image advertisement
image advertisement





























 

Forme de Gazon (Rythme IV) - Hình đám cỏ (Nhịp IV) (poème - thơ) - Mai Văn Phấn. Raduit du Vietnamien par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix

Mai Văn Phấn

Traduit du Vietnamien

par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix

 

 

 


Bùi Thị Hoàng Anh

                                                                                                                          

 


Jean-Michel Maulpoix




 


Ryth
me IV

 

 

*

Plusieurs fois en me réveillant, je pense reprendre mon travail

comme un élève finissant ses vacances d’été

s’éloigne très loin des inquiétudes d’hier

 

Nous avons profondément dormi comme deux bouteilles bien refermées

comme deux allumettes se bousculant dans la boite d’allumettes

comme deux tableaux insérés dans un cadre

comme deux souvenirs cachés dans un coffre obscur

comme deux clous enfoncés dans le mur

 

Je cherche ta main en la serrant doucement

soudain le sommet de la colline touche surpris le nouveau jour

une branche d’arbre qui n’a jamais eu de boutons

un bateau qui s’en va quand la corde se dénoue

 

Les filets s’immergeant profondément sous les eaux

font sécher chaque nœud sous l’aube.

 

*

 

Aujourd’hui je n’ai pas encore de tes nouvelles. Je suis perdu dans les feuilles d’arbre, dans les rires, dans le vent salé… Ouvrant la porte, je regarde au dehors. Personne n’a saisi le chemin qui fuit dans l’après-midi. Personne n’a retenu le bruit du sifflet qui se diffuse sur la terre. Ce sifflet vient de me toucher, ne me dépasse pas. Derrière, c’est le silence. Les choses marchent comme telles.

 

C’est seulement quand il y a ta voix que ce sifflet continue à s’écouler vite, bien que le train soit déjà parti très loin.

 

*

 

Le juillet occupé

Te réveillant au moment où l’aube est toute rouge

 

Tu déchires la feuille du bloc d’agenda où marquer la date importante

(seule toi qui n’est pas importante)

 

Les sons d’oiseaux mélodieux derrière le mur rouge

S’enflamment font tache d’huile

 

La trainée de soleil éclaire le message

le travail de tresser chaque maille

un petit poisson traverse les lignes de mes mots…

… du calme ne sois pas angoissée…

 

*

 

Nous tombons en léthargie ensemble

En rêvant d’un champ avec un puits profond

Main après main nous tirons chaque écope d’eau

 

Le son de la terre chante

Les racines d’arbre s’étendent doucement

Une fleur s’épanouit là où nous venons d’arroser

 

Arrosant pendant longtemps partout le champ

Je pense et tire plus vite sans être fatigué

 

Une nappe d’eau débouchant de la cascade

Pataugeant humidement

Se glisse dans les rangs de riz chargés de graines.

 

*

 

Tu me racontes aussi ton rêve

Où ce n’est pas le puits mais un canal bondé d’eau

Tu entasses chaque gerbe de riz jaune

En me poussant comme une petite barque

 

Nous prenant les mains en dormant

Nous rêvons de prendre la perche appuyée tout près du plat-bord.

 

*

 

Le petit parapluie est renversé sous le vent

Les roseaux se trouvent le long du champ immense

La voile de tissu fin est soulevée et disparaît

 

Le vent est si agité que la toile du parasol flotte

Comme un étranger voulant te priver de moi.

 

*

 

Petite fourmi dans ton monde

Peut être broyée sous une roche cassée

Sous un talon de chaussures

Sous une mèche de vilebrequin, une lame de houe

Sous la forte chaleur d’une tige d’alliage en fusion

Le grippage de chaque roue en fer

Etre brûlé dans un incendie forestier

Et devenir poussières au centre du tonnerre

 

Je le sais…

 

Comme je le sais

Donc au sommet de la colline

Ou jusqu’au fond de la grotte

Je m’incarne dans des millions de fourmis

Avec fierté, rampant sur ton corps.

 

*

 

En haut, tu es un poisson blessé par un trident, un oiseau tiré par une balle

Une danse rythmique ouvre une fleur

 

L’eau chaude commence le rite de purification

Glissant je suis comme une chaine tombant en mille morceaux

 

La voûte de la poitrine libère les fruits bientôt mûrs

La crue tourbillonne, les roches s’effondrent, les collines s’écroulent

 

L’animal arrachant avec force la chaîne

Broie l’espace en lait aromatisé, en nourriture

Les seins succulents sont durs et tendus

Pour nourrir les enfants du monde.

 

*

 

Mes doigts rament dans l’eau

Transformant l’espace aux alentours en un lac légèrement ondulé

Rendant tumultueux les palissades, les ruelles, l’obscurité des nuages

Les maisons cachées lointaines

 

Le rivage se répand dans ma mémoire

les mots que tu dis sont parfois lointains, parfois proches

ma main nage à travers ce courant.

 

Les lèvres glissent doucement

La sarcelle, le canard dans le lac

…embrasser profondément… embrasser profondément…

…comme les cercles de vagues se poursuivant pour toujours au loin

 

Et l’eau qui tourne

Fait déferler ses clapotis en cadence

 

Nous nous rassemblons en silence en entendant le lotus blanc qui luit

en se levant dans le Cintamaya-panna.

 


(Extrait du Recueil "A Ciel Ouvert")






 

 



Nhịp IV

 

 

*

 

Nhiều khi thức dậy ngỡ mình trả phép
cậu học trò qua kỳ nghỉ hè
quá xa nhiều lo lắng hôm qua
 
Mình đã ngủ sâu hai chiếc chai đóng kín
hai que diêm chen lấn giữa bao diêm

hai bức tranh lồng vào khung tranh
hai kỷ vật cất trong rương tối

hai chiếc đinh đóng ngập trên tường
 
Tìm tay em nắm nhẹ
chợt đỉnh đồi chạm ngày mới ngỡ ngàng
một nhành cây chưa từng ra nụ
con thuyền lơi xa khi dây níu không còn

Những tấm lưới lặn sâu trong nước
hong từng nút thắt dưới bình minh

 

*

 

Hôm nay chưa nhận tin em. Anh lạc trong lá cây, tiếng cười, gió mặn... Mở cửa anh nhìn. Không ai níu con đường trôi trong buổi chiều. Không ai giữ lại hồi còi đang lan trên đất. Tiếng còi kia vừa chạm anh, không vượt qua anh. Phía sau im lặng. Mọi vật trôi như nó vẫn trôi.

 

Chỉ khi có tiếng em, hồi còi kia lại tiếp tục trôi nhanh, dù con tàu đã rất xa.

 

*

 

Tháng bảy bận rộn

Em tỉnh dậy hừng đông đỏ rực

 

Xé tờ lịch in ngày quan trọng

(riêng em không quan trọng)

 

Tiếng chim líu lo sau bức tường đỏ

Bùng lên một vệt dầu

 

Vệt nắng soi tin nhắn

công việc đan từng mắt lưới

dòng chữ anh con cá nhỏ lọt qua...

... binh tinh dung noi nong nhe...

 

*

 

Mình thiếp đi bên nhau

Mơ cánh đồng có giếng sâu

Tay nối tay kéo từng gàu nước

 

Tiếng đất reo

Rễ cây duỗi mềm mại

Hoa trổ bông nơi mình vừa tưới

 

Tưới thật lâu cho khắp cánh đồng

Nghĩ và kéo nhanh hơn không biết mệt

 

Mạch nước khai thông dòng thác

Ướt bì bõm

Len qua hàng lúa trĩu bông

 

*

 

Em cũng kể giấc mơ

Không phải giếng mà con kênh đầy nước

Em chất lên từng bó lúa vàng

Đẩy anh đi như con thuyền nhỏ

 

Cầm tay nhau khi ngủ

Mơ nắm con sào tì sát mạn thuyền

 

*

 

Chiếc ô nhỏ lật trong gió

Bông lau xuôi đồng cỏ bạt ngàn

Làn vải mỏng tung lên mất hút

 

Gió vùng vẫy tán ô lật phật

Người lạ nào muốn kéo em đi

 

*

 

Là con kiến nhỏ trong thế giới em

Có thể bị nghiền nát dưới tảng đá vỡ

Dưới gót giày

Mũi khoan, lưỡi cuốc

Độ nóng que hàn

Tiếng rít từng bánh sắt

Bị thiêu rụi trong đám cháy rừng

Thành tro bụi giữa tầm sét đánh

 

Biết thế…

 

Vì biết thế

Nên đỉnh đồi

Hay tận hang sâu

Anh hoá thân thành muôn ngàn loài kiến

Kiêu hãnh bò đi trên thân thể em

 

*

 

Trên cao em con cá trúng xiên, con chim trúng đạn

Vũ điệu nhịp nhàng nở đoá hoa

 

Nước ấm nóng mở đầu nghi lễ thanh tẩy

Lăn trơn anh chuỗi hạt xổ tung

 

Vòm ngực thả trái cây sắp rụng

Lũ cuốn, đá lở, sạt đồi

 

Con thú giật tung dây trói

Nghiền không gian thành sữa thơm, dưỡng chất

Bầu vú cương lên căng mọng

Nuôi nấng trẻ thơ trên khắp thế gian

 

*

 

Ngón tay bơi chèo

Khoảng không quanh đây luênh loang hồ nước

Xôn xao hàng rào, lối ngõ, bóng mây

Những ngôi nhà xa khuất

 

Bờ nước lan trí nhớ

lúc xa lúc gần lời em kể

bàn tay bơi qua

 

Đôi môi lướt nhẹ

Con le le, con vịt trên hồ

… hôn sâu... hôn sâu…

… những vòng sóng đuổi nhau xa mãi

 

Và nước mở

Long bong vỗ nhịp

 

Bên nhau lặng im nghe bông sen trắng

đang nhói sáng

vươn trong huệ tưởng.


M.V.P

 

(Rút từ tập thơ Bầu trời không mái che)





Tiểu sử Bùi Thị Hoàng Anh

 

Giảng viên tiếng Pháp tại khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Say mê ngôn ngữ và văn hóa Pháp, hiện nay Bùi Thị Hoàng Anh đang làm nghiên cứu sinh tại khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Paris VII, cộng hòa Pháp, với hướng nghiên cứu về các chỉ tố diễn ngôn trong các văn bản nói và viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Bùi Thị Hoàng Anh cũng quan tâm tới nghiên cứu về lĩnh vực Ngôn ngữ học xã hội và dịch thuật.

 

 

 

 

Biographie de Bui Thi Hoang Anh

 

Enseignante de français au Département de Langue et de Civilisation Françaises, Ecole Supérieure de Langues étrangères, Université Nationale de Hanoi. Passionnée par la langue et la culture françaises, actuellement, elle poursuit son doctorat en Linguistique à l’UFR de Linguistique, Université Paris Diderot (Paris VII), Paris, France. Son axe de recherche est centré sur l’étude des marqueurs discursifs du vietnamien et du français dans les corpus oraux et écrits. Elle s’intéresse également à la Sociolinguistique et la traduction.

 

 

 

 

Tiểu sử Jean-Michel Maulpoix

 

Jean-Michel Maulpoix là tác giả của hơn 20 công trình, chủ yếu là thơ văn xuôi, trong đó phải kể đến Une histoire de bleu (Câu chuyện về màu xanh); L’Ecrivain imaginaire (Nhà văn tưởng tượng); Domaine public Pas sur la neige (Bước chân trên tuyết). Bên cạnh đó, Jean-Michel Maulpoix cũng viết một số nghiên cứu phê bình về Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Célan, René Char và một số tiểu luận khái quát về thơ như La poésie comme l’amour (Thơ ca như tình yêu); Du lyrisme (Thơ trữ tình). Sáng tác của Jean-Michel Maulpoix là sự pha trộn, là cuộc đối thoại không ngừng giữa văn xuôi và thơ, mà qua đó, nổi bật là chất “trữ tình phê phán”. Jean-Michel Maulpoix còn điều hành tạp chí Văn học hàng quý “Le nouveau Recueil” (Tuyển tập mới) và giảng dạy thơ hiện đại và đương đại tại Đại học Paris III, cộng hòa Pháp.

 

 

 

 

Biographie de Jean-Michel Maulpoix

 

Jean-Michel Maulpoix est l’auteur d’une vingtaine d’ouvrages, principalement en prose poétique, parmi lesquels Une histoire de bleu, L’Écrivain imaginaire, Domaine public et Pas sur la neige, publiés au Mercure de France. Il a également fait paraître des études critiques sur Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Celan et René Char, ainsi que des essais généraux de poétique (La poésie comme l’amour, Du lyrisme...). Son oeuvre, où se mêlent, s’affrontent et dialoguent sans cesse prose et poésie, se réclame volontiers d’un “lyrisme critique“. Jean-Michel Maulpoix dirige par ailleurs la revue trimestrielle de littérature “Le Nouveau Recueil” et enseigne la poésie moderne et contemporaine à l’Université Paris III - Sorbonne nouvelle.

 

 

 

 







 

BÀI KHÁC
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị