Kabanata I: PANANAW (Kapanahunan ng Basura – Epic). Mai Văn Phấn. Isinalin tungo sa Wikang Filipino Ni: Eden Soriano Trinidad. Chương I: ĐIỂM NHÌN - Trường ca “Thời tái chế”. Eden Soriano Trinidad dịch từ tiếng Anh sang tiếng Phi-líp-pin

Mai Văn Phấn

Isinalin tungo sa Wikang Filipino

Ni: Eden Soriano Trinidad – Philipinas

Translated into Filipino language

By Eden Soriano Trinidad – Philippines

Eden Soriano Trinidad dịch từ tiếng Anh sang tiếng Phi-líp-pin

 




 

 


Nhà thơ Eden Soriano Trinidad trên bìa tạp chí văn học Trung Quốc

 






Maivanphan.com: Nhà thơ Eden Soriano Trinidad (Phi-líp-pin) vừa gửi tôi Chương I trường ca “Thời tái tế” đã được bà dịch từ bản tiếng Anh của 
Nhat-Lang Le và Susan Blanshard sang tiếng Phi-líp-pin. Bà cho biết đang hoàn thiện những Chương tiếp theo. Xin trân trọng cảm ơn Nhà thơ Eden Soriano Trinidad đã dành thời gian và tâm huyết cho thơ của tôi!


Poet Eden Soriano Trinidad (Philippines) has just sent me Chapter I of my epic “Era of Junk” which was translated from the English version of Nhat-Lang Le and Susan Blanshard into Filipino language. The next chapters are also under her finalization. I would like to give my respectful thanks to Poet Eden Soriano Trinidad for having spent time and devotion on the translation of my poetry!

 





Kapanahunan ng Basura

(Epic)

 

 

 

 

Kabanata I : PANANAW

 

 

Naantig ko ang iyong mundo, habang ako ay nagpapatuloy sa king buhay.  Huwag mo naman akong husgahan ng ganon-ganon lamang, na ako’y walang respeto at walang muwang. May mga kaluluwa sa inyo na hindi maka-akyat, o naghahanap pa ng daan para makaparoon. O dili kaya ay naririyan pa kayong lahat? Napapabuntunghininga ako ng malalim. Umaagos ang dugo mula sa gilid ng aking mga bibig pumapatak sa lupa.


*

 

Lumaki akong naguguluhan sa kung ano ang tama at mali, nakakagulantang at nakalilito. Naghahanap ng landas at nalilito sa modernong pagsasaka, kaululan at paghahangad, pagiging bukas palad at pagkamaawain, kapritso at kalungkutan, kadiliman at kaamuan, sibilisasyon at pagiging paurong,… Isang umaga, nakakita ako ng isdang lumalangoy ng pasalungat sa agos, at isang bituing ayaw ipikit ang kanyang mga mata habang naghihintay ng pagbubukang liwayway. Kinakabahan akong pumasok sa aking silid-paaralan, naupo sa tabi ng aking kaklase na karamihan sa kanila ay sumakabilang buhay na. Nakinig kami sa walang kabuhay-buhay na pagtuturo ng aming guro. Gamit ang daliri sumenyas siya na ilipat ang pahina ng aming kuwaderno. Saglit niya kaming tinitigan isa-isa, saka lumapit sa akin at tila pautos na sinabi, na kung nauunawaan ko ang leksiyon dapat ay alam kong pigilan ang aking mga emosyon.


*

 

Nagpakita ang guro ng iba’t-ibang modelo- digmaan, mga yugto ng pandarayuhan ,malinis na pagbabago… Ang mga kalansay ay inayos sa kabundukan, ginawang mga daan at ginawang panandaliang silungan; ang ilan ay ginawang haligi ng kastilyo upang harangan ang mga panang may lason mula sa mga dayuhang mananakop. Ilog ng dugo at luha ay magkasabay na ginamit sa kandila. Nagsindi ng posporo ang guro, at mabilis na kinain ng apoy ang mga modelong yari sa kandila. Sa unang pagkakataon, naging saksi kami sa mga kaluluwa at ideya na may pagkakaparehas ng amoy sunog, kapwa nagpapalabas ng maiitim na usok. Marubdob kong hiniling sa sandaling yaon, na sana ay  magkaroon pa ako ng walang hangganang limitasyon , maluwang na lupain na may katatagan at kapayapaan . Tangan ko ang kakarampot na makapal na itim na usok,lumabas ako ng silid -aralan.


*

 

Dahan-dahan kong tinanggal ang libag ng mga itim na agiw na bumabalot sa daraanan at tinatakpan ang mga gilid ng damuhan, tulay at mga panandang kilometro. Kinaskas ko ang mantsa ng natitirang  itim na mantsa ng gastadong langis na nanigas na sa tubig, ibinalik ko ang panandang tela na nakapaikot na sa aking braso,  itim na pananda, at itim na saranggolang nakadikit nalang halos sa langit. Nakasalubong ko ang isang bata at binulungan ko s’ya sa tinig na tila nananalangin.  Hayaan mong tanggalin ko itong nakadikit at nangingitim ng mantsa ng iyong damit. Hayaan mong burahin ko ang maiitim na mantsa sa iyong noo. Matalim akong tiningnan ng bata tila ang nakikita niya ay isang mabangis na hayop saka tahimik na lumakad papalayo. Palihim ko siyang sinundan, nagkunwaring hindi pa kami nagkita, saka marahang tinanggal ang maiitim na uling na nanikit  sa kanyang katawan at pagod ng mga mata.  Patuloy kong nililinis sa aking isipan ang nanlilimahid niyang katawan hanggang sa ito ay maging busilak at hindi ko na makita pa sa aking guni-guni.


*

 

Tuwing umaga, nagigising ako sa tila mga sapot na balita , pakiramdam ko ako ay nabalahaw sa isang masalimuot na sapot ng higanteng gagamba. May mga araw na basa ako ng basa ng mga balita at nalilimutan ko na ang kumain ng agahan. Sa wari ko ang kalupaan ay napapatalon tulad ng nahintakutang kabayo. Kapag ang alikabok ng lupa ay umalimbukay at binalot ang kalupaan, hindi mo na makilala pa kung saan ang pinagpapastulan at alin ang daan. Ako ba ay gising o nananaginip lamang at nasan kaya ako? Hindi ako naniniwala na ang aking bayan ay puno lamang ng mga bato, bulubundukin, hardin, bukirin, baybayin o mga kanal. O mga walang buhay na bagay tulad ng –asin at sawsawan, mga uling at abo, o mga dahon ng dayami. Tinatanong ko din ang aking sarili gaano kadami kaya ang pangil sa lupang ito. Kung ang lupa ay walang tumatapak na mga paa , maaring kaladkarin ito ng mga hangal sa kung saan -saan.  Bagamat, wala paring kabuluhan ang mga hangal, nagsisigaw lang sila at dinurumhan ang kalupaan.


*

 

May tatlong lalaking tahimik na nagkakape sa kapehan, nakatitig sa isang inaamag ng butas sa dingding. Biglang may bubuyog na lumabas sa butas at lumipad papalayo. Ang unang lalaki ay isang preso na nagtangkang tumakas at maraming beses na nabigo. Ang pangalawang lalaki naman ay nagpalit ng kanyang kapalaran pagkatapos niyang dayain ang kanyang eksaminasyon. Ang pangatlong lalaki ay nagpagaling ng kanyang mga sugat pagkatapos niya mapag-isip-isip ang buong katotohanan.  Nagpatuloy sila sa paghigop ng mainit na tsaa,  malalim ang iniisip ng bawat isa. Bawat isa sa kanila ay pinapangarap kung papaano sila makakalusot sa butas na nilabasan ng bubuyog.


*

 

Kapirasong  hilaw na karne ang tinapyas sa kanyang balat at hinugasang mabuti. Maingat na hiniwa ng  tagapagluto ng pa-kudrado, subalit ang iba ay wala pa rin sa hugis. Bawat piraso ay ibinabad sa mga rekado na may tuyong sibuyas, bawang, paminta, asukal, sili, bagoong at matamis.  Ang karneng madulas -dulas pa ay magkakasabay na isinalang sa bumabagang uling. Samantalang sumasagitsit at lumiliit ang karne sa baga ay magkakasama nilang ibinahagi ang kanilang mga pangarap kung paanong mabubuhay sila muli sa ibang katawan, subalit bago iyon, kinailangan nilang mamilipit sa ihawan at hayaang matunaw ang kanilang mga taba, habang naghihintay na sila ay bumaho at mangawalang tulad ng mga uwak.


*

 

Ang mga kaluluwa ay pinangalanang  mga bagay. Ito ang mga kaluluwa ng sabon, basurahan, mga tampon, mga kagamitan sa opisina, kaldero at mga paso, tuwalya, plato at mga platito, pagkain na pulutan sa alak. Sinakop ng mga kaluluwa ang mga palatandaan sa lupa… yan ang kaluluwa ng pinanganganakan sa hospital. Ito ang Kaluluwa ng Kumunal na Silid-Tanggapan (Communal Administrative Office). Kaluluwa ng paaralan. Kaluluwa ng Museo. Kaluluwa ng Katarungan. Kaluluwa ng Zoo. Kaluluwa ng mga pampublikong opisina. Kaluluwa ng magkakasamang pribado at pampublikong tanggapan. Kaluluwa ng mga panuluyan.  Kaluluwa ng mga samahan ng tagapag-alaga ng mga bubuyog. Kaluluwa ng mga nagpapalahi sa bukirin. Kaluluwa ng kampo ng mga sundalo… Kahit saan ako pumunta, pinahihinto ako ng mga armadong tauhan, hinahanapan ako ng mga papeles. Kinapa ko ang aking bulsa, at pilit na hinahanap ang aking lumang lisensya sa pagmamaneho.  Pinagbawalan akong pumasok sa loob ng isang nakasaradong pinto. Hindi ako maaring makapasok. Pinagbawalang magsalita. Naubos ang aking pasensya. Para akong lumulutang at  tila malayang nahuhulog at walang sasalo sa akin… Masyadong nakakasira ng loob, kaya gumising ako. Umuulan na sa labas, pumapasok ang malamig na hangin sa may bukas na bintana. Muli akong humiga at naghintay ng panibagong darating na panaginip.

 


 

 

Chapter I: POINT OF VIEW

(Era of Junk – epic)

 

 

I have touched upon your world, just as I move on. Please don’t be too quick to criticize me as being disrespectful and ignorant. Some souls among you are known to be unable to transcend, or are still groping your way to nowhere. Or are you all still there? I rise higher with each breath. Blood flowing from the corners of my mouth streams down to mother earth.

 

 

*

 

I grew up in a mélange of right and wrong, wakefulness and confusion, seeking out a path and getting lost in modernity and subsistence farming, stupidity and aspiration, generosity and pettiness, wholeness and loneliness, nobleness and meanness, civilization and backwardness…Early one morning I saw a fish swimming against the current, and a star refusing to close its eyes while awaiting the dawn. I nervously went to class, sat next to my classmates, most of who were dead at the time. We listened to our teacher’s impassioned lecture. With a gesture of a finger, he told us to turn our notebook pages. He stared for a while at each of us, then stood next to me and said something that sounded like an order, that if I understood the lesson, I ought to know how to control my emotions.

 

 

*

 

The teacher showed the class many models — wars, phases of migration, purges, reforms… Bones were arranged into mountains, built into roads and made into temporary shelters; some into castle walls to block poisonous arrows from foreign invaders. Rivers of blood and tears were simulated using candle wax. The teacher lighted a match, and the models quickly caught on fire. For the first time, we were witness to souls and ideas having the same burnt smell, both emitting  copious dark smoke. At that moment, I wished even more for my boundaries to be limitless, a vast land with stability and peace. Holding a mouthful of thick black smoke, I slipped away out of class.

 

 

*

 

I patiently peeled back the layer of black soot that was blanketing  pathways, and covering strips of sidewalk grass, bridges, and kilometer markers. I  scraped back the layer of black residue clotting over water, brought back the black armbands, black signs, and black kites glued to the sky. I came upon a child and whispered to him in a voice like in a prayer: Let me peel off this blackening outer layer covering your clothes. Let me peel off the black smudge on your forehead! The child threw me an angry look as if he was looking at a wild animal then silently walked away. I followed him discretely, pretending that we had never met, then lovingly peeled off a layer of black soot on his body, with tired eyes. I kept cleansing his body in my imagination until he was so pure, I could see him no more.

 

 

*

 

Every morning I woke up in a net of information, feeling like I was getting stuck in a mess, the nest of a giant spider. Some days, I read news upon news and forgot my breakfast. I imagined the land leaping up like a scared horse. When dust rises and engulfs the land, you can no longer distinguish a pasture from a road. Was I awake or dreaming and where was I? I did not believe my homeland consisted of only stones, hills, gardens, fields, coasts and canals. Or of inanimate things — salt and sauces, charcoal and ashes, or blades of straw. I even asked myself how many paws this land might have. If the land was devoid of feet, then idiots could drag it anywhere. Still, idiots were incompetent, they only screamed and dirtied the soil.

 

 

*

 

Three people in a café were silent, staring for a while at a musty hole in the wall. A wasp emerged and flew away. The first person had been a prisoner who tried to escape numerous times without success. The second person had changed his fate after scamming an exam. The third person had healed his wounds after realizing the entire truth. They continued to sip their tea, each pursuing their own jumbled thoughts. Each imagining the other trying to sneak through the wasp hole.

 

 

*

 

A piece of raw meat was scraped from its skin and washed clean. The chef tried to cut it into neat squares, but most of it turned out shapeless. Each piece was soaked in spices, marinated with dried onions, garlic, pepper, sugar, hot chili, fish sauce, and caramel. The slimy pieces sizzled together in the fire. Thrashing and shrinking, they shared the same dream of reincarnating in different bodies, but before then, they had to twitch in the heat and let their fat melt away, while waiting to go into stinky, ravenous maws.

 

 

*

 

Souls were named after objects. These were souls of soap, trash bins, tampons, office supplies, electric fans, pans and pots, bath towels, dishes and bowls, food to go with alcoholic beverages. Souls occupied landmarks… that was the soul of a maternity hospital. This was the Soul of the Communal Administrative Office. Soul of a school. Soul of a museum. Soul of a courthouse. Soul of a zoo. Soul of public offices. Soul of semi-public offices. Soul of an inn. Soul of the Association of Bee Breeders. Soul of a stud farm. Soul of a soldier camp… Everywhere I went, I was stopped by armed personnel asking for papers. I searched my pockets, rifling through my bundle of expired licenses. I was barred outside a locked door, a dead end. Banned from speaking up. Pushed to the brink. I was freefalling with nobody there to catch me… Too much of an impasse, so I woke up. It was raining outside, blowing cool mist through the open window. I lay down to wait for another passing dream.

 


(Translated by 
Nhat-Lang LeEdited by Susan Blanshard)

 

 

 

 

 

 

Chương I: ĐIỂM NHÌN

(Trường ca “Thời tái chế”)

 

 

Vừa cử động tôi đã chạm vào thế giới của các vị. Xin đừng vội trách tôi hỗn xược, vô tâm! Vẫn biết ai đó trong các vị chưa kịp siêu thoát, hay còn đang dò dẫm phương nào. Hoặc tất cả vẫn nguyên ở đó? Tôi bước lên, hít thở. Máu từ khóe miệng tôi xuống đất mẹ ròng ròng.  

 

 

*

 

Tôi lớn lên trong lẫn lộn đúng sai, tỉnh táo và lú lẫn, tìm đường và lạc lối, u mê và khát vọng, hiện đại và tiểu nông, quảng đại và cò con, tổng thể và đơn chiếc, cao thượng và thấp hèn, văn minh và lạc hậu… Một sớm mai gặp con cá bơi ngược dòng, một vì sao chờ đợi ban mai không nhắm mắt. Tôi bồn chồn đến lớp, ngồi bên những bạn học, phần đông trong số họ khi ấy đã chết. Nghe thầy giáo say sưa giảng bài. Thầy giơ ngón tay ra hiệu cho cả lớp mở từng trang vở. Thầy nhìn từng người hồi lâu rồi đến bên tôi nói như ra lệnh, nếu hiểu bài phải biết kìm nén cảm xúc.

 

 

*

 

Thầy giáo cho cả lớp xem nhiều mô hình, những cuộc chiến tranh, từng đợt di dân, thanh trừng, cải cách... Xương người chất thành núi, mở đường, dựng ngôi nhà nghỉ tạm; làm tường thành ngăn chặn mũi tên tẩm độc từ phía ngoại bang. Những dòng sông máu và nước mắt được mô phỏng bằng sáp nến. Thầy giáo bật que diêm cho những mô hình nhanh chóng bén lửa. Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến linh hồn và tư tưởng có mùi khét, ám khói mù mịt. Lúc ấy tôi càng khát khao biển và trời của tôi bất tận, một dải đất rộng bền vững hòa bình. Ngậm một bụm khói đen quánh đặc tôi trốn khỏi lớp học.

 

 

*

 

Tôi nhẫn nại bóc lớp muội đen đang phủ kín lối đi, bọc kín những vệ cỏ, cây cầu, cột mốc. Vớt sạch cả lớp váng đen vừa đông cứng trên mặt nước, thu lại những giải băng đen, biển hiệu đen, con diều đen còn mắc kẹt giữa không trung. Tôi đến bên một em nhỏ thì thầm như van vái: Hãy để anh bóc lớp vỏ thâm đen đang bao bọc áo quần, trên trán em kia! Em bé ném về phía tôi ánh mắt giận dữ như nhìn một con thú dữ, rồi thinh lặng bước đi. Tôi lặng lẽ theo sau em vờ như chưa từng gặp gỡ, rồi âu yếm bóc lớp muội đen trên thân thể em bằng đôi mắt mệt mỏi của tôi. Tưởng tượng lau chùi da thịt em cho đến khi bóng em mất hút.

 

 

*

 

Mỗi sáng tôi thức dậy trong mạng lưới thông tin dầy đặc, ngỡ bị mắc vào mớ bòng bong, ổ con nhện khổng lồ. Có ngày quanh quẩn với tin tức quên cả ăn sáng. Tôi hình dung vùng đất này đang lồng như ngựa vía. Bụi tung mù mịt khắp nơi, không nhận ra đâu là bãi hoang, đâu là lối ngõ. Tôi tỉnh hay mê và đang ngồi ở đâu? Rồi lại nghĩ dớ dẩn không biết mảnh đất có bao nhiêu chân? Chẳng lẽ đất quê hương chỉ là ngọn đồi, tảng đá, vườn tược, bờ bãi, kênh rạch. Hay mắm muối, tro than, rơm rạ nằm ì. Có lúc ngỡ đất không có chân, mặc cho bọn ngu dốt lôi đi. Giờ đây chúng đã bất lực, vừa la ó vừa vấy bẩn lên mặt đất.

 

 

*

 

Ba người trong quán nước cùng im lặng, nhìn thật lâu một cái lỗ ẩm mốc cuối chân tường. Một con tò vò chui ra, cất cánh. Người thứ nhất từng là tù nhân nhiều lần tìm cách vượt ngục không thành. Người thứ hai tự thay đổi cuộc đời sau lần đánh tráo bài thi. Người thứ ba có thể tự chữa lành vết thương khi biết tất cả sự thật. Họ tiếp tục lặng im uống nốt chén nước, theo đuổi từng ý nghĩ lộn xộn. Người này tưởng tượng người kia đang cố chui qua cái tổ tò vò.

 

 

*

 

Miếng thịt sống được cạo da, rửa sạch. Người đầu bếp cố thái cho vuông vắn, nhưng đa phần chẳng ra hình dáng gì. Chúng được ngâm tẩm gia vị, quyện lấy nhau bằng hành khô, tỏi, tiêu, đường, ớt, nước mắm, kẹo đắng. Một đống bầy nhầy reo trong lửa. Co lại. Vật vã. Nổ lốp bốp. Chúng cùng chung giấc mơ được tái sinh trong thân xác khác, nhưng hiện thời phải gắng sức chảy mỡ, co rúm, nát nhừ. Đợi chui qua những cái miệng hôi hám, tham lam.

 

 

*

 

Những linh hồn chiếm lĩnh cảnh quan, mang tên đồ vật. Đây linh hồn xà phòng, thùng rác, băng vệ sinh, sách bút, quạt máy, khăn tắm, mâm bát, mồi nhậu, xoong nồi… Kia linh hồn nhà hộ sinh. Linh hồn Ủy ban hành chính xã. Linh hồn trường học. Linh hồn viện bảo tàng. Linh hồn tòa án. Linh hồn sở thú. Linh hồn công sở. Linh hồn bán công sở. Linh hồn nhà nghỉ. Linh hồn Hội Nuôi ong. Linh hồn trại giống. Linh hồn doanh trại... Đi đâu tôi cũng gặp người mang vũ khí chặn lại tra hỏi giấy tờ. Tôi lục túi, bới tung cả mớ những giấy phép hết hạn. Tôi hóc khóa, cùng đường. Bị cấm phát ngôn. Chạm miệng vực. Rơi không người đỡ… Bế tắc quá nên tôi tỉnh dậy. Ngoài kia đang mưa, có hơi nước mát bay vào cửa sổ. Tôi nằm xuống đợi giấc mơ khác.

 

 

 

 

 


Nhà thơ Eden Soriano Trinidad

 






Tiểu sử Nhà thơ Eden Soriano Trinidad



Eden Soriano Trinidad: Quỹ Jara Nepal. Phó chủ tịch Quốc tế. Hội viên: Mạng lưới Thơ ca Trung Hoa. Mạng lưới Tác giả Trung Hoa.

Bà yêu thích học hỏi những điều mới lạ, đạt được và hoàn thành ý nguyện bằng những nỗ lực trong cuộc sống, mang lại tác động lớn cho loài người. Đó là cống hiến của bà để thúc đấy hoà bình, hoà hợp, và hoà giải toàn cầu thông qua thơ ca.

Eden sinh ra tại tỉnh Zambales xinh đẹp ở Phi-líp-pin, nơi những trái xoài ngọt nhất có thể được tìm thấy và được ghi danh trong sách kỷ lục Guinness. Bà là giáo viên cống hiến không ngừng trong suốt những năm qua, hiện tại là Giám đốc Trường học ở phái bộ, ngôi trường vùng sâu Trung tâm Giáo dục Tưởng niệm Lucio Abrigo do bà sáng lập từ 1991. Từ tháng 6/1986 tới 12/2003, bà dẫn chương trình tình nguyện radio hàng ngày, lập trình viên và nhà sản xuất chương trình cho đài DWRF 1458 khz của công ty truyền thông Viễn Đông (FEBC) ở Amungan, Iba, Zambales, Phillipines. Chương trình radio của bà tập trung vào các vấn đề gia đình. Tháng 1 năm 2019, bà được phỏng vấn và xuất hiện trên mục Tấm gương Ấn Độ của báo Tác giả ASSAM. Bà là nhà thơ đại diện duy nhất của Phi-líp-pin, và giải thưởng Thành tựu trọn đời đã được trao cho bà tại “Ngày hội Thơ quốc tế” và “Thơ trong dòng chảy Guntur” lần thứ 12 tổ chức ở Guntur Andra Pradesh và Hyderabad, Ấn Độ vào 18 - 23/9/2019. Cuốn sách song ngữ của bà “Thiên đường trỗi dậy” đã được phát hành nhân dịp này, được dịch sang tiếng Telugu và xuất bản bởi Tiến sĩ Lanka Siva Rama Prasad. Bà đã dịch sang tiếng Tây Ban Nha tập thơ trường ca của Tiến sĩ Lanka Siva Rama Prasad, mang tựa đề “Chiếc hộp sơn son” và các bài thơ của các tác giả nước ngoài khác. Bà tuyển dịch sang tiếng Phi-líp-pin tập thơ Thiền mang tên “Tắm nắng” của thiền sư người Nepal Krisha Prasai. Cuốn sách Thiên đường trỗi dậy 2 mang tên “Bản giao hưởng của tâm hồn” bao gồm các bài thơ của bà và những người bạn thơ thân thiết của bà. Bà được Tiến sĩ Waheed Musah thuộc Tổ chức Nghệ thuật Thế giới Thân vương Hafrikan (HPAW) cử làm Đại sứ Nhân quyền 2019. Ngày 29/9/2018, bà là một trong những người phát biểu chủ chốt của Hội nghị Nhân quyền quốc tế diễn ra tại Đại học Ghana, Accra, Ghana ở châu Phi. Eden còn nhận bằng quốc tế danh dự của Viện Hoà bình (WIP) với danh hiệu “Biểu tượng thế giới về hòa bình & Hình mẫu của sự trung thực, PC 2019. Bà là Chủ tịch của tổ chức “Thúc đẩy trẻ em toàn cầu Kiwanis, quận Phillipine Luzon, đơn vị 2B1” tọa lạc ở San Agustin Iba, Zambales với châm ngôn toàn cầu “Phụng sự trẻ em toàn thế giới”. Thứ Bảy hoặc Chủ nhật hàng tuần, các bài thơ của bà được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, được đọc và phát thanh bởi nữ nhà thơ, dẫn chương trình truyền thanh Leticia Guzman, Felipe de Jesus A. Hernandez hoặc bởi chính bà qua radio, trong chương trình Radio tầm nhìn phổ thông MexicoVOCES Y PLUMAS DE UNAMOS AL MUNDO CON LA POESIA (Tạm dịch: Tiếng nói và bút lực để gia nhập lực lượng văn chương) cả bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.

Thơ của bà thường được đăng ở các trang web:

www.poemhunter.com.

https://ourpoetryarchive.blogspot.com/2020/02/eden-soriano.html.

Một số bài thơ của bà được đăng trong các Tuyển tập Quốc tế và các Tạp chí online như:

Tạp chí Quốc tế về Hoà giải Hoà bình Thế giới 2020, Mỹ.

Sách Chuyên môn Người gìn giữ Hoà bình Thế giới – India tháng 1/2020.

Sách Tuyển tập Hoà bình Thế giới – Mexico.

Sách Tuyển tập Guntar lần thứ 12 - Ấn Độ.

Tạp chí FM 30 mùa Đông 2019/2020 bởi Rosebooks ở Mỹ.

Lưu trữ Thơ ca của chúng ta tháng 2/2020, Tạp chí Online V-5N-11 (OPA).

Tạp chí Azahar Revista  – Tạp chí online Enero 2020.

Sách Lăng kính Thơ ca Amaravati, 2019, Hyderabad, Ấn Độ.

Sách Tuyển tập Tinh hoa Atunis 2019.

Tuyển tập Những sự thật khác nhau trong đề phòng chứng tự kỷ 2019.

Câu lạc bộ Văn học Microlelato – Tuyển tập sách “Những vần thơ từ Pilcomayo”, “Những nhà vua của La Tertulla”, Bolivia 2019.

Vào số tháng 6 và tháng 8, Trung tâm giáo dục đăng bài thơ có tựa đề “May Isang Guro” (Ngày xưa có một nhà giáo) ở Tập san Deped Zambales, Phillipines. Vào ngày 29/9/2018, bà được nhận huân chương Giải thưởng Nhà thơ thế giới PENTASI B, được trao bởi nhà sáng lập Pentasi B và Cha đẻ Thơ ca Trực quan, Tiến sĩ Penpen Bugtong Takipsilim tại Hội nghị Nhân quyền Thế giới tại Đại học Ghana, Accra, Ghana, châu Phi. Ngày 31/7/2018, bà được nhận huân chương và bản khắc công nhận Nhà thơ được đề cao của Thế giới 2018, được trao bởi Tiến sĩ Penpen Bugtong Takipsilim - Nhà sáng lập Pentasi B và Cha đẻ Thơ ca trực quan.








Biography of Eden Soriano Trinidad


Eden Soriano Trinidad: Jara Foundation Nepal. International Vice-President. Member: China Poetry Network. China Writer network.

She loves learning new things, achieving and accomplishing great endeavors in life that will bring great impact to humanity as a whole. It is her advocacy to promote peace, harmony, and global healing through poetry.

Eden was born in the beautiful province of Zambales, the Philippines where the sweetest mangoes can be found and that is recorded in the World Guinness book of records. She has been a Professional License, an overly dedicated Teacher for many years, and currently the School Director of an outreach and mission school Lucio Abrigo Memorial Learning Center, Inc. which she pioneered and helped established since 1991. From June 1986 to December 2003, she served as Radio Licensed volunteer daily radio host, programmer, program producer over radio DWRF 1458 khz of Far East Broadcasting Company (FEBC) in Amungan, Iba, Zambales, Philippines.  Her radio program focused on family matters. On November 1, 2019 she has been interviewed and featured in ASSAM Writer's Mirror India. She is the only Filipino Poet Representative and A Lifetime Achievement Award has been bestowed upon her on the 12th Guntur International Poetry Festival and Poetry on Wheels held in Guntur Andra Pradesh and Hyderabad, India September 18-23, 2019. Her Eden Blooms, a bilingual book has been released on this occasion, translated and published by Dr. Lanka Siva Rama Prasad. She translated in the Filipino Language an epic poetry book of Dr. Lanka Siva Rama Prasad, titled The Casket of Vermillion”, and poems of other foreign poets. She was also chosen to translate in Filipino Language the Zen poetry book titled Sun Shower by Zen master Krisha Prasai of Nepal. Her Eden Blooms 2 titled” Symphony of Souls” is composed of her poems and her very closed poet friends compositions. She is an appointed AMBASSADOR of HUMANITY 2019 by the Hafrikan Prince Art World (HPAW) Dr. Waheed Musah. On September 29, 2018, she was one of the top speaker for the International Humanitarian Conference held in the University of Ghana, Accra, Ghana Africa. An International Honorary Awardee of World Institute of Peace (WIP) as WORLD ICON OF PEACE & PROTOTYPE OF CANDOR, PC 2019. She is the PRESIDENT of “KIWANIS GLOBAL CHILDREN EMPOWERMENT”, PHILIPPINE LUZON DISTRICT, DIVISION 2B1” located in San Agustin Iba, Zambales with International Motto “Serving the children of the World”. Every Saturday or Sunday her poems are being translated in Spanish, recited and aired by poetess radio hosts Leticia Guzman, Felipe de Jesus A. Hernandez or by herself over Internet Radio in Mexico Vision Universal Radio program VOCES Y PLUMAS DE UNAMOS AL MUNDO CON LA POESIA both in English and Spanish Languages. She also gives beautiful rendition of her poems and of  other poets. Her poems can also be read at:

www.poemhunter.com.

https://ourpoetryarchive.blogspot.com/2020/02/eden-soriano.html.

Several of her poems have been featured in International Book Anthologies and Online magazines such as the:

World Healing World Peace 2020, USA,

World Peacemakers Focus International Book-India January 2020,

World Peace Anthology Book -Mexico,

12th Guntur Anthology Book 2019- India,

FM 30 Winter magazine 2019/2020 by Rosebooks in USA,

Our Poetry Archive February, 2020 Online Magazine  V-5N-11(OPA),

Azahar Revista Poetica- Online Magazine Enero 2020,

Amaravati Poetic Prism Book, 2019 Hyderabad India,

Atunis Galaxy Anthology Book ,2019,

Different Truths Anthology on Autism Awareness Book 2019,

Microrelato Club Literario” Versos desde el Pilcomayo” Los Reyes De La Tertulla”anthology book,  Bolivia 2019”.

On June - August 2018 issue - Department of Education featured her poem titled “May Isang Guro” (Once There Was a Teacher) in DEPED ZAMBALES JOURNAL, Philippines. On September 29, 2018 - bestowed upon her a Medallion as PENTASI B World Poet Laureate 2018 by the Founder of Pentasi B and Father of Visual Poetry Doc Penpen Bugtong Takipsilim at the International Humanitarian Conference in the University of Ghana, Accra, Ghana, Africa. On July 31, 2018 - bestowed upon her a Medallion and Plaque of Recognition as PENTASI B World Featured Poet 2018 by the founder of Pentasi B and father of Visual Poetry Doc Penpen Bugtong Takipsilim.

 





Ang Talambuhay Ni Mai Văn Phấn


Ang makatang si Mai Văn Phấn ay isang Vietnamita na ipinanganak taong 1955 sa Ninh Binh, Red Delta sa may Hilagang Vietnam. Kasalukuyan siyang namumuhay ngayon, nakatira at lumilikha ng kanyang mga tula sa lunsod ng Hải Phòng. Siya ay nagkamit ng hindi mabilang na mga parangal mula sa kanyang bansang Vietnam at mga Pandaigdigang Panitikan, kagaya ng Samahan ng mga Vietnamitang Manunulat sa taong 2010, ang Premyo ng Panitikang Cikada sa bansang Sweden noong taong 2017, at ang parangal mula sa Akademya ng Agham at Sining ng Serbiya taong 2019. Nakapaglathala din siya ng may labing -anim (16) na aklat ng mga Tula at isang aklat na pinamagatang Mga Kritikal na Sanaysay “Critiques” – Essays” sa bansang Vietnam.  May labing -walong (18) aklat ng mga tula na kanyang isinulat ang nailathala sa iba’t-ibang bansa at sa Network ng pamamahagi ng mga aklat ng Amazon. Ang mga obra o likhang tula ng makatang si Mai Văn Phấn ay isinalin rin sa may tatlumpong (30) Wika ng iba’t ibang bansa sa buong mundo.

 

 

 

 

 

 


Nhà thơ Eden Soriano Trinidad












 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị