Forme de Gazon (Rythme II) - Hình đám cỏ (Nhịp II) (poème - thơ) - Mai Văn Phấn. Raduit du Vietnamien par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix
Mai Văn Phấn
Traduit du Vietnamien
par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix
Bùi Thị Hoàng Anh
Jean-Michel Maulpoix
Rythme II
*
Le texto s’affiche
Eclairant la petite fenêtre
Le ciel bleu, la pluie le soleil derrière
L’inquiétude est invisible
Le commencement du jour
Ouvre l’horizon en éventail
Chaque rai de lumière mémorise un fait
Tu te caches derrière cet éventail géant
Les feuilles mortes tombent
L’orage survient en fin d’après-midi
Ouvrant le chemin aux oiseaux qui s’envolent.
*
L’écho de ta voix me parvient comme si quelqu’un me
recouvrait d’une écharpe chaude et légère
Et me touche comme si j’étais encore dans ma jeunesse
Je détache une fleur et la presse entre les pages d’un
livre
Les jeunes oiseaux se lèvent au bord du nid
Les gouttes de pluie instables
s’accrochent aux dômes de feuillage
Tu parles et ris innocemment comme un enfant
En rafales, la pluie éclabousse: je suis have d’anxiété.
*
Seul en silence je croise les doigts
Qui ne permettent ni à la lumière de les traverser
Ni au vent
Ici pas de soleil, ni de vent
Il rend beaucoup plus terrible le silence
Je deviens un petit pois, une pointe d’aiguille
Une baguette esseulée
Il se pourrait que le ciel soit toujours encore haut
Où glissent vite les nuages et le soleil
L’écharpe flâne
Par hasard par la fenêtre de la maison
Les oiseaux filent nichée après nichée
Appelant ton prénom, je t’appelle doucement
La fumée s’élève d’un toit
Au milieu de la forêt toute calme sans vent.
*
Un stylo sur la table. A
chaque rangement, je veux l’y laisser. Prenant le stylo pour me détendre, je le
trouve tantôt étrange, tantôt familier. Le corps du porte-plume est lisse.
Parfois, je le dévisse pour regarder dedans (il faut le faire en cachette car
c’est un acte bizarre). J’ouvre le capuchon comme j’ouvre la porte, comme je
prends appui pour soulever la cuvée du cellier obscur. Je me sens soudain
réveillé, les yeux ouverts. Je veux défaire le capuchon et le placer ailleurs.
Le capuchon se trouve au dessus, le corps à droite ou au dessous. Et vice
versa.
Ouvrir…
Fermer…
Fermer… ouvrir...
Refermer...
Le stylo se retrouve bien rangé et paisible.
*
En m’appuyant contre la balustrade j’imagine
De m’envoler avec toi et tout près de toi
Ton dos est couvert de cheveux doux
détachés rejetés en arrière
Tu me rappelles que dans le petit sac que j’apporte
Il y a de la nourriture et une bouteille d’eau
Le bateau flotte sur la vague
Je veux que tu t’envoles plus haut
Quand tu es très loin comme un oiseau
Je bois tranquillement une petite gorgée d’eau
La mer est plus grande
Tu planes au loin
Si petite que je plisse les yeux
Les vagues enroulent devant ma proue chaque colonne
d’eau.
*
Sereine tu bois du thé
Le soleil brille couleur de feuille morte à ton revers
Tes jambes se tendent et se
détendent sur les carrelages carrés
Ouvrir l’espace du thé aromatisé
De tes bras, tes bourrelets
A tes ongles de pieds laqués foncés couleur de thé
Tu me rappelles de mouiller
Lentement chaque gorgée
Je vois les parcelles de thé pousser vertes au matin
Les pousses se resserrent
Chaque toit, chaque sommet de montagne soulève la rosée
Les nuages blancs qui viennent recouvrent les pensées
Je finis presque une tasse de thé
N’imagine frivole que les nuages blancs
Ton visage tantôt apparaît, tantôt disparaît
Ravissant, soucieux
Du bonheur et de toi...
Une bonne tasse de thé me rend plus lucide
Bien que j’aie bu aussi le voile de nuages blancs
Toujours encore les ongles de pied couleur de thé
Apparaissent, disparaissent, traversent et s’envolent.
*
Tu me murmures des paroles insignifiantes
Toujours nous comprendre, bien entendre
Le ciel bleu, les pousses de gazon
La terre fertile
Tu es l’obscurité
Cherche pas à pas chacun de mes orteils.
*
Ton souffle réchauffe le téléphone un instant, me
demande si j’ai pris mon petit déjeuner, ce que je suis en train de faire, de
m’asseoir bien droit. Je te réponds d’un air distrait en posant le coude sur la
table. Ta voix murmurante. Le ventilateur à faible débit évente toute la
chambre. Large table. Battant étroit. Si je tends les bras, je peux toucher
n’importe quel objet. La vase du matin se rafraîchit. Ta voix rebondit sur une
fleur violette, entourée de petites feuilles. Je t’écoute ranger le livre.
Le stylo et l’horloge s’écoulent…
*
Voulant m’arrêter au bord du chemin
Je m’allonge sur les pelouses
Haut ciel, je veux grimper à l’arbre
Regardant en bas regrettant les sables
Je désire m’y mélanger
Un moment indécis je reste immobile
Ne pas m’intéresser à la précipitation du brouillard
matinal
Les vagues salées et le soleil se précipitant
Me tirent comme un chariot en m’écartelant
Avant de poser le livre
Je m’efforce de me calmer pour attendre l’ordre du
boucher
La triste goutte d’eau s’envole sur les nuages
En entendant un œuf chaud rouler à travers le corps
Le couple de moineaux marrons s’accouple en un clin
d’oeil.
Tác phẩm của Họa sỹ Büro Achter (Đức)
Nhịp II
*
Tin nhắn hiển thị
Sáng ô cửa nhỏ
Trời xanh, mưa nắng phía sau
Nỗi lo toan không thấy được
Thời khắc đầu ngày
Vẽ chân trời rẻ quạt
Mỗi vệt sáng ghi nhớ từng việc
Em ẩn sau chiếc quạt khổng lồ
Lá khô rụng xuống
Cơn giông cuối chiều ập đến
Mở đường chim bay
*
Tiếng em vọng ai quàng lên chiếc khăn ấm nhẹ
Chạm vào anh thuở khờ dại xưa
Ngắt bông hoa kẹp vào trang sách
Chim non vươn trên thành tổ
Chênh vênh vòm lá treo mưa
Em cười nói hồn nhiên trẻ nhỏ
Lất phất mưa anh phờ phạc ưu tư
*
Lặng lẽ một mình đan ngón tay
Không cho ánh sáng đi qua
Không cho gió đi qua
Ở đây không nắng và gió
Càng khủng khiếp nép vào tĩnh
lặng
Anh thành hạt đậu, mũi kim
Chiếc đũa lẻ loi
Trên kia có thể trời vẫn cao
Mây trôi nhanh và nắng
Chiếc khăn lượn lờ
Vô tình từ cửa sổ ngôi nhà
Chim bay qua từng đàn
Gọi tên em, anh khẽ gọi
Ngọn khói lên từ một mái nhà
Giữa rừng lặng thinh không gió
*
Chiếc bút trên bàn.
Khi dọn dẹp vẫn muốn để lại. Cầm bút thư giãn, vừa lạ vừa quen.
Quản bút nhẵn ngón tay cầm. Đôi khi tháo ruột bút xem (phải tháo trộm
vì hành vi quái đản). Mở nắp bút như bật cánh cửa, cậy nắp hầm tối... Cảm giác
chợt thức, chợt mở mắt. Muốn tháo nắp bút một nơi. Nắp bút để trên, thân bút bên
phải hay ở dưới. Cả ngược lại.
Mở…
Lắp...
Lắp... mở...
Lắp lại…
Cây bút ngay ngắn bình yên
*
Tựa lan can tàu tưởng tượng
Cùng em đang bay rất gần
Lưng mềm tóc xoã hất ngược
Dặn chiếc túi nhỏ anh mang
Có đồ ăn và chai nước uống
Con tàu lướt trên ngọn sóng
Anh muốn em bay cao hơn
Khi xa tít một cánh chim
Anh bình tĩnh nhấp ngụm nước nhỏ
Biển rộng hơn
Em chao liệng xa
Bé tí ti làm anh nheo mắt
Sóng cuộn trước mũi tàu anh từng cột nước
*
Thanh thản uống trà
Nắng sáng màu hoa nâu ve áo
Chân em co duỗi nền gạch ô
vuông
Mở không gian hương trà thơm
Từ cánh tay, ngấn cổ
Móng chân sơn đậm màu trà
Nhắc anh hãy nhấp
Chậm từng ngụm
Thấy vạt chè lên xanh buổi sớm
Búp chè se lại
Từng nóc nhà, đỉnh núi đội
sương lên
Mây trắng đến quấn quanh ý nghĩ
Anh uống gần cạn ly trà
Chỉ vơ vẩn hình dung mây trắng
Gương mặt em ẩn hiện
Rạng rỡ, lo âu
Hạnh phúc và em...
Chén trà ngon anh thêm minh mẫn
Dù đã uống cả làn mây trắng
Vẫn móng chân màu trà ẩn hiện
bay qua
*
Thầm thì lời vô nghĩa
Luôn thấu hiểu, nghe rõ
Trời xanh chân cỏ
Đất đai mỡ mầu
Em bóng tối
Lần tìm từng ngón chân anh
*
Hơi thở truyền nóng điện thoại giây lát, hỏi
anh ăn sáng chưa, đang làm gì, nhớ ngồi ngay ngắn. Anh trả lời bâng quơ, đặt
tay lên bàn. Tiếng em rì rầm. Quạt để tốc độ nhỏ thổi gió khắp phòng. Bàn rộng.
Cánh cửa hẹp. Đưa tay có thể chạm đồ vật bất kỳ. Lọ hoa sáng nay đang tươi trở
lại. Tiếng em vọng từ bông hoa phớt tím, cánh lá nhỏ vây quanh. Anh nghe em cất
đi cuốn sách.
Chiếc bút và đồng hồ tự trôi...
*
Muốn dừng lại bên đường
Nằm lên cỏ
Trời cao mong leo lên cây
Nhìn xuống tiếc nuối cát
Thèm trộn vào cát
Giây phút phân vân anh bất động
Mặc sương sớm ùa đến
Sóng mặn và nắng ùa đến
Kéo căng anh cỗ xe ngựa phanh thây
Trước lúc đặt cuốn sách xuống
Như cố trấn tĩnh đợi lệnh gã đồ tể
Giọt nước buồn bay lên đám mây
Nghe quả trứng ấm nóng lăn qua cơ thể
Đôi sẻ nâu
vội vàng giao hoan chớp mắt.
M.V.P
(Rút từ tập thơ “Bầu trời không mái che”)
Tiểu sử Bùi Thị Hoàng Anh
Giảng viên
tiếng Pháp tại khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Say mê ngôn ngữ và văn hóa Pháp, hiện nay Bùi Thị Hoàng Anh
đang làm nghiên cứu sinh tại khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Paris VII, cộng hòa
Pháp, với hướng nghiên cứu về các chỉ tố diễn ngôn trong các văn bản nói và
viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Bùi Thị Hoàng Anh cũng quan tâm tới nghiên
cứu về lĩnh vực Ngôn ngữ học xã hội và dịch thuật.
Biographie de Bui Thi Hoang Anh
Enseignante de français au
Département de Langue et de Civilisation Françaises, Ecole Supérieure de Langues étrangères,
Université Nationale de Hanoi.
Passionnée par la langue et la culture françaises, actuellement, elle poursuit
son doctorat en Linguistique à l’UFR de Linguistique, Université Paris Diderot
(Paris VII), Paris, France. Son axe de recherche est centré sur l’étude des
marqueurs discursifs du vietnamien et du français dans les corpus oraux et
écrits. Elle s’intéresse également à la Sociolinguistique et la traduction.
Tiểu sử Jean-Michel Maulpoix
Jean-Michel
Maulpoix là tác giả của hơn 20 công trình, chủ yếu là thơ văn xuôi, trong đó
phải kể đến Une histoire de bleu (Câu chuyện về màu xanh); L’Ecrivain
imaginaire (Nhà văn tưởng tượng); Domaine public và Pas sur la neige
(Bước chân trên tuyết). Bên cạnh đó, Jean-Michel Maulpoix cũng viết một số
nghiên cứu phê bình về Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Célan, René Char và
một số tiểu luận khái quát về thơ như La poésie comme l’amour (Thơ ca
như tình yêu); Du lyrisme (Thơ trữ tình). Sáng tác của Jean-Michel Maulpoix
là sự pha trộn, là cuộc đối thoại không ngừng giữa văn xuôi và thơ, mà qua đó,
nổi bật là chất “trữ tình phê phán”. Jean-Michel Maulpoix còn điều hành tạp chí
Văn học hàng quý “Le nouveau Recueil” (Tuyển tập mới) và giảng dạy thơ
hiện đại và đương đại tại Đại học Paris III, cộng hòa Pháp.
Biographie de Jean-Michel Maulpoix
Jean-Michel
Maulpoix est l’auteur d’une vingtaine d’ouvrages, principalement en prose poétique,
parmi lesquels Une histoire de bleu, L’Écrivain imaginaire, Domaine public
et Pas sur la neige, publiés au Mercure de France. Il a également fait
paraître des études critiques sur Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Celan et
René Char, ainsi que des essais généraux de poétique (La poésie comme
l’amour, Du lyrisme...). Son oeuvre, où se mêlent, s’affrontent et dialoguent
sans cesse prose et poésie, se réclame volontiers d’un “lyrisme critique“.
Jean-Michel Maulpoix dirige par ailleurs la revue trimestrielle de littérature “Le
Nouveau Recueil” et enseigne la poésie moderne et contemporaine à
l’Université Paris III - Sorbonne nouvelle.