image advertisement
image advertisement





























 

Silence (38) - Tĩnh lặng (38). Mai Văn Phấn. Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya - bình chú. Traduction française Dominique de Miscault – Dịch sang tiếng Pháp. Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

Silence (38) by Mai Văn Phấn

Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault

Translated into Vietnamese by Takya Đỗ






Tác phẩm của HS. Dominique de Miscault






 Silence

 


38


I am vegetation

Light from my previous life

Draws on a white canvas

 

My body is immobilized

In a group of sheaths

Waiting for roots to penetrate from either side

 

Once withering

Once thriving

Both are common experiences in this light.


(
Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)

 

 



Explication


It is true that a poet is an ordinary man like us. And yet he is a little different. His imagination can rid him of egocentrism and material considerations. A poet seldom looks forward to his material prosperity. His sympathies embrace things that we common men can seldom reach. May be when a tree is hurt by an woodcutter one may espy a wound in the body of the poet himself. The ideal poet is a yogi whose consciousness transcends his own body and self. Our Mai Van Phan is a poet of that kind. And hence he can all on a sudden exclaim in trance - I am vegetation. Vegetation implies all the plants in a particular area or plants on the earth At the same time  vegetation means the action or process of vegetating or growing sprout. How do the plants sprout? They sprout from the seed. What is a seed? It is largely the tendencies the thirsts and actions of an earlier birth condensed. A particular tree is born, grows and dies. But there is something indeterminate in every tree which does not die. It is the resultant of karma of the plant during its lifetime. Karma is the energy that lingers in the form of a seed even when the plant is dead. The resultant of one’s appears as the seed. We are the heirs of our karma in the earlier life. From the seed only or the karma of the earlier life another plant springs. The origin and the course of the newly born plant is determined by the actions and intention of the earlier plant that bore the seed. So on a plane particular plants are not real. But vegetation is real and the poet identifies himself with vegetation. In  other words the poet is not only identified with the plant life, he is identified with the process of how the plant life flows on earth. The seed of everything in the existence is Buddha nature on another plane. Buddha nature is the material of the existence – the canvass. Our thoughts and actions in any lifetime is also Buddha nature at heart. So the seed of a particular life is also Buddha nature. And from a yogi poet’s perspective it is Buddha nature only that forges the differences on the canvas of Buddha nature. And Buddha nature is all light sans any trace of darkness in it. So being identified with vegetation the poet realizes that vegetation is but a flow of light from one birth to another birth drawn on a white canvas. This is a world view perceived only by yogis and poets. While the poet is spiritually one with the vegetation the physical body of the poet is immobilized in the zendo. His body is not made of one sheath. According to Indian philosophy a body consists of five sheaths. On the surface there is the body made of flesh and blood. Below that there is the body made of vital air. Below that there is the mental body. Deeper than that there is the body of awareness and knowledge. Below that there is the body of bliss. Perhaps the last one could be described as the body which is Buddha nature. All these five sheaths of the poet’s body in the contingent vegetates. While he is bodily immobilized here in the zendo he is fully awake and alive in the plants there in the wilderness and gardens. Being one with the plant life the poet experiences now withering and now thriving. Withering could be death and thriving could  imply life. Thus the poet discovers himself as a journeyman passing through life and death and life again. He realizes what rebirth is and shares the truth of rebirth with his fellow readers.





Explication par Dr. 
Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Traduction française Dominique de Miscault







Sự run rảy của cuộc sống - Dominique de Miscault






 Silence



38


Je suis Végétation

lumière de ma vie antérieure

sur une toile vierge

 

Je suis immobile

dans un tas de gaines

aspirant à la germination

 

Un jour aride

un jour épanoui

deux jours lumineux.

 

 

 

Explication


Il est vrai qu'un poète est un homme comme nous tous, et pourtant différent. Son imagination peut le débarrasser de l'égocentrisme et des considérations matérielles. Un poète attend rarement un bien-être matériel. Ses aspirations vont vers des choses que les hommes du commun peuvent rarement atteindre. De même qu’un arbre peut être blessé par un bûcheron, on doit imaginer une blessure profonde dans le corps de l’artiste. Le poète idéal est un yogi dont la conscience transcende son propre corps. Notre Mai Van Phan est un homme de ce genre. Donc, il peut tout à coup s'exclamer, en transe : Je suis végétation. La végétation comprend toutes les espèces de plantes dans une zone déterminée de la terre. La végétation contient la germination. Comment les plantes poussent-elles ? Elles germent d’une graine. Qu'est-ce qu'une graine ? C'est en grande partie des tendances que les soifs et les actions d'une vie antérieure ont condensées. Un arbre nait, grandit et meurt. Mais il y a quelque chose d'indéfinissable, qui ne meurt pas, dans chaque arbre : Résultat du karma de la plante au cours de sa vie. Le karma est l'énergie qui persiste sous la forme d'une graine même après la mort de la plante. Le résultat apparaît sous la forme d’une graine. Nous sommes les héritiers de notre karma dans une vie antérieure. De la semence seulement ou du karma de la vie antérieure, une autre plante jaillit. L'origine et le cours de la plante nouvellement née sont déterminés par les actions de la plante antérieure que contient la graine. Donc, sur un certain plan, certaines plantes ne sont pas réelles. Mais la végétation, elle, est bien réelle tandis que le poète s'identifie à la végétation. En d'autres termes, le poète n'est pas seulement la vie végétale, il s’identifie au processus de la vie végétale en général. Sur un autre plan, Toute la semence est Bouddha. La nature du Bouddha est le matériau de l'existence. Nos pensées et actions dans toute notre vie sont au cœur de la nature du Bouddha. Donc, la semence d'une vie particulière est aussi Bouddha. Du point de vue d'un yogi, c'est la nature seule de Bouddha qui fabrique les différences sur la toile de la nature. La nature de Bouddha est légère et sans ombre. Ainsi identifié à la végétation, le poète se rend compte que la végétation n'est qu'un flux de lumière d'une naissance à une autre sur une toile vierge. Cette vision du monde n’est perçue que par les yogis et les poètes. Alors que le poète est spirituellement un avec la végétation, le corps physique du poète est immobilisé dans le zendo[1]. Son corps n'est pas fait d'une seule gaine. Selon la philosophie indienne, un corps se compose de cinq gaines. À la surface, il y a le corps de chair et d’os. En dessous, il y a le corps d'air vital. En dessous, il y a le corps mental. Plus profond, il y a le corps de la conscience et de la connaissance. En dessous, il y a le corps du bonheur. Peut-être que ce dernier pourrait être décrit comme le corps de Bouddha. Ces cinq gaines du corps du poète dans la vie de ce monde végètent. Alors qu'il est immobilisé corporellement ici dans le zendo, il est complètement éveillé dans les plantes du désert et des jardins. En s’incorporant à la vie végétale, le poète vit la décrépitude et la croissance. Le flétrissement pourrait être la mort et la prospérité, la vie. Ainsi, le poète se découvre compagnon qui passe de la vie à la mort et à la vie à nouveau. Il se rend compte de ce qu'est la renaissance et partage cette renaissance avec d’autres lecteurs.



__________
[1]
Zendō est un mot japonais qui signifie à peu près « salle de méditation ».

 


 

 


Tĩnh lặng (38) 
của Mai Văn Phấn

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya bình chú

Dominique de Miscault dịch sang tiếng Pháp

 Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

 

 

38


Tôi là cây cỏ

Ánh sáng kiếp trước

Vẽ trên toan trắng

 

Thân bất động

Trong tầng bẹ lá

Chờ sợi rễ đâm ngang

 

Từng lụi tàn

Từng tươi tốt

Lẽ thường trong ánh sáng này.





Bình chú:


Quả thực một nhà thơ cũng là một con người bình thường như chúng ta vậy. Song anh ta vẫn có đôi chút khác biệt. Trí tưởng tượng của anh ta có thể giúp anh ta thoát khỏi thói vị kỉ và những toan tính vật chất. Một nhà thơ hiếm khi mong cầu sự giàu có vật chất. Lòng cảm thông của anh ta bao bọc lấy những thứ mà người thường chúng ta hiếm khi với tới. Có lẽ khi một thân cây bị tiều phu chém vào thì người ta có thể thấy vết thương ấy trên thân thể nhà thơ.   

 

Nhà thơ lý tưởng là một hành giả yogi, người mà ý thức vượt ra khỏi thân thể và bản ngã của mình. Mai Văn Phấn của chúng ta là nhà thơ như thế đó. Và vì vậy ông có thể bất chợt thốt lên trong trạng thái xuất thần – Tôi là cây cỏ. Cây cỏ hàm ý tất cả các loài thực vật ở một vùng nào đó hoặc thực vật trên trái đất này. Đồng thời, cây cỏ cũng có nghĩa là hành động hoặc quá trình mọc hoặc nảy mầm. Cây cỏ nảy mầm như thế nào? Chúng nảy mầm từ hạt. Thế hạt là gì? Hạt nói chung là những khuynh hướng mà dụchành trong tiền kiếp tích tụ lại. Một cây riêng được sinh ra, lớn lên và chết đi. Nhưng có thứ gì đó mơ hồ không chết đi trong mỗi cây. Đó là quả từ nghiệp[1] [karma] của cây trong suốt cuộc đời cây. Nghiệp là sinh lực còn vương vấn lại dưới dạng một cái hạt ngay cả khi cây đã chết.       

 

Cái quả của một người hiện ra như cái hạt. Chúng ta là kẻ thừa tự nghiệp do chính mình tạo ra từ tiền kiếp. Chỉ có từ cái hạt đó hay từ nghiệp tạo trong tiền kiếp mà một cây khác mới nảy mầm. Khởi nguyên và tiến trình của một cái cây mới nảy mầm được quyết định bởi những hành động và tác ý của cái cây tiền kiếp đã sinh ra cái hạt ấy. Thế nên trên một bình diện thì những cái cây cụ thể không có thực. Nhưng cây cỏ thì có thực và nhà thơ tự đồng nhất mình với cây cỏ. Nói cách khác nhà thơ không chỉ đồng nhất với cuộc đời cỏ cây, mà ông còn đồng nhất với quá trình một đời cây nảy ra trên mặt đất ra sao. Trên một bình diện khác, cái hạt của tất thảy mọi vật trong hiện tồn là Phật tính. Phật tính là chất liệu nền của hiện tồn – tức là tấm toan. Tâm ý và hành động của chúng ta trong bất kì kiếp nào về căn bản đều là Phật tính. Thế nên cái hạt của một kiếp sống cụ thể cũng là Phật tính. Và từ góc nhìn của một nhà thơ hành thiền thì chỉ có Phật tính mới tạo hình những khác biệt trên nền tấm toan Phật tính. Mà Phật tính thì sáng rỡ không bợn chút đen tối trong mình. Nên trong trạng thái đồng nhất với cây cỏ nhà thơ nhận ra rằng cây cỏ chỉ là dòng ánh sáng chu lưu từ kiếp này sang kiếp khác được vẽ lên nền toan trắng. Đây là thế giới quan chỉ duy các hành giả và các nhà thơ mới thấy được. Trong khi tinh thần nhà thơ đang đồng nhất với cây cỏ thì thân thể ông đang nhập định trong thiền đường. Thân thể ông được tạo ra không chỉ bằng một lớp bẹ lá. Theo triết học Ấn Độ thì mỗi thân thể gồm năm lớp. Bên ngoài cùng là nhục thể. Sau lớp nhục thể đó là khí thể[2]. Sau lớp đó là trí thể. Sâu hơn nữa là thể nhận thức và tri thức. Sau lớp này đến thể hỉ lạc[3]. Có lẽ lớp cuối cùng được coi là thể Phật tính. Tất thảy năm lớp này trong thân thể nhà thơ đang mọc lên trong thế giới ngẫu nhiên.    

Trong khi thân thể nhà thơ đang nhập định tại thiền đường, ông lại hoàn toàn tỉnh thức và sống động trong cây cỏ trong thiên nhiên hoang dã và trong những khu vườn. Nhập vào kiếp sống cỏ cây, nhà thơ lúc thì lụi tàn lúc thì tươi tốt. Lụi tàn có thể là tử và tươi tốt có thể là sinh. Theo cách đó nhà thơ thấy mình như một kẻ du hành từ cõi sinh sang tử rồi tái sinh. Ông ngộ ra tái sinh là gì và chia sẻ sự thật về tái sinh với bạn đọc của mình.  
        

 


____________
[1]
Nghiệp (tiếng Phạn là karma) có nghĩa là hành động có tác ý. Nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tác của tâm (ý) thông qua những hoạt động của thân, khẩu và ý, gọi chung là tam nghiệp. Do đó, một hành động (tạo tác) nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động ấy chỉ được gọi là hành động hay hành động duy tác (kriyà). Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm. (Phần II bài 4 ‘Nghiệp (Karma) của Hòa thượng Thích Thiện Tâm – Phật học cơ bản

https://thuvienhoasen.org/a11639/bai-4-nghiep-karma). (ND)

 

[2] Nguyên văn ‘vital air’ (khí cần thiết cho sự sống): chỉ khí oxy, khí này được gọi như vậy vì nó thiết yếu đối với sự sống. (ND)

[3] Nguyên văn ‘body of bliss’: Phật giáo Đại thừa quan niệm Phật có Tam thân, gồm Pháp thân, Ứng thân và Báo thân. Đối với Thiền tông thì ba thân Phật là ba cấp của Chân như, nhưng liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất. Pháp thân là "tâm thức" của vũ trụ, là thể tính nằm ngoài suy luận. Đó là nơi phát sinh tất cả, từ loài hữu tình đến vô tình, tất cả những hoạt động thuộc tâm thức. Pháp thân đó hiện thân thành Phật Đại Nhật. Báo thân là tâm thức hỉ lạc khi đạt Giác ngộKiến tính, ngộ được tâm chư Phật và tâm mình là một. Báo thân hiện thân thành Phật A-di-đà. Ứng thân là thân Phật hoá thành thân người, là Phật Thích-ca Mâu-ni

(https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_th%C3%A2n).

Ứng thân của Phật trong tiếng Anh là ‘body of bliss’, phỏng đoán tác giả ngụ ý này. (ND)  

 





 Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 


 

Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education  M.A [ triple]  M Phil   Ph D  Sutrapitaka tirtha  plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.

 




TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Địa chỉ: 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh: 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học  [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault






Poétesse Artiste Dominique de Miscault

 

Artiste Plasticienne. Actualités. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil. Ecrire en images, cacher les mots porteurs de souffrance ; on ne raconte pas les pas d’une vie qui commence en 1947. C’est en 1969 que j’ai été invitée à exposer pour la première fois. Depuis j’ai eu l’occasion de « vagabonder » seule ou en groupe en France et dans le monde sûrement près de 300 fois. Les matériaux légers sont mes supports, ceux du voyage et de l’oubli.

www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault

 

Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác đương đại. Từ bãi biển đến trang giấy. Là ngày hôm qua, từ 1967 đến 1980, và trước đó, rồi từ 1981 đến 1992. Và nữa từ 1992 đến 2012 trên tất cả các biên giới. Ngày hôm nay là bãi biển trắng dưới bầu trời xanh. Viết bằng hình ảnh, giấu từ ngữ mang nỗi đau, người ta không kể lại những bước đi trong cuộc đời tính từ năm 1947. Vào năm 1969, lần đầu tiên tôi được mời triển lãm tác phẩm. Kể từ đó, tôi có cơ hội một mình "lang bạt" hoặc theo nhóm ở nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, chắc chắn gần 300 lần. Những chất liệu nhẹ là nguồn hỗ trợ tôi, những chất liệu của hành trình và quên lãng.

www.dominiquedemiscault.fr

www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com




 

 Dịch giả Takya Đỗ



Sách d
ịch của Takya Đỗ đã xuất bản:

Vinabook.com
Nhà sách Khai Tâm

 


Tĩnh lặng - Silence (1)
Tĩnh lặng - Silence (2)
Tĩnh lặng - Silence (3)

Tĩnh lặng - Silence (4)
Tĩnh lặng - Silence (5)
Tĩnh lặng - Silence (6)
Tĩnh lặng - Silence (7)

Tĩnh lặng - Silence (8)
Tĩnh lặng - Silence (9)
Tĩnh lặng - Silence (10)
Tĩnh lặng - Silence (11)
Tĩnh lặng - Silence (12)
Tĩnh lặng - Silence (13)
Tĩnh lặng - Silence (14)
Tĩnh lặng - Silence (15)
Tĩnh lặng - Silence (16)
Tĩnh lặng - Silence (17)
Tĩnh lặng - Silence (18)
Tĩnh lặng - Silence (19)
Tĩnh lặng - Silence (20)
Tĩnh lặng - Silence (21)
Tĩnh lặng - Silence (22)
Tĩnh lặng - Silence (23)
Tĩnh lặng - Silence (24)
Tĩnh lặng - Silence (25)
Tĩnh lặng - Silence (26)
Tĩnh lặng - Silence (27)
Tĩnh lặng - Silence (28)
Tĩnh lặng - Silence (29)

Tĩnh lặng - Silence (30)
Tĩnh lặng - Silence (31)
Tĩnh lặng - Silence (32)
Tĩnh lặng - Silence (33)
Tĩnh lặng - Silence (34)
Tĩnh lặng - Silence (35)
Tĩnh lặng - Silence (36)
Tĩnh lặng - Silence (37)


















BÀI KHÁC
1 2 3 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị