image advertisement
image advertisement





























 

Cảm thức thiền trong thơ Mai Văn Phấn (Luận văn thạc sĩ) – Lê Thị Hương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO    UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

 

 

 

 

CẢM THỨC THIỀN TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN

 

 

Lê Thị Hương

Người hướng dẫn khoa học: PGSTS Hỏa Diệu Thúy

 

 

 

PGS TS Hỏa Diệu Thúy (phải) và Ths Lê Thị Hương

 

 

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM

Thanh Hóa, 2020

 

 

MỤC LỤC

 

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU 

 

1. Lý do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu      

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu      

4. Mục tiêu nghiên cứu     

5. Phương pháp nghiên cứu       

6. Đóng góp của luận văn 

7. Bố cục của luận văn     

 

B. PHẦN NỘI DUNG

 

Chương 1: VỀ NHÀ THƠ MAI VĂN PHẤN VÀ “LƯƠNG DUYÊN” VỚI THIỀN    

 

1.1. Mai Văn Phấn - Nhà thơ với khát vọng “vượt thoát”

1.2. Mai Văn Phấn- Lương duyên với Thiền     

1.2.1. Quan niệm về “Thiền”        

1.2.2. “Thiền” trong văn học Việt Nam   

1.2.3. “Thiền” trong thơ Mai Văn Phấn như là mối lương duyên

 

Chương 2. CẢM THỨC THIỀN TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

 

2.1. “Nhân duyên” tạo nên vẻ đẹp hài hòa của thế giới        

2.1.1. Mọi sự tồn tại đều có “nhân duyên”        

2.1.2. Những chiêm ngẫm về các mối quan hệ trong “nhân duyên” 

2.2. Xây dựng triết lý hạnh phúc theo tư tưởng “buông bỏ”, “giải thoát” thuận theo tự nhiên     

2.2.1. “Buông bỏ”, thuận theo tự nhiên sẽ thấy bình an, tự tại         

2.2.2. Hạnh phúc trong sự sẻ chia, thương yêu, hòa ái

2.2.3. Hạnh phúc trong an nhiên, khiêm cung trước vạn vật muôn loài    

 

Chương 3: “THIỀN” TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC

 

3.1. Hình thức ngắn gọn, tối giản của bài thơ, dòng thơ      

3.1.1. Bài thơ có cấu trúc tối giản

3.1.2. Dạng thức câu vắt dòng    

3.2. Cách diễn đạt giàu tính ám dụ và biểu tượng          

3.2.1. Diễn đạt bằng hình thức ám dụ    

3.2.2. Cách diễn đạt giàu tính biểu tượng        

3.3. Tổ chức ngôn từ đậm sắc thái Thiền         

3.3.1. Sử dụng ngôn ngữ Thiền với mật độ đáng kể      

3.3.2. Ngôn ngữ siêu thực nhưng đậm triết lí tôn giáo Thiền   

 

C. KẾT LUẬN     

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO     

 

 

 

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU

 

 

1. Lý do chọn đề tài

 

1.1. Mai Văn Phấn hiện là một trong số những nhà thơ đương đại tạo được sự chú ý của dư luận độc giả hiện nay trên diễn đàn thơ Việt Nam. Ông có thơ dịch ra tới 30 thứ tiếng, như: Thụy Điển, Niu Di-lân, Anh, Mỹ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc...  Với 16 tập thơ và 1 tập tiểu luận phê bình in trong nước, có 21 tập in ở nước ngoài,  Mai Văn Phấn còn là diễn giả về thơ ở nhiều giảng đường đại học Hàn Quốc. Ông từng vinh dự nhận giải thưởng Cikada 2017 của Thụy Điển (giải thưởng sáng lập năm 2004 dành cho các nhà thơ Đông Á), giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoàng gia Cộng hòa Serbia 2019, giải thưởng của Hiệp hội Dịch giả văn học Cộng hòa Montenegro 2020...

 

1.2. Thơ Mai Văn Phấn là thứ thơ “tạo sinh” (mượn chữ của Hồ Thế Hà: Thơ tạo sinh nghĩa Mai Văn Phấn). Thứ thơ ấy không thể đọc một lần, thậm chí, “đọc đôi ba lần cũng như chưa đọc”. Mai Văn Phấn từng bộc lộ nhu cầu bứt thoát làm mới ngòi bút của mình: “Thật kinh hãi phải ngắm nhìn một nghệ sỹ cứ đứng mãi một chỗ mà biểu diễn quá nhiều lần một tiết mục tới gần như vô cảm (…) Quá trình vượt thoát khỏi cá tính chính là quá trình vong thân (…) Truyền thống không chỉ đơn thuần là sự kế thừa, nó cũng liên tục là những vong thân. Nói cách khác, đó là quá trình sáng tạo để tìm đến những giá trị cao hơn mang tính dân tộc”[33; tr 226]. Tư tưởng sáng tạo ấy đã tạo nên nguồn mạch luôn luôn mới từ cả cấu trúc hình thức ngôn từ đến nội dung tư tưởng khiến thơ Mai Văn Phấn giống như một quần thể kiến trúc ngôn từ vừa lộng lẫy vừa bí ẩn, vừa quen thuộc vừa lạ lẫm. Thơ ấy kích thích sự tò mò, song, cũng dễ làm nản lòng những cách đọc dễ dãi. Vì vậy, khó hi vọng có thể khám phá hết, khám phá xong thơ ấy một lần.

 

1.3. Trong nhiều phương diện gây chú ý của thơ Mai Văn Phấn, người đọc dễ ấn tượng và bị cám dỗ trước vẻ thanh tĩnh, trong trẻo nhưng thâm sâu từ nội dung đến hình thức của thơ ông. Đọc những bài thơ ấy có cảm giác về một thế giới an hòa, ẩn đằng sau sự lặng lẽ, thanh tao là những trầm tư, suy ngẫm về bản chất và những quy luật của vạn vật trong đó có con người. Điều này rất gần với biểu hiện của triết lý “Thiền” trong phật giáo với tư tưởng gạt bỏ tạp niệm để tập trung cho điều cốt lõi sáng suốt nhất. Biểu hiện vừa rất gần gũi vừa rất mới mẻ này đã làm nên sức hấp dẫn khi tiếp cận thơ Mai Văn Phấn.

 

1.4. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn văn trong nhà trường phổ thông, mục đích tìm hiểu văn chương đương đại nhằm đáp ứng mục tiêu cải cách giáo dục “mở” hiện nay trong việc lựa chọn tác giả và tác phẩm để giảng dạy. Việc lựa chọn thơ của Mai Văn Phấn - tác giả đang gây chú ý trên văn đàn Việt Nam sẽ đáp ứng mục tiêu sư phạm này.

 

Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Cảm thức thiền trong thơ Mai Văn Phấn”. Chọn đề tài, người viết hy vọng sẽ khám phá thêm về những yếu tố nhân sinh quan, thế giới quan của nhà thơ, đồng thời giúp người đọc hiểu thêm một khía cạnh mới trong nhận thức khám phá thế giới của một hồn thơ đầy sáng tạo.

 

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

 

Mai Văn Phấn thuộc nhóm nhà thơ luôn ở vị trí tiên phong theo hướng đổi mới tư duy thẩm mĩ thơ. Hành trình thơ Mai Văn Phấn là hành trình đi từ nhận thức đến nỗ lực đổi mới phương thức thể hiện. Đó là khát vọng mãnh liệt của một chủ thức đi tìm cái mới, cái đẹp trong cõi thiêng thi ca.Trong bài Mai Văn Phấn và thi pháp mộng du xuyên thế giới tác giả  Đỗ Minh Tuấn viết: “Mai Văn Phấn khước từ sự sàm sỡ của văn hóa quảng trường để đòi hỏi một nghi lễ cho sự đối mặt cùng cái cái mới. Anh muốn những ai bước vào thế giới của thơ anh cần tuân thủ những quy ước, những luật chơi”[33; tr137]. Không phải ngẫu nhiên, thơ Mai Văn Phấn luôn gây chú ý với độc giả yêu thơ và trở thành đối tượng được quan tâm của giới nghiên cứu. Luận văn sẽ hệ thống các công trình, bài viết về thơ Mai Văn Phấn theo hai hướng nghiên cứu sau:

 

2.1. Những bài viết, công trình nghiên cứu chung về thơ Mai Văn Phấn

 

Có thể coi Hội thảo thơ mang tên “Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, khác biệt và thành công” tổ chức tháng 5/2011 tại Hải Phòng là cuộc ra mắt rầm rộ các bài viết nghiên cứu về tác giả, tác phẩm thơ Mai Văn Phấn.

 

Có thể nhận thấy ý kiến chung của các tác giả bài viết khi khẳng định sự dấn thân vào niềm đam mê sáng tạo của tác giả. Trong bài mở đầu hội thảo nhà văn Đình Kính khẳng định: “Mai Văn thơ Phấn là nhà tiên phong sáng tạo theo hướng đổi mới, cách tân, định hình tư duy thẩm mĩ mới và anh đã được đánh giá cao (…) ngoài sự tài hoa, đam mê, phông văn hóa, tri thức, sự kiên trì nhẫn nại trong sáng tạo, anh còn là nhà thơ dũng cảm và giàu bản lĩnh” [33; tr 6].

 

Cao Năm cũng khẳng định tố chất nghệ sĩ của nhà thơ và không dè dặt trong việc đề cao bản lĩnh sáng tạo  của tác giả: “Mai Văn Phấn dường như sinh ra là để năng động và sáng tạo, sáng tạo không ngừng, con người hiện thân của sự sáng tạo!” [33; tr.33].

 

Đào Huy Hiệp trong bài Mai Văn Phấn - Những chặng đường sáng tạo thơ  cũng cùng quan điểm: “Mai Văn Phấn đã cắm một cột mốc thơ đáng ghi nhận trên hành trình chinh phục ngôi đền thơ hiện đại. Đến nay đã ngót 30 năm. Chặng đường thơ sắp tới của anh còn dài và xa trước mặt. Mà cột mốc hôm nay đã đánh dấu một trưởng thành” [33; tr.75].

 

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến thán phục: “Nếu có nhà thơ nào đó đang lặng lẽ luôn tự đổi mới thơ mình và phá vỡ các nhịp điệu mòn cũ trong các thể nghiệm thơ hôm nay, theo tôi, người đó phải là Mai Văn Phấn. Từ trữ - tình – cổ - điển, anh “bay” thẳng một mạch vào hậu - hiện - đại, rồi từ đó “lao” vào vòng xoáy đầy ấn tượng của thơ - cách - tân” [ 33 ; tr.420].

 

Nhà thơ Đỗ Quyên trong bài tham luận của mình quả quyết: “Những sáng tạo của Mai Văn Phấn đã đặt ông vào vị trí những nhà thơ hàng đầu của nền thơ đương đại Việt Nam” [ 33 ; tr.130]. Nguyễn Thanh Tâm với Lập thể của ký ức và tưởng tượng xuyên qua “Bầu trời không mái che” cho rằng: “Thơ Mai Văn Phấn quyến luyến người đọc không phải bằng sự mượt mà du dương của vần điệu. Sức hấp dẫn của thơ anh nằm ở thế năng trong cấu trúc ngôn từ và hình ảnh. Đó chính là những lập thể của kí ức và tưởng tượng, những chồng chất, đan cài, lồng hiện của hình ảnh, hình tượng thông qua các thủ pháp nghệ thuật đã được dụng công gia cường. Như một tình nhân khó tính, thơ Mai Văn Phấn khiến người ta mất nhiều tâm sức để chinh phục và khi đã bén duyên thì không thể nào dứt ra được”.

 

Trần Thiện Khanh đề cao tinh thần tiên phong trong cách tân thơ của Mai Văn Phấn và những kết quả ông đã đạt được: “Có thể nói, Mai Văn Phấn thuộc số ít nhà thơ có tham vọng tạo dựng cho thi ca một diện mạo mới từ và trong nhịp điệu đời sống hiện đại. Ông cổ súy cho sự đa dạng về khuynh hướng sáng tác, cởi mở và chấp nhận mọi sự thể nghiệm chuyển đổi” [33 ; tr.501].

 

Trong bài Thơ là ngôi lời, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên có cái nhìn xuyên suốt hành trình thơ Mai Văn Phấn để ghi nhận một thi tài: “Từ những bài thơ đầu tiên anh đã muốn khác, và khác. Vẫn trong cái vẻ lục bát nhịp nhàng muốn thành cổ điển, người thơ đặt vào đấy một sự cân xứng trầm tĩnh khá là lạ nếu ta biết khi anh xuất hiện đang ở tuổi trẻ. Câu thơ sáu tám trong cái chừng mực của khuôn hình nhưng chữ dung và nhịp thơ của người viết đã chất chứa một sự thăm dò để bung phá. Anh là một người làm thơ chững chạc ngay từ đầu, có ý thức ngay từ đầu… Và quả thật, mỗi tập thơ của Mai Văn Phấn ra đời là một sự khác. Nó được đẩy tới trên con đường đi tìm. Quyết liệt, nhẫn nại, nhà thơ đưa thơ  vào những ngõ ngách tâm hồn mình và những thế trận, ma trận chữ”.

 

Văn Giá trong bài Thơ sinh ra để nói về niềm hy vọng của con người cũng có đánh giá tổng thể về cống hiến của thơ Mai Văn Phấn: “Trong tính toàn thể nhất quán, thơ Mai Văn Phấn đã cất lên những niềm hy vọng mãnh liệt và cảm động của con người. hy vọng làm nên sự sống, thăng hoa sự sống. tắt hy vọng nghĩa là sự sống cũng lụi tàn. Và hy vọng cũng chính là sự sống. Biểu hiện thì đa dạng, nhưng đích đến quy chụm. Mai Văn Phấn đã thi triển tư tưởng này một cách nhất quán, nồng nhiệt, càng về sau càng sáng tỏ”. Nhà nghiên cứu còn cảm nhận: “Toàn bộ thơ Mai Văn Phấn đã dựng nên một thế giới phồn sinh và hóa sinh bất định (…) Với người nghệ sĩ này, một xác tín hiện lên thật nhất quán: còn sự sống là còn phồn sinh và hóa sinh bất định; và còn phồn sinh hóa sinh bất định là còn khiến con người ta có quyền hy vọng vào những gì đẹp đẽ và nhân bản nhất. Thơ Mai Văn Phấn hát ca niềm hy vọng không bao giờ ngơi nghỉ ở con người”[33; tr 529]

 

Với bài viết Thơ tạo sinh nghĩa Mai Văn Phấn, Hồ Thế Hà đã gọi ra phẩm chất đặc biệt của thơ Mai Văn Phấn ở hai bình diện: thế giới hình tượng và khả năng tạo sinh nghĩa. Theo Hồ Thế Hà “Ý thức đổi mới thi ca luôn thường trực trong từng cảm giác bé nhỏ của chính nguời thơ mà anh tự gọi là “vong thân”  tức phủ định bản ngã thi sĩ trước đó của mình để được tồn tại trong một trạng thái tình cảm luôn luôn mới và trong một trạng thái ngôn ngữ luôn luôn khác – nghĩa là luôn luôn tạo sinh nghĩa – đã làm cho thế giới thơ Mai Văn Phấn không ngừng vận động…”.  Nhà nghiên cứu cũng khẳng định “Mai Văn Phấn là một hiện tượng riêng của nền thơ đương đại Việt Nam – mà là một hiện tượng riêng, liên tục lấp lánh và mới lạ”. [33,tr 223…] Tuy các bài viết chưa thể bao quát hết các phương diện nội dung, nghệ thuật cũng như sự nghiệp thơ Mai Văn Phấn. Nhưng nhìn chung  đều tập chung thể hiện thái độ yêu mến và trân trọng thơ anh. Qua những nhận định chung ta thấy hiện lên một Mai Văn Phấn bản lĩnh trong sáng tác thơ ngay từ buổi đầu tiên xuất hiện, và luôn luôn khao khát và không ngừng đổi mới, sáng tạo trên hành trình đi tìm cái đẹp cho thơ. Đối với Mai Văn Phấn, mỗi bài thơ là một dự phóng, một cuộc lên đường tìm đến những giá trị mới.

 

Hai tác giả Ngô Hương Giang và Nguyễn Thanh Tâm có một công trình lên tới trăm trang: Mai Văn phấn và hành trình vào cõi khác. Với định hướng nghiên cứu và lí giải về Mai Văn Phấn như một “mẫu hình nhân học”, công trình chia làm ba chương: chương một Chú giải về thơ Mai Văn Phấn, các tác giả giải thích những vấn đề khúc mắc trong các tập thơ đã xuất bản của nhà thơ; chương hai  Mai Văn Phấn và sự chuyển dịch văn hóa qua thơ. Trong chương này tác giả đi sâu vào lí giải nhà thơ như một hiện tượng từ góc nhìn quan niệm sáng tạo và sự diễn giải kinh nghiệm tri thức bằng lời; chương ba Thơ Mai Văn Phấn trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại. Các tác giả đã khái quát hành trình thơ Mai Văn Phấn từ những tác phẩm đầu tiên qua những tìm tòi, sáng tạo để  luôn mới, luôn khác. 

 

2.2. Các luận văn, những bài viết, công trình liên quan trực tiếp đến đề tài

 

Tính “thiền”, yếu tố “phật giáo” trong thơ Mai Văn Phấn là một hiện hữu. Đã có các bài viết quan tâm đến vấn đề này. Chẳng hạn, nhà thơ Dương Kiều Minh với cuộc trở về “Tâm không trong Bầu trời không mái che” nhấn mạnh đến sự hồi sinh cùng biểu tượng Phật giáo trong thơ Mai Văn Phấn: “Bông cúc hiện ra như ánh sáng của sự giác ngộ, của giải thoát trên lối về độc đáo của cuộc kiếm tìm”[ 33  ;23].

 

Nhà văn Đặng Thân trong “Hành trình cỏ cây xuyên tâm linh” cũng cảm nhận những hình ảnh, biểu tượng hoa trong triết lý phật giáo: hoa sen biểu tượng Phật giáo, bông cúc biểu tượng cho một thế giới tâm linh thanh sạch, đặc biệt cỏ lại là “hình ảnh cội rễ tâm linh Mai Văn Phấn”[33 ;tr 65].

 

Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn trong bài Mai Văn Phấn và thi pháp mộng du xuyên thế giới đã đánh giá: “Những bài hay nhất của anh đã thể hiện cuộc luân hồi thi ca và tái sinh thi ca trong cõi vô thường tam thiên thế giới của Phật giáo thấm sâu vào cảm xúc của thi nhân” [ 33 ; tr 89].

 

Tác giả Yên Nguyên còn gọi ra “kinh mạch tôn giáo” trong thơ của Mai Văn Phấn. Tác giả cho rằng: “…tôn giáo trở thành nơi ẩn nấp tinh thần cho nhà thơ trong sự cưỡng bức của đời sống. Trường hợp Mai Văn Phấn hoàn toàn khác, tôn giáo là đức tin chứ không phải liều thuốc tâm thần. Không có một libido nào khiến tôn giáo phải hiện diện trong thơ Mai Văn Phấn. Nếu người đọc muốn thỏa mãn sự tò mò về một hố sâu tăm tối sức mùi ẩn ức tinh thần tất sẽ thất vọng” (Kinh mạch tôn giáo trong thơ Mai văn Phấn)

 

Vũ Thị Thảo trong luận văn thạc sỹ “Đặc điểm nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn” đã dành một luận điểm thống kê các hình ảnh biểu tượng tâm linh và kết luận: “Ý niệm tâm linh giống như luồng ánh sáng linh thiêng soi rọi, phủ ngập lộ trình thơ Mai Văn Phấn” [ 66  ; tr 55].

 

Luận văn của Mai Thị Thảo “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn” có lẽ là công trình đề cập trực tiếp đến yếu tố tôn giáo hơn cả. Tác giả luận văn cho rằng “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai văn Phấn chính là một cách nhìn mới, nhận thức mới trong sáng tác của ông, đã tạo nên những sắc màu riêng biệt thể hiện quan niệm, cách khai thác độc đáo về một thế giới bên ngoài thế giới thực tại. Hay nói đúng hơn, chính là cách nhà thơ tìm đến với một thực tại khác mà ở đó có sự xen kẽ giữa hư và thực. Qua đó, bộc lộ nỗ lực của thi sĩ trong việc kiến tạo một thế giới xuất phát từ điểm nhìn của đời sống thực tại” [65; tr.2]. Từ quan điểm ấy, tác giả luận văn đã khảo sát cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn qua hai phương diện: Thế giới hình tượng và Các phương tiện nghệ thuật. Kết quả nghiên cứu của luận văn là một kênh tham khảo bổ ích cho luận văn của chúng tôi.

 

Như vậy, thơ Mai Văn Phấn đã trở thành hiện tượng gây chú ý với giới nghiên cứu nói riêng, độc giả yêu thơ nói chung. Thơ Mai Văn Phấn gây chú ý ở nhiều phương diện và các bài viết hầu như đã chạm tới những nét ấn tượng nhất của thơ ông. Tuy nhiên, theo thống kê của chúng tôi, hiện vẫn chưa có công trình chuyên biệt nào tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề Cảm thức thiền trong thơ Mai Văn Phấn. Luận văn của chúng tôi muốn góp thêm một cái nhìn mới, một tiếng nói khoa học để soi chiếu thành tựu thơ của một cây bút đang nổi tiếng trên diễn đàn thơ Việt Nam.

 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Cảm thức Thiền trong thơ Mai Văn Phấn”.

Phạm vi nghiên cứu: “Cảm thức” là điều nhận thức được bằng cảm quan. Thơ Mai Văn Phấn bộc lộ cảm thức Thiền với ảnh hưởng của triết lý Phật giáo rõ nét. Luận văn sẽ tìm hiểu, nghiên cứu biểu hiện này ở cả phương diện nội dung và hình thức tái hiện của tác phẩm.

 

Luận văn chọn tập trung khảo sát ba tập thơ: “hoa giấu mặt”, “thả”, “Tĩnh lặng” là những tập thơ bộc lộ yếu tố Thiền nổi bật nhất. Tuy nhiên, cảm thức Thiền dương như đã trở thành tư duy nghệ thuật trong thơ của Mai Văn Phấn và để những kết luận có sức khát quát, trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ mở rộng khảo sát thêm những tập thơ khác của tác giả.

 

4. Mục tiêu nghiên cứu

 

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, nghiên cứu biểu hiện của cảm thức Thiền trong trong thơ Mai Văn Phấn, qua đó, góp phần đánh giá sức sáng tạo nghệ thuật của cây bút giàu nội lực này.

 

5. Phương pháp nghiên cứu

 

Để giải quyết vấn đề, luận văn sẽ vận dụng một số các phương pháp nghiên cứu chính sau:

 

- Phương pháp thống kê, phân loại: Với đề tài này, thống kê không chỉ được sử dụng như một thao tác khoa học mà trở thành tư duy phương pháp luận trong đánh giá, khái quát vấn đề.

 

- Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống giúp tạo nên tính chặt chẽ, lô gic trong triển khai vấn đề và cấu trúc văn bản. 

 

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này sẽ tạo nên sức hấp dẫn cho luận văn. Những phân tích, cảm thụ văn học và những đánh giá khái quát sẽ làm tăng sức thuyết phục cho những luận điểm của luận văn.

 

Ngoài ra, luận văn sẽ sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu khác, như: so sánh, đối chiếu, phương pháp nghiên cứu liên ngành để tăng cường tính khách quan, khoa học và sức hấp dẫn cho kết quả nghiên cứu.

 

6. Đóng góp của luận văn

 

Luận văn chọn hướng tiếp cận mới: Cảm thức Thiền – một khái niệm mang yếu tố Phật giáo để tìm hiểu, nghiên cứu thơ Mai Văn Phấn. Từ góc độ tiếp cận này, luận văn hy vọng sẽ khám phá thêm những giá trị độc đáo trong tác phẩm của một nhà thơ có tư tưởng cách tân của nền thơ Việt Nam đương đại.

 

7. Bố cục của luận văn

 

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bố cục thành ba chương nội dung:

 

Chương 1: Về nhà thơ Mai Văn Phấn và “lương duyên” với Thiền

 

Chương 2. Cảm thức Thiền trong thơ Mai Văn Phấn nhìn từ phương diện nội dung

 

Chương 3.  Thiền trong thơ Mai Văn Phấn nhìn từ phương diện hình thức

 

 

 

 

B. PHẦN NỘI DUNG

 

 

 

 

Chương 1:

VỀ NHÀ THƠ MAI VĂN PHẤN VÀ “LƯƠNG DUYÊN” VỚI THIỀN

 

 

1.1. Mai Văn Phấn - Nhà thơ với khát vọng “vượt thoát”

 

Nhà thơ Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại Kim Sơn, Ninh Bình. Năm 1974, ông nhập ngũ, năm 1981 xuất ngũ rồi theo học ngành Ngữ học và Văn hóa Nga tại trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1983, ông tiếp tục tu nghiệp tại Trường Đại học sư phạm Maxim Gorky, Minsk (Thủ đô của Byelorussian SSR).

 

Ngay từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường, Mai Văn Phấn đã nổi tiếng là học trò giỏi văn. Thời ở trong quân ngũ, lần đầu tiên gửi thơ đăng báo, bài Hoa xoan gửi báo Phụ nữ Việt Nam đã được đăng ngay. Cứ ngỡ đó sẽ là “cú huých” để chàng trai đam mê văn chương hào hứng dấn bước vào con đường văn chương nghệ thuật. Nhưng dường như khát vọng của chàng trai đam mê thơ kia lớn hơn người ta tưởng. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh bước thẳng vào giảng đường đại học và tu nghiệp ở một chuyên ngành liên quan đến ba thứ: ngoại ngữ, ngôn ngữ và văn hóa, tiếp đó, lại sang trời Tây du học để mang tầm mắt… Mai văn Phấn đã dành 16 năm cho việc tự đào tạo và bổ khuyết những gì mình cần, 16 năm ẩn mình tích lũy và thâu nạp để chuẩn bị cho hành trình “vượt thoát”. 16 năm im lặng, con bướm ngài thu trong kén để mài rũa để rồi đến một ngày nó tung cánh ra trời xanh trong sự ngỡ ngàng.

 

Đó là ngày chùm thơ ba bài Thuốc đắng, Thu về, Em gái đi lấy chồng xuất hiện trên Tạp chí Cửa biển của thành phố cảng và một năm sau đó Thuốc đắng nhận giải thưởng cao nhất của Văn nghệ thành phố (giải nhì không có giải nhất). Liên tiếp hai năm sau, Mai Văn Phấn đạt giải nhì (không có giải nhất) hai cuộc thi thơ trên báo Người Hà Hội và tuần báo Văn nghệ. Kể cũng là một cuộc ra mắt đầy ấn tượng!

 

Song, dường như điều đặc biệt còn ở phía trước, khi các tập thơ của Mai Văn Phấn lần lượt xuất hiện: “Giọt nắng” (1992), “Gọi xanh” (1995), “Cầu nguyện ban mai”(1997), “Nghi lễ nhận tên”(1999), “Người cùng thời”(trường ca, 1999), “Vách nước”(2003), “Hôm sau”(2009), “và đột nhiên gió thổi” (2009), “Bầu trời không mái che” (2010) v.v... giới yêu thơ xứ Cảng ngỡ ngàng. Hóa ra, Mai Văn Phấn đâu có “bình thường” như người ta tưởng. “Sáng tạo là quá trình vượt thoát khỏi cá tính”, như sau này Mai Văn Phấn từng thổ lộ, mục đích, động cơ mỗi lần tác giả lộ diện trên thi đàn là một lần “vượt thoát” chính mình hôm qua. Nhà thơ có lần bày tỏ: “Thật kinh hãi khi phải ngắm nhìn một nghệ sỹ cứ đứng mãi một chỗ mà biểu diễn quá nhiều lần một tiết mục tới gần như vô cảm (…) Quá trình vượt thoát khỏi cá tính chính là quá trình vong thân. Sau mỗi lần ượt thoát, có cảm giác mình vừa may mắn tỉnh ngộ, tái sinh, hay được đầu thai vào một thân xác khác” [49, tr 400]. Lần khác, Mai Văn Phấn bộc lộ khát vọng: “Thật kỳ diệu nếu chỉ bằng sự giản dị mà nói được những vấn đề lớn lao và mới mẻ” (trả lời phỏng vấn báo Thể thao & Văn hóa, 2004). Trong Hội thảo tổ chức tại Hải Phòng năm 2011, giới nghiên cứu sôi nổi nhắc tới những phạm trù “vong thân”, “vượt thoát” trong hành trình sáng tạo của Mai Văn Phấn và xu hướng ghi nhận, khẳng định những nỗ lực ấy của tác giả.  Nhà thơ Bằng Việt, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hào hứng bộc lộ: “Tôi rất thích quan niệm “vượt thoát” mà Mai Văn Phấn phát biểu trong một cuộc phỏng vấn. Đúng là nhà thơ phải biết tự làm mới mình bằng cách vượt thoát. Dám vượt thoát cũng đau đớn và chật vật lắm, không dễ dàng gì…”[ 49, tr.15]. Cao Năm một người bạn thơ tại Hải Phòng thú nhận: “Bên cạnh những bài thơ kết hợp được truyền thống với tâm thức, thì không ít bài thơ của anh rơi sa vào rắc rối, bí hiểm, khó hiểu, một số bài như thách đố người đọc”[33; tr.31]. Tuy nhiên, ngay sau đấy, cũng chính người bạn này ngẫm ngợi: “…Mai Văn Phấn không có những năm tự “lột xác” để chui ra khỏi cái vỏ cứng của truyền thống, vần điệu như chính anh giai đoạn 1995 về trước, và như nhiều người khác nữa hiện nay thì thi đàn Việt Nam hiện đại liệu có một giọng thơ Mai Văn Phấn riêng biệt và khá độc đáo như hiện nay?” [49; tr. 32]. Nhà thơ Thi Hoàng từng bộc lộ cùng một lúc những trạng thái đối lập khi đọc thơ Mai Văn Phấn: “Thương sự cách tân, nể sự cách, ghét sự cách tân, phục sự cách tân” [49; tr. 486].

 

Cũng ở Hội thảo này, nhà văn Đình Kính, chủ tịch Hội nhà văn Hải Phòng đánh giá: “Khi đánh giá Mai Văn Phấn, chúng tôi cho rằng ngoài sự tài hoa, đam mê, phông văn hóa, tri thức, sự kiên trì nhẫn nại trong sáng tạo, anh còn là nhà thơ dũng cảm và giàu bản lĩnh. Anh làm thơ như nghệ sỹ tự tin đi trên sợi dây mảnh, dù bên dưới là vực sâu hiểm trở, nhưng vẫn luôn tự tin rằng mình sẽ đến được đích” [33; tr. 10].

 

Có thể dẫn thêm nhận xét này của một nhà thơ, đồng thời là chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam – nhà thơ Hữu Thỉnh: “…Phấn phức hợp và kỳ khu. Phấn cầm roi ra lệnh cho các con chữ, Phấn đáo để chống lại sự nông cạn, cùn mòn. Chàng thử sức cả thơ ngắn và trường ca. Từ cách đặt tên bài đến chia đoạn, vắt câu, chỗ nào cũng tuân theo phương châm cách tân triệt để…”[ 33; tr. 588]

 Hiện Mai Văn Phấn đã xuất bản 33 cuốn thơ và một cuốn phê bình - tiểu luận, trong đó 21 cuốn xuất bản ở nước ngoài. Thơ ông đã được dịch ra 32 thứ tiếng đã hiện diện trong hơn 50 tuyển tập thơ và tạp chí quốc tế. Ông cũng từng nói chuyện thơ ở nhiều trường đại học Hàn Quốc.

 

Năm 2017, Mai Văn phấn giành giải thưởng văn học Cikada của Thụy Điển (Giải thưởng được sáng lập năm 2004 trao cho các nhà thơ Đông Á)

 

Năm 2012, tập thơ “Bầu trời không mái che” trở thành một trong 100 tập thơ bán chạy nhất trên trang website thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazoon. Tháng 6 năm 2014, Mai Văn Phấn có 2 tập thơ song ngữ Việt Anh và 1 tập thơ song ngữ Việt – Pháp vào top 10 trong 100 tập thơ châu Á bán chạy nhất trên Amazon.

 

Mai Văn Phấn  được xem là gương mặt thơ ca tiêu biểu của Việt Nam trong 20 năm qua bởi những nỗ lực cách tân không mệt mỏi. Ông là nhà thơ có ý thức học hỏi những nền thơ ca hiện đại đi trước, sẵn sàng thu nạp kỹ thuật của các trường phái, triết thuyết để thử nghiệm làm mới, làm khác biệt tác phẩm của mình. Thơ ông nghiêng về lý trí, điêu luyện về dùng chữ, tân kỳ trong áp dụng các kỹ thuật trường phái thơ ca khác nhau; xử lý hài hòa giữa thành tựu thơ ca truyền thống và sự cách tân hiện đại. Mai Văn Phấn đang hướng đến một giọng thơ Việt dựa trên quan điểm thẩm mỹ cá nhân độc lập. Mai Văn Phấn đã khẳng định được những bước đi vững chắc và táo bạo của mình trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Chính sự cống hiến hết mình cho văn học nghệ thuật nói chung, đặc biệt là thi ca, Mai Văn Phấn đang có một vị trí vững vàng trên thi đàn thơ Việt Nam hiện đại.

 

1.2. Lương duyên với Thiền

 

1.2.1. Quan niệm về “Thiền”

 

Nhắc đến Thiền, người ta nghĩ ngay tới một phương pháp tu hành trong đạo Phật, cụ thể là một phương pháp thực hành để luyện tâm trí được Đức Phật chia sẻ sau khi Ngài giác ngộ vào năm 35 tuổi. Sau đó, Phật giáo Đại Thừa đã hệ thống lại thành một trường phái Phật giáo được gọi là Thiền Tông (lấy thanh tịnh làm gốc, lấy việc ngồi yên lặng để ngẫm nghĩ đạo lý làm phép tu). Ngoài Phật giáo, Thiền còn có mặt trong nhiều tôn giáo khác như: Đạo giáo, Ki tô giáo.

 

Tuy nhiên, hiện có nhiều cách định nghĩa về Thiền: Từ điển Phật học Hán Việt của Phân Viện nghiên cứu Phật học xác định: “Thiền” là thuật ngữ Hán Việt được phiên âm từ chữ Dhyàna, trong tiếng Phạn từ Dhyàna là danh từ phái sinh từ gốc động từ √dhyā (hoặc √dhyai). Nguyên nghĩa của từ này là sự tư duy, tập trung lắng đọng, “suy nghĩ” hoặc “chiêm nghiệm”, chủ trương tập trung trí tuệ để suy nghĩ. Theo cách phát âm của chữ Trung Hoa là “Ch’an Na” mà ta đọc là “Thiền Na”, còn có các cách phiên âm Hán Việt khác như “Đà diễn na” hay “trì a na” dịch nghĩa là “Tịnh Lự” (Tịnh = Định; Lự = Tuệ nghĩa là đình chỉ các tư tưởng khác, chỉ chuyên chú suy nghĩ vào một cảnh), hay nói một cách khác là “Chiêm nghiệm trong tĩnh lặng” – tĩnh tâm (Từ điển Phật học Hán Việt của Phân Viện nghiên cứu Phật học, trang 1271). Từ điển Hán – Việt của Thiều Chửu giảng nghĩa: “Thiền” là một nhánh âm của từ “Thiện” có nghĩa là: “lặng nghĩ suy xét, đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lý làm tôn chỉ nên gọi là Thiền”[ 15; tr. 439]. Từ điển Tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) chiết tự ngắn gọn: “Thiền vốn có nghĩa là “tĩnh”, dùng để chỉ cái thuộc đạo Phật, nói chung. Đạo thiền, Cửa thiền”[35; tr .1192]. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Long – Gia Huy chủ biên) cũng cùng nghĩa này: “Thiền – yên lặng, nghĩ ngợi: đạo thiền, tọa thiền, tham thiền” [35; tr. 990]. Theo Từ điển tiếng Anh Oxford, Thiền là sự thực hành suy tư sâu sắc trong tĩnh lặng để cho tâm người thực hành an tịnh. Từ điển Meriam – Webster thì đưa ra hai định nghĩa khác nhau: Thứ nhất, Thiền là ngâm mình trong sự trầm tư mặc tưởng hay sự phản tỉnh; Thứ 2, Thiền là tham dự vào việc luyện tâm với mục đích hướng đến sự tỉnh thức tâm linh ở một cấp độ cao. Theo từ điển Cambridge, Thiền là hoạt động hướng tới sự tập trung vào một đối tượng để được trầm tĩnh và buông xả. Cũng có ý kiến cho rằng: Thiền là thuật ngữ Hán - Việt, gọi đầy đủ là Thiền - na được phiên âm trong tiếng Phạn, là danh từ phái sinh từ gốc động từ. Có thể coi Thiền là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm trong thời gian - không gian hiện tại để nhận biết sự vật, hiện tượng và ý niệm. Thiền là để tĩnh tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm để nhận thức bản ngã và thế giới xung quanh một cách đúng đắn, sáng suốt nhất.

 

Như vậy, dù là nghĩa chiết tự hay nghĩa diễn giải, “Thiền”đều được hiểu là tĩnh lặng, tập trung, suy xét, giác ngộ. Thiền xuất phát từ Phật giáo, mang tư tưởng cốt lõi của Phật giáo, vì vậy, Thiền trở thành biểu tượng Phật giáo, đồng nghĩa với Phật giáo: Cửa Thiền, Tu Thiền, Đạo Thiền. Khái niệm “Thiền” mà luận văn sử dụng sẽ theo tinh thần này, “Thiền” chính là Phật giáo. Song, có gì khác nhau giữa hai cách gọi “Phật” và “Thiền”? “Phật”,  dịch âm từ ngữ Sanskrit cổ nghĩa là: “giác ngộ” (thấy/ biết tất cả, không gì là không thấy/ biết, không lúc nào là không thấy/ biết. Đức Phật chính là người thấy/ biết tất cả - người “giác ngộ”. Thái tử Tất Đạt Đa sau khi “giác ngộ”, đạt đạo được gọi là đức phật Thích Ca Mâu Ni. Thiền là hành trình, là cách thức để đến “giác ngộ”, “Phật” là kết quả, “Thiền” là hành trình, để thành “Phật” phải “Thiền” và “Thiền” thành chính quả sẽ là “Phật”. Phật tính của Thiền chính là: tĩnh tại, khoan hòa, buông bỏ, tập trung, sâu sắc.

 

Tuy nhiên, luận văn không nghiên cứu toàn bộ tư tưởng của Phật giáo mà chỉ lấy “thiền” làm tư tưởng cốt lõi, với những biểu hiện phật tính của Thiền, như: tĩnh tại, khoan hòa, buông bỏ, tập trung, sâu sắc…

 

Luận văn  cũng sẽ lấy những đặc điểm này như là chỉ dẫn để khảo sát phẩm chất thơ Mai Văn Phấn. Bởi, từ tư duy đến trực giác, thơ Mai Văn Phấn bộc lộ dấu ấn Thiền rất rõ nét.

 

1.2.2. “Thiền” trong văn học Việt Nam

 

Đạo Phật có mặt ở Việt Nam từ sớm, đã từng là “Quốc đạo”, vì vậy, yếu tố Thiền hay Phật tính đã xuất hiện trong đời sống văn chương từ lâu. Văn học đậm sắc thái Phật giáo Thiền tông thời Lý - Trần giữ địa vị mở đầu nền văn học viết nước ta. Tiếng nói thi ca trong sáng, lạc quan với nền tảng tri thức thâm sâu đã tạo ra một mạch thiền ngầm luân lưu trong lòng văn học dân tộc: