image advertisement
image advertisement





























 

Silence (27) - Tĩnh lặng (27). Mai Văn Phấn. Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya - chú giải. Traduction française Dominique de Miscault – Dịch sang tiếng Pháp. Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

Silence (27) by Mai Văn Phấn

Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault

Translated into Vietnamese by Takya Đỗ






Long Bien ou le pont de tous les songes - Dominique de Miscault






Silence

 


27

 

My body blends into darkness

Only my hands remain alight

 

My palms turn up

Like two lake surfaces

Two open bowls

Two winter caves

The deep pits of two stars

The mouths of two fish…

 

One cannot find in the universe

Pairs

Like two hands

Joining

 

Because each star, bowl

Fish, cave, lake…

Connects to a separate darkness.


(Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)

 

 



Explication

 

Modern civilization does not pay any attention to rituals. If religious rituals ever take place in poetry they are mentioned only to be debunked. To show the hollowness of time honoured rituals is often the function of so called poetry. That is modernity. Modern poetry looks upon such manners as greeting one with folded hands as trifle not fit  for the stuff of poetry. But  Mai  Văn Phấn is different. With him every trifle is instinct with  Buddha mind. So the so called trifles often figure in his poetry to disseminate light and love. The poem 27 of Silence is an instance.

 

The first two lines of the poem opens like a riddle

The body blends into darkness

Only my hands remain alight

 

It is said that dust thou art dust returnest, So the body blends into darkness. But ironically enough. The poet’s hands are alight. How is that? How do the hands differ from the body? To decode the riddle the reader cannot but proceed farther in reading the poem.

 

According to Indian yoga system there are eleven senses. Five of them are affected by the images radiated by the world. They are eyes ears noses tongue and skin. Five of them are sense organs of action such as hands feet mouth rectum and genitals. Mind is the eleventh sense organ.

 

The poet observes in a vision that while his body that includes all the five sense organs such as nose ears and the like and all the four sense organs of action such as feet mouth etc vanish into darkness because of impermanence of all things under the Sun only the two hands in a particular hand gesture remain illuminated in the encircling gloom. Does it not mean that despite the fact that while our body vanishes our actions survive? Because hands are the sense organ of action. Look at any image of Lord Buddha. In  some images the hands touch the earth. In some other images both the hands are in the lap with the back of the right hand resting on the palm of the left hand. The fingers of both the palms are stretched. In another set of Buddha images the right hand is generally raised to shoulder height with arm bent. In other images the hands are raised to the level of the chest. The palm of the right hand faces outward. In another gesture the lip of the thumb kisses the lip of the index finger. While the right hand is raised upto the shoulder the left hand is at the hip level on the lap and looks upward. In other images both hands are raised on the chest. The palms and fingers of both the hands join against each other vertically. This hand gesture is not there in Buddha statues. But it is found among the bodhisattvas whose only prayer is to liberate every particle of the existence. And in countries like Thailand Vietnam and in India people greet each other with clasped palms. Greeting someone with clasped palms means to greet  another person with love compassion and respect. We must respect everything in the existence because everything in the existence is the epiphenomenon of the Buddha mind. And clasped palms is a mudra or hand gesture that helps us to cultivate respect and compassion for everyone and every thing. The poet very clearly describes how this hand gesture could be forged.

The poets palms turn up and join with one another.

 

The poet looks at the capability of man to clasp the palms as a special privilege pf man When we turn up a palm, there is the hollow in it. The same hollow is in everything ranging from the stars in the firmament to the fishes in the water. But alas! Alas! they cannot make up their hollowness because their limbs are limited or insufficient. One cannot find in universe pairs like two hands joining. What does the two hands joining mean? Well it might mean joining the opposites, positive and negative. The truth is neither the positive nor the negative, neither the not positive nor the not negative neither the not not positive nor the not not negative. While other things in the existence are connected to separate darkness, be it either positive or negative man can alone transcend the logo centrism by joining the two hands and  by cultivating love and respect. Love and respect for each other can do away with the hollowness lurking in the heart of an individual. Each one of us is alienated like an island. Let us join our own hands and cultivate love and respect for others. Let us shake hands and unite with others. There will be the perfect harmony between yang and yin. The hollowness and sufferings of man will disappear in the light of Buddha mind and consciousness perpetual. That is why while the body vanishes into darkness the hand that are the tools for getting at the Buddha mind are alight.  




Explication par Dr. 
Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Traduction française Dominique de Miscault








Long Bien ou le pont de tous les songes - Dominique de Miscault




 

 Silence



27

 

Mon corps est obscur

mes mains lumineuses

 

Mes paumes

deux surfaces lacustres

deux bols ouverts

deux grottes en hiver

espace infini entre deux étoiles

bouches ouvertes de deux poissons ...

 

On ne peut pas trouver

deux univers

tels deux mains jointes

 

Chaque étoile, planète

poisson, grotte, lac ...

sont aussi obscurités.

 

 

 

 

Explication


La civilisation moderne ne fait plus attention aux rituels. Si les rituels religieux sont évoqués en poésie, ils n’y sont mentionnés que pour être déconsidérés. Exposer le manque de rituels honorés par le temps est souvent la fonction d’une soi-disant poésie. C'est la modernité. La poésie moderne regarde les manières telles que saluer quelqu’un avec les mains jointes, ce comme inadapté à la poésie. Mai Văn Phấn est différent. Avec lui, chaque geste vient de Bouddha. Ainsi, ce qui est appelé bagatelles figurent souvent dans sa poésie pour diffuser la lumière et l'amour. Le poème 27 de Silence en est un exemple :

 

Mon corps dans l'obscurité

Seules mes mains sont lumineuses

 

Il est dit : Souviens-toi que tu es poussière et que tu retourneras en poussière.

 

Le corps est donc obscurité. Mais paradoxalement, les mains du poète sont éclairées. Comment est-ce possible ? En quoi ses mains seraient-elles dissociées de son corps ? Pour comprendre, le lecteur doit continuer à lire le poème.

 

Selon le yoga indien, il y a onze sens. Cinq d'entre eux irradient le monde : Ce sont les yeux, les oreilles, la langue, la peau et l’odorat. Les cinq autres sont les organes de l'action tels que les mains, les pieds, la bouche, le rectum et les organes génitaux. L'esprit est le onzième organe des sens.

 

Le poète observe qu’alors que son corps avec ses cinq sens, les oreilles, le nez et les autres et tous les cinq organes de l'action tels que la bouche des pieds etc. disparaissent dans l'obscurité à cause de l'impermanence sous le Soleil. Seules ses deux mains dans un geste spécifique restent lumineuses dans l'obscurité. Cela ne signifierait-t-il pas que malgré la disparition de notre corps, nos actions survivent ? Les mains sont du domaine de l’action. Regardez Bouddha : Ses mains peuvent toucher la terre ou ses deux mains se tiennent, l'arrière de la main droite reposant sur la paume de la main gauche et les doigts étirés. Dans une autre série de postures du Bouddha : La main droite est levée à la hauteur de l'épaule avec le bras plié ou encore, les mains sont relevées au niveau de la poitrine, la paume de la main droite est tournée vers l'extérieur. Dans un autre geste, le bout du pouce touche le bout de l'index. Alors que la main droite est relevée sur l'épaule, la main gauche est au niveau de la hanche sur le genou et regarde vers le haut. Dans d'autres images, les deux mains sont relevées sur la poitrine. Les paumes et les doigts des deux mains se rejoignent verticalement. On ne trouve pas de mains jointes dans les statues de Bouddha. Par contre, on les trouve chez certains bodhisattvas dont la seule raison d’être est de libérer toutes les particules de vie. En Thaïlande, au Vietnam et en Inde, on se salue les mains jointes. Saluer quelqu'un avec les mains jointes signifie amour, compassion et respect. Nous devons tout respecter dans l'existence parce que tout dans l'existence est l'épiphénomène de l'esprit du Bouddha. Les mains jointes sont un geste qui nous aide à cultiver le respect, la compassion pour chacun et toutes choses. Le poète décrit très clairement comment ce geste de la main doit être pratiqué. Les paumes des poètes apparaissent et se rejoignent.

 

Le poète mesure la capacité de l'homme à serrer ses paumes comme un privilège. Quand nous présentons notre paume, il y a un creux. Ce même creux se retrouve dans les étoiles du firmament ou chez les poissons dans l'eau. Mais hélas ! Hélas ! On ne peut pas compenser nos faiblesses car nous sommes limités. Il n’y a pas de double univers tel deux mains qui se joignent. Qu'est-ce que ces deux mains qui se joignent ? Cela pourrait signifier que les contraires se rejoignent, positifs et négatifs. La vérité n'est ni positive ni négative, ni pas positive ou pas négative ni le non positif ni le négatif.

 

Bien que des choses de l'existence soient liées à l’obscurité, que ce soit positif ou négatif, l'homme peut seul transcender son égocentrisme en joignant les deux mains et en cultivant l'amour et le respect. L'amour et le respect des uns envers les autres peuvent éliminer le vide qui se cache dans notre cœur. Chacun de nous est enfermé en lui-même comme sur une île. Joignons nos mains et cultivons l'amour et le respect pour les autres. Nous serrons la main qui s’unit aux autres. Ainsi il y aura l'harmonie parfaite entre le yang et le yin. Le vide et les souffrances de l'homme disparaîtront à la lumière de l'esprit du Bouddha et de la conscience infinie. C'est pourquoi, alors que le corps disparaît dans les ténèbres, la main qui est l'outil pour parvenir à l'esprit de Bouddha est lumineuse.

 



 

 
Tĩnh lặng (27) 
của Mai Văn Phấn

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya chú giải

Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

 

 

 

27

 

Cơ thể tôi lẫn vào bóng tối

Chỉ sáng đôi bàn tay

 

Lòng tay lật lên

Tựa hai mặt hồ

Hai chiếc bát để ngửa

Hai cửa hang mùa đông

Hố trũng hai ngôi sao

Miệng hai con cá...

 

Không thể tìm trong vũ trụ

Những cặp song trùng

Tựa đôi bàn tay

Khép lại

 

Bởi mỗi ngôi sao, chiếc bát

Con cá, hang sâu, hồ nước...

Nối với từng bóng tối khác nhau.




 

Chú giải:


Nền văn minh hiện đại chẳng quan tâm gì đến lễ nghi. Nếu các nghi lễ tôn giáo có diễn ra trong thi ca thì chúng cũng chỉ được đề cập đến chỉ để bị lật tẩy. Phơi bày sự giả dối của những nghi lễ đã thành truyền thống thường là trách nhiệm của cái được gọi là thi ca. Đó là tính hiện đại. Thi ca hiện đại coi những kiểu cách như chắp tay chào ai đó là nhỏ nhặt tầm thường không phù hợp với tinh thần thi ca. Nhưng Mai Văn Phấn thì khác. Với ông mỗi thứ tầm thường nhỏ nhặt đều là bản năng chứa đựng Phật tâm, thế nên những thứ mà người ta gọi là nhỏ nhặt ấy thường hiện diện trong thơ của ông để lan tỏa ánh sáng và tình yêu. Bài thơ Tĩnh lặng số 27 là một ví dụ.

 

Hai dòng đầu của bài thơ mở đầu như một câu đố:

 

Cơ thể tôi lẫn vào bóng tối

Chỉ sáng đôi bàn tay

 

Có câu rằng là cát bụi ngươi lại trở về với cát bụi[1], nên cơ thể ấy lẫn vào bóng tối. Nhưng trớ trêu thay, đôi bàn tay nhà thơ vẫn sáng. Sao lại thế được? Làm sao mà đôi bàn tay lại không giống với toàn bộ cơ thể? Để giải câu đố này thì người đọc chỉ còn cách đọc tiếp bài thơ.

 

Theo hệ thống phân loại của yoga Ấn độ, có 11 giác quan cả thảy. Năm trong số này bị tác động bởi những hình ảnh từ thế giới chiếu ra, đó là mắt, tai, mũi, lưỡi và da. Năm giác quan khác là các cơ quan cảm giác hành động như tay, chân, miệng, trực tràng và cơ quan sinh dục. Tâm trí là cơ quan cảm giác thứ mười một.  

 

Trong một ảo cảnh, nhà thơ thấy rằng trong lúc cơ thể ông, gồm toàn bộ năm giác quan như mũi, tai và những giác quan cùng loại và tất cả bốn giác quan hành động như miệng, chân vân vân đều tan biến vào bóng tối bởi tính tạm thời ngắn ngủi của mọi vật dưới ánh mặt trời, chỉ riêng đôi bàn tay trong một cử chỉ đặc biệt là vẫn được chiếu sáng trong cái bóng tối vây phủ đó. Chẳng phải điều đó có nghĩa là bất chấp cái thực tại khi cơ thể ta tan biến vào hư vô thì hành động của ta vẫn tiếp tục tồn tại hay sao? Bởi vì đôi bàn tay là cơ quan cảm giác hành động. Hãy xem bất kỳ bức tranh nào vẽ Đức Phật. Trong một số bức đôi bàn tay chạm xuống đất. Trong một số bức tranh khác cả hai bàn tay đặt trên lòng với mu bàn tay phải đặt trên lòng bàn tay trái,  các ngón tay trên cả hai bàn tay đều duỗi ra. Trong loạt những bức tranh khác nữa bàn tay phải thường giơ lên đến ngang vai và khuỷu tay gập lại. Lại có những bức mà đôi tay giơ lên ngang ngực, lòng bàn tay phải hướng ra ngoài. Trong một cử chỉ khác rìa ngón tay cái chạm hờ vào cạnh ngón tay phải, trong khi bàn tay phải giơ lên đến ngang vai thì bàn tay trái nằm trên lòng ở vị trí ngang hông và lòng bàn tay hướng lên trên. Trong những bức khác cả hai tay giơ lên ngang ngực, đôi bàn tay chắp lại thẳng đứng. Cử chỉ bàn tay kiểu này không thấy có ở các pho tượng Phật. Mà có thể thấy ở các vị Bồ tát, những vị này chỉ tâm niệm một điều là giải phóng mọi loài trong hiện tồn.     

  

Và ở những nước như Thái Lan, Việt Nam và Ấn độ, người ta thường chào hỏi nhau bằng cách chắp hai tay lại. Chào hỏi ai bằng hai tay chắp lại là tỏ ý chào hỏi người đó với lòng yêu mến, nhiệt tình và kính trọng. Chúng ta cần phải tôn trọng mọi vật trong hiện tồn bởi mọi vật trong hiện tồn đều là hiện tượng phụ[2] của Phật tâm. Và hai bàn tay chắp lại là mudra hay cử chỉ bàn tay giúp chúng ta nuôi dưỡng lòng kính trọng và trắc ẩn với mọi người và mọi vật. Nhà thơ miêu tả rất rõ có thể bắt chước cử chỉ bàn tay này ra sao.


Hai lòng bàn tay của nhà thơ lật lên và khép vào nhau.

   

Nhà thơ xem cái khả năng chắp tay như một đặc quyền của con người. Khi ta lật ngửa lòng bàn tay, sẽ có hố trũng trong đó. Cái hố trũng như thế cũng có ở mọi vật từ những ngôi sao trên trời đến những con cá dưới nước. Nhưng than ôi! Than ôi! chúng không thể tự lấp đầy những hố trũng này bởi các chi của chúng bị hạn chế hoặc thiếu hụt. Người ta không thể tìm thấy trong vũ trụ những cặp song trùng tựa đôi bàn tay khép lại. Thế hai bàn tay khép lại có ý nghĩa gì? Ờ, có thể nó mang ý nghĩa là kết hợp những cái đối lập, như tích cực và tiêu cực. Chân lý chẳng phải tích cực cũng không phải tiêu cực, chẳng phải là không tích cực cũng chẳng phải không tiêu cực, sắc sắc không không. Khi những vật khác trong hiện tồn được kết nối với từng bóng tối khác nhau, thì dù là người tích cực hay người tiêu cực đều có thể một mình vượt lên khỏi ngôn từ trung tâm luận[3] bằng cách khép hai bàn tay và bằng cách nuôi dưỡng lòng yêu mến và kính trọng. Lòng yêu mến và kính trọng lẫn nhau có thể giúp người ta thoát khỏi cái hố trũng ẩn trong trái tim mỗi người. Mỗi người chúng ta đang bị chia cách như một hòn đảo. Chúng ta hãy chắp tay lại và nuôi dưỡng lòng yêu mến và kính trọng đối với những người khác. Chúng ta hãy bắt tay nhau và kết liên với những người khác. Giữa dương và âm sẽ có sự hài hòa tuyệt đối. Cái hố trũng và sự thống khổ của con người sẽ biến mất dưới ánh sáng Phật tâm và ý thức bất diệt. Đó là lý do tại sao trong khi cơ thể tan biến vào bóng tối thì đôi tay, cái phương tiện để đạt đến Phật tâm ấy, lại bừng sáng.  


______________
[1] Nguyên văn ‘dust thou art dust returnest’, là câu trích từ bài A Psalm Of Life (tạm dịch: Bài Thánh vịnh cuộc đời) của nhà thơ Mỹ Henry Wadsworth Longfellow (1807-1882); nguyên câu thơ này là lời Chúa phán bảo Adam khi Ngài đuổi Adam và Eve ra khỏi Địa đàng (‘dust thou art, and unto dust shalt thou return’ - Sáng thế ký 3:13). (ND)


[2] Nguyên văn ‘epiphenomenon’, một số từ điển tiếng Anh cho nghĩa triết học của từ này là “Một hiệu ứng thứ yếu hoặc một kết quả phụ của một hiện tượng khác”.

(http://www.thefreedictionary.com/Epiphenomenon;

https://en.oxforddictionaries.com/definition/epiphenomenon... )

Wikipedia giải thich rõ hơn: “Epiphenomenon  là một hiện tượng thứ yếu xảy ra theo hoặc song song với hiện tượng chủ yếu

(https://en.wikipedia.org/wiki/Epiphenomenon). (ND)

[3] Nguyên văn ‘logocentrism’, một thuật ngữ do triết gia Đức Ludwig Klages đặt ra khoảng những năm 1920; nó đề cập đến truyền thống khoa học và triết học phương Tây coi ngôn từ và ngôn ngữ như sự biểu hiện cơ bản của một thực tại bên ngoài.

(https://en.wikipedia.org/wiki/Logocentrism).

Một số tài liệu tiếng Việt dịch từ này ngôn tâm luận’ hoặc lý tâm luận..., tác giả Nhật Chiêu trong bài ‘Thiền và Hậu hiện đại của mình dùng ‘ngôn từ trung tâm luận là cách diễn dịch gần nhất với chủ đề đang được đề cập ở đây. (ND)






 Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 


 

Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education  M.A [ triple]  M Phil   Ph D  Sutrapitaka tirtha  plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.

 




TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Địa chỉ: 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh: 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học  [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault






Poétesse Artiste Dominique de Miscault

 

Artiste Plasticienne. Actualités. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil. Ecrire en images, cacher les mots porteurs de souffrance ; on ne raconte pas les pas d’une vie qui commence en 1947. C’est en 1969 que j’ai été invitée à exposer pour la première fois. Depuis j’ai eu l’occasion de « vagabonder » seule ou en groupe en France et dans le monde sûrement près de 300 fois. Les matériaux légers sont mes supports, ceux du voyage et de l’oubli.

www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com




Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault

 

Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác đương đại. Từ bãi biển đến trang giấy. Là ngày hôm qua, từ 1967 đến 1980, và trước đó, rồi từ 1981 đến 1992. Và nữa từ 1992 đến 2012 trên tất cả các biên giới. Ngày hôm nay là bãi biển trắng dưới bầu trời xanh. Viết bằng hình ảnh, giấu từ ngữ mang nỗi đau, người ta không kể lại những bước đi trong cuộc đời tính từ năm 1947. Vào năm 1969, lần đầu tiên tôi được mời triển lãm tác phẩm. Kể từ đó, tôi có cơ hội một mình "lang bạt" hoặc theo nhóm ở nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, chắc chắn gần 300 lần. Những chất liệu nhẹ là nguồn hỗ trợ tôi, những chất liệu của hành trình và quên lãng.

www.dominiquedemiscault.fr

www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com







 Dịch giả Takya Đỗ



Sách d
ịch của Takya Đỗ đã xuất bản:

Vinabook.com
Nhà sách Khai Tâm

 



Tĩnh lặng - Silence (1)
Tĩnh lặng - Silence (2)
Tĩnh lặng - Silence (3)

Tĩnh lặng - Silence (4)
Tĩnh lặng - Silence (5)
Tĩnh lặng - Silence (6)
Tĩnh lặng - Silence (7)

Tĩnh lặng - Silence (8)
Tĩnh lặng - Silence (9)
Tĩnh lặng - Silence (10)
Tĩnh lặng - Silence (11)
Tĩnh lặng - Silence (12)
Tĩnh lặng - Silence (13)
Tĩnh lặng - Silence (14)
Tĩnh lặng - Silence (15)
Tĩnh lặng - Silence (16)
Tĩnh lặng - Silence (17)
Tĩnh lặng - Silence (18)
Tĩnh lặng - Silence (19)
Tĩnh lặng - Silence (20)
Tĩnh lặng - Silence (21)
Tĩnh lặng - Silence (22)
Tĩnh lặng - Silence (23)
Tĩnh lặng - Silence (24)
Tĩnh lặng - Silence (25)
Tĩnh lặng - Silence (26)









Tác phẩm của HS. Randy Cano, Hoa Kỳ

  


  











BÀI KHÁC
1 2 3 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị