Thơ Tarana Turan Rahimli dìu ta qua vực sâu (phê bình) - Mai Văn Phấn
Thơ
Tarana Turan Rahimli dìu ta qua
vực sâu
(Viết cho tuyển tập thơ Tarana Turan Rahimli,
xuất bản tại Cộng hòa Azerbaijan, 2023)
Nhà thơ Tarana Turan Rahimli
Mai Văn Phấn
Những bài thơ của nữ thi sĩ Tarana Turan
Rahimli, lần đầu tiên được dịch và giới thiệu tại Việt Nam vào tháng 5 năm 2021
đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của bạn đọc. Thơ chị mạnh mẽ, giàu cảm xúc
và tinh tế, thấm đẫm tinh thần và đặc trưng văn hóa vùng đất Trung Á. Báo chí ở
đây đã đăng thơ của Tarana cùng với tấm ảnh của chị. Bên cạnh những bài thơ tuyệt
đẹp và lạ lẫm, bạn đọc được chiêm ngưỡng hình ảnh người phụ nữ Azerbaijan xinh
đẹp với đôi mắt sáng, trong suốt, cương nghị và thẳm sâu. Đôi mắt ấy đã hiển hiện
thần thái những tác phẩm chị đã viết, cũng như những bài thơ đã cho chúng ta
hiểu được những điều thầm kín, dữ dội trong đôi mắt giàu biểu cảm kia. Đó là
cảm nhận ban đầu của tôi về nữ thi sĩ Tarana Turan Rahimli đến từ Cộng hòa
Azerbaijan.
Thơ Tarana Turan Rahimli vẽ ra trước mắt bạn
đọc một đời sống không phẳng lặng, vừa phong phú vừa đa tạp, với nhiều đường đi
khúc khuỷu, gồ ghề, và, có thể xuất hiện nhiều trở ngại, cạm bẫy, chông gai...
Bên cạnh những con đường ấy nhiều khi còn là thác ghềnh hiểm nguy, vách đá sừng
sững... Nhưng kỳ lạ thay, đọc xong mỗi bài thơ của Tarana, bạn đọc càng thêm
tin yêu cuộc sống, thêm biết bao hy vọng vào một tương lai tốt đẹp, tin yêu con
người hơn. Điều tôi vừa nói được biểu hiện rõ nét trong bài thơ "Tình yêu
có thể nung chảy đá núı" của chị:
"Đôi mắt anh chẳng hề
ấm áp,
Cái lạnh đi xuyên qua ánh
nhìn,
Lời nói của anh không sưởi
ấm
Và lưỡi anh như đã đóng
băng."*
Những lối đi ngắn, xa hơn là những con đường
bất tận trong thơ Tarana Turan Rahimli là khoảng cách trong tình yêu, trong mối
quan hệ giữa những con người đương thời, giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Những con người ấy có thể nhìn thấy nhau, thậm chí cùng nhau lo toan những công
việc thường nhật, hoặc cùng sống chung dưới một mái nhà, nhưng họ rất khó khăn
để hiểu nhau, khó khăn cảm thông, chia sẻ... Trong đời sống thực, điều ấy quả không
dễ khắc phục. Sự ngăn cách ấy như đào một vực sâu giữa hai người, giữa những
con người trong cộng đồng. Nhưng bằng lòng vị tha cao cả, bằng tình yêu mãnh
liệt và chân thành, được thể hiện bằng quyền năng và vẻ đẹp của thơ ca, Tarana
Turan Rahimli đã nhanh chóng lấp đầy những khoảng cách mà chị đã đặt bầy trước
mắt bạn đọc.
"Thôi đừng buồn, em
đang sưởi ấm
Tình yêu này nung chảy đá
núi chăng!"
(Tình yêu có thể nung chảy đá núı)
Ngay ở khổ thơ đầu của bài thơ trên, người
đọc còn thấy băn khoăn bởi trở ngại, những giá băng nơi người đàn ông mà chị
đang tin yêu. Nhưng khi kết thúc bài thơ, nữ thi sĩ đã hóa giải, biến sự lạnh lẽo
thành nơi ấm áp, sự xa cách trở nên gần gũi. Với cường độ của câu thơ kết đã
đẩy chuyển động của cả bài thơ đi nhanh hơn, tạo sự bất ngờ lớn. Tarana làm
được điều kỳ diệu ấy bởi chị luôn tin tưởng mãnh liệt vào tình yêu chân thành,
sự thủy chung nhất mực của mình. Tình yêu ấy có thể "nung chảy đá
núi". Đó là sự hiến dâng cao cả, tựa như một tín đồ tự nguyện tín thác cả
đời mình cho Thượng Đế.
Tarana Turan Rahimli luôn tin vào tình yêu
của mình như tin vào ánh sáng, vào chân lý vĩnh hằng. Thơ của chị cho chúng ta
cảm nhận ánh sáng ấy mang tính trội, đi xa hơn tưởng tượng, tức năng lượng và
sức mạnh của nó lớn gấp nhiều lần bóng tối. Ánh sáng và bóng tối trên thế gian
này luôn xung đột và rượt đuổi nhau như hai nửa địa cầu. Một nửa bên này địa
cầu ban đêm thì bên kia là ánh ngày. Thơ của Tarana tỏa ra ánh sáng với biên độ
rộng và kéo dài hơn quy luật của vũ trụ. Chị đã tạo cho riêng mình một quy luật
thời gian, quy luật của ánh sáng. Cường độ ánh sáng ấy cho ta thấy cái ác, cái
gian tà luôn bị đẩy lùi và chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Trong những bài thơ của
chị ta thấy, cả những pháo đài của điều gian dối rồi cũng mau chóng sụp đổ, và
những phiên tòa phân minh sự thật luôn được mở ra.
"Trong ngọn lửa của
một đống lửa
Mọi lỗi lầm bị thiêu rụi
thành tro.
Và khi đó chỉ mình em sống
sót
Cùng những lời thầm kín để
dành
Về tình yêu lớn lao em
trao anh.
Họ sẽ nhận ra em qua nhiều
thế kỷ."
(Bằng tình yêu, họ sẽ nhận ra em)
Hình ảnh nữ thi sĩ Tarana Turan Rahimli, qua
nhân vật "em", xuất hiện trong bài thơ này cho tôi liên tưởng đến một
chiến binh dũng cảm đã chiến thắng mọi kẻ thù hung ác. Những kẻ thù ấy chính là
cái ác, cái gian dối và cả sự vô cảm trong đời sống này. Chị cũng gợi cho tôi
một hình dung khác nữa về chị, có thể ví Tarana tựa một viên ngọc quý, âm thầm
lớn lên trong lòng một con trai giữa đại dương. Viên ngọc ấy mỗi ngày càng sáng
lên long lanh, bất chấp sóng to, gió lớn nổi lên quanh mình. Giờ đây viên ngọc
ấy đang trình hiện trọn vẹn hình hài trước mắt bạn đọc thông qua những bài thơ
tuyệt đẹp.
Mỗi nhà thơ dường như có cách lý giải cũng như biểu
hiện tình yêu của riêng mình. Tarana Turan Rahimli đã cho bạn đọc chiêm ngưỡng
vẻ đẹp kỳ lạ và bí ẩn tâm hồn của con người Azerbaijan. Đó là vẻ đẹp nguyên sơ
của vùng đất văn hóa độc đáo, với nét đẹp cổ xưa kết hợp hiện đại. Tình yêu ấy
thể hiện trong thơ chị vừa mãnh liệt vừa tinh tế, là nơi trầm tích những giá
trị văn hóa Đông - Tây. Những câu thơ của Tarana gợi liên tưởng tới ngọn núi
lửa vừa mới phun lên, nhưng cho ta dễ đoán được trữ lượng và sức mạnh bên trong
của nó.
Trong bài thơ "Mọi người đều nói điều vô
nghĩa..." tôi bắt gặp câu thơ rất quyến rũ và độc đáo:
"Thành phố mang dáng vẻ thật lạ,
Khuôn mặt mỉm cười, nhưng trái tim đau".
Trái tim của thành phố bỗng như đập rộn ràng và
sáng chói trong thơ của Tarana Turan Rahimli, bởi nó đã thấu cảm mọi nỗi đau,
chia sẻ với mọi gian truân của những kiếp người trong đó. Hình ảnh "trái
tim đau" đã biến thành phố của Tarana thành người bạn tri kỷ, thành
cuộc đời sống động với mọi cung bậc thăng trầm.
"Thành phố dường như mất hết kiên nhẫn,
Mong đợi an vui trên những con đường.
Và có lẽ nó kiếm tìm ngôi mộ
Để khâm liệm vào trong đó nỗi buồn."
(Mọi người đều nói điều vô nghĩa...)
Mọi khó khăn, trắc trở hiện ra trong thơ Tarana
Turan Rahimli thường được chị khắc phục, được vượt qua như vậy. Ở đây cái thiện
luôn chiến thắng cái ác, bóng tối luôn bị đẩy lùi, nhường chỗ cho ánh sáng chan
hòa.
Những bài thơ của Tarana Turan Rahimli quyến rũ và
bí ẩn tựa đôi mắt của chị. Nó có sức thôi miên, dẫn dụ bạn đọc vào một thế giới
khác. Mỗi bài thơ ấy thường mở ra một không gian riêng biệt, khó đoán định.
Hiện thực đời sống trong không gian ấy dường như sâu hút, hé lộ như miệng vực,
khó có thể nhìn thấy đáy. Vực sâu ấy luôn gợi cho ta cảm giác chênh vênh, nguy
hiểm và bất an. Nhưng thơ của Tarana đã xuất hiện tựa một người bạn thân luôn
đưa bàn tay ấm áp, chân thành dắt dìu chúng ta. Tôi nghe thấy từ mỗi câu thơ
của Tarana Turan Rahimli vọng ra những tiếng gọi gần gũi, ấm áp và da diết.
Tiếng gọi ấy thôi thúc, động viên chúng ta cùng nhau vượt qua mọi ngăn cách,
chia rẽ, kỳ thị trong đời sống nhiều biến động này.
Ninh Bình, 14/4/2023
M.V.P
_____________
* Thơ Tarana Turan Rahimli (Bạn đọc có thể truy cập theo đường link này)
Tiểu sử Tarana
Turan Rahimli
Nhà thơ Tarana Turan Rahimli, đồng thời là
nhà văn, nhà báo, dịch giả, nhà phê bình văn học, phó giáo sư- tiến sĩ văn học
người A-déc-bai-gian. Bà là thành viên của Đại diện tổ chức Văn học quốc tế tại
Thổ Nhĩ Kỳ, A-déc-bai-gian, Philippine, Ca-dắc-xtan, Ý, Oman, Bỉ, Hoa Kỳ. Chủ
tịch Hội Văn học thế giới của Đại học Sư phạm A-déc-bai-gian. Tác giả của 7
cuốn sách và hơn 400 bài báo. Bà là chủ biên của 20 cuốn sách chuyên khảo. Các
tác phẩm của bà đã được xuất bản tại hơn 30 quốc gia. Thơ của Tarana Turan
Rahimli đã được ấn hành tại A-déc-bai-gian, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Đức, Bỉ,
Chi-lê, Trung Quốc, Ô-man, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ru-ma-ni, Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Ả Rập
Saudi, Ukraina, Ca-dắc-xtan, Serbia, U-zơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gư-dơ-xtan,
Macedonia, Mexico, Morocco, Kosovo, Bosnia và Herzegovina, Nhật Bản,
Vê-nê-du-ê-la và tại các quốc gia khác. Từ năm 1992, Tarana Turan Rahimli là
thành viên Hiệp hội thơ Ashugs của A-déc-bai-gian, thành viên Hiệp hội các nhà
văn A-déc-bai-gian (1994), thành viên của Hiệp hội các nhà văn trẻ Thổ Nhĩ Kỳ
thế giới (1998), thành viên Hiệp hội các nhà văn A-déc-bai-gian (1999), thành
viên của tổ chức văn học danh dự ở Thổ Nhĩ Kỳ Cyprus Balkans – thuộc tổ chức
Văn học Thổ Nhĩ Kỳ Á-Âu (2007). Một số bài nghiên cứu văn học của bà đã được
đăng tải trên các báo khoa học và văn học của A-déc-bai-gian, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga,
Hy Lạp, Đức, U-zơ-bê-ki-xtan. Bà có hai cuốn sách được xuất bản tại Thổ Nhĩ Kỳ:
“They will recognize me from my love” (“Từ tình yêu họ sẽ nhận ra tôi” – NXB
İzmir, 2013), “The poem that I didn’t write to you” (“Bài thơ tôi không viết
cho anh” – NXB Ankara, 2013). Một số cuốn sách tiêu biểu của bà được bạn đọc
yêu thích như, tập thơ “The Whisper of Grief” (“Lời thì thầm của nỗi buồn” –
NXB ADPU, Baku, 2007), sách giáo khoa có tiêu đề “The creative problems of literature and
literary critic” (“Những vấn đề sáng tạo của văn học và phê bình văn học” - NXB
“Châu Âu”, Baku, 2009), cuốn sách khoa học có tựa đề “From the literature to
eternity” (“Từ văn học đến vĩnh hằng” – NXB YSEQ, Baku, 2015). Năm 2017, cuốn
sách chuyên khảo “The Azerbaijani prose and criticism” (“Văn xuôi và phê bình
văn học của A-déc-bai-gian” – NXB Khoa học và Giáo dục, Baku, 2017) của Tarana
đã được trao bằng danh dự của Hiệp hội các nhà văn A-déc-bai-gian. Năm 2018, bà
tiếp tục xuất bản cuốn sách “Purple Clouds - translations from world poetry”
(“Mây tím - bản dịch thơ thế giới” - NXB ADPU, Baku, 2018).
Nhà thơ Tarana Turan Rahimli
Tarana
Turan Rahimli’s poetry that guides you to across the abyss
(For the anthology of poetry by Tarana Turan
Rahimli, published in the Republic of Azerbaijan, 2023)
Mai Văn Phấn
In May
2021, Tarana Turan Rahimli’s poems were first translated and made available to
Vietnamese readers. Her poems quickly became well-known in the local literary
community. Her unique, strong, yet delicate literary style captures the essence
and cultural splendor of Central Asia. Several local publications have
published Tarana’s poems alongside her photograph. Aside from the strange and
outstanding poems, there is an image of a beautiful Azerbaijani woman with
brilliant, clear, firm, and deep eyes. Those eyes revealed the spirit of her
poems and her poems allowed us to comprehend the deep and secret feelings in
those expressive eyes as well. These are my first impressions of the poetess Tarana
Turan Rahimli from the Republic of Azerbaijan.
Tarana Turan Rahimli’s poetry depicts a life
that is not smooth, rich and varied, with numerous winding and rugged paths
that may be near to deadly rivers, steep and jagged cliffs. And there may be
many obstacles with pitfalls and challenges on such paths. But, curiously,
after reading Tarana’s poems, everyone of us believes and loves our lives more
and more, adding much hope for a brighter future and more faith in others. The
circumstances I just described is portrayed in her poem "Inside
me There is Love Even to a Stone":
"Again my eyes shivered,
How cold your looks are!
Your words as if are frozen,
There is no warmth in your words".
Short routes and long paths in Tarana Turan
Rahimli’s poems represent the distance in love, the distance between us, human
beings with fellow human beings, between one nation and another. Despite the
fact that they may see each other, perform everyday tasks together, and even
share a roof, it is hard for them to understand, relate to, and empathize with
one another. If this is real life, it will not be resolved overnight. That
isolation seems to have created a deep divide between two people as well as
people in society. Tarana Turan Rahimli, on the other hand, immediately fills
in the spaces she has left for her readers with enormous selflessness, intense
and real love, embodied in the strength and beauty of poetry.
"Don’t worry that you are so cold,
Inside me there is love even to a stone".
(Inside me There is Love Even to a Stone)
In the first stanza of the preceding poem,
the reader is still disturbed by barriers and the coldness in the man she
loves. However, at the end of the poem, the poetess has dispelled the cold,
transforming the distance into togetherness. The intensity of the final stanza
has accelerated the overall pace of the poem. Tarana performed this miracle
because she had always believed in her real love and her unwavering
loyalty. That love has the power to “melt mountain rocks”. It is a
wonderful dedication, like a believer joyfully giving God her entire life.
Tarana Turan Rahimli believes in her love as
much as she does in light and truth. Her poetry usually creates the impression
that light is dominant, implying that energy and power are many times greater
than darkness. It is normal to observe light and darkness in this planet always
at odds, chasing each other over the two halves of the earth. When half of the
earth is dark, the other half is light. Tarana’s poetry, on the other hand,
emits light with more amplitude and lasts longer than the laws of the universe.
For her own poetry, she created a law of time and a law of light. The light in
her poetry constantly shines brightly, demonstrating that evil is always
repelled and will be eradicated. Even the fortresses of lies quickly fall, and
the courts of truth are always opened.
"The fires will be made
For the guilty past.
They will choose only the words
And will keep only them..
And ..and they will recognize me
From my love!"
(They will Recognize me from my Love)
In this poem, the poetess Tarana Turan
Rahimli appears as a heroic warrior who has defeated all fearsome enemies. In
this life, such enemies are evil, deception, and even insensitivity. She also
reminded me of another image of her as a precious pearl, silently growing up in
a giant clam in the middle of the vast ocean. Despite the big waves and high
winds, that pearl was glowing brighter and brighter. Now, through its beautiful
poems, that pearl is revealing its entire shape to readers.
Each poet appears to have a unique
understanding and portrayal of love. Tarana Turan Rahimli has allowed readers
to marvel at the peculiar beauty and mystery of the Azerbaijani people’s soul.
It is the pristine beauty of a distinct cultural land, combining ancient beauty
with modernity.
That love is represented both
intensely and subtly in her poetry, which incorporates both Eastern and Western
cultural ideals. Tarana's verses are suggestive of a newly erupted volcano, but
its capability and underlying strength are predictable.
I came across a very nice and unique passage in the
poem "All the People Talk Nonsense...":
"This city is luckless beauty,
Its face smiles, but hart doesn’t smile."
The heart of the city seemed to beat and sparkle in
Tarana Turan Rahimli's poetry because it empathized with all the pain, shared
all the hardships of human lives in it. The image of "hart doesn't
smile" has transformed Tarana's city into a confidante, a vibrant life
with all its ups and downs.
"It lost all its patience,
It is looking for patience on the ways.
It looks for a grave
For to empty its sorrow into it.".
(All the People Talk Nonsense...)
All difficulties and obstacles in Tarana Turan
Rahimli's poems are often overcome by her in such way. It's as though good
always triumphs over evil, and darkness is always pushed back, making room for
light to fill.
Tarana Turan Rahimli's poems have always been as
intriguing and mysterious as her eyes. It has a hypnotizing effect,
transporting the reader to another planet. Each of her poems frequently creates
a distinct, one-of-a-kind, and unpredictable space. The reality of life in that
space appears to be deep, like an abyss to which we cannot see the bottom. That
abyss always evokes feelings of precariousness, danger, and insecurity, but
Tarana's poems have appeared as a dear friend who always gives a warm, sincere
hand to each of us. I always hear close, warm, and painful calls from each verse
of Tarana Turan Rahimli. That call is like an urge, encouraging us to overcome
all barriers, divisions, and discrimination in this volatile life.
Ninh Bình, April 14, 2023
M.V.P
(Trans. by Nguyễn Thị Diệu
Thúy)
Bản tiếng Azerbaijan:
May
Van Fan
Azərbaycan
dilinə tərcümə edən: Təranə
Turan Rəhimli
Uçurumlardan
keçməyə yol göstərən Təranə Turan Rəhimli poeziyasi
Təranə
Turan Rəhimlinin şeirləri ilk dəfə 2021-ci ilin may ayında tərcümə olunaraq
Vyetnam oxucularının ixtiyarına verilib. Onun şeirləri tez bir zamanda yerli ədəbi
ictimaiyyətdə məşhurlaşdı. Şairin özünəməxsus, güclü, lakin zərif ədəbi üslubu
bütövlükdə Mərkəzi Asiyanın mahiyyətini
və mədəni əzəmətini əks etdirir. Vyetnamda bir neçə mətbuat orqanında Təranənin
fotosu ilə yanaşı şeirləri də dərc olunub. Onun poetik cazibəsiylə seçilən şeirləri ilə bərabər, parlaq, aydın,
qətiyyətli və dərin baxışlı gözəl Azərbaycan qadını obrazı da Vyetnamlı oxucunu
sehrləyib. O gözlər onun şeirlərinin ruhunu açır, şeirləri isə o ifadəli gözlərdəki dərin və gizli duyğuları
dərk etməyə imkan verir. Azərbaycanlı şair Təranə Turan Rəhimli haqqında ilk
təəssüratlarım bunlardır.
Təranə
Turan Rəhimlinin poeziyası ölüm təhlükəsi ilə axan iti çayların, sıldırım və kələ-kötür
qayaların yanında çoxsaylı dolanbac və keşməkeşli cığırları olan, nahamar, zənginlik və rəngarənglikdən uzaq bir həyatı təsvir edir. Və bu cür yollarda sualtı daşlar, təhlükəni çağıran çoxlu maneələr
ola bilər. Amma maraqlısı odur ki, Təranənin şeirlərini oxuyandan sonra hər
birimiz öz həyatımıza daha çox inanır, onu daha çox sevirik, daha parlaq
gələcəyə ümidlənir, başqalarına daha böyük inam bəxş edirik. Az əvvəl təsvir etdiyim bu hisslər onun “Məndə
daşa da sevgi var” şeirində daha dolğun bədii əksini tapmışdır:
Yenə gözlərim üşüdü,
Baxışların nə soyuqdu.
Odlu dilini don
vurub,
Sözündə hərarət
yoxdu.
Təranə
Turan Rəhimlinin şeirlərindəki qısa marşrutlar və uzun yollar məhəbbətdəki
məsafəni, bizim aramızdakı, insanın insanla,
millətin millətlə distansiyasını
təcəssüm etdirir. İki insanın hər gün
bir-birini görməsinə, gündəlik
işləri birlikdə yerinə yetirməsinə və
hətta bir damı paylaşmasına baxmayaraq,
qarşılıqlı anlaşması, ortaq dil
tapması və empatiya qurması olduqca
çətindir. Əgər bu real həyatdırsa, problem bir gecədə həll olunmayacaq. Bu
təcrid, deyəsən, təkcə iki insan arasında deyil, cəmiyyətdəki bütün insanlar arasında
dərin uçurumlar yaradıb. Təranə Turan Rəhimli isə oxucuların
düşüncəsində buraxmış olduğu boşluqları dərhal poeziyanın qüdrətində,
gözəlliyində təcəssüm tapmış böyük fədakarlıqla, güclü və əsl sevgi ilə doldurur.
Qəm etmə belə soyuqsan,
Məndə daşa da sevgi var.
("Məndə
daşa da sevgi var").
Şeirin
əvvəlindəki bənddə oxucunu lirik "mən"in hələ də sevdiyi insanın
maneələri, soyuqluğu narahat edir. Bununla belə, şair şeirin sonunda bu
soyuqluğu dağıdıb, məsafələri birliyə, bütünlüyə çevirir. Son misranın
intensivliyi şeirin ümumi tempini sürətləndirir. Təranə bu möcüzəni ona görə
göstərir ki, o, həmişə öz sevgisinin gerçəkliyinə və sarsılmaz sədaqətinə
inanıb. Bu sevginin “dağ qayalarını əritmək” gücü var. Bu bir möminin bütün
həyatını sevinclə Allaha ibadətə həsr etrməsi qədər çox gözəl bir fədakarlıqdır.
Təranə
Turan Rəhimli işığa və həqiqətə inandığı qədər sevgisinə də inanır. Onun
poeziyası adətən işığın üstünlüyü təəssüratını yaradır, enerji və gücün
qaranlıqdan qat-qat böyük olduğunu göstərir. Bu planetdə işığın və qaranlığın
dünyanın iki qütbündə bir-birini təqib
etdiyini, həmişə qarşıdurmada olduğunu müşahidə etmək normaldır. Dünyanın
yarısı qaranlıq, digər yarısı isə işıqlıdır.Təranənin poeziyası isə daha çox
amplituda ilə işıq saçır, kainatın qanunlarından daha uzun ömür sürür. O, öz poeziyası üçün zaman qanunu və
işıq qanunu yaratmışdır. Onun poeziyasındakı işıq daima gur yanır, şərin həmişə dəf ediləcəyini və
kökünün kəsiləcəyini nümayiş etdirir. Bu şeirlərdə yalanlardan ucalan saxta
qəsrlər sürətlə uçulur, Haqqın məhkəməsi
açılır.
Hər şeyi biləcək adamlar,
Bildikcə qınayacaqlar.
Tonqallar çatılacaq
günahkar keçmişə.
Təkcə sözləri seçib saxlayacaqlar,
Bir də… məni
sevgimdən tanıyacaqlar.
("Sevgimdən
tanıyacaqlar")
Bu
şeirdə Təranə Turan Rəhimli bütün qorxunc düşmənlərə qalib gəlmiş qəhrəman
döyüşçü kimi görünür. Bu həyatda belə düşmənlər şər, hiylə və hətta
duyarsızlıqdır. O, həm də mənə ucsuz-bucaqsız
okeanın ortasında nəhəng bir
istridiyənin içində səssizcə böyüyən
qiymətli mirvari kimi daha fərqli, başqa bir görüntünü xatırlatdı. Böyük
dalğalara və şiddətli küləklərə baxmayaraq, o mirvari getdikcə daha da çox
parlayır. İndi bu gözəl şeirlər vasitəsilə o inci bütün simasını oxuculara göstərir.
Hər
bir şairin özünəməxsus sevgi anlayışı və təsviri var. Təranə Turan Rəhimli öz
oxucularının Azərbaycan xalqının ruhuna, özünəməxsus gözəlliyinə və sirlərinə
heyran olmağına imkan yaradır. Bu, qədimliyin əzəmətini müasirliklə birləşdirən
fərqli bir mədəniyyət diyarının saf gözəlliyinə olan sevgidir. Onun həm Şərq,
həm də Qərb mədəni ideallarını özündə cəmləşdirən poeziyasında bu sevgi
intensiv və zərif bir şəkildə təmsil olunur. Təranənin misraları yeni püskürən
vulkandan xəbər verir, lakin onun tutumu və əsas gücü proqnozlaşdırıla bilər.
“Hərə
bir şey sayıqlayır....” şeirində çox gözəl və bənzərsiz bir keçidə rast gəldim:
Bu şəhər bəxtsiz gözəldi,
Üzü gülür, qəlbi gülmür.
Təranə
Turan Rəhimlinin şeirlərində şəhərin qəlbi sanki bunca dərdə ortaq olduğu,
insan yaşamının bütün çətinliklərini paylaşdığı üçün döyünür və işıq saçır.
“Gülməyən qəlb” obrazı Təranənin şəhərini munis bir sirdaşa, enişli-yoxuşlu
canlı həyata çevirir.
Qırılıb səbr kasası,
Yola çıxıb səbr gəzir.
İçindəki dərdi-səri
Boşaltmağa qəbir gəzir.
("Hərə
bir şey sayıqlayır...")
Təranə
Turan Rəhimlinin şeirlərindəki lirik "mən" bütün çətinlikləri,
əngəlləri çox vaxt bu şəkildə dəf edir. Sanki yaxşılıq həmişə şərə qalib gəlir,
qaranlıq isə həmişə geri çəkilir, əvəzinə işığın dolması üçün yer açılır.
Təranə
Turan Rəhimlinin şeirləri ən az onun gözləri, baxışları qədər maraq oyadan və
sirlidir. Bu poeziya oxucunu başqa planetə aparan hipnozedici təsirə malikdir.
Onun hər bir şeiri çox vaxt özünəməxsus, bənzərsiz, öz aləmində nadir və
gözlənilməz bir məkan yaradır. Bu məkanda həyatın reallığı dərin və sonsuzdur,
dibini görə bilmədiyimiz uçuruma bənzəyir. O uçurum həmişə həyəcan, təhlükə,
güvənsizlik və müdafiəsizlik hissləri doğursa da, Təranənin şeirləri hər
birimizə hər zaman isti, səmimi əl uzadan əziz dost kimi meydana çıxır. Təranə
Turan Rəhimlinin hər misrasından həmişə yaxın, isti və ağrılı çağırışlar
eşidirəm. Bu çağırış bizi bu dəyişkən həyatda bütün sədləri aşmağa, maneələri,
parçalanmaları və ayrı-seçkilikləri dəf etməyə səsləyir.
14 aprel 2023.
M.V.F