Silence (39) - Mai Văn Phấn. Explication par Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya. Traduction française Dominique de Miscault

Explication par Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Traduction française Dominique de Miscault







Photo: Dominique de Miscault






Silence



39


J’empile cinq cailloux

tout autour traçant des ondes

 

J’avais tort

je le réalise aujourd'hui

 

Des cinq cailloux

rayonnent des lignes droites

 

Je ne les empilerai plus

là où je suis.

 

 

 


Explication


Pour un lecteur d’aujourd’hui, ce poème peut être difficile à comprendre, il n’en n’est pas moins passionnant. Ce poème va être lu et relu sans vraiment être compris. Et oui, on est hanté par un tel récit. Bien sûr, certains poèmes comme l’observait T S Eliot sont mieux compris lorsqu'ils ne sont qu’à moitié compris. Avec cette excuse, chacun décode le koan d'un poème au mieux de sa compréhension.

 

Le récit est simple en apparence : Le poète empile cinq cailloux, édifiant un cairn tout en dessinant des ondes tout autour. Plus tard, il remarquera des lignes droites rayonnant des cailloux, il lui semble alors qu’il se serait trompé. Il se promet de ne plus empiler de cailloux.

 

La première chose que nous tirons de ce récit c’est qu’empiler des cailloux reste un geste ordinaire pour tout un chacun, de cette expérimentation banale, on tire facilement des leçons : Empiler des cailloux relève de l’équilibre. Notre poète improvise la construction d’une pagode. Les cailloux empilés, ne resteront pas longtemps en place. Ainsi est-on confronté à l'impermanence des choses de ce monde.

 

Mais qu’est-ce que représentent ces cailloux et ces ondes ?

 

De quel champ de vision s’agit-il ? Que sont ces lignes droites rayonnant des cailloux ?
Le champ de vision est la zone vue sans que la tête soit bougée. Donc, le poète regarde un espace particulier avec cinq cailloux, sans tourner la tête. Le bouddhisme connait la méditation des galets qui débute souvent au son d'une cloche. Un caillou est ramassé, on respire et proclame : Je suis une fleur, puis : je suis frais. Les cinq cailloux peuvent représenter les cinq Bouddhas de la sagesse - Vairochana, Akshobhya, Ratnasambhava, Amitabha et Amoghasiddhi, mais pourraient aussi représenter les cinq éléments : l'eau, l'air, la terre, le feu et le vent ou l’énergie, la concentration, la sagesse, la conscience et la foi, ils peuvent être le panchasila[1] ou les cinq préceptes tels : ne pas tuer, voler et ainsi de suite. Ou bien, les cinq cailloux pourraient parler des cinq Zen tels quebompu zedo, etc... Le poète les avait empilés en pensant qu'ils interagiraient les uns sur les autres, puis a dessiné des ondes tout autour.

 

Les ondes parlent de la mécanique quantique et de la fonction ondulatoire des particules. Qui nous dit que la position réelle de la particule est au-delà de notre compréhension. Finalement, des cinq cailloux, des droites rayonnent. Le poète ne sent plus la réalité comme quelque chose d'incompréhensible : préfère-t-il la théorie des particules à la théorie des ondes de la lumière et de l'illumination ?



___________
[1]
 Le Pancasila (prononcer /panʧaˈsiːla/) est la philosophie de l'État indonésien. Ce nom est formé à partir des mots sanskrit panca, "cinq", et sila "principe" ou "précepte". Il a été repris à celui des cinq préceptes du bouddhisme (ne pas tuer, ne pas voler, ne pas mal se conduire sexuellement, ne pas mentir, ne pas se droguer). Ces cinq principes sont : La croyance en un Dieu unique - Une humanité juste et civilisée - L'unité de l’Indonésie - Une démocratie guidée par la sagesse à travers la délibération et la représentation - La justice sociale pour tout le peuple indonésien. Le Pancasila a été proclamé philosophie d'Etat en 1945 par le Président Sukarno et a été intégré à la constitution

 



 



Silence (39) by Mai Văn Phấn

Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault

Translated into Vietnamese by Takya Đỗ






Tác phẩm của Nhà thơ - Họa sỹ Dominique de Miscault






 Silence

 


39


I stack up five pebbles

And draw circles of waves around them

 

Today I realize

I was wrong

 

From the five pebbles

Straight lines are radiating

 

I will not stack

Things upon each other any more

In my field of vision.


(
Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)

 

 



Explication


With the present reader this poem is very difficult to understand. But the poem is irresistible. The present reader reads the poem over and over again knowing not what to say. And yes the poem haunts the present reader. Of course poems as T.S. Eliot observes are best understood when they are half understood. And with that excuse the present reader decodes the koan of a poem to the best of his understanding.

 

The narrative of the poem is simple in outline. The poet stacks five pebbles one upon another and builds a cairn in his field of vision and draws circles of waves around them. Later he finds straight lines radiating from the pebbles. And it seems to him that earlier he was wrong. He promises that he will not stack pebbles one upon another any more.

 

The first thing that we derive from the narrative is that the protagonist of the narrative or the poet is ever experimenting with the pebbles or the discrete facts of life to find the truths of life. And he learns from trial and error. He stacks up the pebbles to strike balance between body heart and mind. He tries to forge a makeshift pagoda. If pebbles are stacked up they do not remain in that position for long. And therefrom the poet learns the impermanence of the existence. But one wonders what are the pebbles? What are the circles of waves? What is the field of vision. What are the straight lines radiating from the pebbles?

 

The field of vision is the area one sees without turning one’s head. So the poet is looking at a particular field of vision without moving his head. And there are five pebbles. Buddhism speaks of pebble meditation which often begins with the ringing of a bell. A particular pebble is picked up and one breathes in  and says ---I am a flower. One then breathes out and says---Iam fresh. The five pebbles could stand for five Buddhas of wisdom – Vairochana, Akshobhya, Ratnasambhava, Amitabha and Amoghasiddhi. The five pebbles might stand for the five elements in earth air fire water and space. The five pebbles might stand for faith energy mindfulness concentration and wisdom. They might stand for pancha sila or the five precepts such as one must not kill, one  must not steal and so on. Or else the five pebbles might speak of the five varieties of Zen such as bompu zedo etc. The poet stacks these one upon another thinking that they are interacting with one another. And the poet draws circles of waves around them.

 

Circles of waves speak of quantum mechanics and wave function of particles that tells us that the actual position of the particle is beyond our grasp. But  from the five pebbles the poet finds that straight lines are radiating. So the poet no longer feels the reality as something unknown and unknowable. Does the poet prefer the particle theory to the wave theory of light and enlightenment?





 

Tĩnh lặng (39) của Mai Văn Phấn

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya bình chú

Dominique de Miscault dịch sang tiếng Pháp

 Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

 

 

39


Tôi chồng năm hòn cuội

Vẽ xung quanh những vòng sóng

 

Hôm nay tôi biết

Mình đã nhầm

 

Từ năm hòn cuội

Đang mở ra những đường thẳng tắp

 

Tôi sẽ không xếp

Bất kỳ vật gì chồng lên nhau nữa

Trong tầm nhìn.





Bình chú:


Với độc giả đang đọc thì bài thơ này rất khó hiểu. Nhưng bài thơ này cuốn hút đến mức không cưỡng lại được. Độc giả ấy đọc đi đọc lại bài thơ mà chẳng biết nói sao. Song bài thơ cứ ám ảnh độc giả. Tất nhiên theo quan điểm của T.S. Eliot[1] thì những bài thơ được hiểu rõ nhất là khi chúng được hiểu nửa vời. Và với lập luận biện minh như vậy độc giả ấy sẽ giải mã cái nghịch lý [koan[2] của một bài thơ theo cách hiểu hay nhất của mình.

 

Lời thơ phác họa những đường nét đơn giản. Nhà thơ chồng năm hòn cuội lên nhau thành một cái ụ hình tháp trong tầm nhìn của mình và vẽ những vòng sóng xung quanh. Rồi ông thấy từ những hòn cuội đó đang mở ra những đường thẳng tắp. Và ông dường thấy rằng trước đó mình đã nhầm. Ông tự nhủ rằng mình sẽ không bao giờ xếp chồng những hòn cuội lên nhau nữa.  

 

Thứ đầu tiên chúng ta thấy được từ lời thơ là nhân vật chính của câu chuyện thơ hay cũng chính là nhà thơ luôn thử nghiệm với những hòn cuội hay những sự kiện riêng rẽ của cuộc đời để tìm ra chân lý sống. Và ông học hỏi từ thử nghiệm và lỗi lầm. Ông chồng những hòn cuội lên nhau để cân bằng giữa thân, tâm và trí. Ông cố gắng tạo ra một thứ tạm gọi là ngôi chùa. Nếu ta chồng những hòn cuội lên nhau, chúng không thể duy trì trạng thái đó được lâu. Và từ thử nghiệm đó nhà thơ nhìn ra tính nhất thời của hiện tồn. Nhưng người ta không khỏi băn khoăn những hòn cuội kia là gì vậy? Những vòng sóng kia là gì vậy? Tầm nhìn là gì vậy? Những đường thẳng tắp đang mở ra từ những hòn sỏi kia là gì vậy? 

 

Tầm nhìn là phạm vi người ta có thể nhìn thấy được mà không cần phải quay đầu. Như vậy nhà thơ đang nhìn với một tầm nhìn nhất định mà đầu không cử động. Và ở đó có năm hòn cuội. Đạo Phật cũng đề cập đến thiền sỏi[3], lối thiền này thường bắt đầu bằng hồi chuông rung. Một hòn sỏi được cầm lên và một người hít vào và nói: “Tôi là một bông hoa”. Rồi người đó thở ra và nói: “Tôi tươi mát”. Năm hòn cuội đó có thể là Ngũ Trí Phật – Vairochana (Đại Nhật Phật), Akshobhya (Bất Động Phật), Ratnasambhava (Bảo Sinh Phật), Amitabha (A-di-đà Phật) và Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu Phật). Năm hòn cuội đó có thể tượng trưng cho Ngũ đại là địa, phong, hỏa, thủy và không[4]. Năm hòn cuội đó có thể tượng trưng cho đức tin, sinh lực, chánh niệm, định tâm và tuệ giác. Chúng có thể tượng trưng cho pancha sila hay Ngũ giới như giới sát, giới đạo, vân vân. Nếu không thì năm hòn cuội này có thể tượng trưng cho Ngũ vị Thiền[5] như  phàm phu thiền [bompu], ngoại đạo thiền [zedo], vân vân. Nhà thơ chồng những hòn cuội này lên nhau mà nghĩ rằng chúng đang tương tác với nhau. Và nhà thơ vẽ những vòng sóng xung quanh chúng.


Những vòng sóng có thể nói về cơ học lượng tử và hàm sóng[6] của các hạt, những thứ này cho chúng ta biết rằng vị trí thực của hạt vượt khỏi tầm hiểu biết của chúng ta. Nhưng từ năm hòn cuội ấy, nhà thơ thấy những đường thẳng tắp đang mở ra. Thế nên nhà thơ không còn cảm thấy thực tại này là một thứ gì đó chưa biết và không thể biết được. Phải chăng nhà thơ thích lý thuyết hạt hơn là lý thuyết sóng ánh sáng và sự giác ngộ?

 


____________
[1]
 Thomas Stearns Eliot (1888–1965) là nhà viết tiểu luận, nhà xuất bản, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học và xã hội, và là ‘một nhà trong những nhà thơ lớn của thế kỷ XX. Ông là công dân Anh gốc Mỹ, người đoạt giải Nobel Văn học năm 1948. (ND) 

 

[2] Từ điển Lạc Việt (Anh-Việt) giải thích “Koan là Thuyết Công án của tu sĩ theo Thiền, từ bỏ lý lẽ, dùng trực giác để đạt đến thông tuệ”, theo từ điển Falex, ‘koan’ là một dạng trao đổi bằng lời, một câu đố, một truyện hài hước, một tuyên ngôn khó hiểu, thường là nghịch lý, được sử dụng trong Thiền tông của Phật giáo để giúp quán tưởng và là phương tiện để đạt đến giác ngộ (đốn ngộ). (ND)

 

[3] Thiền sỏiPhương pháp thiền bằng những viên sỏi do thày Thích Nhất Hạnh sáng tạo raTrong bài Trích Pháp thoại của Sư ông Làng Mai ngày 7/4/2007 tại Chùa Hương Sơn, Đà Nẵng trong Khóa tu cho Tăng Ni & Phật Tử tại Chùa Hương Sơn có ghi lại: “Bên Tây phương tôi có sáng chế một pháp môn tu học cho người trẻ Tây phương gọi là thiền sỏi... Mỗi thiếu nhi được lệnh phải đi kiếm 4 hòn sỏi, 4 hòn đá cuội và may một cái túi bỏ 4 hòn sỏi đó vào trong. Mỗi khi đến Làng Mai hay đến một khóa tu thì đem 4 hòn sỏi đó theo để thực tập với nhau. Các bé ngồi một vòng 10 hay 15 đứa,... lấy cái túi ra, dốc 4 hòn sỏi để sang bên tay trái... Khi em tri chung thỉnh chuông thì tất cả các em khác trở về với hơi thở, ngồi buông thư, thở vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mỉm cười. Chuông thỉnh ba tiếng. Ba tiếng chuông cho ta cơ hội thực tập chín hơi thở vào và chín hơi thở ra... Sau đó mình lấy hai ngón tay, bốc một viên sỏi đưa lên nhìn và nhận diện tên của nó là một bông hoa. Viên sỏi này tượng trưng cho bông hoa, mình gọi tên nó và để nó lên lòng bàn tay trái, để bàn tay trái lên lòng bàn tay mặt và mình thực tập:

Thở vào tôi  thấy tôi là một bông hoa, 
thở ra tôi cảm thấy tươi mát như một bông hoa.

 

 ... Quí vị làm sao về phục hồi lại bông hoa trong tự tâm, tự thân của mình, làm cho mình tươi mát trở lại. Mình nhìn như thế nào mà người ta thấy hai con mắt của mình có tình thương, có sự tha thứ, sự tươi mát. Mình mỉm cười như thế nào mà người ta thấy trong lòng mình có một đóa hoa...”

(http://langmai.org/thien-duong/hanh-phuc-la-con-duong/thien-soi(ND) 

 

[4] Thuyết Ngũ đại (5 nguyên tố cơ bản) của Ấn Độ giáo tương đương với thuyết Ngũ hành của Trung Hoa. (ND)

 

[5] Ngũ vị thiền chỉ năm phương pháp tu thiền do Thiền sư Khuê Phong Tông Mật phân chia ra trong tác phẩm Thiền nguyên chư thuyên tập đô tự : (i) Phàm phu thiền (tiếng Nhật: bompu-zen): Cách thiền của phàm phu, những người không theo đạo mà chỉ muốn thân thể, tâm trạng được khoẻ mạnh; (ii) Ngoại đạo thiền (tiếng Nhật: gedō-zen): Chỉ những phương pháp thiền nằm ngoài Phật giáo; (iii) Nhị thừa thiền hay Tiểu thừa thiền (tiếng Nhật: shōjō-zen): Thiền theo những phương pháp được nêu ra trong kinh sách Phật giáo Nam truyền; (iv) Đại thừa thiền (tiếng Nhật daijō-zen): Mục đích chính ở đây là Kiến tínhGiác ngộ; (v) Tối thượng thừa thiền (tiếng Nhật: saijōjō-zen): Trong dạng thiền này, đường đi và mục đích trở thành một. Thiền không phải là một phương pháp để đạt giác ngộ nữa mà trở thành một sự biểu hiện trực tiếp của Phật tính
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9_v%E1%BB%8B_thi%E1%BB%81n) (ND)

 

[6] Trong cơ học lượng tử, hàm sóng là một lượng biến thiên mô tả đặc tính sóng của hạt bằng công thức toán học
(https://www.britannica.com/science/wave-function) (ND) 

 






 Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 


 

Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education  M.A [ triple]  M Phil   Ph D  Sutrapitaka tirtha  plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.

 




TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Địa chỉ: 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh: 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học  [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault






Poétesse Artiste Dominique de Miscault

 

Artiste Plasticienne. Actualités. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil. Ecrire en images, cacher les mots porteurs de souffrance ; on ne raconte pas les pas d’une vie qui commence en 1947. C’est en 1969 que j’ai été invitée à exposer pour la première fois. Depuis j’ai eu l’occasion de « vagabonder » seule ou en groupe en France et dans le monde sûrement près de 300 fois. Les matériaux légers sont mes supports, ceux du voyage et de l’oubli.

www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault

 

Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác đương đại. Từ bãi biển đến trang giấy. Là ngày hôm qua, từ 1967 đến 1980, và trước đó, rồi từ 1981 đến 1992. Và nữa từ 1992 đến 2012 trên tất cả các biên giới. Ngày hôm nay là bãi biển trắng dưới bầu trời xanh. Viết bằng hình ảnh, giấu từ ngữ mang nỗi đau, người ta không kể lại những bước đi trong cuộc đời tính từ năm 1947. Vào năm 1969, lần đầu tiên tôi được mời triển lãm tác phẩm. Kể từ đó, tôi có cơ hội một mình "lang bạt" hoặc theo nhóm ở nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, chắc chắn gần 300 lần. Những chất liệu nhẹ là nguồn hỗ trợ tôi, những chất liệu của hành trình và quên lãng.

www.dominiquedemiscault.fr

www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com




 

 Dịch giả Takya Đỗ



Sách d
ịch của Takya Đỗ đã xuất bản:

Vinabook.com
Nhà sách Khai Tâm

 


Tĩnh lặng - Silence (1)
Tĩnh lặng - Silence (2)
Tĩnh lặng - Silence (3)

Tĩnh lặng - Silence (4)
Tĩnh lặng - Silence (5)
Tĩnh lặng - Silence (6)
Tĩnh lặng - Silence (7)

Tĩnh lặng - Silence (8)
Tĩnh lặng - Silence (9)
Tĩnh lặng - Silence (10)
Tĩnh lặng - Silence (11)
Tĩnh lặng - Silence (12)
Tĩnh lặng - Silence (13)
Tĩnh lặng - Silence (14)
Tĩnh lặng - Silence (15)
Tĩnh lặng - Silence (16)
Tĩnh lặng - Silence (17)
Tĩnh lặng - Silence (18)
Tĩnh lặng - Silence (19)
Tĩnh lặng - Silence (20)
Tĩnh lặng - Silence (21)
Tĩnh lặng - Silence (22)
Tĩnh lặng - Silence (23)
Tĩnh lặng - Silence (24)
Tĩnh lặng - Silence (25)
Tĩnh lặng - Silence (26)
Tĩnh lặng - Silence (27)
Tĩnh lặng - Silence (28)
Tĩnh lặng - Silence (29)

Tĩnh lặng - Silence (30)
Tĩnh lặng - Silence (31)
Tĩnh lặng - Silence (32)
Tĩnh lặng - Silence (33)
Tĩnh lặng - Silence (34)
Tĩnh lặng - Silence (35)
Tĩnh lặng - Silence (36)
Tĩnh lặng - Silence (37)
Tĩnh lặng - Silence (38)










Photo: Dominique de Miscault













BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị