image advertisement
image advertisement





























 

Miếng thịt trôi vào những cái miệng đói khát / Köttet glider in i de hungriga munnarna - Göran Sommardal

Miếng thịt trôi vào những cái miệng đói khát

Thơ Mai Văn Phấn gợi nhắc những điều gai ương về một thế giới khác

 

 

 

Göran Sommardal, nhà thơ, nhà phê bình văn học

 

 

Göran Sommardal

Mimmi Diệu Hường Bergström dịch từ tiếng Thụy Điển

 

 

PHÊ BÌNH VĂN HỌC

 

Trong trường ca Thời tái chế*, nhà thơ Mai Văn Phấn đã tạo được sự cân bằng kỳ lạ giữa tính tất yếu và trạng thái tự do. Tôi nghĩ, điều ấy liên quan tới sự kết chéo kỳ diệu giữa câu chuyện kể và nhân vật đối thoại trong thơ của ông.

 

Về họ: gã đồ tể, người diễn viên, ông chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp thời thơ ấu của tác giả, thầy giáo dậy môn chính trị về tinh thần làm chủ tập thể, những người từng là lính trận.

 

Về bạn và tôi: người đọc bài thơ luôn hiển hiện và không bao giờ ẩn giấu. Vì vậy, chúng ta đồng thời có thể như vậy hay thực sự đã từng như vậy. Chúng ta có thể biến thành chính những điều như thế.

 

Với vòng cung hiện sinh, nhà thơ đã thành công trong việc hợp nhất trải nghiệm cụ thể của mình với cõi nhân gian ở khắp mọi nơi, giống như một món ăn đặc sản gia truyền tại nhà: "Mâm cơm dọn ra đón các anh không phải những đồ tế lễ trong ngày cúng giỗ, mà thức ăn đạm bạc quê nhà, có canh cua rau đay và đĩa cà pháo".

 

Tập thơ đã làm cho bạn đọc càng thêm phấn khích. Khi Mai Văn Phấn miêu tả sự việc, vật thể, những dữ liệu của ký ức trình hiện một cách rõ ràng, thì thế giới vô tri ấy vẫn gợi nhắc sống động về một thế giới khác: "Miếng thịt sống được cạo da, rửa sạch. Người đầu bếp cố thái cho vuông vắn, nhưng đa phần chẳng ra hình dáng gì. Chúng được ngâm tẩm gia vị, quyện lấy nhau bằng hành khô, tỏi, tiêu, đường, ớt, nước mắm, kẹo đắng. Một đống bầy nhầy reo trong lửa. Co lại. Vật vã. Nổ lốp bốp. Chúng cùng chung giấc mơ được tái sinh trong thân xác khác, nhưng hiện thời phải gắng sức chảy mỡ, co rúm, nát nhừ. Đợi chui qua những cái miệng hôi hám, tham lam".

 

Bản dịch của Tobias Theander hết sức sắc nét đến từng chi tiết nhưng vẫn giữ được chất thơ, đúng như những gì người ta mong đợi ở một nhà thơ bén nhậy, giàu trí tưởng tượng như Mai Văn Phấn. Với ông, ngay cả máu cũng không phải là biểu tượng gây nên sự chết chóc hay hiệu ứng kinh dị thông thường. Máu ở đây là cảnh tượng mà những bài thơ không bao giờ thoát khỏi, điều mà Mai Văn Phấn đã cố gắng hết sức để hóa giải chúng. Cũng như tự do sẽ không bao giờ ở chính xác nơi chúng ta mong đợi, mà nó chỉ tồn tại ở đâu đó ngoài kia.

 

”Máu điềm nhiên từng bước khoan dung, bình an tựa hơi thở của bé thơ đang ngủ. Máu chạm vào khoảng không, vào địa danh lịch sử, như con trăn khổng lồ nhẹ nhàng trườn qua phiến đá. Tựa trái bóng tròn lăn trên sân cỏ. Hạt mưa gọi nhau tụ lại chảy vào đất trũng”.

 

________

* "Skrottid" (“Thời tái chế”. Thơ tiếng Thụy Điển. Nhà xuất bản Tranan, Thụy Điển, 2022). Dịch giả: Tobias Theander. Biên tập: Erik Bergkvist.

 

  

NGUỒN

(Báo Aftonbladet, mục Văn hóa - Phê bình văn học)

 

 

 

GÖRAN ARNE SOMMARDAL

 

Göran Arne Sommardal, sinh ngày 25 tháng 6 năm 1947 tại Gävle. Ông là nhà thơ, nhà phê bình văn học, bình luận viên đài phát thanh Thụy Điển và là dịch giả tiếng Trung. Ông có bằng tiến sỹ ngôn ngữ Trung hoa tại trường Đại học Stockholm, làm luận án về thơ Trung Hoa cổ điển. Sommardal sống ở đảo Södermalm thuộc thành phố Stockholm.

Tiểu sử thư mục:

1974 – Lời thú tội của một tiểu tư sản (thơ, nhà xuất bản Rabén & Sjögren)

1976 - Ở giữa (thơ, Rabens & Sjögren)

1978 – Bài hát sau cuộc bạo loạn (thơ, Rabens & Sjögren)

1982 – Bản thảo về sự thiếu sót trên thiên trần (thơ, Rabens & Sjögren)

1992 – Cung điện trống rỗng: Khảo cổ về các vết xe (dấu ấn) và tàn tích từ tâm thức văn học Trung Hoa (Trường Đại học Stockholm)

2001 – Bàn chân được giải phóng: nỗ lực của Trung quốc khi nói về văn học (phần nhỏ về chính trị) (hội nghị chuyên đề)

2011 – Sự trùng lặp của Trung quốc: 6 chương về kinh nghiệm bằng văn bản (hội nghị chuyên đề)

2013 – Thơ 75 năm ngày nay: siêu tuyển tập (hiệu đính Göran Sommarland, Ellerström)

2016 – Vì sao chúng ta có mặt ở Afghanistan (nhà xuất bản Atlas)

Dịch thuật:

Ba Jin: Thu Xuân (Gidlund 1972)

Li Bai: Say ngà (Câu lạc bộ ca – lời FIB, 1977)

Lu Xun: Trong vết máu mờ nhạt: tiểu luận và các đoạn văn xuôi 1918-36 (tuyển chọn và bản dịch cộng tác với Britta Kinnemark, Cavefors, 1978)

Lu Xun: Cỏ dại (Yecao) (Câu lạc bộ ca – lời 1988)

Tadeusz Różewicz: Chủ tiệm, An ủi, (Câu lạc bộ ca – lời FIB, 1996), Chủ tiệm: bản dich từ tiếng Ba lan của Göran Sommardal và An ủi, bản dịch từ tiếng Ba lan của Anders Bodegård)

Cái lưỡi sẽ mọc dài: thơ Trung quốc (đồng dịch thuật: Li Li. Hiệp hội Karavan 2007)

Yin Jianling: Con mèo đóng khung (Nhà xuất bản JH, 2012)

Yin Jianling: Trốn chạy (Nhà xuất bản JH, 2013).

 

 

 

 

 

 

Köttet glider in i de hungriga munnarna

Mai Văn Phấns dikter är sinneshårda påminnelser om en annan värld

 

 

Av: Göran Sommardal

 

 

BOKRECENSIONER

 

Det uppstår en besynnerlig balans mellan nödvändighet och befrielse i den vietnamesiske poeten Mai Văn Phấns diktsamling Skrottid. Jag tror att det har att göra med den magiska kortslutningen mellan dem han berättar om och den han tilltalar i sin poesi.

 

Om dem: slaktaren, skådespelaren, Chefen för min barndoms kooperativ, läraren i det kollektiva ägandets etik, alla som någon gång i tiden varit soldater.

 

Till dig, och mig: den alltid synlige och aldrig hemlighållne läsaren av dikten. Alltså samtidigt vad vi kunde vara, vad vi faktiskt har varit. Vad vi kunde bli.

 

Med den existentiella ljusbågen lyckas han förena sin egen särskilda erfarenhet med den mänskliga myllan varsomhelst, som en säregen husmanskost: ”Ni får riktig mat att äta / inga offergåvor utan husmanskost som soppa på krabba och aubergine”.

 

Det skapar en uppfordrande läsning. Också när Mai Văn Phấn så uppenbart beskriver föremål, materia, minnesfakta så utsöndrar deras sinneshårda värld påminnelsen om en annan värld: ”Ett stycke rått kött, flått och sköljt. Kocken försökte så gott han kunde hacka det i prydliga tärningar, men de flesta blev rätt formlösa. Han marinerade dem i lök, vitlök, peppar, socker, chili, fisksås och bränt socker. Den slemmiga massan pep på spisen. Krympte. Vred sig. Knäppte. Köttbitarnas gemensamma dröm var att återfödas i en annan kropp, men för ögonblicket var de helt upptagna med att avge fett, dra sig samman, gröta sig. De väntade på att glida in i glupska stinkande munnar”.

 

Tobias Theander översättning är detaljskarp och ändå poetiskt återhållen, precis vad man önskar när det gäller en poet som är så skarpskuret fantasifull som Mai Văn Phấn. Hos honom är inte ens blodet en ödesdiger symbol eller gängse skräckeffekt. Blodet är en syn, som dikterna aldrig befriar sig från, och som Mai gör sitt allra bästa för att försonas med. Precis som friheten aldrig kommer att finnas precis där vi förväntar oss att den ska vara, bara där någonstans.

 

”Sävligt stiger blodet, avslappnat och fridfullt som ett sovande barns andetag. Det sväller, berör historiska platser, krälar smidigt som en jättelik pytonorm över en stenläggning. Som en rullande boll. Regndroppar som ropar åt varann att samla sig i sänkorna”.

 

FAKTA

 

(Källan : Aftonbladet)

 

 

 

GÖRAN ARNE SOMMARDAL

 

Göran Arne Sommardal, född 25 juni 1947 i Gävle, är en svensk poet, kritiker, radioproducent och översättare från kinesiska. Han har doktorerat i sinologi vid Stockholms universitet, på en avhandling om klassisk kinesisk poetik. Sommardal är bosatt på Södermalm i Stockholm.

Bibliografi

1974 – En småborgares bekännelser (dikter, Rabén & Sjögren)

1976 – I mitten (dikter, Rabén & Sjögren)

1978 – Sång efter uppror (dikter, Rabén & Sjögren)

1982 – Utkast till en brist på himmel (dikter, Rabén & Sjögren)

1992 – Det tomma palatset: en arkeologi över ruiner och rutiner i kinesisk litteraturtradition (Symposion)

1998 – The Empty Palace: an Archaeology of Ruts and Ruins from the Chinese Literary Mind (Stockholms universitet) [Diss. Stockholms universitet]

2001 – Den befriade foten: ett kinesiskt försök att tala om litteratur (och mindre om politik) (Symposion)

2011 – Kinesiska samtidigheter: sju kapitel om den skrivna erfarenheten (Symposion)

2013 – Dagens dikt 75 år: en meta-antologi (redigerad av Göran Sommardal, Ellerström)

2016 – Varför var vi i Afghanistan? (Atlas)

Översättningar

Ba Jin: Vårens höst (Gidlund, 1972)

Li Bai: Det långa ruset (FIB:s lyrikklubb, 1977)

Lu Xun: I de matta spåren av blod: essäer och prosastycken 1918-36 (urval och översättning tillsammans med Britta Kinnemark, Cavefors, 1978)

Lu Xun: Vildgräs (Yecao) (FIB:s lyrikklubb, 1988)

Tadeusz Różewicz: Regio ; Relief (FIB:s lyrikklubb, 1996) [Innehåll: Regio (översättning från polska ... av Göran Sommardal) ; Relief (översättning från polska av Anders Bodegård)]

En tunga ska växa ut: ny kinesisk dikt (översatt tillsammans med Li Li, Föreningen Karavan, 2007)

Yin Jianling: Den inramade katten = Huakuang li de mao (JH Publishers, 2012)

Yin Jianling: Flykten (Chu tao) (JH Publishers, 2013)

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị