image advertisement
image advertisement





























 

Lời nói đầu “Thời tái chế” xuất bản tại Thụy Điển của Agneta Pleijel. Mimmi Diệu Hường Bergström dịch từ tiếng Thụy Điển - Förord ”Skrottid” av Agneta Pleijel

Lời nói đầu “Thời tái chế” xuất bản tại Thụy Điển của Agneta Pleijel

Mimmi Diệu Hường Bergström dịch từ tiếng Thụy Điển

 

 

Nhà phê bình văn học Agneta Pleijel

 

 

 

Năm gần đây, nhà thơ Việt Nam Mai Văn Phấn được hai nhà thơ Erik Bergqvist và Maja Thrane dịch thơ từ tiếng Anh sang tiếng Thụy Điển với văn phong tinh tế và ấn tượng; tập thơ đã xuất bản năm 2017 với tiêu đề “Nhịp mùa thu” (“Höstens hastighet”. Nxb. Tranan, Thụy Điển - ND).  Đọc những bài thơ dí dỏm, hài hước và đậm phong vị thiên nhiên của ông khiến tâm trạng tôi đầy hứng khởi. Ví dụ bài thơ 3 câu "Khai phóng" sau:

 

Con ong bay qua

Thay vội đôi tất

Lên đường

 

Qua lời tựa của các dịch giả tập thơ “Nhịp mùa thu”, tôi biết nhà thơ được đông đảo bạn đọc ở quê nhà yêu thích. Ông từng được ảnh hưởng các nhà thơ như Jospeh Brodsky, Tomas Tranströmer và Ted Hughes. Nhưng môi trường văn hóa ở Việt Nam cũng ẩn chứa những điều mà độc giả phương Tây khó có thể cảm nhận hết, bao gồm cả cơ chế kiểm duyệt nghiêm ngặt…

 

Trường ca “Thời tái chế” của Mai Văn Phấn được xuất bản lần này mang một dấu ấn khác. Bản dịch được Tobias Theander chuyển ngữ trực tiếp từ tiếng Việt sang tiếng Thụy Điển (dịch giả có trao đổi và trân trọng những đóng góp quý báu của Erik Bergqvist cho bản dịch này). Trường ca bao gồm văn bản gắn kết và cả đứt đoạn, những cảnh tượng giống như cơn ác mộng đứt gãy đã chạm vào lịch sử khốc liệt của Việt Nam trong thế kỷ 20. Trường ca này trở thành ký ức lưu dấu những năm tháng chiến tranh và hậu quả của chúng.

 

Chủ nghĩa tập thể được coi như góc nhìn về nỗi thống khổ của một dân tộc, nhưng phần nào cũng in đậm cá tính người viết. Chương “Điểm nhìn” đã trình hiện quá trình khởi phát của một thi sĩ với ngôn ngữ thơ: “Tôi lớn lên trong lẫn lộn đúng sai”. Nhưng những dấu hiệu cuộc sống đã cho ông “càng khát khao biển và trời của tôi bất tận, một dải đất rộng bền vững hòa bình". Các đoạn hội thoại và độc thoại xen kẽ những cảnh tượng rùng rợn thông qua ngôi thứ ba. Hình thức biểu đạt thường vô lý và kỳ cục. Đằng sau nó, bạn có thể theo dõi những gì đã thấy và trải nghiệm, đó là những cuộc trò chuyện, những ký ức xác thực, những giấc mơ sống động và thực tiễn khách quan.

 

Khái niệm quyền lực trong "Thời tái chế", thông qua diện mạo các nhân vật và thời gian, được đặt ra để chống lại sự khao khát tự do của cá nhân đơn độc và khống chế ước muốn của con người về một không gian hít thở tự do mà không sợ hãi. Đây là những mô típ sâu sắc nhất trong tập trường ca này. Đó cũng là những điều mà người dân Việt Nam đã nhắc lại nhiều lần. Văn bản tác phẩm đã tiết chế những dấu mốc ấn định ngày tháng, ngoại trừ trong chương "Đối thoại". Ở chương này, chúng ta gặp một người đàn ông bị mật thám Pháp giết năm 1941 - tức cuộc hội thoại của các linh hồn lại diễn ra sau này, khi thực dân Pháp chấm dứt ách đô hộ tại Đông Dương với thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954. Trên thực tế, chủ nghĩa thực dân còn tồn tại lâu hơn thế.

 

Một hạ sĩ nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, một trung sĩ của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngã xuống. Và cuối cùng là một người lính Trung Quốc đã chết trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 (các sự kiện được đẩy lùi sau khi thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam). Trường ca cũng đề cập đến quá trình chiếm đóng, đô hộ lâu dài của các đế chế phong kiến Trung Hoa đối với Việt Nam trước đây, kết thúc vào thế kỷ IX nhưng lặp lại một thời gian ngắn vào thế kỷ 14.

 

Cố ý tránh xác định niên đại của hầu hết các sự kiện lịch sử cụ thể, và đó không phải mục đích của trường ca này. Thay vào đó là sự chia rẽ sâu sắc của Việt Nam. Người đọc hẳn còn nhớ những giai đoạn khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam: đường phân giới ở vĩ tuyến 17 giữa Chính quyền miền Bắc với sự hỗ trợ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến đồng thời sau đó được tiến hành do Chính quyền miền Nam Việt Nam với sự hỗ trợ của binh lính và vũ khí từ Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ cho Chính quyền miền Nam vào năm 1973, đã dẫn đến làn sóng lớn người tị nạn, hơn một triệu người di cư khỏi Việt nam. Và, một nước Việt Nam đã thống nhất như ngày nay...

 

Các cuộc biểu tình ở phương Tây phản đối Hoa Kỳ trước đây là hợp pháp nhưng đã được đơn giản hóa. Không đứng về bên nào và không mang ý thức hệ, "Thời tái chế" đã lưu lại hình ảnh từ mọi phía của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Giữa những năm 1940 và 1970, hơn năm triệu người Việt Nam đã thiệt mạng và biết bao người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, chất độc hóa học khủng khiếp của Hoa Kỳ trên các khu rừng và những cánh đồng. Chiến tranh Việt Nam phát triển thành xung đột lợi ích giữa các cường quốc: Trung Quốc, Liên Xô, Hoa Kỳ. Diễn tiến từ Đông sang Tây…

 

Thật sáo rỗng nếu chỉ nhìn vào kinh nghiệm của các cá nhân. Và con người là chủ thể của "Thời tái chế". Để làm nổi bật những mảnh vỡ từ thực tại đau đớn bên trong sau cuộc chiến, trường ca đã thực hiện trong một số chương, thường với trí tưởng tượng kỳ cục, mỉa mai và suy đoán phi lý. Nó tạo cho văn bản những chuyển động linh hoạt, điều này không che giấu những sự thật rằng, đằng sau hình thức, những câu chuyện ngụ ngôn kỳ cục, có một kiểu hít thở khác. Ở đó, chúng ta gặp những điều đã thấy, từng trải và thâu nhận cuộc sống của những cá nhân, những người thường xuyên phải đối mặt với những lựa chọn vô nhân đạo.

 

Điều này bao gồm cả việc không thể trút hết sự xấu hổ và hối hận vào những hành vi đã thực hiện. Luôn chứa đựng sự nghi ngờ. Không thể tin ai là bạn và ai là kẻ thù. Sợ hãi cho chính sinh mạng mình, kết quả là hủy hoại những gì đáng sống cho cuộc đời này. Buộc phải im lặng. Thực tế là buộc phải giữ im lặng thường xuyên. Bên dưới bề mặt của ngôn ngữ thi ca là sôi sục những trải nghiệm và nỗi buồn không nói nên lời. Không phải Mai Văn Phấn làm cho mọi người vô tội, ngược lại, giọng nói của ông không khỏi ảo tưởng trước những hành động tàn ác của con người gây ra với nhau.

 

Trường ca là dòng tâm thức tuôn chảy cảnh vật và những mảnh vỡ của hiện thực. Mọi người đều được chú ý, ngay cả những người đã chết. Ranh giới giữa cái chết và sự sống bị xóa nhòa (như khi bản thân tác giả xuất hiện trong chương đầu tiên "Tôi bồn chồn đến lớp, ngồi bên những bạn học, phần đông trong số họ khi ấy đã chết”). Trong chương "Mô hình", thực tế được đặt ra đối nghịch với sự trừu tượng, tức sự đồng nhất một cách gượng ép. Trong chương "Giấc mơ", thiên nhiên dưới hình dạng của con tò vò trở thành "chìa khóa vạn năng", là "tử huyệt" để "mở cánh cửa vào kho trí nhớ, có thể đọc được nhiều tài liệu quý hiếm chưa được giải mã".

 

Giọng điệu Mai Văn Phấn trong trường ca này không mang tính trữ tình. Ông thường biểu đạt một cách tinh nghịch trong những câu chuyện ngụ ngôn đầy mỉa mai. Việc kiểm duyệt ở Việt Nam có lẽ xoáy vào việc miêu tả và ám chỉ đến các cuộc chiến tranh. Nhưng đó chính xác là những gì Mai Văn Phấn đang làm. Trong chương "Giấc mơ" mọi cây cối đều được tôn trọng, và những con đòng đong, cung quăng khao khát “sống tự do và được bảo toàn danh dự". Lưỡi cưa xẻ ngang gốc cây mục nát, những quả trứng được nở ra và mỗi con người được hưởng “tự do, nhân quyền và danh dự”. Nhưng đó chỉ là một giấc mơ.

 

Chương cuối cùng "Kết nối" được khai mở như sau: "Nước bắt đầu chảy vào miệng mỗi người mang theo hồn vía tổ tiên, linh khí đất đai". Nhân loại được cho là đang bị mắc kẹt trong các tập tin và kho lưu trữ, rất cần được phân loại và tiêu hủy. Nó đòi hỏi sự tái sinh của con người và thiên nhiên, xảy ra cùng thời điểm như nó được đề cập. Nước chảy qua làm “Mỗi cá thể hợp lưu dòng chảy, sắc màu tương phản hòa vào thủy triều dâng lên ứ nghẹn phù sa”. Nó không phải là một viễn cảnh của sự diệt vong. Trái lại, nó chứa đựng cả niềm hy vọng và sự khuyên nhủ. Mọi thứ đều mong mỏi sự thay đổi. Mà khát vọng tự do vẫn chỉ là một ảo tưởng về tự do.

 

Sự thôi thúc có thể cắt nghĩa như sau: Đừng im lặng. Nói. Viết. Quy phổ trong "Thời tái chế " rất lớn. Các biến thể, sức mạnh và các khía cạnh khác nhau làm cho tác phẩm trở thành một trường ca có tầm vóc. Đó là sự “đơn thuần” hướng tới cuộc sống sôi động, hướng tới ngôn ngữ, cảm xúc, thiên nhiên và thơ ca. Chiến tranh Việt Nam có lẽ là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Như Mai Văn Phấn, thật tuyệt vời khi ông thu thập được một khối lượng chất liệu khổng lồ, đa diện và chủ yếu được che kín để bảo vệ cá nhân, ngôn ngữ và thiên nhiên - nói cách khác là cho tác phẩm lớn và phổ quát này.

 

Đôi nét về tác giả: Mai Văn Phấn sinh năm 1955, lớn lên ở nông thôn và nhập ngũ năm 19 tuổi. Ông học tiếng Nga từ năm 1980 tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và Đại học Sư phạm Minsk (Bê-la-rút, thuộc Liên Xô cũ). Đầu năm 1990, ông định cư tại thành phố cảng Hải Phòng, làm phiên dịch cho ngành Hải quan cho đến khi nghỉ hưu. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình Thiên Chúa giáo nhưng chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo. Ông là một nhà thơ được bạn đọc Việt Nam yêu mến. Một ngoại trừ, ông chưa bị cơ quan kiểm duyệt hỏi han.

 

Agneta Pleijel

Stockholm, tháng 2 năm 2022

 

 

 

 

Dịch giả Mimmi Diệu Hường Bergström




GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:

 

Về nhà phê bình văn học Agneta Pleijel

 

Agneta Pleijel sinh năm 1940 tại Stockholm. Bà là tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà báo, nhà phê bình văn học… Từng là Chủ tịch Câu lạc bộ Văn bút Thụy Điển từ năm 1988 đến năm 1990. Là tác giả của nhiều kịch bản, tiểu thuyết nổi tiếng, Agneta Pleijel được coi là một trong những nhà văn Thụy Điển hiện đang sống được dịch sang nhiều ngôn ngữ nhất. Bà từng nhận được nhiều giải thưởng văn học uy tín của Thụy Điển và quốc tế, trong đó có giải thưởng mang tên nhà văn Thụy Điển Selma Lagerlöf. Tiểu thuyết “Chúa tể Nevermore” của Agneta Pleijel từng được đề cử cho giải thưởng lớn của Hội đồng Văn học Bắc Âu. Năm 2007, Nxb. Văn học đã ấn hành tiểu thuyết “Một mùa đông ở Stockholm” của bà, qua bản dịch của Hoàng Cường.

 

 

 

Về dịch giả Tobias Theander

 

Tobias Theander là nhà giáo dạy môn sinh vật, dịch giả chuyên nghiệp người Thụy Điển. Ông say mê ngôn ngữ, sử dụng được tiếng Việt, tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga và một số ngôn ngữ khác. Ông từng cộng tác với Nxb Tranan, chuyển ngữ trực tiếp các tác phẩm văn học Việt Nam sang tiếng Thụy điển, như  "Mưa Nhã Nam" và các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư, "Tiểu thuyết vô đề” của Dương Thu Hương. Ông từng tham gia vào nhóm dịch giả chuyển ngữ 12 nhà thơ đương đại Việt Nam sang tiếng Thụy Điển trong tuyển tập "Till: igår - tolv vietnamesiska poeter" (2009) ("Cho ngày hôm qua - Mười hai nhà thơ Việt Nam", NXB Tranan, 2009). Tobias Theander cùng cộng tác với nhà thơ Hoàng Hưng chuyển ngữ sang tiếng Việt “Trường ca Aniara” của nhà văn từng đoạt giải Nobel năm 1974 Harry Martinson (Nxb Lao Động, 2012).

 

 

 

With writer Agneta Pleijel, Stockholm, 2018

 

 

 

FÖRORD ”SKROTTID” AV AGNETA PLEIJEL

 

Den vietnamesiska poeten Mai Van Phan översattes häromåret fint och känsligt till svenska av Erik Bergqvist och Maja Thrane via engelskan med ”Höstens hemlighet (2017). Att läsa hans underfundiga, humoristiska och naturskarpa dikter gjorde mig på gott humör. Som här i ”Obunden”:

 

Ett bi flyger in

byter strumpor i hast

störtar ut

 

Genom översättarnas förord fick jag lära att poeten är mycket läst i sitt hemland. Att han har påverkats av poeter som Jospeh Brodsky, Tomas Tranströmer och Ted Hughes. Men också att klimatet i Vietnam innehåller saker som kan vara svåra att uppfatta för västerländska läsare, däribland referenser till den stränga censuren.

 

Den volym som nu utges av Mai Van Phan, ”Skrottid”, har en annan karaktär. Texten är tolkad direkt från vietnamesiskan, efter min mening lysande av Tobias Theander (som tackar Erik Bergqvist för värde­full diskussion om översättningen). Diktsamlingen består av en sammanhållen om också uppbruten text, som i fragmentariskt mardrömslika scener rör vid Vietnams tunga historia under 1900-talet. Dikten blir ett minne som härbärgerar krigsåren och dessas konsekvenser.

 

Perspektivet är dels kollektivistiskt: ett folks lidanden. Men dels djupt personligt. I kapitlet ”Syn-punkter” skildras en poets födelse till språket: ”jag växte upp i en salig röra av rätt och fel”. Men också hur livet genom tecken gav honom en ”längtan efter ett eget ändlöst hav och en egen himmel, en bred och trygg strimma av fred”. Dialoger och jagform växlar med makabra scenerier i tredje person. Formen är ofta absurd och grotesk. Bakom den kan man spåra sett och erfaret, det vill säga förda samtal, sanna minnen, äkta drömmar och konkret verklighet.

 

I ”Skrottid” ställs Makten, i alla gestalter och tider, mot den ensamma individens begär efter frihet och hennes längtan efter ett utrymme där hon kan andas fritt utan fruktan. Det är diktsamlingens djupaste motiv. Just det har Vietnams befolkning förmenats många gånger om. Texten är sparsam med att fixera datum, ett undantag är kapitlet ”Samtal”. Där möter vi        en man som dödades av Franska hemliga polisen 1941 – alltså efter den franska koloniseringen som avslutades med nederlaget vid Dien Bien Phu 1954. I praktiken varade kolonialismen länge till.

 

Vidare en dödad korpral ur den sydvietnamesiska armén. Sen en stupad sergeant ur den nordvietnamesiska hären. Och slutligen en kines dödad vid den kinesiska invasionen 1979 (som slogs tillbaka, efter att det att kommunistiska Nordvietnam enat landet genom att inta Sydvietnam). Där berörs också Kinas långa ockupation av Vietnam, slut på 800-talet men kort upprepad på 1300-talet.

 

Medvetet undviks datering av de flesta konkreta historiska händelser; det är inte diktsamlingens syfte. Det är i stället den djupa splittringen av Vietnam. Läsaren måste erinra sig Vietnamkrigets faser och fasor: demarkationslinjen vid 17:e breddgraden mellan det kommunistiska Nord med stöd av FNL i syd, och Syd. Kriget som följde fördes på Sydvietnamesiskt håll med trupp- och vapenstöd från USA. När USA 1973 drog tillbaka sitt stöd ledde det till en massiv flyktingvåg, mer än en miljon. Det enade Vietnam blev vad det är idag, en kommunistisk enpartistat. Som brukat kor-rektionsläger och tortyr för att kunna hållas samman.

 

Protesterna i väst mot USA var rättmätiga men förenklade. Utan att ta parti och utan ideologi hämtar ”Skrottid” bilder från krigets alla sidor. Mellan 40-tal och 70-tal dödades mer än fem miljoner vietnameser och oräkneliga drabbades av Agent Orange, USA:s vidriga kemikaliska avlövningsgifter över skogar och fält. Vietnamkriget utvecklades till en konflikt mellan stormaktsintressen: Kina, Sovjet, USA. Öst mot Väst. Kommunism mot demokrati.

 

Klichéer, om man ser till individernas upplevelser. Och människorna är ämnet i ”Skottid”. Att lyfta fram brottstycken ur en smärtsam inre verklighet som följde på krigen. Det görs i ett antal kapitel, ofta med grotesk fantasi och ironi och spefullhet i det absurda. Det ger texten en plasticitet och rörelse, som inte döljer att det bakom formen, den groteska allegorin, finns en annan sorts andning. Där möter vi det sedda, erfarna och uppfångade i individers liv, ofta ställda inför omänskliga val.

 

Dit hör att inte kunna ge utlopp för skam och ånger över begångna handlingar. Att vara fylld av misstänksamhet. Inte kunna lita på vem som är vän och vem fiende. Frukta för sitt liv, med resultat en förstörelse av vad som gör livet värt att leva. Att tvingas tiga. Just det, att tvingas tiga, återkommer ofta. Under textens yta skälver det av outtalade erfarenheter och sorg. Inte så att Mai Van Phan gör alla till oskyldiga, tvärtom är hans röst illusionsfri inför grymheter som människor begått mot andra.

 

Dikten är en flödande medvetandeström av scener och verklighetsfragment. Alla uppmärksammas, ock-så de döda. Gränsen mellan död och liv suddas ut (som när jaget i första kapitlet ”med alla nerver på spänn” kommer till skolan och finner att de flesta klasskamrater är döda). I kapitlet ”Modeller” ställs verklighet mot abstraktioner, det vill säga påtvingad likformighet. I kapitlet ”Dröm” blir naturen i getingens gestalt till en ”universalnyckel”, en ”blotta” för ”ovanliga och värde-fulla dokument som hittills inte varit dekrypterade”.

 

Mai Van Phans röst är osentimental. Han skriver lekfullt och i ironiska allegorier. Censuren i Vietnam sägs gå hårt åt skildringar av och hänsyftningar på krigen. Men det är just vad Mai Van Phan gör. I kapitlet ”Dröm” respekteras varje träd, och larverna läng-tar efter ”att leva fritt och med bevarad heder”. Sav sipprar genom murkna stubbar, ägg kläcks och varje människa åtnjuter ”frihet, rättigheter och värdighet”. Men det är bara en dröm.

 

Sista kapitlet, ”Anslutning”, börjar så här: ”Vattnet bär med sig förfädernas andar och landets själ”. Mänskligheten sägs vara instängd i filer och i arkiv, i stort behov av dekompostering och destruktion. Det krävs en pånyttfödelse av människa och natur, som i samma ögon-blick som den nämns inträffar. Vattnet rinner genom ”allas munnar. Alla individer förenas, deras skillnader begravs i den stigande vågen av slam och sand”. Det är ingen undergångsvision. Tvärtom innehåller det både ett hopp och en maning. Allt längtar efter förändring. Utan frihetslängtan förblir frihet en chimär.

 

Maningen kan tolkas: Inte tiga. Tala. Skriva poesi. Spännvidden i ”Skrottid” är mycket stor. Variationerna, styrkan och de många aspekterna gör den till storslagen dikt. Den är en ”blotta” mot levande liv, mot språk, känslor, natur och poesi. Vietnamkriget är nog något av det blodigaste som ägt rum i mänsklighetens historia. Det är storartat att som Mai Van Phan kunna samla ett gigantiskt, mångfacetterat och till stor del beslöjat stoff till ett försvar för individen, språket och naturen – med andra ord till stor och universell dikt.

 

Om författaren: Mai Van Phan föddes 1955, växte upp på landsbygden och inkallades som 19-åring till armén. Han studerade efter det på 80-talet ryska vid Hanois universitet och i Minsk. I början av 90-talet bosatte han sig i kuststaden Hai Phong, där han har arbetat som tulltjänsteman tills han pensionerades. Han föddes som katolik men är starkt påverkad av buddhismen. Han är en folkkär poet i Vietnam. Med något undantag har censuren inte ingripit mot ho-nom.

 

Agneta Pleijel

Stockholm, februari 2022

 

 

 

 

 

 

AGNETA PLEIJEL

 

Agneta Christina Pleijel Bielawska, född 26 februari 1940 i Stockholm, är en svensk författare, professor emerita, kulturskribent, och fil.lic. i litteraturhistoria. Hon har under namnet Agneta Pleijel verkat som författare, med en rad prisbelönta romaner, diktsamlingar och dramatiska uppsättningar bakom sig. Hon har synts som kulturdebattör och bland annat varit ordförande för Svenska PEN. Åren 1988–2015 var hon ledamot av Samfundet De Nio. Pleijel har i sina böcker ofta presenterat släktingar från Stockholms historia, inklusive Lars Hjortsberg, Albert och Isak Berg. Hon är gift med journalisten Maciej Zaremba.

 

Biografi

 

Bakgrund, tidningar och professor. Agneta Pleijel är dotter till matematikern Åke Pleijel och författaren och musikern Sonja Berg Pleijel, som var född på Java. Hon är även syster till TV-producenten Sonja Pleijel. Faderns karriär förde familjen till Lund och USA, och senare flyttade Agneta Pleijel tillbaka till födelsestaden Stockholm. Efter studier i etnografi, filosofi och litteraturhistoria vid Göteborgs universitet, som resulterade i en fil.lic. 1973, började Pleijel sin karriär som litteraturkritiker. Hon ingick 1968–1972 i Aftonbladets kulturredaktion och blev därefter redaktör för Ord & Bild 1972–1975.[3] 1975 återkom hon till Aftonbladet, där hon fungerade som kulturchef under fyra års tid.

Pleijel var ordförande i Svenska PEN 1988–1990, stilist i Bibelkommissionen 1991–1999 och medlem av Moderna Tiders redaktionsråd 1992–1999. Åren 1992–1996 var hon professor i dramatik vid Dramatiska Institutet.

 

Författande

 

Pleijel debuterade 1969/1970 som dramatiker med Ordning härskar i Berlin, skriven tillsammans med Ronny Ambjörnsson. 1977 skrev hon dramat Kollontaj, som handlade om den sovjetiska ambassadören Aleksandra Kollontaj. Dramat trycktes 1979 och uppfördes på Dramaten i regi av Alf Sjöberg och med Margareta Krook i titelrollen. Agneta Pleijel har skrivit flera dramer samt manus för film, inklusive Berget på månens baksida om den ryska kvinnliga matematikern Sofia Kovalevskaja. Änglar, dvärgar (1981) var hennes första diktsamling. Sex år senare utkom hon med sin debutroman Vindspejare, som innehåller självbiografiskt stoff och är en berättelse om människor i fem generationer med rötter i Sverige och i Nederländska Ostindien. Andra romaner är Hundstjärnan (1989), Fungi (1993) och En vinter i Stockholm (1997). Den sistnämnda var en samtidsroman med kärlek som blir utsatt för hårda prov. 2000 års Lord Nevermore handlade om relationen mellan könen, med ett triangeldrama inkluderande två intellektuella män och en kvinna. Därefter arbetade Pleijel åter som dramatiker. Diktsamlingen Mostrarna och andra dikter nominerades till 2004 års Augustpris. År 2006 presenterade Pleijel första delen i "Släkttrilogin", en serie romaner där hon kretsar kring släktingar i ett historiskt Stockholm. Inledningsboken Drottningens chirurg kretsar kring en 1700-talsläkare, medan 2007 års Kungens komediant visar fram Lars Hjortsberg, en scenartist som redan vid sex års ålder debuterar vid Gustav III:s opera. Den avslutande boken Syster och bror (2009) handlar om Lars Hjortsbergs barnbarn Albert och Helena. Pleijel har till flera av sina skönlitterära verk hämtat impulser från sitt eget liv, historiska personer och sin släkt, inklusive från konstnären Albert och operasångaren Isak Berg. 2015 presenterade hon första delen av sina memoarer, under titeln Spådomen – en flikas memoarer. Hennes romaner har ofta kommit i utländsk översättning; En vinter i Stockholm har givits ut på minst 16 språk.

 

Debattör

 

Utöver sin skönlitterära verksamhet har Pleijel återkommande engagerat sig i olika kulturdebatter. År 2005 ingick hon med bland andra Charles Westin i juryn vid den av PEN-klubben anordnade "Asyltribunalen". Juryn riktade skarp kritik mot den svenska invandringspolitiken och ansåg att Sverige borde ta emot fler invandrare. Pleijel har även nått publiken via ett antal sommarprogram för Sveriges Radios P1 – 1979, 1982, 1984 och 2019. Vid det sistnämnda tillfället pratade hon bland annat om bakgrunden till sin roman Doften av en man (från 2017) och kvinnors livsvillkor.

 

Utmärkelser, familj

 

År 1988 invaldes hon i Samfundet de Nio på stol nr 6, och lämnade samfundet 2015[förtydliga]. Av de många andra utmärkelser Pleijel erhållit, kan nämnas Litteris et Artibus, Övralidspriset, Stora romanpriset och Sveriges Radios Romanpris. Pleijel är sedan 1982 gift med kulturjournalisten Maciej Zaremba. Hennes dotter Lina Pleijel är skådespelare och psykoterapeut.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 5 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị