Publication of the Mai Văn Phấn’s poetry book ҚАБОҲАТ ДАВРИ / QABOHAT DAVRI (Era of Ignorance) in the Republic of Uzbekistan

Phát hành tập thơ “Thời đại vô cảm” tại Cộng hòa U-zơ-bê-ki-xtan





Bìa trước tập thơ

 




Maivanphan.com: Hôm nay, 10/6/2020, tại Ta-sơ-ken, thủ đô của nước Cộng hòa U-zơ-bê-ki-xtan đã phát hành tập thơ của tôi, do các dịch giả Maruf Tashpulatov, A'zam Obidov, Go'zal Begim, Zulkhumor Orifjonova, Mirzahid Muzaffar dịch từ tiếng Anh và tiếng Nga sang tiếng U-zơ-bêk. Tập thơ có tên “Thời đại vô cảm” được dịch sang hai mẫu tự Cyrill và La-tinh. Tên sách trong mẫu tự Cyrill là ҚАБОҲАТ ДАВРИvà mẫu tự La-tinh: QABOHAT DAVRI. Sách gồm 13 bài thơ tự do, trọn vẹn trường ca “Thời tái chế” của tôi và cuộc trò chuyện giữa tôi và nhà thơ Khosiyat Rustam, Tổng biên tập báo Kitob dunyosi (tạm dịch: “Thế giới sách”) vào tháng 5/2019. Tập thơ do nhà thơ Khosiyat Rustam cùng các đồng nghiệp báo Kitob dunyosi tập hợp, biên tập và phát hành.


Theo Wikipedia, tôi xin trích dẫn đôi dòng về mẫu tự Cyrill. Bảng chữ cái Cyrill (hay còn gọi Kirin) được sử dụng cho nhiều ngôn ngữ ở miền Đông Âu, Bắc và Trung Á. Nó dựa trên bảng chữ cái Kirin cổ từng được phát triển tại Trường Văn học Preslav ở Đế quốc Bun-ga-ri thứ nhất (Đế quốc Bun-ga-ri thứ nhất là một nhà nước Bun-ga-ri thời trung cổ được thành lập ở phía đông bắc bán đảo Ban-Kăng năm 680 bởi người Bunga). Đây là cơ sở cho nhiều bảng chữ cái con cho nhiều ngôn ngữ, nhất là những ngôn ngữ gốc Sla-vơ, và cả nhiều ngôn ngữ phi Sla-vơ nhưng nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga. Tính đến năm 2011, khoảng 252 triệu người ở lục địa Á - Âu, trong đó Nga chiếm khoảng một nửa, dùng nó như bảng chữ cái cho ngôn ngữ của họ. Với sự gia nhập Liên minh châu Âu của Bun-ga-ri vào năm 2007, Cyrill trở thành bảng chữ cái thứ ba được dùng chính thức trong liên minh này, sau bảng chữ cái Latinh và bảng chữ cái Hy Lạp. Chữ Cyrill bắt nguồn từ chữ uncial Hy Lạp, thêm vào những ký tự từ bảng chữ cái Glagolit. Những ký tự thêm vào này làm đại diện cho các âm vị không có mặt trong tiếng Hy Lạp. Tên của bảng chữ cái này được đặt để vinh danh hai nhà truyền giáo Byzantine là Kyrillô và Mêthôđiô, những người đã tạo ra bảng chữ cái Glagolit trước đó.


Xin trân trọng cảm ơn các dịch giả Maruf Tashpulatov, A'zam Obidov, Go'zal Begim, Zulkhumor Orifjonova, Mirzahid Muzaffar đã dành thời gian và tâm huyết dịch thơ của tôi sang tiếng U-zơ-bêk!


Trân trọng cảm ơn nhà thơ Khosiyat Rustam cùng các đồng nghiệp báo Kitob dunyosi!


Trân trọng,

Mai Văn Phấn





Nhà thơ Khosiyat Rustam





Dịch giả Maruf Tashpulatov




Các đồng nghiệp báo Kitob dunyosi 




Các đồng nghiệp báo Kitob dunyosi 




Các đồng nghiệp báo Kitob dunyosi











Bìa sau tập thơ






Nội dung in trên bìa sau sách được dịch từ tiếng Nga, bài viết “Cuộc nhập thế nhọc nhằn" của Galina UMYVAKINA:

«Май Ван Фан – поэт, помнящий о людоедстве разных властных мясников, понимает и принимает течение жизни как время вочеловечения. Через всю его поэму проходит двуединый лейтмотив: кровопийства, увечного беспамятства, мученичества и жизнетворчества, памятования о всеобщем родстве, братского душевного и духовного «донорства». И кровь – это не только символ трагических испытаний народа. Это и многозначный образ, вырастающий из многовекового восточного философско-культурного миропонимания. Такая кровь не «утекает через канализационные трубы» междоусобных войн и идейных распрей, а «движется безмятежно, милосердно, мирно, подобно дыханию спящего ребенка». Она – великая сила жизни, единая память и общее дыхание человека и природы, что дает людям, растениям и животным шанс для возрождения в хрупком мире общего земного обитания. Усилиями кровной, не пресекающейся памяти воскрешают мертвых, вспоминают забытые, стершиеся, как на старых фотографиях, затерявшиеся в толще лет – лица. Как будто «встречают родных после смуты и разлуки». Такая кровь-память объединяет живых, чтобы достойно и свободно жить друг для друга, не забывая, что не только герой, поэт, царь, но и каждый безымянный человек – представитель человечества, всего живого мира. «Независимый и свободный, как насекомое, как зверь. Счастливый, как рыба в воде и как птица в небе».

Галина УМЫВАКИНА,

Председатель Правления Воронежского регионального отделения Союза российских писателей




“Mai Văn Phấn là nhà thơ thấu hiểu và chấp nhận dòng chảy của cuộc đời như dòng thời gian hóa thân. Xuyên suốt trường ca là hai luồng tư tưởng chủ đạo thống nhất: đổ máu, vô thức tê liệt, tử đạo và hoạt động sống còn, tưởng nhớ đến mối quan hệ họ hàng, tinh thần huynh đệ, sự hiến dâng tâm linh. Và máu không chỉ là biểu tượng cho những cuộc thử nghiệm bi thảm của dân tộc. Đây là một hình ảnh đa giá trị phát triển từ thế giới quan hàng thế kỷ về triết học và văn hóa phương Đông. Máu không “thoát qua ống cống” nội chiến và xung đột tư tưởng, mà “Máu điềm nhiên từng bước khoan dung, bình an tựa hơi thở của bé thơ đang ngủ”. Máu là sức sống vĩ đại, một ký ức duy nhất, là hơi thở chung của con người và thiên nhiên, mang đến cho con người, động thực vật cơ hội hồi sinh nơi cư trú trần gian chung trong thế giới mong manh. Bằng nỗ lực của một ký ức sinh tử không ngừng đã làm sống lại người đã chết, nhớ về những gương mặt bị lãng quên, bị xóa nhòa, như trong những bức ảnh cũ, bị đánh mất trong tầng tầng năm tháng. Như thể “nhận họ hàng thân thuộc sau cơn tao loạn, chia lìa”. Ký ức - máu làm người đang sống đoàn kết, sống đàng hoàng và tự do, không quên rằng không chỉ anh hùng, nhà thơ, nhà vua, mà mỗi con người vô danh là đại diện của nhân loại, của cả thế giới. “Độc lập, tự do như côn trùng, muông thú. Hạnh phúc như cá bơi trong biển hồ và chim chóc trên không”.

Galina UMYVAKINA

Chủ tịch Hội Nhà văn khu vực Va-rô-nhét của Liên hiệp các nhà văn Nga









Bìa phác thảo
















BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị