Des pluies de sources - Những cơn mưa nguồn (essai - phê bình) - Jean-Michel Maulpoix
Jean-Michel Maulpoix
Nhà thơ-Giáo sư Jean-Michel Maulpoix
maivanphan.vn: Nhà thơ-Giáo sư Jean-Michel Maulpoix gửi qua email Lời tựa cho tập thơ “A Ciel Ouvert” của tôi chuẩn bị tái bản ở Pháp.
Tập thơ đã được Tiến sỹ Bùi Thị Hoàng Anh dịch sang Pháp ngữ, do J.M. Maulpoix biên
tập. Năm 2013, Nxb. Hội Nhà văn đã ấn hành bản song ngữ Việt-Pháp
“Bầu trời không mái che/ A Ciel Ouvert”. Nhà thơ J.M. Maulpoix từng đến Việt
Nam từ năm 2007, tham gia đêm thơ tại Thư viện đa phương tiện của Idecaf, trong
chương trình "Mùa xuân của các thi sĩ” và "Ngày hội Pháp ngữ” do
L’Espace - Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Pháp và
Idecaf TP. HCM tổ chức. M. Maulpoix đã viết tập thơ về Việt Nam, có tên
"Xứ sở của nước và thạch sùng" (NXB Thanh Niên, 1999), do Nhà
thơ-Tiến sỹ Ngô Tự Lập dịch. Tôi xin trân trọng cảm ơn Nhà thơ-Giáo sư
Jean-Michel Maulpoix đã dành thời gian và tâm huyết cho tập thơ của tôi. MVP
Des pluies
de sources
(Préface)
“Mère me berce de clair
de lune
De bruissements
d’oiseaux, de cris d’animaux
Sa chair et sa peau se
répandent au fond de la nuit obscure
D’où sourdent des
grappes de nuages, des pluies de sources.”
C’est en
poussant une “porte maternelle” que le lecteur entre dans les
poèmes de Mai Văn
Phấn, une porte qui le mène vers le sein de la nature, en
suivant des cours d’eau, en escaladant des montagnes, à travers des forêts
épaisses et des saisons changeantes. Il accède par ces chemins d’encre à un
monde humide et bruissant où quantité d’événements singuliers se produisent qui
touchent à la naissance, au désir, à l’amour charnel, au temps qui fuit, à la
souffrance et à la mort, c’est-à-dire à l’ensemble de la condition humaine. Voilà
que la nature est dans ces poèmes pareille à un grand corps à la forme
changeante; c’est elle qui organise les journées et les nuits des êtres;
c’est elle qui rend la vie lisible, c’est en elle que se joue son sort. C’est
elle qui en détient et en ouvre les sources.
J’ai
découvert les poèmes de Mai Văn Phấn grâce à la traduction de Mlle Bùi Thị
Hoàng Anh qui s’est chargée de réaliser une première version que j’ajuste
ensuite, parfois en discutant longuement au sujet du sens des mots, de la
cohésion des images et de leurs sous-entendus. Comme l’écriture poétique de Mai
Văn Phấn est d’une grande densité, elliptique dans les rapprochements rapides
et les courts-circuits qu’elle opère, souvent obscure au néophyte, ce travail a
été très précieux sans pour autant résoudre la majorité des problèmes posés par
le passage d’une langue vers une autre. La tâche du traducteur de poèmes est
ingrate, voire désespérante quand les deux idiomes concernés sont si différents
et liés à des cultures aussi distinctes. Pour bien entendre les textes de Mai
Văn Phấn, sans doute faudrait-il que le lecteur français transforme sa manière
de voir et se familiarise avec les croyances les plus répandues au Vietnam (telle
celle des “Quatre mondes”, évoquée page 31, et qu’il a fallu
éclairer d’une note). Alors peut-être saisirait-il mieux la puissance
évocatoire des images et la richesse de leurs implications.
Il ne faut
pas se dissimuler la vérité: seul entrera vraiment dans la poésie de Mai
Văn Phấn celui qui saura lire la langue vietnamienne. Le lecteur ignorant,
étranger, ne pourra que rester sur le bord de ces poèmes et de leur énigme,
comme de la nature qu’ils évoquent, si vive, si profuse et sensuelle. Sans
doute est-ce là d’ailleurs qu’apparaît le trouble et que se manifeste la
surprise la plus grande: la nature n’est pas seulement luxuriante,
féconde, sensuelle, aussi puissamment maternelle qu’ardemment désirable, elle
se montre aussi agissante, suractive, héroïque parfois. C’est elle qui a
l’initiative et qui prend sans cesse le pas sur le sujet, ou qui parfois
l’absorbe et semble se confondre avec lui, au point que le lecteur se demande
qui parle et si le “sujet” du poème est de chair, de terre,
d’air ou d’eau courante. Des changements rapides comme des bouffées de vent ou
des “pluies
de sources” font passer de la nature à l’être et de l’être à la nature.
Pour que le lecteur occidental entende bien cela, il lui faudrait remonter au
temps des mythes, quand le ciel, la terre et l’océan étaient des dieux…
“ACiel Ouvert” de Mai Văn Phấn
introduit le lecteur occidental dans ce qui s’apparente à une cérémonie dont
l’objet serait d’affirmer l’inscription de l’être dans la nature, d’y confirmer
son appartenance. Mais peut-être n’est-il ni juste ni suffisant de dire cela,
tant cette appartenance semble précisément aller de soi, indiscutablement, la
poésie ayant alors plutôt pour objet de l’accompagner, de la vérifier, de la
répéter sans cesse, et de la rendre puissamment présente. Le présent n’est-il pas le temps dominant
de ces poèmes dont il suffit, après tout, d’accepter de suivre le fil pour
entrer à notre tour dans leur monde?
Jean-Michel
Maulpoix
Bùi Thị
Hoàng Anh dịch từ bản Pháp ngữ
Dịch giả-Tiến sỹ Bùi Thị Hoàng Anh
Những cơn
mưa nguồn
(Đề tựa)
“Mẫu nâng niu con ánh trăng
Tiếng truyền cành, tiếng hú
Da thịt con yêu trải sâu đêm tối
Dựng tầng mây mưa nguồn”
Bằng cách
đẩy nhẹ “Cánh Cửa Mẫu” mà độc giả đi vào thơ của Mai Văn
Phấn, một cánh cửa dẫn lối tới trung tâm của thiên nhiên, trôi theo dòng nước,
băng qua núi non, vượt qua rừng rậm và những buổi giao mùa. Qua những con đường
được vẽ lên bằng mực từ ngòi bút ấy, độc giả bước vào một thế giới ẩm ướt và
đầy âm thanh: nơi mà hàng loạt những sự kiện đơn nhất diễn ra động chạm tới sự
sinh sôi, tới ham muốn, tới tình yêu trần thế; tới sự chạy trốn của thời gian;
tới sự dày vò và cả cái chết. Nói cách khác, đó là tổng thể của hàng loạt những
cảm xúc rất người. Chính vì thế mà thiên nhiên trong thơ Mai Văn Phấn giống như
một cơ thể khổng lồ với hình dạng biến đổi khôn lường; chính nó tạo lập ngày và
đêm; chính nó làm cho cuộc sống hiện hữu; chính nó đùa chơi với định mệnh
của chính mình. Và cũng chính nó vừa giam giữ, vừa khơi thông những mạch nguồn.
Tôi khám phá
thơ của Mai Văn Phấn thông qua bản dịch của Bùi Thị Hoàng Anh, sau đó tôi đã hiệu
chỉnh. Đôi khi, chúng tôi đã phải trao đổi rất lâu về nghĩa của một số từ, về
sự liên kết giữa các hình ảnh và nghĩa biểu hiện của chúng. Chính vì thơ của
Mai Văn Phấn là sự dày dặc của những phép tỉnh lược trong những câu thơ ngắn
với nhịp độ nhanh được biểu hiện trong từng mạch thơ, nên mặc dù với sự tỉ mẩn
chăm chút ngôn từ, kết quả cuối cùng cũng không giải quyết hết được những vấn
đề đặt ra trong quá trình chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Vai
trò của người dịch dường như bị lu mờ, thậm chí có thể coi là bất lực khi hai
đặc ngữ liên đới được biểu hiện khác biệt và lại gắn với hai nền văn hoá hoàn
toàn khác nhau. Để hiểu sâu được văn bản của Mai Văn Phấn, có lẽ không có chút
nghi ngờ gì khi độc giả phải biến đổi cách nhìn của họ về thơ ông và làm quen
với những tín ngưỡng phổ biến nhất ở Việt Nam (như tín ngưỡng thờ Cộng đồng Tứ Phủ mà một chú thích ở trang 31 là
điều hoàn toàn dễ hiểu). Có lẽ phải
như vậy thì độc giả mới nắm bắt được hết sức mạnh khêu gợi của những hình ảnh
thơ và sự giàu có của tính biểu tượng mà chúng quy chiếu.
Có lẽ cũng không
nên che giấu một sự thật trần trụi: thực sự là chỉ những người biết đọc tiếng
Việt mới có thể cảm hết được thơ của Mai Văn Phấn. Những độc giả không biết thứ
ngôn ngữ này chỉ có thể đành chấp nhận dừng lại bên lề của tập thơ với những ẩn
ngữ chất chứa bên trong. Cũng giống như thiên nhiên được tái hiện rất dữ dội,
rất phong phú và cũng rất khiêu gợi. Chính ở đó nảy sinh ra sự bối rối, chính ở
đó mà sự bất ngờ lớn nhất được hiện hữu: thiên nhiên không chỉ phong phú, phì
nhiêu hay khiêu gợi, nó còn mạnh mẽ ở tính Mẫu với những ham muốn khát khao; nó
cũng hiện lên vừa đầy biến động, linh hoạt và dũng cảm. Chính thiên nhiên là
người chủ động và luôn đi trước chủ thể, hoặc đôi khi nó ngấu nghiến và như hoà
tan với chủ thể đến nỗi mà độc giả tự đặt câu hỏi “ai đang nói?” và
liệu “chủ
thể”
của bài thơ là Da thịt, là Đất, là Không khí hay là Dòng nước trôi?
Những sự thay đổi gấp rút như những luồng gió hay “những cơn mưa nguồn” khiến thiên nhiên trở
thành con người và con người lại hoá thành thiên nhiên. Để độc giả phương Tây
hiểu được điều ấy, có lẽ cần phải quay ngược trở lại thời của những huyền thoại
khi mà trời, đất và đại dương còn là những vị thần….
“Bầu trời không mái che” của Mai Văn Phấn dẫn độc
giả phương Tây đi vào cái gọi là kết thân với một nghi lễ mà mục đích là để
khẳng định sự ghi khắc của con người vào thiên nhiên; để khẳng định sự thuộc về
thiên nhiên của nó. Nhưng có lẽ sẽ không đúng cũng như không đủ khi nói như
vậy. Chừng nào sự thuộc về ấy lấy xuất phát điểm cụ thể từ bản ngã thì một cách
không thể tranh cãi, mục đích của thơ ca sẽ là sát cánh
với con người, xác nhận nó, lặp lại nó không ngừng và để làm cho nó hiện hữu
mạnh mẽ hơn. Thời “hiện tại” không phải là thời gian ngự trị
trong tập thơ này. Chính vì thế, sau tất cả, chúng ta chỉ cần chấp nhận đi theo
sợi chỉ dẫn lối thơ ca để chúng ta cùng bước vào thế giới của “Bầu
trời không mái che”.
Biographie de Jean-Michel Maulpoix:
Jean-Michel
Maulpoix est l’auteur d’une vingtaine d’ouvrages, principalement en prose
poétique, parmi lesquels Une histoire de bleu, L’Écrivain imaginaire, Domaine
public et Pas sur la neige, publiés au Mercure de France. Il a également fait
paraître des études critiques sur Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Celan et
René Char, ainsi que des essais généraux de poétique (La poésie comme l’amour,
Du lyrisme...). Son oeuvre, où se mêlent, s’affrontent et dialoguent sans cesse
prose et poésie, se réclame volontiers d’un “lyrisme critique“. Jean-Michel
Maulpoix dirige par ailleurs la revue trimestrielle de littérature “Le Nouveau
Recueil” et enseigne la poésie moderne et contemporaine à l’Université Paris
III - Sorbonne nouvelle.
Tiểu sử Jean-Michel Maulpoix:
Jean-Michel
Maulpoix là tác giả của hơn 20 công trình, chủ yếu là thơ văn xuôi, trong đó
phải kể đến Une histoire de bleu (Câu chuyện về màu xanh); L’Ecrivain
imaginaire (Nhà văn tưởng tượng); Domaine public và Pas sur la neige (Bước chân
trên tuyết). Bên cạnh đó, Jean-Michel Maulpoix cũng viết một số nghiên cứu phê
bình về Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Célan, René Char và một số tiểu luận
khái quát về thơ như La poésie comme l’amour (Thơ ca như tình yêu); Du lyrisme
(Thơ trữ tình). Sáng tác của Jean-Michel Maulpoix là sự pha trộn, là cuộc đối
thoại không ngừng giữa văn xuôi và thơ, mà qua đó, nổi bật là chất “trữ tình
phê phán”. Jean-Michel Maulpoix còn điều hành tạp chí Văn học hàng quý “Le
nouveau Recueil” (Tuyển tập mới) và giảng dạy thơ hiện đại và đương đại tại Đại
học Paris III, cộng hòa Pháp.
Biographie de Bui Thi Hoang Anh:
Enseignante de français au Département de Langue et de Civilisation Françaises, Ecole Supérieure de Langues étrangères, Université
Nationale de Hanoi. Passionnée
pour la langue, la culture et la littérature françaises, actuellement elle fait
son doctorat en linguistique à l’UFR de Linguistique, Université Paris Diderot
(Paris VII), Paris, France. Son axe de recherche est centré sur l’étude
comparée des marqueurs discursifs du vietnamien et du français dans les corpus
oraux et écrits.
Tiểu sử Bùi Thị Hoàng Anh:
Giảng viên
tiếng Pháp tại khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Say mê ngôn ngữ và văn học Pháp, hiện nay Bùi Thị Hoàng Anh
đang làm nghiên cứu sinh tại khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Paris VII, cộng hòa
Pháp, với hướng nghiên cứu về so sánh đối chiếu các chỉ tố diễn ngôn trong các
văn bản nói và viết tiếng Việt và tiếng Pháp.
Bìa sách do Họa sỹ Lê Đức Lợi thiết kế
Bìa sách do Họa sỹ Bruce Blanshard (Anh Quốc) thiết kế