-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
29/08/2019
Sự tĩnh lặng thăng sáng (bình thơ) - Bùi Đức Ba
Thi pháp của "Đá trong lòng suối" thể hiện một hướng tìm tòi cách tân thơ, điều mà các nhà thơ đương đại Việt Nam với khuynh hướng khác nhau, không mệt mỏi trên bước đường thể nghiệm đổi mới, sáng tạo nghệ thuật
-
-
-
12/10/2017
Những hòn cuội của Mai Văn Phấn (bình chú) - Bão Vũ
Mặc dù hình ảnh những vòng sóng bao quanh những hòn sỏi gợi đến khu vườn trứ danh “Karesansui” của Nhật Bản, loại vườn cảnh không hoa, không cây, không mặt nước; mà kết cấu bằng đá, cát có vạch những vòng sóng, như khu vườn Ryouanji nổi tiếng ở cố đô Kyoto
-
04/10/2017
Ba bức tranh cho bài thơ nhỏ (bình chú) - Sấu Mã
“Sấu Mã” là nickname của một Nhà giáo - Nhà phê bình văn học hiện vẫn muốn giấu tên trên Facebook. Ông đã viết nhiều ý kiến luận bàn sâu sắc và rất gợi mở về bài thơ liên khúc “Tĩnh lặng” của MVP.
-
-
20/05/2017
Một cảm nhận khác về bài thơ " Tĩnh lặng" số 14 của Mai Văn Phấn (chú giải). Nguyễn Tuấn
Bài thơ mở ra một không gian khoáng đạt, rộng lớn, nhưng lại tập trung vào ba điểm nhấn như một hình tam giác. Một cây cầu cốt thép lát gạch, bên dưới là một dòng sông, và một con người đang nhắm mắt theo tư thế Kiết Già. Và đương nhiên, giữa các đối tượng này có sự liên quan đến nhau bằng một sợi dây vô hình, mà chủ thể cảm nhận chính là người đang hành Thiền.
-
15/05/2017
Chiếc nỏ thần Haiku (bình thơ) - Nguyễn Thánh Ngã
Sau hết là "tắm" để chào đón một mùa xuân mới, hay một thời đại mới mà không cần rủ bỏ, không cần gội sạch chất ruộng đồng... Đây mới là mấu chốt của vấn đề, nếu không để ý người đọc rất dễ bỏ qua, và cho rằng bài thơ không có gì như nước đổ lá khoai...
-
-
12/08/2016
Đọc bài thơ “Thu đến" của Mai Văn Phấn (bình thơ) - Tuệ Mỹ
Mai Văn Phấn cũng là người có duyên với mùa thu, tiết thu, hơi thu… Ông đã để lại trên từng chặng đường sáng tạo nhiều bài thơ về thu thật ấn tượng: “Thu về” (1992), “Cảm giác mùa thu” (1995), “Quả thu”, “Nỗi nhớ mùa thu”, “Ký sự mùa thu” (1997),...
-
-
-
-
-
-
-
-
-
23/11/2015
Đọc bài thơ “Giấc mơ đi qua" của Mai Văn Phấn (bình thơ) - Tuệ Mỹ
Vì thế "Giấc mơ đêm qua" không gieo vào lòng người đọc cảm giác tuyệt vọng. Người đọc cảm nhận từ bài thơ một chút buồn, một chút nuối tiếc nhưng trên hết là nỗi niềm khắc khoải lo âu của nhà thơ về thực tại xã hội ta ở cuối những năm chín mươi của thế kỷ XX...
-
-
-
-
-
-
01/07/2015
Cuộc đối thoại vô ngôn (nhận định) - Phạm Văn Vũ
Những bài thơ ba câu của Mai Văn Phấn không phải là tiếng khóc, không phải là im lặng. Chúng nằm ở giữa. Đừng đi tìm ý nghĩa, nhưng cũng đừng cho rằng chúng vô nghĩa, bởi vì chúng nằm ở giữa.
-
-
-
05/05/2014
Đọc bài thơ “Tắm đầu năm” của Mai Văn Phấn (bình thơ) - Đặng Văn Toàn
Tắm. Xung quanh việc tắm là bao nhiêu chi tiết thân mật, gần gũi, bao nhiêu liên tưởng và gợi mở ấm áp, đẹp đẽ. Vượt ra khỏi tư duy logic tự nhiên thông thường, khỏi phương pháp truyền thống quen thuộc, những bất ngờ, sáng tạo mới mẻ đã soi chiếu sâu vào những góc cạnh, những thầm kín nội tâm đời sống con người. Thơ truyền đến người đọc cảm giác lâng lâng, thanh sạch, nhẹ nhõm, thanh thoát vô cùng
-
-
26/11/2013
Sự tĩnh lặng thăng sáng (bình thơ) - Bùi Đức Ba
Thi pháp của "Đá trong lòng suối" thể hiện một hướng tìm tòi cách tân thơ, điều mà các nhà thơ đương đại Việt Nam với khuynh hướng khác nhau, không mệt mỏi trên bước đường thể nghiệm đổi mới, sáng tạo nghệ thuật.
-
-
-
12/11/2013
Ánh sáng thanh tẩy (bình thơ) - Bão Vũ
Nhân vật trong những bức tranh của danh họa người Hà Lan này thường chìm trong bóng tối, chú mục quan sát sẽ thấy chân dung các nhân vật hiện dần lên, như một sự khám phá. Đó chính là thiên tài của Rembrandt. Còn ở đây trong “tranh thơ” “Tắm đầu năm” của Mai Văn Phấn có họa pháp Rembrandt.
-
-
-
-
12/11/2013
Nỗi cô đơn mênh mông trong “Để nhận ra anh” (bình thơ) - Phạm Thùy Linh
Thời gian dồn dập cũng như sự trĩu nặng của tâm tư dồn nén xuống đế giày. Đến mức, “những đế giày chuẩn bị vỡ tung”. Cứ ngùn ngụt nỗi cô đơn mênh mông không có lỗi thoát, không có chỗ để trút bỏ. Và đêm cũng qua tự lúc nào không biết. Nên người đàn ông kia mới “sửng sốt, rã rời khi gặp bình mình…”
-
12/11/2013
Đọc bài thơ “Ngậm em trong miệng” (bình thơ) - Nguyễn Khôi
Thời sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhà thơ "vị lai" V. V. Mayakovsky đã cho "Đám mây mặc quần"; rồi thời 1960, Xuân Diệu với một chút "siêu thực" đã ví von: "anh không xứng là biển xanh/ nhưng anh muốn em là bờ cát trắng"... và, đến hôm nay (2011) Mai Văn Phấn - nhà thơ Hậu Hiện Đại Việt Nam, với phép biến hóa của Tôn Ngộ Không đã "Luôn tin có em trong miệng anh"...
-
11/11/2013
Đọc “Hải Phòng trước năm 2000” (bình thơ) - Lê Vũ
Bài thơ mở ra, giới thiệu Hải Phòng trên một tiêu điểm công nghiệp. Câu phá đề gói gọn góc nhìn sự kiện, vị trí: Liên doanh mới- lễ động thổ - nền cũ nhà xưa; câu thừa đề nối mạch thời gian: hiện tại nối kết quá khứ, mạch tâm linh chảy tràn vào hiện thực.
-
11/11/2013
Lòng anh chạm lá chua me chạnh buồn (bình thơ) - Lâm Xuân Vi
Nỗi xót xa thương cảm mẹ, là lòng hiếu thảo thường trực trong anh, như bản năng trỗi dậy. Đó cũng là câu kết rất có hậu, đầy nhân bản, mà bạn đọc nhiều thế hệ đã và sẽ đón nhận sẻ chia, với tất cả lòng ngưỡng mộ chân thành dành cho thi sỹ.
-
-
-
11/11/2013
“Bài học”& Phong cách Hậu hiện đại (bình thơ) - Lê Vũ
Bài thơ mở ra với phác vẽ chân dung của hình mẫu “đạo mạo” đĩnh đạc đường bệ, lấp lánh ánh vàng hào quang kiêm đủ cứng mềm thâu tóm cả âm dương trong cáibị càn khôn còn khuất lấp bao nhiêu bí mật chưa giải mã. Hình như ai cũng phải ngưỡng mộ cúi đầu truớc cái cung cách cánh và khuỷu tay cứng, cổ tay & ngón tay mềm?
-
11/11/2013
Bài thơ haiku Việt của Mai Văn Phấn (bình thơ) - Vũ Xuân Trường
Trái đất mênh mang, lại tối như đêm ba mươi, ấy thế mà ngọn nến bé bỏng bừng sáng, trái đất bừng sáng, nhà thơ tự sáng và người đọc có được giây phút hòa sáng. Ba câu thơ, vẻn vẹn 7 chữ, chữ nào cũng giản dị, gắn kết với nhau làm nên ngọn nến sáng. Thi nhân – ngọn nến – trái đất hòa hợp, tương giao…
-
11/11/2013
Soi tận ngọn nguồn để thấu cao xanh (bình thơ) - Trần Vân Hạc
Ý thơ chợt vỡ òa với câu kết: “Tận đỉnh”. Thì ra thi sĩ họ Mai đã bắc một nhịp cầu giữa cái “vũng nước nhỏ” khiêm nhường dưới chân núi kia với chiều cao ngút ngát của“núi”. Từ “soi” sao mà đắc dụng, đây đâu phải là sự ngẫu nhiên mà là sự xem xét lại mình, từ cội nguồn, nơi bắt đầu của đời người tới những đỉnh cao đã đạt, hình như có tiếng thầm thì đâu đây: “Xưa, núi kia cũng sinh ra từ “vũng nước nhỏ” này”. “Vũng nước nhỏ” tưởng như bị bóng núi che khuất lại làm cho đỉnh núi kia phải giật mình, cái giật mình rất nhân văn.
-
11/11/2013
Bình bài thơ “Cái nhìn” của Mai Văn Phấn (bình thơ) - Nguyễn Trung
Câu thơ đã có ý ngầm hướng người đọc suy nghĩ tới hình ảnh vũng nước nhỏ đó ở một vị trí nghệ thuật "dưới chân núi" đã tạo nên hai hình ảnh tương phản cả về vị trí không gian và hình khối không gian. Chắc chắn, không gian vũ trụ này đã gài sẵn không gian của con người trong xã hồi, gợi tới đẳng cấp,vị trí,tầm vóc của con người trong xã hội, trong hoàn cảnh sống. Rộng hơn, gợi tới cả trí tuệ, tâm hồn, tâm linh...
-
11/11/2013
“Sự thật khóc òa…” trong bài thơ “Thuốc đắng” (bình thơ) - Vũ Thị Huyền
Không hiểu sao mỗi khi gặp những lời nói thật, những việc làm tốt mà lại bị “đời” mất lòng, giận dỗi, thậm chí còn bị “cạch” mặt, bị gièm pha, tôi lại nhớ bài thơ “Thuốc đắng” của nhà thơ Mai Văn Phấn (MVP). Càng không hiểu sao, thơ MVP có nhiều bài mà ngữ nghĩa rộng, vượt “khổ” rất nhiều, mang tầm bao quát thời đại…, nhưng tôi luôn tìm về “thuốc đắng”. Lẳng lặng một chiêm nghiệm cuộc đời và cho chính cả riêng mình.
-
-
|