"Nhật kí đô thị hoá" - Chú giải của TS. Nguyễn Thanh Tâm
"Nhật kí đô thị hoá" - Chú giải của TS. Nguyễn Thanh Tâm
TS. Nguyễn Thanh Tâm
Maivanphan.com: Bài thơ "Nhật kí đô thị hoá" của tôi đã được
chọn vào sách Ngữ văn lớp 9, tập 2 - Bộ sách "Cánh diều". Theo yêu
cầu của một số giáo viên Ngữ văn, nay tôi đăng lại chú giải của nhà phê bình văn
học, TS. Nguyễn Thanh Tâm về bài thơ này để tham khảo. Phần chú giải được trích từ Chương I cuốn sách "Mai Văn Phấn và Hành trình thơ vào cõi
khác" (Chuyên luận của Ngô Hương Giang & Nguyễn Thanh Tâm. NXB Hội Nhà
văn, 2015).
Nhật kí đô thị hóa
Úp mặt vào bóng
tối lùm cây
Gió đang chạy
trên lưng mình những bước chân đô thị
Bóng tối dẫn tôi
về ngôi nhà của mẹ
Ngôi nhà như chiếc
bánh không nhân.
Nhặt được đồng xu
cùn gỉ cuối sân
Ngỡ chạm phải tay
mình ngày thơ ấu
Những dấu chân ai
lún sâu lỗ đáo
Từng kiếp người
mở mắt... thấy đôi chân cò lội nước trắng mênh mông.
Nơi chó đá đầu
làng vẫn sủa những con trăng
Có tiếng gọi nghe
buồn như củi ướt
Thương quê nghèo
mẹ tôi ra bến sông
Vớt những câu ca
chưa tan vào nước.
Mẹ ơi mẹ! Giờ
con thấy bóng râm từ bùn đất
Đất ở dưới chân
mà cao hơn những suy nghĩ của mình
Đêm thai nghén
những thị thành trứng nước
Ai ấy còn ngơ
ngác trước văn minh.
Trong bóng tối
lùm cây tôi chợt nhận ra mình
Với nỗi e dè từ
cái thời Văn Lang lúa nước
Nỗi e dè tự thắp
mình lên làm ngọn nến mùa thu đi rước đuốc
Và ngôi nhà của
mẹ là chiếc đèn lồng lặng lẽ sáng dần lên.
(Kim Sơn, Ninh
Bình, 1995)
(Rút từ tập thơ
"Cầu nguyện ban mai", NXB Hải Phòng, 1997)
CHÚ GIẢI CỦA TS. NGUYỄN THANH TÂM
Tư thế trữ tình gợi lên hình ảnh cái tôi mang tâm trạng của kẻ tha hương với nỗi niềm hoài nhớ, ăn năn.
Mỹ cảm thống nhất đến phần thơ cuối cùng. Trong bóng tối ăn năn, cái tôi nhận ra mình, nhận ra bản mệnh một đứa con của làng, của nền văn minh lúa nước, của đất đai bao dung và nhẫn nại. Nỗi e dè có lẽ là cách diễn đạt về đặc tính tinh thần của con người nông nghiệp, con người Việt Nam (Văn Lang) từ truyền thống. E dè, ưa tĩnh lặng, trọng âm, duy tình, duy linh,… con người ấy tự thắp mình lên bằng nguồn sống nội tại, nguyên thuỷ. Ngôi nhà của mẹ lúc này trở thành một biểu tượng của sức sống, tinh thần, bản sắc và ý chí con người, cư dân nông nghiệp.