Sự đa dạng, biểu cảm dữ dội (phê bình) - Filip Lindberg. Mimmi Diệu Hường Bergström giới thiệu và dịch từ tiếng Thụy Điển
SỰ ĐA DẠNG, BIỂU CẢM DỮ DỘI
Nhà phê bình Văn học Filip Lindberg
”Nhịp
Mùa Thu” của Mai Văn Phấn —Chuỗi sách tác giả đoạt giải Cikada - Nhà xuất bản
Tranan 2017 - Phê bình văn học của Filip Lindberg trong tạp chí văn học
Karavan, số 1 năm 2018.
Liên
hoan Thơ Thụy Điển vừa diễn ra hai ngày, 23 và 24 tháng 3 năm 2018 tại Thư viện
thành phố Stockholm. Năm nay có 15 nhà xuất bản tham gia triển lãm và phát hành
sách cùng các ấn phẩm báo chí. Tại đây tôi đã mua được cuốn tạp chí Karavan số
1 năm 2018, dày 80 trang. Tại trang 73 và 74 có đăng hai bài bình luận văn học
về thơ của nhà thơ Ko-Un (Hàn Quốc), và về tập thơ ”Nhịp Mùa Thu” của nhà thơ
Mai Văn Phấn (Việt Nam). Bìa sau tạp chí số này với nền vàng thổ, trên đó có
hình một chú chim sẻ đang vỗ cánh bên bài thơ ”Đêm lập xuân” của Mai Văn Phấn.
Karavan
là một tạp chí văn học với tôn chỉ ”một hành trình giữa các nền văn hóa Á châu,
Phi châu và Mỹ La-tinh. Tạp chí chuyên đăng tải các bài nghiên cứu, khảo luận về
văn xuôi, thơ, tiểu luận, phê bình văn học, những trích đoạn các bài viết hay bằng
tiếng Thụy điển. Tạp chí phát hành định kỳ theo quý, một năm bốn số, với số lượng
trên dưới một trăm trang. Đây là tạp chí văn học uy tín, được các nhà thơ, nhà
văn, nhà nghiên cứu và bạn đọc Thụy Điển quan tâm.
Xin giới
thiệu với bà con Facebook bài viết ”Sự đa dạng, biểu cảm dữ dội” của tác giả
Filip Lindberg về tập thơ ”Nhịp Mùa Thu” của Mai Văn Phấn.
Filip Lindberg
là nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học, tổng biên tập tạp chí văn học
Tydningen.
Mimmi
Diệu Hường Bergström giới thiệu và dịch từ tiếng Thụy Điển
SỰ ĐA DẠNG, BIỂU CẢM DỮ DỘI
Filip Lindberg
Tôi không ngừng bị lôi cuốn bởi hấp lực thơ
ca đã nới rộng tầm nhìn, tạo nên một không gian vượt ra ngoài khuôn khổ của
trang giấy: những hình ảnh bất ngờ nhưng chuẩn xác, ngôn từ giàu hình tượng cô
đọng và xáo trộn, nhưng lại hé mở những điều bình dị, gần gũi nhất. Những chi
tiết dường như rất khó giải thích lại có thể đem đến những cảm giác quen thuộc
nhưng rất tươi mới.
Những ý nghĩ này liên tục xuất hiện trong tôi
khi đọc tập thơ ”Nhịp Mùa Thu” của nhà thơ Việt Nam Mai Văn Phấn (sinh năm
1955), do Erik Bergqvist và Maja Thrane tuyển chọn và dịch từ một số tập thơ tiếng
Anh. Độc giả tiếng Thụy điển được tiếp cận với nhà thơ uy tín của Việt Nam qua
chuỗi sách các tác giả đoạt Cikada của Nhà xuất bản Tranan, xuất phát với lý
do, Mai Văn Phấn là nhà thơ thứ mười được trao giải thưởng văn học cao quý này.
Nói cách khác, chính xác hơn về văn thể thì
giới hạn giữa tính khách quan và tính siêu thực được thể hiện rõ trong các bài
thơ của Mai Văn Phấn. Sự thay đổi cấu trúc các hình ảnh thường nhật hòa quyện với
sự thơ mộng đã làm độc giả Thụy điển dễ liên tưởng đến thơ của nhà thơ Tomas
Tranströmer (1932-2015, người đoạt giải Nobel Văn chương năm 2011. ND). Sự thân
thuộc giữa hai tác giả thể hiện qua những bài thơ ngắn đơn đọng cụ thể, cũng
như những điều hết sức xa lạ lại được trình hiện qua những điều bình dị quen
thuộc hàng ngày.
Thơ Mai Văn Phấn diễn tả một cách thẳng thắn
và tự do giữa các tình huống khác nhau, mục đích và giọng điệu nghiêng về sự va
chạm giàu tính tương phản.
TRONG MỘT GIẤC MƠ
Được sống
qua nhiều thể chế
Vậy mà
Không bị
làm phiền
Bài thơ thu hẹp trong ba dòng, gồm những tình
tiết không thể tách rời, kiến tạo một cách hiệu quả những điều minh bạch của giấc
mơ len qua khe cửa hẹp của nền chuyên chính độc tài. Tôi ấn tượng cấu trúc câu
một cách chặt chẽ nhưng rất tinh tế của từ ”thể chế” – không những ngoài nghĩa
đen, và sự thô thiển âm vang của nó, cùng lúc được nhấn mạnh qua cách ngắt dòng
của tác giả.
Giọng điệu bài thơ có thể thay thế: khi nhan
đề in đậm tách rời khỏi nội dung bài thì câu thơ trở thành câu hỏi thỉnh cầu.
Nhưng khi nhan đề đặt trong đó thì câu thơ trở nên khẳng định quyết liệt. Khi
chúng ta đọc tiếp, dường như nhan đề đi vào nội dung bài thơ tùy câu chữ ban đầu,
in hoa làm nhan để bài thơ đứng ngoài, và có tính chất minh họa, còn chữ thường
thì nhan đề đi thẳng vào nội dung. Một nhị nguyên tinh tế tạo cơ hội cho người
đọc đồng sáng tạo cùng nhà thơ.
Ý tôi nhấn mạnh, chính những yếu tố này tạo
nên đỉnh cao trong tập thơ ”Nhịp Mùa Thu” của Mai Văn Phấn. Chỉ bằng một giọng
điệu trầm tĩnh và khí tính làm chủ biến mọi điều thành tương nghịch, như trong
bài thơ ”Còn cậu hãy đứng đằng kia”: ”Đêm nay/ Rắn rết, bò cạp tràn vào thành
phố/ Nhưng đừng sợ!/ Nhà nào bây giờ cũng thiết kế kiểu lô cốt/ Trời tối không
ai ra đường”.
Sự chuyển biến từ sự tuyên bố khẳng khái
(”Đêm nay..”) đến lời an ủi vỗ về (”Nhưng đừng sợ”) xảy ra hoàn toàn bất ngờ,
không báo trước. Không ai có thể lường trước được cách diễn đạt này của Mai Văn
Phấn. Tác giả luôn làm chủ mạch thơ, diễn tả hình ảnh từ góc độ quan sát thực tế,
nhan đề bài thơ đặt vào trạng thái bất ngờ lo lắng, vừa bình luận và xoáy ngược
cùng hình ảnh đó. Không gian mà bài thơ tạo nên từ miêu tả bên ngoài và tiếng
nói vọng ra từ bên trong đan xen, tạo nên độ sắc bén trong diễn biến tâm trạng
và tâm lý, cũng như tăng tốc độ chuyển thể nhịp điệu từng câu thơ.
Trong một số bài thơ dài, tính năng động vừa
nêu được tác giả cố ý ghìm nén lại, nhường chỗ cho giọng điệu tự sự, cũng như
thế vào đó là xây dựng hình tượng mang tính khách quan, đa nghĩa. Mai Văn Phấn
sáng tạo trên nghĩa tại vị của ngôn ngữ, đồng thời liên tục thay đổi quy luật
vận hành của chúng, mở rộng biên độ để tạo những nghĩa kép. Hơn nữa những thời
khắc biến chuyển của thơ ca có lúc xuất hiện đột ngột làm cho ”Nhịp Mùa Thu”
càng thêm hấp dẫn và sống động. Tập thơ lôi cuốn, tạo được hấp lực mạnh cho
người đọc trong không gian thơ vào những khoảnh khắc đầy bất ngờ, không thể dự
đoán trước.
FILIP LINDBERG
Dịch giả Mimmi Diệu Hường Bergström (phải) cùng chị Lina Arras, Nguyên Tổng Biên tập Nxb. Tranan tại phố cổ Hà Nội, 2013
DRIFTIGA VÄXLINGAR OCH VÄNDNINGAR
Mai Văn Phấn
”Höstens hastighet”
Cikadaserien.
Bokförlaget Tranan, 2017
Jag slutar aldrig fascineras av hur poesin
ständigt lyckas utvidga och omskapa rummen utanför sina papperssidor: hur
oväntade men samtidigt precisa bilder, liksom språkliga förtätningar och
förskjutningar, förmår öppna upp det alldagliga. Svårförklarliga moment som gör
det omöjligt att närma sig det bekanta på nya sätt.
Dessa tankar återkommer gång på gång under
min läsning av Höstens hastighet, en samlingsvolym med den vietnamesiske poeten
Mai Văn Phấn (f. 1955) poesi – i urval och tolkning via engelskan av Erik
Bergqvist och Maja Thrane. Den i hemlandet folkkäre poeten presenteras således
för en svenskspråkig publik genom Bokförlaget Tranans Cikadaserie, som utkom
mer med anledning av att Mai Văn Phấn nu är den tionde poeten som mottagit
Cikadapriset.
Med andra ord ger sig den precisa stilistiska
gränsgången mellan saklighet och surrealism tillkänna i dikterna; alldaglig
motivs skikt och skiftningar mot det drömska, som för en svenskspråkig läsare
lätt påminner om Tomas Tranströmers senare diktning. Affiniteten mellan
poeterna lokaliseras i den ofta korta och konkreta formen, liksom i hur det
främmande får framträda genom det välbekanta. För Mai Văn Phấns poesi för sig
rakt och ledigt mellan olika situationer, motiv och röstlägen alltid med en
särskild fallenhet för kontrastrika kollisioner.
I
drömmen
har jag
levt
under
många regimer
utan
bekymmer
Denna förtätade trerading, bestående av en
odelbar utsaga, iscensätter effektivt ett möte mellan drömmens öppenhet och den
totalitära politikens slutenhet. Jag reagerar på hur den mjuka fraseringen
störs av ordet ” regimer”- en term som står ut såväl genom sin innehållsliga
råhet, som samtidigt betonas genom radbrytning.
Diktens röstläge är därtill bytbart: när den
fetstilta rubriken utelämnas från läsningen förvandlas dikten till en vädjande
fråga. Men när rubriken läses in formas dikten till ett vågat konstaterade. Vid
vidare läsning verkar rubrikernas medverkan i själva dikten styras av
begynnelsebokstaven: om det är en versal stängs rubriken ute och blir
illustrativ; om det är en lite bokstav tillåts den att träda in. En subtil
dubbelhet som ger läsaren en chans att vara med medskapande.
I min mening är det dessa moment som utgör
höjdpunkterna i Höstens hastighet. Bara det hur en sansad ton och ett behärskat
temperament kan växla i tvära kast, som i en passage ur dikten ”Du där: ”I natt
ska ormar, tusenfotingar och/skorpioner inta staden men ingen fara/husen är ju
som bunkrar numera/och ingen går ju ändå ut om natten”.
Övergången från den proklamerade (”I natt
ska…”) till den pratiga tonen (”men ingen fara”) sker oväntat, helt utan
förvarning. Dessa vändningar inträffar när en minst anar det hos Mai Văn Phấn.
Dikten beskriver behärskat en scen på sakligt avstånd, för att plötsligt skjuta
in en rastlös replik som kommenterar och vrider på samma scen. Det rum som
dikterna etablerar beskrivs utifrån och talas det ur (inifrån) om vartannat,
vilket skapar skärpa i perspektivskiften och fart i tempoväxlingarna.
I vissa av de längre dikterna trängs dock
denna dynamik tillbaka till förmån för en mer berättande ton, där bildspråket
gärna tar överhand. Det nära arbetet med språket, där reglerna ständigt verkar
skifta utifrån stundens (god)tycker, får alltså inte samma exklusiva
handlingsutrymme. Det är synd. För det är framförallt poesins mer nyckfulla
stunder som gör Höstens hastighet till en intressant och levande läsning.
Oförutsedda moment när läsaren dras fram och tillbaka genom dikternas rum.
FILIP
LINDBERG
Karavan
nr 2018:1
(Nguồn: Facebook của Dịch giả Mimmi Diệu Hường Bergström)