Forme de Gazon (Rythme III) - Hình đám cỏ (Nhịp III) (poème - thơ) - Mai Văn Phấn. Raduit du Vietnamien par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix
Mai Văn Phấn
Traduit du Vietnamien
par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix
Bùi Thị Hoàng Anh
Jean-Michel Maulpoix
Rythme III
*
L’aube naît les animaux, les fruits, les bruits
Les fuchsias, les impatiens frais
La couleur de l’aube s’enfonce sous la terre
Se fond dans les grandes vagues
Reflétée sur les dômes de feuillages verts
La silveraye* efface toutes les traces
La poitrine du chamois se gonfle
Derrière le dos de l’aube.
*
Le travail quotidien ennuyeux
Le corps se relâche
La tête ailleurs
Les articulations épuisées sur la chaise
Cette main, c’est exactement la main gauche
Fatiguée d’ouvrir le portail très tôt le matin
Je l’ai légèrement secouée quand le
guano est tombé par hasard
Et l’autre main
Levée il y a une heure
Quand les gens votaient
Quelque chose devait être enregistré dans le rapport
Et les pieds, je ne me souviens pas lequel
A marché quand le soleil était encore oblique
Devant quelques étrangers
Derrière il y avait aussi des voix étrangères
A peine ai-je entendu la moitié de ta phrase au téléphone
Je sais déjà où je suis perdu
Le son de l’eau provenant du sommet de la douce cascade
Tu es en train de réunir deux bouts du monde.
*
Une photo du bord de la forêt
Sur la pelouse
Avoir traversé les nuages
Et encore les orages et du soleil
La sécheresse et le froid
Marquant chaque brin de gazon
Dix ans…
Trente ans …
Nous demandons au gazon de réimprimer la photo
Maintenant, puis-je prendre une photo?
Nos mains sont nouées depuis longtemps
*
Je t’embrasse par les épaules comme si tu portais une
chaine
Tu me dis de ne jamais te lâcher
Pour que tu puisses parler et rire innocemment
Tu es comme une pierre précieuse scintillante
Ou un morceau de bois gravé un animal sacré
L’icône propre à toi
Inquiet de ton fardeau
J’ai couru derrière toi
Parfois je me lève sur la pointe des pieds, parfois
j’accroche à-demi ton bras
Le pan de ta chemise vole sous le soleil matinal
Les fleurs imprimées sur ton sac de
cuir sont de couleurs fraiches
N’importe où, je t’embrasse toujours par les épaules
Une chaine silencieuse qui t’attend pour dormir
Se bouscule de nouveau et grince en s’enroulant.
*
Le corps se consacre
Un parfum savoureux et sucré
Tu es le bulbul
Evidant mes lèvres
Et qui bat des ailes
En me gardant dans la bouche pour semer la graine.
*
La tasse de café est plus foncée
Les chants des oiseaux s’harmonisent
Le café imprègne la peau
Tee-whit
Tee-whit
Croisant les bras je me détends
Tout d’un coup un nid
Des brins de pailles secs
Et le chant me suspendent
Sous la toiture de tuiles
Instable sur la fente de roche
Soudain ta voix
J’ai encore le temps d’imaginer
Que derrière ce son chip chiu, il y a une mère
oiseau
Soudain s’envolant de mon corps.
*
Sur la table tu exposes toutes les choses
Un cartable, un journal, un trousseau de clés
Un téléphone portable
Jetant vite un coup d’œil sur la montre
Appuyant le dos en goûtant un gâteau
Tu prends un verre d’eau
Ces instruments familiers
Silencieux comme un train qui s’arrête à une station
Puis tremble de foncer sur les rails
Le cartable, le journal, le
trousseau de clés, le téléphone portable…
Se joignant en wagons
Marchent régulièrement
Et freinent brusquement.
_________________
* C’est aussi un petit passereau avec une plume à couleur d’olive ou jaune
clair. La plume d’autour de ses yeux est blanche et ses pattes sont assez
fortes.
(Extrait du Recueil "A Ciel Ouvert")
Nhịp III
*
Hừng đông sinh muông thú, cây trái, tiếng động
Hoa lồng đèn, mai dạ thảo tươi ròng
Màu rạng đông chìm vào đất
Tan trong sóng lớn
Hắt vòm lá xanh
Con vành khuyên xoá mọi dấu vết
Ngực sơn dương mở lớn
Sau lưng hừng đông
*
Công việc thường ngày nhàm chán
Cơ thể lỏng ra
Đầu óc đâu đâu
Các khớp xương rã rời trên ghế
Tay này, đúng tay trái
Mỏi mệt mở cổng từ sớm
Vung nhẹ lúc phân chim rơi vô tình
Còn tay kia
Giơ lên cách đây một giờ
Lúc mọi người biểu quyết
Có việc phải vào biên bản
Còn chân, không nhớ chân nào
Bước đi nắng còn chênh chếch
Trước mặt vài người lạ
Sau lưng cũng tiếng nói lạ
Mới nghe nửa câu điện thoại
Đã biết anh lạc đâu đâu
Tiếng nước từ đỉnh thác êm
Em đang nối hai đầu thế giới
*
Tấm ảnh chụp bìa rừng
Trên thảm cỏ
Đã vượt những phương mây
Vừa giông vừa nắng
Hanh khô và se lạnh
Đánh dấu từng cọng cỏ
Mười năm...
Ba mươi năm...
Nhờ cỏ in lại tấm hình
Giờ chụp nhé
Cầm tay chờ đã lâu
*
Choàng vai em như đeo chuỗi hạt
Em bảo anh đừng bao giờ buông ra
Được hồn nhiên cười nói
Tựa viên đá quý sáng óng ánh
Hay mẩu gỗ khắc hình linh thú
Biểu tượng riêng em
Lo em phải mang quá sức
Anh đã chạy theo
Lúc kiễng chân, lúc bám tay hờ
Tà áo bay nắng sớm
Nhạt hoa văn chiếc túi da nâu
Dù ở đâu anh vẫn choàng lên
Chuỗi hạt lặng yên chờ em ngủ
Lại xô đi lạo xạo quay tròn
*
Thân dâng
Hương thơm ngon ngọt
Con chào mào em
Khoét rỗng môi anh
Và vỗ cánh
Ngậm anh đi gieo hạt
*
Ly cà-phê thêm bảng lảng
Tiếng chim hòa âm
Cà-phê đằm vào da thịt
Chíp chiu
Chíp chiu
Khoanh tay thư giãn
Chợt tổ chim
Những cọng rơm khô
Tiếng hót treo anh lên
Dưới mái ngói
Chênh vênh khe đá
Bất ngờ giọng nói em
Vẫn kịp tưởng tượng
Sau tiếng chíp chiu có con chim mẹ
Vụt bay khỏi cơ thể anh
*
Trên bàn em bày biện đủ thứ
Cặp sách, tờ báo, chùm chìa khóa
Điện thoại di động
Vội nhìn đồng hồ
Tựa lưng ăn bánh ngọt
Em cầm ly nước
Những đồ dùng quen thuộc
Lặng yên như con tầu tạm dừng ga xép
Lại rùng mình lao trên đường ray
Cặp sách, tờ báo, chùm chìa khóa, điện thoại di động...
Nối vào nhau những toa tàu
Chạy đều
Phanh gấp.
M.V.P
(Rút từ tập thơ “Bầu trời không mái che”)
Tiểu sử Bùi Thị Hoàng Anh
Giảng viên
tiếng Pháp tại khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Say mê ngôn ngữ và văn hóa Pháp, hiện nay Bùi Thị Hoàng Anh
đang làm nghiên cứu sinh tại khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Paris VII, cộng hòa
Pháp, với hướng nghiên cứu về các chỉ tố diễn ngôn trong các văn bản nói và
viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Bùi Thị Hoàng Anh cũng quan tâm tới nghiên
cứu về lĩnh vực Ngôn ngữ học xã hội và dịch thuật.
Biographie de Bui Thi Hoang Anh
Enseignante de français au
Département de Langue et de Civilisation Françaises, Ecole Supérieure de Langues étrangères,
Université Nationale de Hanoi.
Passionnée par la langue et la culture françaises, actuellement, elle poursuit
son doctorat en Linguistique à l’UFR de Linguistique, Université Paris Diderot
(Paris VII), Paris, France. Son axe de recherche est centré sur l’étude des
marqueurs discursifs du vietnamien et du français dans les corpus oraux et
écrits. Elle s’intéresse également à la Sociolinguistique et la traduction.
Tiểu sử Jean-Michel Maulpoix
Jean-Michel
Maulpoix là tác giả của hơn 20 công trình, chủ yếu là thơ văn xuôi, trong đó
phải kể đến Une histoire de bleu (Câu chuyện về màu xanh); L’Ecrivain
imaginaire (Nhà văn tưởng tượng); Domaine public và Pas sur la neige
(Bước chân trên tuyết). Bên cạnh đó, Jean-Michel Maulpoix cũng viết một số
nghiên cứu phê bình về Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Célan, René Char và
một số tiểu luận khái quát về thơ như La poésie comme l’amour (Thơ ca
như tình yêu); Du lyrisme (Thơ trữ tình). Sáng tác của Jean-Michel Maulpoix
là sự pha trộn, là cuộc đối thoại không ngừng giữa văn xuôi và thơ, mà qua đó,
nổi bật là chất “trữ tình phê phán”. Jean-Michel Maulpoix còn điều hành tạp chí
Văn học hàng quý “Le nouveau Recueil” (Tuyển tập mới) và giảng dạy thơ
hiện đại và đương đại tại Đại học Paris III, cộng hòa Pháp.
Biographie de Jean-Michel Maulpoix
Jean-Michel
Maulpoix est l’auteur d’une vingtaine d’ouvrages, principalement en prose poétique,
parmi lesquels Une histoire de bleu, L’Écrivain imaginaire, Domaine public
et Pas sur la neige, publiés au Mercure de France. Il a également fait
paraître des études critiques sur Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Celan et
René Char, ainsi que des essais généraux de poétique (La poésie comme
l’amour, Du lyrisme...). Son oeuvre, où se mêlent, s’affrontent et dialoguent
sans cesse prose et poésie, se réclame volontiers d’un “lyrisme critique“.
Jean-Michel Maulpoix dirige par ailleurs la revue trimestrielle de littérature “Le
Nouveau Recueil” et enseigne la poésie moderne et contemporaine à
l’Université Paris III - Sorbonne nouvelle.