МАРШРУТАМІ ЛІТАРАТУРНАЙ ДЫПЛАМАТЫІ (Размову вяла Марыя КОБЕЦ) - CON ĐƯỜNG ƯỚC VỌNG (Nhà thơ Maria Kobets thực hiện phỏng vấn)

МАРШРУТАМІ ЛІТАРАТУРНАЙ ДЫПЛАМАТЫІ

(Размову вяла Марыя КОБЕЦ)


 

 


 

Nhà thơ Maria Kobets

 

 

 

 

В'етнамскія літаратурныя традыцыі вельмі багатыя, але з дасярэднявечных часоў Ман Зяка і Вьен Тьеу, пазней –  Чан Куанг Кхая і Нгуен Зу, шмат змянілася ў в'етнамскай літаратуры, змяніліся напрамкі і жанры, у якіх праяўляюць сябе аўтары. Сёння я запрашаю да гутаркі з адным сучасных, але найбольш цікавых аўтараў В’етнама – паэтам і латаратуразнаўцам Май Ван Фанам. Аб традыцыях і тэндэнцыях у літаратуры В’етнама і многім іншым – наша наступная размова.

 

 

1 - Паважаны Май Ван Фан, перш чым распачаць нашу гутарку, я хацела б падзякаваць Вам за супрацоўніцтва і ўвагу да маёй творчасці. Ведаю, што пэўны перыяд свайго жыцця Вы правялі ў Беларусі, раскажыце падрабязней пра гэтыя гады.

 

Дзякуй Вам, Марыя, за ініцыянаванне гэтай захапляльнай размовы, але найперш, я хацеў бы падзякаваць за Ваш уразлівы верш «Сонца», які мы з маім сябрам пераклалі на в'етнамскую мову . Гэты цікавы і прыгожы твор і паклаў пачатак нашаму літаратурнаму супрацоўніцтву. Шчыра кажучы, мне надзвычай прыемна мець творчыя стасункі з аўтарам  краіны, з якой калісьці звязваў  мяне лёс. Так сталася, што ў перыяд з 1983-га па 1984-ы год я вучыўся ў педагагічным універсітэце імя рускага пісьменніка Максіма Горкага ў Мінску (сёння –  Беларускі педагагічны ўніверсітэт імя М.Танка. аўт.), і з таго часу ў маёй памяці засталіся пяшчотныя ўспаміны аб шчырым, добрым і шчодрым беларускім народзе. Беларусь, якую я памятаю, –  гэта надзвычай  цікавая краіна з чыстымі дарогамі,  прыгожай прыродай, з мноствам дрэў і багатай расліннасцю. Я хрысціянін, а таму асаблівае ўражанне ў той перыяд на мяне зрабілі старажытныя храмы. Такія як царква Святога Пятра, Святога Паўла, царква Марыі Магдалены і іншыя. Асабліва яркім застаўся ў маёй  памяці касцёл святога Сымона і святой Алены (Чырвоны касцёл). Добра памятаю тры яго велічныя вежы, упрыгожаныя беларускімі арыгінальнымі ўзорамі.

 

 

2 - Раскажыце крыху пра сябе, пра ўласную творчасць, і ўвогуле – якое месца ў Вашым жыцці займае літаратура?

 

У мяне звычайная сям’я, я жыву звычайным жыццём. Жонка  выкладае рускую і англійскую мову і літаратуру ў сярэдняй школе горада Хайфонг, дочкі таксама вядуць самастойнае жыццё і  маюць дарослых дзяцей. Асноўны мой творчы занятак – паэзія і  літаратурная крытыка.  І сёння маю 16 кніг паэзіі, а таксама  кнігу літаратурнаўчай тэматыкі, многія ўласныя мае выданні даступныя ў некалькіх краінах і на канале распаўсюджвання “Amazon”. Прыемна адзначыць, што тры зборніка вершаў доўгі час знаходзіліся ў дзясятцы самых прадаваемых зборнікаў азіяцкіх вершаў на Амазонцы. Увесь вольны час сёння я выдаткоўваю на літаратурную творчасць. Люблю спакой і цішыню, не люблю публічнасць і... досыць рэдка прэзентую свае вершы!

 

 

3 - Наколькі я ведаю, адзін з апошніх твораў, які Вы напісалі, гэта паэма ў прозе. Распавядзіце крыху пра гэты твор.

 

- Гэта даволі аб’ёмны верш «Эра смецця» (паэма ў прозе «Час утылю»). Я пісаў пра памылкі гісторыі, пра трагедыі эпохі і маёй нацыі з пачатку XX стагоддзя да нашых дзён. Твор быў напісаны ў форме самапрагляду і крытычнага стаўлення. Гэта было напісана сумленна, а не ад імя каго-небудзь. Паводле структуры матэрыялу, на працягу ўсяго твора «Эры смецця» цячэ рака крыві. Кроў з цёмна-чорнага мінулага ператварылася ў цёмна-чырвоную, а затым у пунсовую –  сучаснасці. Рака крыві ацяжвала і абуджала гістарычныя падзеі.

 

 

4 - Ці існуюць сёння ў В'етнаме новыя літаратурныя рухі, альбо літаратары краіны прытрымліваюцца традыцыйных класічных кірункаў.

 

- Дзякуй цікавае пытанне! Дзякуй за тое, што выдаткоўваеце час вывучэнню гісторыі в'етнамскай літаратуры. Можна коратка рэзюмаваць, што ў пачатку 20-га стагоддзя і раней на в'етнамскую літаратуру аказала ўплыў кітайская літаратура, асабліва кітайская паэзія. Да таго часу, калі французы ўвайшлі ў В'етнам, культурны абмен паміж Усходам і Захадам прынёс новыя постаці ў в'етнамскую літаратуру. Французская рэалістычная і рамантычная тэндэнцыі паўплывалі на в'етнамскую літаратуру на працягу ўсяго 20-га стагоддзя, па той прычыне, што гэтыя тэндэнцыі выкарыстоўвалася  з мэтай заахвочвання духу людзей у рэвалюцыях супраць замежных захопнікаў. Акрамя таго апошнія дзесяцігоддзі 20-га стагоддзя наша літаратура  знаходзілася пад уплывам  сацыялістычнага рэалізму савецкай літаратуры. Тыя тэндэнцыі, якія з’явіліся тады ў В'етнаме, прынеслі карысць, але затым яны сталі размытымі і абмяжаванымі, яны не адаптаваліся да іншых, больш сучасных тэндэнцый, якія б маглі паўплываць на светапогляд чытачоў. У 1986 годзе ў нас была рэвалюцыя пад назвай «Дой Мой», у нечым яна падобная на «Перабудову» у СССР. З тых часоў пісьменнікі і паэты атрымалі ўплыў шматлікіх іншых творчых кірункаў. Асабіста я, набыўшы асноўныя каштоўнасці сусветных тэндэнцый, у спалучэнні з в'етнамскай нацыянальнай ідэнтычнасцю стварыў новы стыль для сучаснай в'етнамскай паэзіі.

 

 

5 -  Ці існуе ў В'етнаме пісьменніцкая арганізацыя і якая яе колькасць?

 

У нас існуе Асацыяцыя пісьменнікаў В'етнама. Гэта аб’яднанне з'яўляецца адным з буйнейшых афіцыйных культурных асацыяцый у краіне. Яно было заснавана ў 1957 годзе пры Альянсе асацыяцый мастацтваў і літаратуры ў В'етнаме. Штогод асацыяцыя прысуджае сваю ўласную кніжную прэмію. Акрамя таго, у кожнай правінцыі альбо горадзе таксама існуюць аддзяленні Асацыяцыі пісьменнікаў. (У В'етнаме 54 правінцыі). У кожным з аддзяленняў Асацыяцыі пісьменнікаў наладжаны выпуск літаратурнай газеты, альбо часопіса. Пісьменніцкая суполка дапамагае сваім аўтарам з правядзеннем, фінансаваннем, альбо арганізацыяй такіх мерапрыемстваў, як семінары, фестывалі і інш.

 

 

6 - Ці працуе ў Вас у краіне Цэнтр мастацкага перакладу? Калі так, то з якімі краінамі наладжана найбольш цеснае супрацоўніцтва?

 

- Асацыяцыя пісьменнікаў В'етнама мае Цэнтр літаратурнага перакладу, які даволі актыўна працуе над перакладам выбітных твораў замежных краін на в'етнамскую мову і прасоўваннем в'етнамскай літаратуры ў свеце. Акрамя таго, у гэтым накірунку даволі актыўна працуюць і выдаўцы. З мэтай распаўсюджвання яны  друкуюць шмат цікавых кніг замежных аўтараў, якія з задавальненнем набываюць в'етнамскія чытачы. Досыць часта выдаўцы працуюць напрамую з аўтарамі іншых краін, каб атрымаць іх кнігі для перакладу. Краінамі з найбольшай колькасцю перакладзеных на в'етнамскую мову  кніг з'яўляюцца Расія, Беларусь, Кітай, ЗША, Вялікабрытанія, Карэя, Японія і г.д. У прыватнасці, кнігі пісьменніцы Святланы Алексіевіч, уладальніцы Нобелеўскай прэміі ў галіне  літаратуры 2015 года даволі прыхільна ўспрымаюцца в'етнамскімі чытачамі. Выданні, якія маюць найбольш высокую запатрабавальнасць, –  гэта кнігі  «Апошнія сведкі”, «Чарнобыльская малітва», «Галасы утопіі», « Час сэканд-хэнд” і іншыя. У прыватнасці,  раман Святланы Алексіевіч "У вайны не жаночы твар" выклікаў выдавецкую ліхаманку ў апошнія гады ў В’етнаме.

 

 

7 - І нарэшце, вернемся зноў непасрэдна да Вашай творчасці. Раскажыце, калі ласка, над чым сёння працуе аўтар Май Ван Фан, якія Вашы творчыя планы.

 

- Я буду працягваць ўводзіць літаратурныя новаўвядзенні і ствараць новыя паэтычныя вобразы і стылі. Маё самае вялікае жаданне –  стварыць сучасную плынь у в'етнамскай паэзіі. Менавіта таму акрамя напісання вершаў, я таксама пішу артыкулы літаратуразнаўчай тэматыкі, каб шырэй прасоўваць свае творчыя набыткі.

 

 

8 - Вельмі хацелася б даведацца, ці ёсць у Вас у планах наведванне Беларусі?

 

- Я заўсёды з нецярпеннем чакаю паездкі ў Беларусь, вельмі імкнуся вярнуцца ў тое месца, дзе я жыў і вучыўся. Хочацца зноўку патрапіць у інтэрнат па вул. Артылерыстаў, дзе я пражываў у гады студэнцтва,  (вельмі добра памятаю добразычлівую жанчыну-вахцёра ў інтэрнаце, ласкавую, нібыта маці). Хачу зноўку ўбачыць квітнеючыя сады,  атрымаць асалоду ад лоўлі рыбы ў замерзлых зімовых рэчках. Аднак жа пра тое, калі  я прыеду ў гэтую светлую краіну, пакуль я пакідаю ў сакрэце.

 

 

9 - Дзякуй вялікі за грунтоўную размову, вельмі спадзяюся, што хутка Вашы жаданні іпамкненні здзейсняцца. Да новых сустрэч!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




 

CON ĐƯỜNG ƯỚC VỌNG

(Nhà thơ Maria Kobets thực hiện phỏng vấn)

 

 

 

 

Việt Nam có truyền thống văn học phong phú, từ thời nhà thơ Mãn Giác thiền sư, nhà thơ Viên Chiếu, sau này là nhà thơ Trần Quang Khải, nhà thơ Nguyễn Du…, văn học Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Những định hướng và thể loại mà các tác giả thể hiện cũng đã thay đổi.  Hôm nay tôi mời các bạn gặp gỡ một người bạn đặc biệt - Nhà thơ Mai Văn Phấn đến từ Việt Nam. Ông sẽ cùng tôi trò chuyện về truyền thống, các xu hướng trong đời sống văn học Việt Nam hiện nay cùng nhiều vấn đề khác cần quan tâm. Xin mời bạn đọc theo dõi cuộc nói chuyện của chúng tôi.

 

1, Mai Văn Phấn thân mến, trước khi chúng ta bắt đầu cuộc trò chuyện, tôi muốn cảm ơn ông vì sự hợp tác và dịch một số bài thơ của tôi, hy vọng các kết nối văn học giữa chúng ta sẽ hiệu quả hơn. Tôi biết ông từng có thời gian sống và học tập ở Belarus, vậy hãy cho chúng tôi biết thêm về giai đoạn này?

 

- Mai Văn Phấn (MVP): Cảm ơn nhà thơ Maria  Kobets đã mở đầu cuộc trò chuyện thú vị này. Trước hết, tôi xin cảm ơn chị vì bài thơ “The Sun” (Ánh mặt trời) rất ấn tượng của chị mà tôi cùng bạn tôi vừa dịch sang tiếng Việt. Bài thơ mạnh mẽ và tuyệt đẹp đó đã mở ra cánh cửa cho sự hợp tác giữa chúng ta. Tôi rất hạnh phúc khi biết chị là người Belarus. Vào những năm 1983 – 1984, tôi đã đến thủ đô Minsk của Belarus học tại trường Đại học Sư phạm mang tên Nhà văn Nga Maxim Gorky. Ấn tượng mạnh mẽ mãi ghi dấu trong tâm trí tôi từ khi ấy là, người dân Belarus rất mến khách, nhân hậu và chân thành. Thiên nhiên ở đó thực sự tuyệt đẹp, rất nhiều cây xanh, các con đường đều sạch sẽ. Tôi là một tín đồ Thiên Chúa, nên ấn tượng với tôi là những nhà thờ cổ kính, như nhà thờ Thánh Peter, Thánh Paul, nhà thờ Maria Magdalena… Dấu ấn đặc biệt với tôi là nhà thờ Thánh Helena có màu đỏ thẫm với ba ngọn tháp được trang trí bằng những hoa văn đặc trưng Belorus.

 

 

2, Nhà thơ hãy kể chút ít về bản thân, về công việc sáng tạo của mình, cũng như văn học chiếm vị trí nào trong cuộc sống của ông?

 

- MVP: Tôi có đời sống bình dị với vợ là giáo viên dạy tiếng Nga và tiếng Anh tại một trường THPT Chuyên ở thành phố cảng Hải Phòng. Tôi có hai con gái đã trưởng thành và đã đi làm. Tôi làm thơ và viết phê bình văn học. Sách của tôi bán được ở một số nước và trên mạng phát hành sách Amazon. Tôi từng có 3 tập thơ lọt vào top 10 thơ châu Á bán chạy nhất trên đó. Hiện nay tôi dành gần như trọn vẹn thời gian cho nghiên cứu và sáng tác. Tôi thích sống lặng lẽ, ngại xuất hiện trước công chúng, và… rất ít khi đọc thơ!

 

 

3, Một trong những tác phẩm gần đây nhất của ông là trường ca văn xuôi. Hãy cho chúng tôi biết sơ lược về tác phẩm này?

 

- MVP: Đó là trường ca “Thời tái chế” (“Era of Junk” – long poem). Tôi viết về những sai lầm của lịch sử, về những bị kịch của thời đại, của dân tộc tôi từ đầu thế kỷ 20 đến nay trong ý thức tự vấn, tinh thần phản biện của một cá nhân, trung thực và không nhân danh ai. Theo kết cấu tác phẩm, có một dòng sông máu chảy dọc “Thời tái chế”. Máu từ màu thẫm đen trong quá khứ, biến thành thẫm đỏ rồi đỏ tươi trong hiện tại. Dòng sông máu ấy cuộn chảy, đánh thức các sự kiện lịch sử.

 

 

 

4, Truyền thống văn học Việt Nam chắc chắn rất phong phú, nhưng từ thời nhà thơ Mãn Giác thiền sư, nhà thơ Viên Chiếu, sau này là nhà thơ Trần Quang Khải, nhà thơ Nguyễn Du… văn học Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Những định hướng và thể loại mà các tác giả thể hiện cũng đã thay đổi, tôi thực sự muốn biết liệu có những phong trào văn học hay nhà văn mới ở Việt Nam ngày nay không? Văn học trên đất nước ông có còn tuân thủ các xu hướng cổ điển truyền thống?

 

- MVP: Đây là câu hỏi rất thú vị! Xin cảm ơn chị đã dành thời gian nghiên cứu có tính hệ thống về lịch sử văn học Việt Nam từ thời tiền trung đại đến nay. Có thể nói sơ lược thế này, từ đầu thế kỷ 20 trở về trước, văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học Trung Hoa, nhất là thơ. Đến khi người Pháp vào Việt Nam, cuộc giao lưu văn hóa giữa Đông và Tây đã mang lại cho văn học Việt Nam những sắc diện mới. Tuy vậy, khuynh hướng hiện thực và lãng mạn của Pháp đã ảnh hưởng tới văn học Việt Nam trong suốt thế kỷ 20, bởi khuynh hướng này phù hợp cho việc động viên tinh thần nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Những thập niên cuối của thế kỷ 20 văn học chúng tôi còn bị ảnh hưởng khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa của văn học Xô-Viết. Những khuynh hướng khi mới du nhập vào Việt Nam là một lợi ích, sau đấy trở nên sáo mòn, gò bó, hạn chế, vì nó không chấp nhận các khuynh hướng khác hiện đại hơn, mở rộng liên tưởng cho người đọc hơn. Đến năm 1986, chúng tôi có cuộc cách mạng mang tên “Đổi mới”, giống như “Перестройка” ở Nga. Từ đó, các nhà văn, nhà thơ đã vận dụng rất nhiều khuynh hướng sáng tác khác. Với cá nhân tôi, tôi đã tiếp thu những tinh hoa của các khuynh hướng của thế giới, kết hợp với bản sắc dân tộc Việt để tạo ra một phong cách mới cho thơ đương đại.

 

 

5, Việt Nam có Hội Nhà văn không và quy mô hoạt động của nó thế nào?

 

- MVP: Hội Nhà văn Việt Nam là tổ chức của người Việt Nam hoạt động sáng tác, dịch thuật và phê bình văn học. Hội được thành lập vào năm 1957. Hiện nay, Hội Nhà văn Việt Nam là thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Hằng năm Hội Nhà văn Việt Nam thường tổ chức phát động và trao Giải thưởng Hội Nhà Văn cho các loại hình văn học. Ở Việt Nam có 54 tỉnh, thành phố. Mỗi Hội Nhà văn có một tờ báo hoặc tạp chí văn học.

 

6, Nước ông có một trung tâm dịch thuật văn học nghệ thuật không? Nếu có, nước nào có sự hợp tác tích cực nhất?

 

- MVP: Hội Nhà văn Việt Nam có Trung tâm dịch thuật văn học, thường lựa chọn để dịch những tác phẩm xuất sắc của các nước sang tiếng Việt, cũng như quảng bá văn học ra bên ngoài. Ngoài ra, các nhà xuất bản cũng hoạt động tích cực, bằng nhiều con đường để cung cấp tác phẩm cho bạn đọc Việt Nam. Họ có thể làm việc trực tiếp với các tác giả của các nước để lấy tác phẩm để dịch. Những nước có nhiều tác giả được dịch ở Việt Nam là, Nga, Belarus, Trung Quốc, Hoa kỳ, Anh, Hàn quốc, Nhật … Đặc biệt, sách của nữ nhà văn Svetlana Alexievich, chủ nhân Giải Nobel Văn học 2015 được bạn đọc Việt Namn đón nhận nồng nhiệt. Các cuốn sách của bà như, “The Last Witnesses: the Book of Unchildlike”, “Voices from Chernobyl”, “Voices of Utopia”, “Second-hand Time: The Demisse of the Red (Wo)man”… được nhiều người đọc ở Việt Nam. Đặc biệt, tiểu thuyết “War's Unwomanly Face” (Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ) đã gây nên cơn sốt xuất bản mấy năm gần đây.

 

 

7, Giờ xin trở lại trực tiếp công việc của ông. Xin vui lòng cho chúng tôi biết hiện ông đang làm gì, và kế hoạch sáng tạo?

 

- MVP: Tôi tiếp tục đổi mới, cách tân thi pháp. Khao khát lớn nhất của tôi là tạo ra một khuynh hướng thơ Việt hiện đại. Do vậy, ngoài sáng tác thơ, tôi tích cực viết tiểu luận và phê bình văn học để cổ xúy cho con đường sáng tạo của tôi.

 

 

8. Tôi rất muốn biết nếu ông có kế hoạch đến thăm Belarus?

 

- MVP: Tôi luôn mong mỏi đến thăm Belarus, khao khát trở lại nơi tôi đã sống và học tập, thăm lại khu ký túc xá trên phố "Pháo binh” (Артиллеристов), nơi có người phụ nữ ngồi gác cổng nhân hậu như một người mẹ. Tôi muốn nhìn thấy hoa táo nở trong rừng vào mùa xuân, và đi câu cá trên dòng sông đã đóng băng vào mùa đông giá. Còn thời gian nào tôi sẽ đến đó ư, xin chị cho tôi được bí mật.

 

9. Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn, hy vọng mong ước của ông sẽ sớm được thực hiện. Mong được gặp ông ở Minsk!

 

 

 

 

TIỂU SỬ MARIA KOBETS:

Nhà thơ 
Maria Kobets sinh năm 1974. Chị đồng thời là dịch giả, biên tập viên, nhà báo, phó chủ tịch Hiệp hội Tác giả Belarus Chi hội Minsk, thành viên của Hiệp hội Tác giả Belarus, Hiệp hội Tác giả thuộc Hiệp hội Liên Bang Belarus. M. Kobets có ba tập thơ in riêng, đồng thời thơ của chị có mặt trong nhiều tuyển tuyển tập tại Belarus và quốc tế. Nhà thơ từng nhận giải thưởng văn học mang tên Vladimir Kolesnik. Các bài thơ tuyển chọn của chị được dịch sang các ngôn ngữ Azerbaijan, Albania, Anh, Balkar, Bashkir, Bengali, Ý, Tây Ban Nha, Kazakhstan, Mã Lai, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Rumani, Nga, Serbia, Slovenia, Đài Loan, Turkmenistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Urdu, Punjabi, Croatia, Chechen, Chuvash và tiếng Trung.

 








 

 

 

 

 





 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 


BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị