Thơ của nữ thi sĩ Afag Shikhly (Cộng hòa Azerbaijan) - Mai Văn Phấn dịch từ tiếng Nga
Afag
Shikhly (Cộng hòa Azerbaijan)
Mai
Văn Phấn dịch từ tiếng Nga
Nhà thơ
Afag Shikhly
CHÚNG TA LÀ HAI…
Ta bên nhau một mình lặng
lẽ
Chỉ đôi ta chung một trái
tim,
Em tự hỏi riêng mình rất
khẽ,
Trái tim em biết có yêu
anh?
Ôi, ước gì anh cũng nghe
thấy
Trái tim em cất tiếng thì
thầm
Cả ngàn lần yêu anh biết
mấy
Và ngàn lần chung thủy chẳng
phân vân!
QUÊ HƯƠNG BAKU!
Baku thân yêu! Tôi
nhớ bạn vô cùng!
Hãy nói đi, bạn có
nhớ tôi không?
Tôi cảm nhận thẳm
sâu trong từng hơi thở,
Của nhịp tim yêu rộn
rã máu hồng
Chẳng khi nào bạn muốn
nỗi buồn tôi
Tự lớn lên, mà tôi
phải gánh chịu.
Tên của tôi là cố
hương xa vời,
Hướng về bạn và vô
cùng yêu bạn!
Sau phút cuối đời,
tôi được bạn an ủi
Bạn là Mẹ hiền muôn
vàn kính yêu!
Là Tổ quốc thân yêu đời
đời bất diệt,
Bạn hiểu chăng niềm khao khát trong
tôi?
Xin gọi thầm, Baku thân yêu ơi!
Tôi ao ước trong vòng tay của bạn,
Và nở trên môi tôi nụ cười tỏa rạng
Xua
tan đi bao phiền muộn trong đời!
PHẪN
NỘ
Tôi phẫn nộ bởi khuôn mặt bạn
Đâu ánh sáng? Đâu sự tốt lành?
Tôi ác cảm với bóng hình của bạn
Không bình yên trong giấc mơ tôi.
Sự phẫn nộ có trên đôi môi bạn,
Thật dễ dàng nói lời chia tay.
Rất khô khốc và thêm lạnh giá
Và dễ thấy cả trên đôi má,
Không bao giờ để nước mắt lăn qua.
Đôi mắt bạn, ôi đôi mắt bạn -
Vì sự chói chang,
Khô cứng, giá băng.
Sự phẫn nộ nằm trong tay bạn -
Để kiếm tìm nương tựa nơi đâu?
Tôi ác cảm với mái tóc của bạn,
Bởi giờ đây ai đó đang vuốt ve...
Nhưng đôi tay, mái tóc, đôi mắt
Những thứ ấy, và tất nhiên rồi,
Chúng có làm điều chi nên tội.
Sự phẫn nộ kể sao hết của tôi -
Bạn sẽ bị phá vỡ, bị nghiền nát.
Không, cơn đau sẽ không biến mất,
Bởi chính cuộc đời
Không thể chấp nhận,
Vì chính những lỗi lầm
Trong trái tim hóa đá của tôi.
ĐÊM AZURE VÀ BIỂN
CASPI*
Đêm trong xanh, trời
trong xanh và nước biển Caspi....
Tiếng nước rì rào và cuộn
trong yên lặng...
Con sóng vuốt ve nhau gần
bờ biển Azure,
Hòa khúc nhạc bầu trời
Caspi lấp lánh.
Mọi ân sủng đêm nay cúi đầu
trong vũ trụ,
Quấn quýt đắm say trong
điệu nhảy tình yêu
Đêm trong xanh và đêm thêm
diệu vợi...
Khuấy động giấc mơ tâm hồn
trong đêm hội,
Nước mắt sinh ra trong
khoảnh khắc biếc xanh...
* Thủ đô Baku của
Azerbaijan, nằm trên bờ biển Caspi.
TRONG VŨ TRỤ CÓ HÀNH TINH TƯƠNG TỰ?
Thật lạ kỳ, có hành
tinh trong vũ trụ -
Không biết khóc,
cũng chẳng lụi tàn,
Nơi lý trí không xấu
xa mê dụ,
Luôn đồng hành cùng
niềm vui hân hoan?
Thật thú vị, có hành
tinh trong vũ trụ -
Không buồn đau cách
trở cô liêu,
Nơi luôn gặp chứa
chan hạnh phúc,
Và vượt qua những định
phận trớ trêu?
Chúng ta cùng tay
trong tay mãi mãi,
Muôn trái tim cùng
hòa nhịp diệu kỳ
Chẳng bao giờ có rạn vỡ, chia ly,
Trong
vũ trụ có hành tinh tương tự?
CÂY ĐÀN PIANO
Cây đàn piano bám bụi rã mục.
Bàn tay tôi bỡ ngỡ run
lên
nhắc nhở tôi mỗi giờ mỗi
phút
Những âm thanh trầm bổng
vang rền.
Như chẳng có cô đơn với bạn!
đáng buồn sao, mỏi mệt bơ
phờ
Mái hiên nhà rung lên tiếng
nhạc,
Như cùng em chia sẻ mọi
âu lo.
Tôi yêu lắm cây đàn piano
Im lặng giấu và dễ bị thương
tổn.
ĐÊM
Đêm là giấc mơ tỉnh thức
Đêm - nơi tư tưởng bị cầm
tù.
Đêm - người chị em bất hạnh,
Đêm là thời gian cầu nguyện.
Đêm - những khuôn hình bí
mật
Đêm là những đôi mắt tím.
Đêm là niềm tin vô bờ
Đêm - thước đo triết học.
Đêm là bí ẩn của các giao
ước,
Đêm - sự trầm tư của những
nhà thơ.
TÔI TỰA NHƯ MẶT HỒ YÊN LẶNG
Tôi tựa như mặt hồ yên lặng,
Thẳm sâu
Nhưng tôi khóc không
ai nghe thấy.
Từ nỗi buồn bỗng
tách làm đôi
Trời động lòng nghe
tôi cầu nguyện.
Lời tâm hồn bay đến
lặng thinh
Số phận tôi vừa câm,
vừa điếc.
Những giấc mơ xuân,
nhưng những đốm
tuyết trắng - mùa
đông phủ ngập quanh mình.
Những vị khách bất
ngờ, không mời mà đến,
Tôi đã xua tan những
toan tính lọc lừa.
Đám mây trắng vô
tình vừa nứt vỡ,
Tôi bay lên, mà
không biến thành mưa...
Tôi bật khóc trong đêm sâu nức nở!
MẶT TRỜI!
Là con gái của cha, ơi vầng
mặt trời!
Là con yêu của mẹ, người
mẹ vĩ đại!
Con ước như người, truyền
cảm hứng mãi
Tỏa ánh sáng từ bầu trời cao
rộng xanh trong!
Xin mở vòng tay ôm chặt lấy
con
Người nâng niu con và
luôn nung nóng
Đội vương miện cho con bằng
tia nắng ấm,
Ánh sáng từ xa kia đang rọi
tới nơi đây!
TİỂU SỬ AFAG SHİKHLY
Afag Shikhly
(Shikhlinskaya) sinh năm 1969, tại thành phố Baku, Cộng hòa Azerbaijan. Năm
1990, bà tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Viện Y tế, mang tên nhà văn và
nhà cách mạng Azerbaijan Nariman Narimanov. Năm 2018, tốt nghiệp Viện
Văn học mang tên nhà văn Makxim Gorky tại Mátxcơva.
Afag Shikhly hiện là bác
sĩ, nhà thơ, nhà báo, dịch giả. Thành viên của Liên đoàn Nhà văn Á-Âu (2012),
Azerbaijan (2014), thành viên Liên đoàn các nhà báo Azerbaijan (2013), thành
viên Ban Cố vấn của Liên minh các nhà văn trẻ Thổ Nhĩ Kỳ thế giới (2013). Là
người sáng lập và đồng Chủ tịch Hội Phụ nữ Mátxcơva mang tên "Hồi sinh di sản Azerbaijan -
Nijat" (2015). Tổng thư ký Liên hiệp các nhà văn Azerbaijan tại Mátxcơva (2015).
Từ năm 2003, tác phẩm của
Afag Shikhly đã được giới thiệu trên các tạp chí của Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ,
Nga, Nhật Bản, Đức, Latvia, Kazakhstan, Uzbekistan và nhiều quốc gia khác. Các
tác phẩm của bà đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tác giả của hơn
hai mươi cuốn sách, trong đó một số cuốn tiêu biểu đã được xuất bản: «Дуэт
Сакуры» (tạm dịch: "Hoa anh đào sóng đôi", Nhật bản), «Чырыткы»
("Свет" - tạm dịch: "Ánh sáng", Tuva), «Бехет йолдызы»
("Звезда счастья" - tạm dịch: "Ngôi sao hạnh phúc",
Tatarstan), «Достларым, бана да бахар гендерин» ("Пришлите мне весну,
друзья" - tạm dịch: "Hãy cho tôi mùa xuân, hỡi bạn bè), «Курбет
рузгарлары» ("Ветра чужбины" - tạm dịch: "Những ngọn gió miền đất
xa lạ", Thổ Nhĩ Kỳ) v.v...
Afag Shikhli là tác giả của
nhiều bài thơ, truyện, tiểu luận và bài báo. Bà được biết đến như một dịch giả
thơ và văn xuôi từ các ngôn ngữ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Uzbekistan, Tatar,
Yakut, Bashkir, Tuvan và Việt Nam...
Bà đã tham gia dịch các
cuốn sách: «Новые казахские стихи» (tạm dịch: “Những bài thơ mới của người
Kazakhstan”, «Антология новой татарской поэзии» (tạm dịch: “Tuyển tập thơ mới của
người Tatar”, «Стихи поэтов Архангельской области. Притяжение пространства» (tạm
dịch: “Những bài thơ của các nhà thơ vùng Arkhangelsk. Sức hút của không
gian"), «Мой друг апрель» (tạm dịch: "Tháng tư bạn tôi",
Yakutia, “Снег в апреле» (tạm dịch: "Tuyết tháng tư", Hungary), «По
следам любви» (tạm dịch: "Theo bước chân tình yêu”, Rumani), «Дерево
Лейлы» (tạm dịch: "Cây Leyla", Uzbekistan), «Освети мое сердце» (tạm
dịch: "Thắp sáng trái tim tôi", Israel), «Gün doğarkən» (tạm dịch: “Mặt
trời mọc”, Việt Nam). Bà là tác giả của dự án văn học, hợp tuyển gồm 3 tập:
«Словесный мир врачей» (tạm dịch: "Thế giới ngôn từ của bác sĩ").
Afag Shikhli được nhận
huân chương «Мехрибан Ана» ("Добрая мать" - tạm dịch: "Người mẹ
nhân hậu") của Quỹ Dede Korkut (2013), đoạt giải thưởng Quốc tế Shahmara
Akbarzadeh (2014), hai lần đoạt giải A mang tên nhà thơ Mikail Mushfik - được
thành lập bởi Liên hiệp các nhà văn Azerbaijan (2014, 2015).
Từ năm 2000 Afag Shikhli cùng gia đình định cư tại Mátxcơva, LB Nga.
АФАГ ШИХЛЫ
МЫ ДВОЕ…
Никто нас не
слышит, и наедине
Мы двое – лишь
сердце и я,
И вот я
решилась спросить в тишине,
А любит ли
сердце тебя?
О, если б
услышать тебе довелось,
Что молвило
сердце сейчас,
В любви к тебе
тысячу раз поклялось
И в верности
тысячу раз!
РОДНОЙ БАКУ!
Родной Баку! Как
я скучаю!
Скажи, тоскуешь
ли по мне?
Я с каждым
вдохом ощущаю,
Любви
сердцебиение.
Ты не позволь
моей печали
Расти, я всё
перетерплю.
Меня зовут
родные дали,
К тебе
стремлюсь, тебя люблю!
Мы все по гроб
– твои отрады,
Для нас – ты
трепетная Мать!
Отчизна, грудь
полна досады,
Тоскует ли по
мне твоя незыблемая стать?
Меня окликни,
позови, родной Баку!
Хочу в объятия
твои вернуться,
И пусть уста в
улыбке расплывутся –
Гони ты прочь
мою тоску!
ОБИДА
Я на лицо твоё в обиде,
Где доброта его и свет?
На образ твой храню обиду
Мне с ним и в снах покоя нет.
Обида есть к твоим губам,
Легко простившимся со мной.
К холодным и сухим
Щекам,
На них слезинки ни одной.
И к глазам, к твоим глазам -
За блеск их
Жёсткий, ледяной.
Обида есть к рукам твоим –
Опору где искать без них?
Есть ревность к волосам твоим,
Теперь другая гладит их…
Но руки, волосы, глаза,
Они, конечно,
Непричём.
Обид моих к тебе не счесть –
Ты весь разбит и измельчён.
Нет, не проходит боль,
Она
Не примирится с бытиём,
Поскольку главная вина
На сердце каменном твоём.
ЛАЗУРНАЯ НОЧЬ И ВОДЫ КАСПИЯ
Лазурна ночь,
лазурен небосвод и воды Каспия….
В тиши шептание
резвых вод и капель распри…
Лазурного у
побережья волна ласкается с волной,
Где Каспий
небесами брезжит, сливаясь песнею одной.
И этой ночи
преклонилась Вселенной целой благодать,
В любовном
танце закружилась
Лазурна ночь, ночная
гладь…
Среди такого
празднества щекочут душу грёзы,
Красы лазурной
праздники в тот миг рождают слёзы…
______________
Каспийское море.
ЕСТЬ ЛИ НА
СВЕТЕ СХОЖАЯ ПЛАНЕТА?
Любопытно, а на Свете есть планета –
Что не знает ни смертей, ни плача,
Где рассудок не пленяют мысли злачны,
И сопутствует всегда во всём удача?
Интересно, а на Свете есть планета –
Без печали расставаний долгих горьких,
Где счастливыми встречают алы зорьки,
И обходят стороной судьбы уловки?
Сплетены навечно наши руки,
В унисон сольются сердца стуки,
Не настигнет нас с тобой разлука,
А на Свете есть ли схожая планета?
ПИАНИНО
Пианино пылиться,
ветшает.
Непрерывная
дрожь моих рук
Ежечасно напоминает,
Мелодичный
разливистый звук.
Одиноко с тобою
и без!
Опечаленно
изнывает
Музыкальных
звучаний навес,
Грусть-тоску со
мной разделяя.
Столь любимое
мной пианино
Затаило
молчанье, ранимо.
НОЧИ
Ночи – сны
наяву,
Ночи – у
раздумий в плену.
Ночи –
горе-сестрицы,
Ночи – время
молиться.
Ночи – тайные
образа,
Ночи – багровые
глаза.
Ночи –
бескрайняя вера,
Ночи –
философская мера.
Ночи –
таинственность заветов,
Ночи – музы
истинных поэтов.
Я – КАК ОЗЕРО ТИХОЕ
Я как озеро
тихое,
глубокое
Но никто не
слышит, когда плачу я.
От печали
раскололась надвое,
Небеса не
трогает молитва моя.
Слова души
прилетают обратно,
Судьба моя и
глуха, и нема.
О весне все
мечты, но пятна
Снега белого – вокруг
меня зима.
Как гостей
нежданных, незваных,
Мысли тёмные
гоню я прочь.
Белым облаком
разорванным,
Я парю, не
превращаясь в дождь…
Разрыдаться,
разрыдаться бы в эту ночь!
СОЛНЦЕ!
Я дочь твоя, рдяное Солнце!
Я дочь твоя, заботливая мать!
Хочу, как ты, я вдохновленно
С небес лазурных воссиять!
Возьми в объятия свои,
Превознося и согревая,
Иль коронуй лучами жаркими,
Чтоб свет от края и до края!
АФАГ ШИХЛЫ
Афаг Шихлы (Шихлинская) – врач, поэт, публицист, переводчик.
Член Союзов
писателей Евразии (2012), Азербайджана (2014), член Союза журналистов
Азербайджана (2013), член Консультативного совета Всемирного Союза Молодых
Тюркских писателей (2013), учредитель и сопредседатель Московского Женского
Общества «Возрождение Азербайджанского наследия – Ниджат» (2015).
Секретарь
Московского Отделения Союза Писателей Азербайджана (2015).
Афаг Шихлы
(Шихлинская) родилась в 1969-м году в городе Баку Азербайджанской ССР.
В 1984-м году
окончив среднюю общеобразовательную школу с золотой медалью, поступила на II
лечебно-профилактический факультет Азербайджанского государственного
медицинского института им. Н.Нариманова. В 1990-ом году окончила институт по
специальности «врач-терапевт». С 2000-го года, вместе со своей семьей, живет в
Москве.
В 2018-ом году
окончила Высшие Литературные курсы при Московском Литературном Институте им.
А.М. Горького.
Замужем. Мать
двоих детей.
С 2003 года
публикуется в периодических изданиях Азербайджана, Турции, России, Японии,
Германии, Латвии, Казахстана, Узбекистана
и многих других стран. Произведения Афаг Шихлы переведены на многие языки мира
и были изданы книги: «Дуэт Сакуры» – Япония, «Чырыткы» (Свет) – Тува, «Бехет йолдызы» (Звезда счастья)
– Татарстан, «Достларым, бана да бахар гендерин» (Пришлите мне весну, друзья),
«Курбет рузгарлары» (Ветра чужбины) – Турция и др.
Афаг Шихлы
автор многочисленных стихотворений, рассказов, очерков, статей. Известна как
переводчик поэзии и прозы с русского, турецкого, украинского, узбекского,
татарского, якутского, башкирского и тувинского языков…
Автор около
двух десятков книг.
Принимала
участие в переводе книг: «Новые казахские стихи», «Антология новой татарской
поэзии», «Стихи поэтов Архангельской области. Притяжение пространства», «Мой
друг апрель» (Якутия), “Снег в апреле» (Венгрия), «По следам любви» (Румыния),
«Дерево Лейлы» (Узбекистан), «Освети мое сердце» (Израиль), «На рассвете»
(Вьетнам).
Автор
литературного проекта – антологии «Словесный мир врачей» в трех томах.
Кавалер Ордена «Мехрибан Ана» (Добрая мать) Фонда
имени Деде Коркута (2013), лауреат международной премии им. Шахмара Акбарзаде
(2014), дважды лауреат премии им. Микаила Мушфика, учрежденной Союзом Писателей
Азербайджана (2014, 2015).