DÒNG SÔNG ĐỎ
(Về trường ca "Thời tái chế", Nxb. "Центр духовного возрождения Черноземного края" của Vô-rô-nhez, Nga, 2020)
Nhà thơ Mikhail Sinelnikov
Mikhail Sinelnikov*
Cuốn sách của nhà thơ Việt Nam Mai Văn
Phấn, đã được dịch sang tiếng Nga, ấn hành tại Voronezh, nước Nga. Đó là trường
ca "Thời tái chế". Bản dịch của nữ thi sĩ Voronezh Anna Popova khá rõ
ràng, chính xác, dễ hiểu. Hơn nữa, bản thân tác phẩm chứa đầy những cơn ác mộng
đẫm máu, cơn mê sảng ám ảnh, tuy nhiên, trong đó lại nảy sinh những hình tượng
thơ mạnh mẽ, những đoán định kỳ dị về con người và vũ trụ. Có thể thấy được
trong đó những vết thương không lành trong suốt thế kỷ vừa qua đã gây ra (cả bởi
người ngoài và cả chính những người trong cuộc!) cho một đất nước tươi đẹp mà
tôi đã tình cờ đến thăm. Tác phẩm gây cho tôi ấn tượng mạnh, gợi nhiều ký ức,
suy ngẫm về lịch sử và văn học Việt Nam, đồng thời về ảnh hưởng của văn học
Pháp, về Baudelaire, Renan, Claudel, Saint-John Perce, Camus, về cuốn tiểu thuyết
"thuộc địa" ("Trên đường cái quan"
của Dorgeles), cũng như về các cuốn sách của Graeme Green. Và tất nhiên, do
tình hình hiện tại của con người và cả xứ sở ấy mà nhớ về các tác phẩm có
tầm nhìn xa của Kafka và Orwell. Về sự đan xen giữa Đạo giáo và Nho giáo, Thiền
tông và thuyết hiện sinh. Những hình ảnh của Coppola về "Ngày tận thế"
cũng vụt qua trong tác phẩm này.
Đây là đoạn thơ đáng chú ý về khát vọng
tự do và nỗ lực khẳng định cuộc sống: “Tiếng con chim lạ cất lên báo hiệu chuyển động lạ kỳ trong đất.
Con giun cố đào thêm tầng nữa cho lòng đất xốp. Con ếch cốm tìm thấy ánh trăng cất
tiếng gọi mẹ dịu dàng. Con nhạn biển rủ bạn tình vượt qua đại dương”.
Và hơn thế: "Mọi người và tôi bắt đầu thở
mạnh, không còn sợ hãi. Chúng tôi bỗng chốc có cùng nhóm máu, cùng nằm yên cho
dòng sông đỏ tươi ấm nóng đi qua. Vẫn là tôi nhưng đêm nay đã khác. Độc lập, tự
do như côn trùng, muông thú. Hạnh phúc như cá bơi trong biển hồ và chim chóc
trên không".
Thật ngạc nhiên khi những thứ như thế lại
có thể mọc trên đất Việt. Một bạn đọc người Nga quyết định chạm vào cuốn sách
này, nó cũng đã được dịch sang một số ngôn ngữ quốc tế, đã không uổng công và
lãng phí thời gian của mình. Hơn thế, cô đã sớm nhận ra điều gì đó cực kỳ quen
thuộc. Ví dụ, trong đoạn thơ khắc họa chân dung một chính trị gia, có tên
"Đồ tể số 7": "Hắn đã thuộc về thế giới bên kia. Dấu tích duy nhất hắn nhô lên trên
thế gian là bức ảnh bán thân khắc trên bia mộ. Khuôn mặt trực diện, cặp mắt
nhân từ sau gọng kính, mái tóc chải lật. Chiếc áo vét chỉ để lộ hết hàng cúc
thứ hai. Bàn tay vấy máu từ lâu đã chui sâu vào lòng đất. Người con út của hắn hiện
còn giữ một trang bí mật trong bản di chúc, căn dặn đến đời thứ ba mới được mở
ra. Đó là tiểu sử người nằm dưới mộ đã đến lúc hậu thế được tự do thêu dệt. Lúc
ấy xã hội văn minh không còn đồ tể. Từ thế hệ thứ ba sẽ thay nhau truyền tụng
công đức ông cụ. Lúc sinh thời ông cụ là người từ bi, đức độ, biết thương yêu
tất cả chúng sinh".
___________
* Nhà thơ Nga, dịch giả, nhà phê bình
văn học, sử gia văn học Nga.
КРАСНАЯ РЕКА
Михаил
Синельников*
Вьетнамский поэт Май Ван Фан с просьбой отозваться
прислал свою книгу, изданную в Воронеже в переводе на русский язык. Это поэма в
прозе "Время утиля". Перевод воронежской поэтессы Анны Поповой вполне
ясен, точен, вразумителен. Притом, что само призведение наполнено
багрово-кровавыми кошмарами, навязчивым бредом, в котором, однако, возникают
сильные поэтические образы и своеобразные суждения о человечестве и мироздании.
Видно, какая всё же незаживающая рана в миновавшем столетии нанесена(и чужими и
своими!) прекрасной стране, в которой мне однажды случилось побывать. Сочинение
меня поразило и вызвало рой воспоминаний и мыслей об истории Вьетнама и его
словесности, а заодно о воздействии на нее литературы французской, о Бодлере,
Ренане, Клоделе, Сен-Жон Персе, Камю, о "колониальном" романе
("Дороге мандаринов" Доржелеса), а также о книгах Грема Грина, и,
конечно, в силу и тамошней и общечеловеческой нынешней ситуации, о провидческих
произведениях Кафки и Орвелла. О переплетениях даосизма и конфуцианства,
дзен-буддизма и экзистенциализма. Видения "Апокалипсиса" Копполы тоже
промелькнули своим чередом. Поэма замечательна жаждой свободы и попытками
жизнеутверждения: "Голос птицы устремляется вверх, возвещая о необычном
движении внутри земли. Червь старается закопаться поглубже, чтобы разрыхлить
почву, сделав её мягче. Зелёный лягушонок увидел лунный свет и нежным голоском
зовёт маму. Крачки зовут своих возлюбленных пересечь океан".
И вот еще что: "Внезапно оказалось, что у нас у всех
одна и та же группа крови. Мы лежим неподвижно, позволяя жаркой красной реке
течь через нас. Я всё ещё остаюсь собой, но этой ночью я какой-то другой.
Независимый и свободный, как насекомое, как зверь. Счастливый, как рыба в воде
и как птица в небе".
Удивительно, что нечто подобное смогло прорасти на
вьетнамской почве. Русский читатель, решившийся прикоснуться к этой
книжке,переведенной уже на ряд языков, не потратил бы времени даром. Тем более,
что вскорости опознал бы нечто мучительно знакомое. Например, в пассаже о
политическом деятеле, именуемом "мясником № 7": "Он уже отошел в
мир иной. Единственный его след, запечатленный в мире живых – это портрет в
виде бюста, выгравированный на его надгробии. Лицо в анфас, густые усы,
загадочный прищур, волосы зачесаны назад. Портрет заканчивается сразу после
второй пуговицы его френча. Руки, обагрённые кровью, давно погружены глубоко в
землю. Его младший сын до сих пор хранит секретную страницу в завещании с
напутствием не открывать её, пока не сменится третье поколение. Тогда придёт
время, чтобы жизнеописание того, кто сейчас лежит под этой могильной плитой,
было свободно обнародовано потомками. Тогда в цивилизованном обществе больше не
останется мясников. И вот, спустя три поколения, люди начнут восхвалять его
благие деяния. И выяснится, что при жизни он был человеком милосердным,
добродетельным, сострадательным, любящим всё живое".
___________
* Русский поэт, переводчик, литературовед, историк
русской литературы
(Источник: Интернет журнал
ЧАЙКА)