image advertisement
image advertisement





























 

Đặc điểm thơ văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn (Khóa luận tốt nghiệp đại học) - Nguyễn Thị Thanh Nguyên

KHOA KHXH & NV



 

 

Nguyễn Thị Thanh Nguyên
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Chính

 

 

 

 

ĐẶC ĐIỂM THƠ VĂN XUÔI

CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ MAI VĂN PHẤN

 

 

 

 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỒNG THÁP, NĂM 2013










 

 

 

 

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề

3. Mục tiêu nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

4.2. Phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Cấu trúc khóa luận

Chương 1. NGUYỄN QUANG THIỀU, MAI VĂN PHẤN TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI VÀ THỂ THƠ VĂN XUÔI TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA HAI NHÀ THƠ

1.1. Một cái nhìn chung về nền thơ Việt Nam sau đổi mới

1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội

1.1.2. Nền thơ Việt Nam sau đổi mới

1.2. Đôi nét về thể thức thơ văn xuôi

1.2.1. Khái niệm thơ văn xuôi

1.2.2. Một số đặc điểm của thơ văn xuôi

1.2.3. Sự phát triển của thơ văn xuôi ở Việt Nam sau đổi mới

1.3. Thơ văn xuôi trong sự nghiệp sáng tác của hai nhà thơ

1.3.1. Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn trong thơ ca Việt Nam sau đổi mới

1.3.2. Hành trình thơ văn xuôi trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn

Chương 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ MAI VĂN PHẤN

2.1. Cảm hứng thế sự

2.1.1. Chiêm nghiệm, suy tư trong đời sống

2.1.2. Khát khao về tình yêu và hạnh phúc

2.1.3. Yếu tố tâm linh, hướng về cội nguồn dân tộc

2.2. Cảm hứng chính luận

2.2.1. Cuộc sống đô thị công nghiệp với những bất an

2.2.2. Tiếng kêu cứu cho những đổ vỡ của truyền thống văn hóa

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC THƠ VĂN XUÔI CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU VÀ MAI VĂN PHẤN

3.1. Kết cấu văn bản thơ

3.1.1. Kết cấu bên ngoài

3.1.2. Kết cấu bên trong

3.2. Ngôn ngữ thơ

3.2.1. Dung nạp ngôn ngữ đời thường

3.2.2. Tính tạo hình và tính biểu hiện trong ngôn ngữ thơ

3.2.3. Ngôn ngữ thơ giàu tính triết lí

3.3. Nhạc điệu

3.3.1. Thanh điệu

3.3.2. Nhịp điệu

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 

 

 

 

MỞ ĐẦU

 

1. Lý do chọn đề tài

 

Văn học Việt Nam trong tiến trình vận động đã không ngừng phát triển và đổi mới từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Việc cho ra đời một hình thức nghệ thuật mới là một nhu cầu tất yếu. Nền văn học hiện đại có nhiều cách tân như thế về mặt hình thức lẫn nội dung. Chúng ta biết đến lục bát đương đại một thể thơ được cách tân rất nhiều từ lục bát truyền thống, thì thơ văn xuôi được xem là một biến thể mới về sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi. Cũng giống như lục bát đương đại, việc xuất hiện thể thức thơ văn xuôi là nhu cầu tự thân của thời đại, nó giống như sự xuất hiện những hình thái nghệ thuật khác trong dòng chảy của lịch sử phát triển nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng.

 

Tuy thơ văn xuôi ở Việt Nam xuất hiện muộn so với thế giới hơn một trăm năm và chỉ thực sự nở rộ trong những thập niên gần đây nhưng vẫn khẳng định vị thế và hướng phát triển của riêng mình trong dòng chảy Văn học Việt Nam. Sự xuất hiện thơ văn xuôi là một đặc trưng khá tiêu biểu của thơ hiện đại. Nó là sự cách tân điển hình về nghệ thuật, những cảm xúc, tư tưởng, những dòng suy tư, trăn trở của chủ thể trữ tình không còn bị gò bó hạn hẹp như các thể thơ truyền thống. Nghiên cứu về thơ văn xuôi, không chỉ để hiểu đặc trưng về phương diện cấu trúc thơ mà còn gợi mở nhiều vấn đề về hình thức thơ và thời đại.

 

Trong số ít những tác giả thành công khi viết về thơ văn xuôi, bên cạnh những nhà thơ như Chế Lan Viên, Thanh Thảo,… Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn được xem là hai cây bút có những cống hiến đáng kể về nội dung và nghệ thuật góp phần định hình và phát triển vị thế của thơ văn xuôi trong nền văn học đương đại. Thơ văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn, mang đậm hơi thở của thời đại, sắc thái đời thường, phản ánh triết lí lẫn những suy tư trước cuộc sống mới muôn màu muôn vẻ. Nội dung được chuyển tải qua ngôn ngữ bình dị, đậm chất đời thường cùng với sự bứt phá, tìm kiếm một hình thức thể hiện mới, ấn tượng, phong phú và đa dạng hơn.

 

Đến nay, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch. Tập thơ tuyển mới nhất của ông, “Châu thổ” - Nxb Hội Nhà văn 2010 đang thu hút sự chú của dư luận và giới phê bình. Ngoài giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1993, giải A cho tập thơ “Sự mất ngủ của lửa”, Nguyễn Quang Thiều còn nhận được hơn 20 giải thưởng văn học khác trong và ngoài nước. Về phía Mai Văn Phấn, nhà thơ cũng đã xuất bản 10 tập thơ, 1 tập trường ca và đạt nhiều giải thưởng giá trị như giải thưởng tuần báo Người Hà Nội (1994), tuần báo Văn nghệ (1995), giải thưởng Văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng) liên tiếp từ các năm 1991, 1993, 1994, 1995 và gần đây là giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tập thơ “Bầu trời không mái che”. Mai Văn Phấn còn được giới phê bình, nghiên cứu đánh giá cao qua “Hội thảo thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn” được tổ chức tại Hải Phòng năm 2011.

 

Với những thành công rất đáng được ghi nhận trên chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu về đặc điểm thơ của hai nhà thơ này là một việc làm có ý nghĩa và cần thiết. Khóa luận này hướng đến việc đề cao cũng như công nhận những đóng góp tiêu biểu của một lực lượng sáng tác góp phần hình thành, phát triển cũng như khẳng định vị thế của thơ văn xuôi trong nền Văn học Việt Nam từ trước đến nay.

 

Ngoài ra, đề tài nghiên cứu này còn giúp chúng tôi có thêm một tri thức thực tiễn về thể loại có thể áp dụng vào quá trình học tập và giảng dạy sau này. Bổ sung thêm một phần tài liệu học tập và nghiên cứu cho việc học tập của sinh viên. Cùng với ý nghĩ hết sức thiết thực trên, qua việc nghiên cứu về đề tài này còn giúp chúng tôi có thêm kinh nghiệm, có thêm một cách nhìn, một nếp nghĩ và làm việc khoa học hơn với những tác phẩm văn học đương đại.

 

2. Lịch sử vấn đề

 

2.1. Những ý kiến xoay quanh về thể thơ văn xuôi

 

Trên thực tế, thơ văn xuôi đã khẳng định vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài sau chặng đường gần một trăm năm cùng với lịch sử phát triển của dân tộc. Trải qua nhiều biến đổi thăng trầm của thời đại, từ khi mới manh nha vào đầu thế kỉ XX cho đến lúc phát triển đỉnh cao vào khoảng những năm 80 và để lại nhiều thành tựu nghệ thuật như ngày hôm nay, nhưng vẫn còn có những nhận định phủ nhận vị trí và vai trò của thơ văn xuôi trong dòng chảy chung của nền văn học nước nhà. Thế nên, những công trình nghiên cứu chuyên sâu, khoa học và mang tình quy mô về thơ văn xuôi vẫn còn rất ít. Hầu hết chỉ dừng lại ở những bài cảm nhận, phê bình, giới thiệu chung về thơ văn xuôi hoặc một vài bài thơ văn xuôi cụ thể. Qua tìm hiểu, chúng tôi xin điểm qua một số công trình chuyên sâu nghiên cứu về thơ văn xuôi như sau:

 

Từ năm 1997, nhóm tác giả Nguyễn Văn Hoa và Nguyễn Ngọc Thiện cho ra đời công trình “Tuyển tập thơ văn xuôi (Việt Nam và nước ngoài)”. Công trình này gồm ba phần. Phần một tuyển chọn 161 bài thơ văn xuôi Việt Nam, trong đó giai đoạn trước tháng Tám năm 1945 là 23 bài và giai đoạn sau tháng Tám năm 1945 đến nay gồm 138 bài (theo quan điểm của người soạn sách). Phần hai tuyển chọn 65 bài thơ văn xuôi nước ngoài. Phần ba là tập hợp 19 bài viết của các tác giả trong và ngoài nước bàn về thơ văn xuôi hoặc những vấn đề liên quan đến thể thơ này. Tuy đây chưa phải là một chuyên khảo nhưng nó được xem là công trình đầu tiên ở Việt Nam quan tâm tương đối toàn diện đến thơ văn xuôi.

 

Qua 19 bài nghiên cứu trong tuyển tập, chúng tôi thấy những ý kiến về thơ văn xuôi nhìn chung mới chỉ dừng lại ở nhận định, chưa có một đánh giá cụ thể mang tính khái quát. Có giá trị hơn cả là ba bài viết “Một vài ý kiến về thơ văn xuôi” của Xuân Diệu, “Thơ văn xuôi” của Hà Minh Đức và “Tư duy và cấu trúc nghệ thuật thơ văn xuôi” của Nguyễn Ngọc Thiện.

 

Bài viết của Xuân Diệu đã đề cập đến khá nhiều vấn đề xung quanh thể thơ văn xuôi, đây là một công trình tìm tòi mang tính lí luận về sự hình thành và phát triển của thơ văn xuôi nói chung và thơ văn xuôi Việt Nam nói riêng. Theo tác giả “Có những bài “thơ” mà không chứa đựng một cảm xúc thơ, đó chỉ là những bài văn vần khô khan lạnh lẽo; trái lại có những bài văn xuôi mà đầy thi vị, đầy rung cảm thơ, đọc vào như tưới thắm tâm hồn người, vừa có hình tượng đẹp, vừa có âm thanh hay, lại có tiết tấu nhanh chậm của câu văn nữa. Khi những bài “văn xuôi có chất thơ” ấy mang chất thơ rất nhiều, thì nảy ra một sự thay đổi về chất lượng, về tính chất thì hóa thành những bài thơ bằng văn xuôi” [12; 611]. Ý kiến này có thể xem là quan niệm của Xuân Diệu về thơ văn xuôi. Ông cũng chỉ ra một số đặc điểm của thơ văn xuôi như: về hình thức nó thường ngắn, không có vần, về nội dung nó cố gắng “rút lấy cái tinh chất của sự vật, chú ý đến sự phản ánh, sự tác động của sự vật vào tâm hồn, trí tuệ con người thành cảm xúc, tình cảm, tư tưởng” [12; 611]. So với các thể thơ cách luật và thơ tự do, thơ văn xuôi có thế mạnh là diễn đạt được cùng một lúc những cảm xúc trùng điệp, những hình ảnh, những ý thơ liên tiếp. Do đó, trong một câu thơ văn xuôi có thể diễn tả được nhiều sự kiện, hình ảnh, cảm xúc bộn bề đan xen nhau.

 

Hà Minh Đức với bài viết “Thơ văn xuôi”, tác giả đã đi vào tìm hiểu ranh giới về hình thức giữa thơ và thơ văn xuôi, văn xuôi và thơ văn xuôi trên các phương diện như: phương thức biểu hiện trữ tình, những hình ảnh so sánh và vận dụng ngôn ngữ, hình ảnh và tứ thơ, cấu trúc câu thơ…Điều này thể hiện qua nhiều khía cạnh như “Tổng số tiết tấu trong một nhịp thơ, số từ trong một câu và lối diễn đạt nội dung ý thơ” [12; 625]. Hay “Những câu thơ dài từ 11, 12 từ trở lên sẽ dần dần biến thành câu thơ văn xuôi và bài thơ bao gồm những câu thơ đó sẽ có xu hướng trở thành thơ văn xuôi” [12; 627]. Theo ông, “thơ văn xuôi buộc người viết phải tuân theo những qui luật nghiêm khắc bên trong của nó. Trước hết tác giả phải có cảm xúc của một thi nhân, nhà thơ phải tìm được sự hài hòa bên trong của ngôn ngữ và nhịp điệu, sự hàm xúc của hình ảnh và lời thơ. Một bài thơ văn xuôi không phải là một bài văn xuôi bình thường mà phải là một sáng tác giàu chất thơ. Ở đây cảm hứng thi ca tuy không biểu hiện ra ở những câu thơ, nhưng người viết phải biết chọn lọc những hình thức phù hợp” [12; 627]. Có thể nói, Hà Minh Đức đã có cái nhìn bao quát trên cả hai phương diện nội dung và hình thức của thể thơ văn xuôi cũng như các đặc điểm loại hình của thơ văn xuôi trong quá trình lập luận nhằm phân định ranh giới giữa thơ văn xuôi với văn xuôi, giữa thơ văn xuôi và thơ.

 

Trong bài viết “Tư duy và cấu trúc nghệ thuật thơ văn xuôi” của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, thơ văn xuôi có những đặc điểm ưu việt hơn các thể thơ khác trong việc bộ lộ tình cảm vì thơ văn xuôi giúp người đọc tự do trong cách gieo vần “một khi khuôn khổ thể thơ thường, quen thuộc, không đủ giúp người ta thực hiện sự tự phơi bày mình như một bản thể tự do, khi đó người ta đi tìm một lối khác: đến với thơ tự do không vần hoặc thơ văn xuôi” [12; 648]. Bên cạnh đó, điểm đáng chú ý nhất của bài viết là sự thể hiện quan niệm của hình thức thể loại, theo tác giả thì: “Thơ văn xuôi ra đời, tôi nghĩ trước hết là đòi hỏi của một tư duy nghệ thuật mới, đi tìm một độ căng thẩm mĩ mới dựa vào áp lực liên kết của các ý thơ, câu thơ xếp liền nhau theo một liên hệ cộng hưởng nước đôi: một mặt vẫn tuân thủ trục dọc liên tưởng của thơ, mặt khác thu nạp sự diễn tiến theo trục ngang của câu văn xuôi” [12; 649]

 

Mã Giang Lân (1990), với bài viết “Xu hướng tự do hóa hình thức thơ” đã cho rằng: “Cấu trúc câu thơ văn xuôi gần với cấu trúc câu văn xuôi. Cái khác là câu thơ mang đầy đủ những phẩm chất cơ bản của thơ: tính hình tượng, cách điệu hóa, rung động, liên tưởng và vận dụng ngôn ngữ đều nằm trong quá trình chọn lọc, sáng tạo” [12; 643]. Theo ông, sự “nới rộng”, “kéo dài” về hình thức câu thơ không phải là việc làm tùy tiện mà nhằm khái quát “những sự kiện thời sự nóng hổi, những suy nghĩ cảm xúc ào ạt vào thơ. Có khi phải mô tả, phải ghi nhanh, ghi nhiều hình ảnh, sự việc [12; 643]. Điểm hạn chế của Mã Giang Lân là ở chỗ ông vẫn chưa coi thơ văn xuôi là một thể thơ độc lập với các đặc điểm riêng mà chỉ là “một nẻo đường phát triển của thơ tự do”. Do vậy, phần lớn những đặc điểm của thơ văn xuôi mà ông bàn đến trong bài viết của mình cũng được ông coi là các “biến thể” của các đặc điểm thơ tự do chứ không hoàn toàn là các đặc điểm “tự thân” của thể thơ đó.

 

Nguyễn Văn Hoa với bài viết “Mấy ý kiến nhỏ về thơ văn xuôi Việt Nam”, đăng trên tạp chí Sông Hương số 132, tháng 2. Nhận định rằng “Thơ văn xuôi là phần giao nhau của hai vòng tròn Thơ và Văn xuôi. Phần giao nhau của hai vòng tròn thể hiện hai đặc điểm ngang nhau của Thơ và Văn xuôi. Nếu vượt ra khỏi vùng giao nhau thì sẽ thành Thơ có vần hoặc trở thành Văn xuôi” [11]. Nhìn chung, bài viết của Nguyễn Văn Hoa mới chỉ nêu lên một vài suy nghĩ, cảm nhận của một người làm công tác nghiên cứu về một thể loại “đang hình thành” chứ chưa thật sự có những kiến giải sâu sắc về đối tượng.

 

2.2. Những ý kiến đánh giá và nhận định về thơ văn xuôi củ