme irrégulier
Un… deux… trois…
amnésique et oublieux...
Et le numéro Cinq
résonne de l’infini
Un germe se brise
dans la terre humide
Un tronc d’arbre
vient d’être scié
Un tranchant de
hache fend le corps du bois
Nous appelons
l’autre par son prénom comme à la première rencontre.
*
Des chamois se
précipitant vers la plaine
Derrière eux les
poussières, les rochers roulent en avalanche
Rapide comme une
flèche
La corde se détend
en un instant
C’est le ciel de
gazon
L’océan de gazon
Agréablement
excitées les paroles des rivières et des lacs
La flèche atteint
la cible en volant en direction du vent
Chaque pan de gazon
est taillé, courbé
Ecrasé dans les
dents pointues
Le ciel est brisé
par la voix appelant le troupeau qui porte le plaisir dans la nuit obscure
Le chamois marche
pas à pas
Le gazon est
couvert d’un souffle vital ardent qui jaillit
Tu es excité à
l’heure où se créent le ciel et la terre
La nouvelle saison attend les gazons verts broutés jusqu’à la racine
Les griffes qui
s’enfoncent vers la racine rebondissent
Et font trembler
les jeunes gazons
Qui repoussent pour
rouvrir les horizons.
M.V.P
(Extrait du Recueil "A Ciel Ouvert")
Hình Đám Cỏ
Bên nhau
lặng im nghe bông sen trắng
đang nhói
sáng
vươn
trong huệ tưởng
M.V.P
Nhịp IX
*
mặt đất lồng lộng đỉnh đầu tâm xoáy
lưỡi gió miết thân lả tả càng bám
chặt càng lay giật mạnh khản đặc hú
gào hối thúc nghiêng ngả ngậm chặt lá
khô giãy giụa càng lảm nhảm bóng đè
thập thõm con đường mải hôn càng căng
mơn mởn dìu anh miệng vực lẩm bẩm
không thể rời nhau sợ sâu toát vã
mồ hôi lộn ngược dính chặt
đơm hoa kết nụ lá rủ vỗ về
che chở cành khô đung đưa trêu ngươi
sấm sét mắt nhìn đổ trận mưa rào
dìu em êm đềm thở dốc xuống bất
chợt rung vang nhau từng thanh chuông gió
*
Len qua
hàng rào cách điệu
Cọc nhọn
chia đều
Phía
trước một không gian khác
Cuộn mình
ánh sáng xanh
Buông
chậm biểu tượng dã thú
Đam mê
xác thịt
(Đèn tắt. Tiếng vỗ tay)
Chạy qua
vòng sáng nhạt
Hoài thai
chới với sinh linh
Miệng bú
mớm và tìm cách khóc
(Tiếng gõ vọng sau sân khấu)
Len lén
bên kia hàng rào
Rạch vệt
sáng dưới chân không màu
Cắm biển
báo, cắm cột cây số
Mình anh
hình tượng có em
Tay buông
thõng hạt sương
Mắt biểu
cảm đất đai ngấn nước
*
Muốn viết câu thơ tự nhiên
Như đi trên đất
Vậy nhìn anh đi
Bắt chước người mẫu, hoa hậu
Chữ Nhất dễ ngã
Còn chữ Bát?
Đi ra chữ xấu lắm, em chê
Muốn tự nhiên không dễ
Đừng nghĩ đến bước chân
Vin em mà bước
Em đây... Em đây...
Lẫm chẫm men theo từng bước một
*
Che mắt
anh
bằng đường
dài cây số
niềm vui
sương rơi khép cửa
nhiều ý nghĩ thoáng qua
Vẫn thấy em
giữa khoảng
không chật hẹp hai nhà
đi nhanh hơn
tưởng tượng
và nắng chưa kịp nóng hun
Đưa tay qua khe hẹp hoàng hôn
Vội trao
anh gói quà nhẹ bẫng
Anh sung sướng mở ra
Gặp ý nghĩ từng quên trong quá khứ
*
Hôn em
một lần thắp thêm ngọn nến
Đặt chúng
bên nhau
Anh sợi
tim nến
Lọn tóc
sáng
Ý nghĩ
làm ngọn lửa xòe
Nền nhà
trôi đêm hoa đăng
Ai vừa
thả mong ước
May mắn
sớm mai
Tiếng trẻ
reo hò
Tranh
nhau thả thêm nhiều nến
Vào căn phòng
chúng mình
- Hãy hôn em lần nữa!
*
Uống trọn
mùi hương
Em bé nhỏ
trong nanh vuốt sắc
Kêu cứu,
gọi tên anh
Con thú
hoang đói khát
Gọng kìm
mở kẹp chặt
Xé ngón
tay. Miệng nhai
Đôi môi
đua nanh thú dữ
Đếm trong
nhịp điệu giật cục
Một... Hai...
Ba... Lú lẫn…
Và số Năm
từ vô tận ngân lên
Một hạt
mầm tách trong đất ẩm
Một thân
cây vừa bị cưa ngang
Lưỡi rìu
sắc chẻ toác thân củi
Gọi tên
nhau vừa biết lần đầu
*
Những con
sơn dương tràn xuống đồng bằng
Phía sau
bụi tung, đá lở
Lao vun
vút mũi tên
Dây cung
bật lên phút chốc
Đây trời
cỏ
Đại dương
cỏ
Phơi phới
lời sông hồ
Mũi tên xuôi
gió về đích
Từng vạt
cỏ bị bứt tỉa, đốn gục
Nghiền
nát trong hàm răng sắc
Bầu trời
vỡ tiếng gọi đàn khoái cảm đêm đen
Bước bước
sơn dương
Mặt cỏ
phun nhuệ khí trùm lấp
Phấn
khích giờ tạo thiên lập địa
Mùa mới đợi
chờ cỏ xanh cắt sát gốc
Những
móng vuốt tì chân cỏ bật căng
Cỏ non
kinh động
Càng chồi
lên mở lại những chân trời.
M.V.P
(Rút từ tập thơ “Bầu trời không mái che”)
Tiểu sử Bùi Thị Hoàng Anh
Giảng viên
tiếng Pháp tại khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Say mê ngôn ngữ và văn hóa Pháp, hiện nay Bùi Thị Hoàng Anh
đang làm nghiên cứu sinh tại khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Paris VII, cộng hòa
Pháp, với hướng nghiên cứu về các chỉ tố diễn ngôn trong các văn bản nói và
viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Bùi Thị Hoàng Anh cũng quan tâm tới nghiên
cứu về lĩnh vực Ngôn ngữ học xã hội và dịch thuật.
Biographie de Bui Thi Hoang Anh
Enseignante de français au
Département de Langue et de Civilisation Françaises, Ecole Supérieure de Langues étrangères,
Université Nationale de Hanoi.
Passionnée par la langue et la culture françaises, actuellement, elle poursuit
son doctorat en Linguistique à l’UFR de Linguistique, Université Paris Diderot
(Paris VII), Paris, France. Son axe de recherche est centré sur l’étude des
marqueurs discursifs du vietnamien et du français dans les corpus oraux et
écrits. Elle s’intéresse également à la Sociolinguistique et la traduction.
Tiểu sử Jean-Michel Maulpoix
Jean-Michel
Maulpoix là tác giả của hơn 20 công trình, chủ yếu là thơ văn xuôi, trong đó
phải kể đến Une histoire de bleu (Câu chuyện về màu xanh); L’Ecrivain
imaginaire (Nhà văn tưởng tượng); Domaine public và Pas sur la neige
(Bước chân trên tuyết). Bên cạnh đó, Jean-Michel Maulpoix cũng viết một số
nghiên cứu phê bình về Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Célan, René Char và
một số tiểu luận khái quát về thơ như La poésie comme l’amour (Thơ ca
như tình yêu); Du lyrisme (Thơ trữ tình). Sáng tác của Jean-Michel Maulpoix
là sự pha trộn, là cuộc đối thoại không ngừng giữa văn xuôi và thơ, mà qua đó,
nổi bật là chất “trữ tình phê phán”. Jean-Michel Maulpoix còn điều hành tạp chí
Văn học hàng quý “Le nouveau Recueil” (Tuyển tập mới) và giảng dạy thơ
hiện đại và đương đại tại Đại học Paris III, cộng hòa Pháp.
Biographie de Jean-Michel Maulpoix
Jean-Michel
Maulpoix est l’auteur d’une vingtaine d’ouvrages, principalement en prose poétique,
parmi lesquels Une histoire de bleu, L’Écrivain imaginaire, Domaine public
et Pas sur la neige, publiés au Mercure de France. Il a également fait
paraître des études critiques sur Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Celan et
René Char, ainsi que des essais généraux de poétique (La poésie comme
l’amour, Du lyrisme...). Son oeuvre, où se mêlent, s’affrontent et dialoguent
sans cesse prose et poésie, se réclame volontiers d’un “lyrisme critique“.
Jean-Michel Maulpoix dirige par ailleurs la revue trimestrielle de littérature “Le
Nouveau Recueil” et enseigne la poésie moderne et contemporaine à
l’Université Paris III - Sorbonne nouvelle.