Le bain du Nouvel An - Tắm đầu năm (poème - thơ) - Mai Văn Phấn. Traduit par Thi Huong
Mai Văn Phấn
Traduit par Thị Hương
Nico: “Tắm đầu năm/ Le bain du Nouvel
An“
của Mai Văn Phấn qua bản Pháp ngữ của Thi Hương
On est
étonné de voir à quel point ce poème fait débat. D’où vient le malaise
de certaines critiques vietnamiennes devant «Le bain du Nouvel An»? Il
ne nous donne pas ce qu’on attendait! Que provoquent les querelles entre
poète et lecteur? L’un est emporté par le jeu de diluer l’écho sonore
dans la chaîne des images surréalistes et abstraites, l’autre attaché
aux règles traditionnelles. Le nombre figé des syllabes a disparu, la
rime est abandonnée, reste au poète à dégager spontanément la marge
d’interprétation de son moi s'appuyant sur le détail des images, sur le
volume et le poids des mots, ceux qui sont communs au vers régulier et
au libre.
Il est
temps de le lire indépendamment de ce qu’on croyait primordial: comme
une œuvre d’artiste et non pas comme une prosodie classique.
Le bain au
début de l’Année, c’est une sorte de délivrance de toute impureté pour
éloigner toute mauvaise chose. Une purification de l’esprit et du corps
ou une méditation sous Lumière permet à l’homme de revenir à une
meilleure estime de soi-même. Le bain du Nouvel An, si modeste soit-il
dans ses intentions et dans ses dimensions, on y trouve sans peine le
mythe romantique, l’existence de la nature et l’expérience de l’Être.
Dans un silence sublime, un moment solennel, le poète dévoile un moi
optimiste et invite le lecteur à se découvrir, le côté humain «parfait»
existant à l’intérieur de chacun.
Mai Van
Phan, poète vietnamien, né en 1955 à Ninh Binh, est l’auteur de
plusieurs recueils de poèmes parmi lesquels, «Le Ciel sans toit», publié
en 2010, est récompensé par le Prix littéraire du Viet Nam. Mai Van
Phan tente à échapper une poésie vietnamienne à l’ancienne, inspiré par
le symbolisme, surréalisme, dadaïsme… mais cherchant toujours un style
unique qui est le sien affrontant certaines critiques défavorables. Il a
été traduit dans de nombreuses langues étrangères.
Nico-paris.com a le plaisir de présenter le polémique «bain du Nouvel An», avec l’admirable traduction de Thi Huong.
Le bain du Nouvel An
Longtemps lavé cependant toujours souillé
Retourner donc se purifier par la flamme
Avancer d’abord les épaules vers la lumière
Puis les deux mains
Les pieds, le menton, les genoux
Même les globes des yeux et la toux sèche
Verser de la lumière dans chaque recoin obscur
Recoins obscurs comme des pots de germination
Comme de l’acier brulant trempé dans l’eau
Comme un œuf en cours d’incubation
Racines de troncs branches marcottés déjà émergent
Se purifier pour accueillir l’arrivée du printemps
Se baigner dans la lumière
En appelant dans un murmure grand-père grand-mère père mère
Le corps se hissant vers la flamme
Verser avec vigueur en chuchotant ton nom
La lumière enceinte se balance
Essayer d’appeler quelqu’un au loin infiniment loin
La lumière muette devient encore plus brillante
Encore plus brillante.
M.V.P
"Thật ngạc
nhiên khi chứng kiến bài thơ đã gây tranh cãi thế nào. Do đâu mà có sự
bất ổn của một số nhà phê bình Việt Nam trước “Tắm đầu năm”? Nó không
mang lại cái mà ta vẫn thường mong đợi! Điều gì kích động những bất đồng
giữa nhà thơ và độc giả? Một bên say sưa với lối chơi làm tan biến âm
hưởng của âm thanh trong chuỗi những hình ảnh siêu thực và trừu tượng,
một bên gắn bó với những nguyên tắc truyền thống. Số lượng âm tiết quy
định biến mất, vần điệu bị bỏ rơi, chỉ còn tác giả thênh thang thoát ra
khỏi giới hạn để diễn tả cái tôi bằng chi tiết của hình ảnh, bằng sự
dồi dào và sức nặng của câu chữ, điểm nhấn chung giữa thơ vần luật và
thơ tự do.
Đã đến
lúc phải cảm nhận thơ một cách độc lập với những điều mà người ta vẫn
tưởng là cốt lõi: như một sáng tạo của nghệ sĩ chứ không phải là một lối
thơ vần luật cổ kính.
Tắm đầu
năm là hình thức giải thoát trọn vẹn khỏi những gì không thanh sạch để
tránh xa những điều xấu. Sự gột rửa về tinh thần và thể xác hay sự thiền
định trong ánh sáng giúp con người trở về trân trọng bản thân hơn. Tắm
đầu năm, vô cùng khiêm cung dù trong ý tưởng hay tầm vóc, ta vẫn dễ dàng
cảm nhận ở đó sự huyền bí lãng mạn, sự hiện diện của tạo hóa và sự trải
nghiệm của con người. Trong tĩnh lặng cao siêu, trong một khoảnh khắc
trang trọng, nhà thơ bộc lộ cái tôi lạc quan và mời độc giả tự khám phá
khía cạnh thiên lương hoàn thiện đã từng hiện hữu trong sâu thẳm mỗi cá
nhân.
Mai Văn
Phấn, nhà thơ Việt Nam, sinh năm 1955 tại Ninh Bình, là tác giả của
nhiều tập thơ trong đó có “Bầu trời không mái che”, xuất bản năm 2010,
đã đoạt Giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam. Mai Văn Phấn đang
nỗ lực thoát khỏi từ trường của thơ Việt Nam nền
nếp, tiếp thu những tinh hoa của các khuynh hướng tượng trưng, siêu
thực, đa đa… nhưng luôn tìm kiếm một phong cách độc nhất vô nhị, phong
cách của riêng mình dù phải đối mặt với những dư luận trái chiều. Thơ
anh đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới."
(Mai Thái Ngọc Minh dịch từ Pháp ngữ)
Tắm đầu năm
thanh tẩy mãi vẫn không thấy sạch
quay về tắm bằng ngọn đèn
thử đưa bờ vai về phía ánh sáng
rồi cả hai tay
bàn chân, cằm, đầu gối
cả đôi tròng mắt và tiếng ho khan
xối ánh sáng vào từng góc khuất
góc khuất như lò thúc mầm
như thép nóng đem tôi vào nước
như quả trứng trong ổ đang ấp
rễ thân cành đã chiết đâm ngang
tắm gội cho mùa xuân về
vừa lặn vào ánh sáng
vừa gọi thầm ông bà, cha mẹ
cơ thể bốc cao về phía ngọn đèn
vừa xối mạnh vừa gọi tên em
ánh sáng bồng bềnh bụng mang dạ chửa
thử gọi một ai xa lắc xa lơ
ngọn đèn lặng phắc càng tỏ
càng tỏ.
M.V.P
(Nguồn: http://nico-paris.com)