Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi Olympic 2024 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa-Vũng Tàu
21/04/2024
SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH
BÀ RỊA-VŨNG TÀU
TRƯỜNG
THPT CHUYÊN LÊ
QUÝ ĐÔN
ĐỀ
THI CHÍNH THỨC
|
KỲ
THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 tháng 4 LẦN THỨ XXVIII - NĂM 2024
Ngày
thi 6/4/2024
MÔN
THI: NGỮ VĂN – KHỐI 10
Thời
gian làm bài 180 phút
Hình
thức làm bài: Tự luận
Đề
thi có 01 trang
|
Câu 1 (8,0 điểm): Nghị luận xã hội
Trong trường ca Thời tái chế,
Mai Văn Phấn ghi lại một cuộc đối thoại:
- Tôi là một giọt nước.
- Chúng ta hòa vào nhau thành giọt
nước lớn.
- Không. Chúng ta hòa thuận bên nhau
và luôn tách rời.
"Hòa
thuận bên nhau và luôn tách rời"
có phải là sự lựa chọn phù hợp với mỗi người trong thời đại ngày nay? Hãy viết
bài nghị luận trình bày chủ kiến của anh/chị về vấn đề trên.
Câu 2 (12,0 điểm): Nghị luận văn học
Về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe, nhà
văn Phùng Quán chia sẻ:
Vợ tôi tháo
cái áo len cũ cộc tay của chồng đã thủng nát nhiều chỗ, tôi đã mặc từ thời
kháng chiến chống Pháp nối lại từng mẩu len một để đan cho đứa con đầu lòng một
chiếc áo dài tay. Đó là một đêm sáng trăng, mùa đông, lạnh vô cùng, đang đan áo
như thế thì vào lúc 9 giờ tối, một cơn lốc bất ngờ đã thổi tung hết cả mái nhà
của tôi. (…) Ngôi nhà vốn không có phên nứa gì lại tốc hết mái nhà thành trăng
sáng đầy nhà. Lạnh quá, không làm sao ngủ được. Tôi biết làm gì cho qua đêm?
Tôi mới nói với vợ: "Thôi, để thức được qua đêm, đem Đỗ Phủ ra đọc. Đỗ Phủ
là nhà thơ đã từng viết một bài thơ "Mưa thu mái nhà tốc", ông còn
làm bài thơ khác "Vác củi làm chuồng gà", cũng là những việc mà anh
thường làm tại Nghi Tàm này" (…)
Và tôi đọc
thơ Đỗ Phủ, vợ thì ngồi vừa nối len vừa đan áo.
Với Phùng Quán và rất nhiều người
khác, văn chương vẫn luôn là điểm tựa nâng đỡ tâm hồn họ trong những tình thế
khắc nghiệt của cuộc đời.
Theo anh/chị, điều gì giúp văn chương
có được sức mạnh đó?
---------Hết---------
(Giám
thị không giải thích gì thêm)