“Những linh hồn thẫm đỏ” với giấc mơ tươi đẹp / About the epic “लाल आत्माएं” (The Scarlet Spirits) - Neetta Porwal
“NHỮNG LINH HỒN THẪM ĐỎ” VỚI GIẤC MƠ TƯƠI ĐẸP
Nhà thơ-dịch giả Neetta Porwal
Maivanphan.com: Nhà xuất bản Hind Yugm (địa chỉ: 201 B, Pocket A, Mayur Vihar Phase 2, Delhi-110091, Ấn Độ) chuẩn bị xuất bản trường ca của tôi bằng tiếng Hin-đi, với tiêu đề “Những linh hồn thẫm đỏ”. Trường ca này được nhà thơ-dịch giả Neetta Porwal (Ấn Độ) dịch từ bản tiếng Anh “Era of Junk” của hai nhà thơ Lê Đình Nhất-Lang (Nhat-Lang Le) & Susan Blanshard sang tiếng Hin-đi. Do đặc thù ngôn ngữ và thị hiếu thẩm mỹ, dịch giả Neetta Porwal và Nhà xuất bản Hind Yugm đề nghị đổi tiêu đề “Era of Junk” (Thời tái chế) thành “लाल आत्माएं” (The Scarlet Spirits / Những linh hồn thẫm đỏ). Được phép của Nhà xuất bản và dịch giả, tôi gửi tới các bạn yêu thơ lời giới thiệu sách của nhà thơ-dịch giả Neetta Porwal và tiểu sử của bà. Trân trọng cảm ơn nhà thơ-dịch giả Neetta Porwal và Nhà xuất bản Hind Yugm!
Neetta Porwal
Nguyễn Thị Diệu Thúy dịch từ bản tiếng Anh
“Những linh hồn thẫm đỏ (The Scarlet Spirits)” là một phiên bản tiếng Hin-đi của trường ca “Thời tái chế” (Era of Junk) của nhà thơ Việt Nam Mai Văn Phấn. Ông đã phân tích một cách tinh tế những bi kịch, sai lầm, sự phức tạp, mâu thuẫn và đối nghịch từng xảy ra trên đất nước ông kể từ đầu thế kỷ 20. Nhà thơ mô tả một thế giới không rõ ranh giới giữa người và vật, nơi không thể nhận thức được linh hồn của thiên nhiên, còn con người thì đang khiến trái đất, không khí, sông ngòi bị mắc kẹt trong khói trắng và bụi mịn; thậm chí trong máu, và mọi người thì đang phát cuồng. Con người hăng say ngay cả khi thấy cái chết đang lao nhanh về phía mình. Con người đang phân phát, chia sẻ và chơi đùa với cái chết một cách hạnh phúc. Vì vậy, nhà thơ tiến đến câu hỏi làm thế nào có thể chấp nhận được cái “Thời tái chế” này?
Trong số các nhà thơ Việt Nam đương đại có những sáng tạo đưa chúng ta đến gần hơn với hương vị của những trải nghiệm đầy khổ hạnh, đớn đau, tình trạng hỗn loạn và hoang mang của quá khứ tăm tối, những đóng góp của Mai Văn Phấn đã thực sự quan trọng trong văn học. Như mọi người đều biết, nói đến lịch sử Việt Nam là khơi dậy nỗi sợ hãi trong thời gian dài. Người dân nước Việt từng chiến đấu quên mình vì nền độc lập và giải phóng đất nước. Họ đã thành tấm gương cho cả thế giới và chứng minh rằng, mặc dù là một quốc gia nhỏ bé, nhưng với lòng quyết tâm và khát khao độc lập họ đã trở nên mạnh mẽ hơn các thế lực đáng gờm. Và cho đến hôm nay, bằng lòng dũng cảm và nhiệt huyết, người dân Việt Nam đang phải đối mặt với những áp lực và đi tới con đường phát triển nhờ ý chí kiên định và sức mạnh quyết tâm. Nhưng làm thế nào để những chứng nhân của chiến tranh có thể quên đi những cảnh đáng sợ đó. Có một cảnh trong trường ca được nhà thơ nhấn mạnh khiến chúng tôi sững sờ: “Máu phun trào. Máu đắp lên máu trong chiến trận. Rừng hoang mất máu thối rữa xác chết. Sông suối, ao hồ mất máu trương phềnh xác chết. Máu đổ xuống lúc nhiều người nhìn thấy và cả không ai có thể nhìn thấy. Những số phận tự kết liễu và bị kết liễu. Máu phun trào và những thi thể từng chảy máu trong. Máu đông nhanh và không thể đông. Máu được rửa sạch, xóa dấu vết, ngấm xuống đất đen, thoát qua ống cống. Máu vẫy gọi nhau, không thấy.”
Thông qua sự bén nhạy của sáng tạo, Mai Văn Phấn làm chúng ta ngạc nhiên bằng cách phá vỡ các xu hướng văn học và nghiêng về các thể thơ ít phổ biến hiện nay. Trong “Những linh hồn thẫm đỏ (The Scarlet Spirits)”, nhà thơ đã khéo léo và châm biếm một cách thuyết phục không chỉ với những hiện tượng văn hóa xã hội phản cảm mà còn đối với suy nghĩ đầy khiếm khuyết của một bộ phận người trong xã hội Việt Nam thời hậu chiến: “Đêm nay mọi người tiếp tục ngủ say cho dòng sông thẫm đỏ đi qua. Những người ngủ há miệng, ngủ dang tay dang chân, ngủ như hoa khép cánh, như quả thối rữa, ngủ cò quăm, ngủ như chết, ngủ chúi đầu, ngủ đứng, ngủ ngồi, ngủ gật, vừa ngủ vừa ngậm thức ăn, ôm lấy ngực mà ngủ, đầu gối lên cánh tay, ngủ gác lên người bên cạnh, ngủ sấp, nghiêng bên phải, ngủ chảy dãi, ngủ mở mắt, ngủ rên, mộng du ra mở cửa, đái dầm, mộng tinh, nghiến răng, bất chợt trung tiện, ngáy như sấm.”
Thể loại độc đáo, sắc bén và thường mang tính tiên tri nhận thức về thế giới của nhà thơ đã thức tỉnh người đọc, đào sâu vào những khía cạnh không mong muốn của đám đông. Vì lợi ích của người thưởng thức văn học, Mai Văn Phấn đã bỏ lại phía sau những khuynh hướng truyền thống, bình thản trên hành trình sáng tạo, chấp nhận mọi rủi ro để vững bước trên con đường độc đạo với không ít chông gai, gập ghềnh. Với một kẻ sáng tạo văn học thường khó tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi đất nước và chính trị. Như nhà văn nổi tiếng Ấn Độ Sachchidananda Hiranand Vatsyayan đã nói: “Trong bất kỳ thời đại nào, việc coi văn học và chính trị là hai yếu tố đối lập nhau là điều không phù hợp. Trong thời đại hỗn loạn ngày nay, thật ngu ngốc khi tin điều đó. Văn học không thể không bị ảnh hưởng bởi chính trị, cho dù đó là thời đại của chính trị hay văn học.”
Mai Văn Phấn đã thể hiện sự quy đồng cao nhất của tính trừu tượng nổi bật và lối tư duy khiêu khích. Ông khám phá các chiều kích và quan điểm khác nhau của thực tế khách quan, xem xét các mâu thuẫn của quá khứ và hiện tại. Việc nhân cách hóa những miếng thịt sống bầy nhầy, co rúm trên ngọn lửa rực cháy đến sự tái sinh của những người đang khóc lóc và thở than khi phải chịu đựng sự tàn nhẫn của thể chế độc tài, đã làm cho độc giả sởn gai ốc. Nhà thơ đã biểu đạt sinh động, sâu sắc và trực quan hiện thực đời sống phô bầy: “Một đống bầy nhầy reo trong lửa. Co lại. Vật vã. Nổ lốp bốp. Chúng cùng chung giấc mơ được tái sinh trong thân xác khác, nhưng hiện thời phải gắng sức chảy mỡ, co rúm, nát nhừ. Đợi chui qua những cái miệng hôi hám, tham lam.”
Thơ của Mai Văn Phấn không mang đến cho độc giả đôi cánh để tưởng tượng về một chuyến đi vào thế giới ảo tưởng và huyền bí, mà tiếp thêm cho họ lòng can đảm, bất khuất và năng lượng vô biên, truyền cho họ cảm hứng vươn lên từ bóng tối của đêm đen, lao tới ánh sáng của xã hội tự do và hưng thịnh. Cánh cửa nhà thơ đang rộng mở. Mai Văn Phấn đánh giá các sự kiện theo nhiều chiều làm chúng ta ngạc nhiên. Với trường ca này, ông làm việc như một đạo diễn nhà hát, phân tích tình huống và tiết lộ nhiều khả năng khác nhau thông qua âm thanh và ánh sáng của khán phòng, cùng với trang phục, hóa trang, cử chỉ và phản ứng của khán giả. Ông đã sắp xếp thông qua các cuộc đối thoại, tạo ra những ẩn dụ và kịch bản mới cho trường ca này.
Trong “Những linh hồn thẫm đỏ (The Scarlet Spirits)”, nhà thơ nói rằng sự hủy diệt không xảy ra chỉ vì chiến tranh và máu đổ! Chúng ta cố tình và vô tình nuôi dưỡng những tên đồ tể trông như những con người có vẻ ngoài giản dị cho mục đích của chính chúng ta. Thông qua những tên đồ tể, những lớp vỏ khiến chúng ta không nói nên lời: “Những gã đồ tể mang gương mặt lương thiện có mặt khắp nơi, trong bếp ăn, khu vườn, phiên chợ, gánh hàng rong, nhà hàng, trên cánh đồng /... Không ai có thể biết những tên đồ tể vung lưỡi dao ở đâu, khi nào /… Tên đồ tể có lúc xuất hiện trong hình dáng bông hoa. Mê dụ bạn bằng sắc màu và mùi hương quyến rũ.”
“Cái chết có hình miếng thịt bò đỏ au, hồng đậm mỡ màng. Hình những con tôm con mực căng mọng, thân mềm.”
Tuy nhiên, một số câu trong bài thơ có thể gây khó chịu cho một số người đọc, nhưng ý định của nhà thơ không phải là để truyền tải hoặc thúc đẩy sự đau đớn. Như nhà thơ đã mạnh dạn bầy tỏ: “Mỗi bài thơ với tôi luôn là khởi đầu một ngày mới /... Vẫn là những mối quan hệ nhân sinh, hiện hữu, những khát khao, hy vọng về một đời sống hạnh phúc hơn, công bằng, tự do hơn...”
Những tâm sự ấy của Mai Văn Phấn được ghi lại một cách sống động trong tác phẩm này. Ông đào sâu những dấu tích của quá khứ nhưng lại không lên án chúng. Ông để tư duy và cảm xúc của mình trôi nổi để nhìn được rộng hơn, xa hơn. Ông lấy cảm hứng từ cuộc sống kiêu hãnh nhưng đầy cực đoan của con đại bàng để chuẩn bị cho những nghịch cảnh và tình huống không thể vượt qua. Giống như con đại bàng, nhà thơ cũng nhìn thẳng vào mặt trời mà không sợ bị đốt mù và ôm lấy cơn bão khốc liệt để những cánh diều đầy màu sắc có thể bay trên bầu trời, xua đi khói bụi và mùi thuốc súng; để cuộc sống trên trái đất có thể hưng thịnh mà không bị kích động bởi mùi tanh của máu; để màu sắc bị vùi lấp trong bụi bẩn có thể lại được lan tỏa lần nữa trên mặt đất này. Ông tin rằng, "Bằng bất kỳ khuynh hướng nào, thơ ca luôn mong muốn cho thế giới tươi đẹp trở lại, đối mặt với sự bất công, và luôn mang trong mình tinh thần phục sinh." Do đó, khi đi ngang qua những con đường tối tăm và đẫm máu của quá khứ, những thi ảnh trong tác phẩm này đã biến hóa từ màu thẫm đen, sang thẫm đỏ và cuối cùng thành màu đỏ tươi của hiện tại.
“Những linh hồn thẫm đỏ (The Scarlet Spirits)” là một tài liệu sống động và quan trọng về cái nhìn tổng quan thời đại. Bằng phong cách độc đáo, Mai Văn Phấn đã phác họa những khiếm nhã từ sự khoa trương trong thời đại của ông theo cách tao nhã nhất. Trong trường ca này, ông kết hợp nhiều thủ pháp điêu luyện khác nhau và tìm kiếm một lối đi riêng giữa hai lằn ranh của những khái niệm: câu hỏi và đối thoại, kinh ngạc và mỉa mai, sự sống và cái chết, chiến tranh và hòa bình, nước mắt và nụ cười đau đớn... Không bị phân tâm như con đại bàng, nhà thơ không chấp nhận “Thời tái chế” và dấn bước như một lời cam kết. Giống như con đại bàng dũng mãnh, ông rút ra sức mạnh từ những đau khổ và chịu đựng vô tận và tiến về phía trước để thực hiện những giấc mơ tươi đẹp của tương lai.
Tiểu sử Neetta Porwal:
Neetta Porwal sinh năm 1970 tại thành phố Aligarh thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Bà từng học kinh tế tại Đại học Agra (Ấn Độ), lấy bằng cử nhân và thạc sĩ ngành Giáo dục, sau đó làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Neetta Porwal là dịch giả văn học, nhà thơ, tác giả một số bài viết. Một số cuốn sách do bà dịch sang tiếng Hin-đi, gồm “Nhà tiên tri” của nhà văn Mỹ gốc Li-băng Khalil Gibran, và cuốn sách nổi tiếng “Hoàng tử Bé” của nhà văn, nhà thơ Pháp Antoine de Saint-Exupéry. Ngoài ra bà còn dịch một số tác phẩm của nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore, nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ Nazim Hikmet và nhà thơ Hy Lạp Sappho. Vài năm qua bà cộng tác với tạp chí Văn học quốc tế Kritya của nhà thơ Rati Saxena, đồng thời đóng góp bài viết với tư cách dịch giả tiếng Hin-đi. Trong năm 2018, bà là đồng dịch giả tuyển tập thơ Trung Quốc. Tuyển tập thơ này đã giúp nhóm dịch giả của bà đoạt giải thưởng Dịch thuật DJS. Neetta Porwal còn nhận giải thưởng Saraswat Samman, vinh danh những người đã cống hiến trong lĩnh vực văn chương.
Phác thảo bìa sách (lần 1) của Nhà xuất bản Hind Yugm
ABOUT THE EPIC “THE SCARLET SPIRITS”
Neetta Porwal
“The Scarlet Spirits” is a Hindi version of epic “Thời tái chế (Era of Junk)” by the famous poet Mai Văn Phấn of Vietnam. He has analyzed subtly about the tragedies, mistakes, complexities, contradictions and inconsistencies that have occurred in his country since the beginning of the 20th century. He depicts about a world where there is no clear demarcation between a man and a thing, where without perceiving the soul of nature, man is trapping the earth, air and rivers with the white powder, dust and smoke and even with the blood and running wildly. Man is engrossed even after seeing his death moving quickly towards him. Man is parceling death, sharing death and playing with the death happily. So the poet moves forward because how this Era of junk could be accepted?
Among other contemporary Vietnamese poets whose creations take us closer to the season of searing and agonizing experiences and the state of chaos and bewilderment of dark past, Mai Văn Phấn's literary contributions are pre-eminent. As everyone knows that the history of Vietnam has been blood-chilling for a long time. Vietnamese citizens tirelessly fought for the independence and liberation of their country. But they set an example in front of the world and proved that despite being a small country their determination and yearning for sovereignty made them more powerful than the formidable forces. And even today, through courage and vehemence, citizens of Vietnam are confronting the oppression and advancing on the path of development due to its stubborn intentions and determination power. But how the war-torn eyes could forget those dreadful scenes. A scene underlined by the poet leaves us stunned –
“Blood erupts. Blood builds up, blood upon blood, in battles. Bledout forests are filled with decaying bodies. Bled out rivers and streams know bodies, ponds and lakes see bloated bodies, sink or float. Blood is washed, erased of all traces, blood seeps into the dark soil spaces, escapes through veins of sewage. Blood waves and calls to each other, bloody without seeing.”
To subserve his nation and his people through his creative acumen, Mai Văn Phấn astonishes us by breaking the literary trends and leaning towards the less conventional forms of poetry. In “The Scarlet Spirits”, Phấn convincingly and skillfully satirizes not only the repulsive sociocultural conditions but also the impaired thinking of the people in postwar Vietnamese society:
“Tonight everyone sleeps on into night, while a dark red river flows by. People sleep like a flower closing its petals, sleep like rotten fruit, sleep in an ibis-like pose, sleep like dead, sleep with their eyes open, sleep while they walk to the door and open it, sleep — gnashing, suddenly passing wind, snoring like thunder.”
Phấn’s singular, jolting, often prophetic forms of perception and conscious view of the world awakened the masses and underlined many undesired aspects of the society. For the sake of people, the great poet Mai Văn Phấn leaves behind the traditional and gentle tendencies of poetic creation and takes risk to walk on a hard, flat and rough surface. For a litterateur can not remain untouched by the country and the politics. As the well-known India litterateur ‘Sachchidananda Hiranand Vatsyayan “Ageya” also says: “In any era it is not appropriate to consider literature and politics as two opposing separate elements. In today's chaotic era, it is foolish to believe so. Literature can not be untouched from politics; Whether it is the era of politics or literature.”
The poet exhibits a supreme fusion of eminent abstraction and provocative thinking. He explores various dimensions and perspectives of the objective reality and views the contradictory versions of the past and present. The personification of the crushed and crumbled dead pieces of raw meat on blazing flames to the reincarnation of the wailing and lamenting people suffering from cruelty and tyranny, give goosebumps to the readers. How poignant and lifelike visualization depiction of the poet! such as:
‘The slimy pieces sizzled together in the fire. Thrashing and shrinking, they shared the same dream of reincarnating in different bodies, but before then, they had to twitch in the heat and let their fat melt away, while waiting to go into stinky, ravenous maws.’
Phấn's poem does not give its readers wings of imagination for a trip to the world of illusions and fantasies rather replenish indomitable courage and boundless energy to inspire them to rise from the darkness of the night and plunge into the light of a free and flourishing society. Poet's vane is wide. The poet Phấn assesses the events so many dimensions that we could not remain without being surprised. For this he represent theater and analyze the situation and reveal various possibilities through the sound and light of the auditorium, along with the characters' attire, costumes, gestures and audience response. He sort through dialogues and create new metaphors and scenarios for this.
In ‘The Scarlet Spirits’ the poet says that destruction doesn’t not happen just from war and bloodshed! We are knowingly and unknowingly nurturing butchers as simple-looking humans for our own end. Through the butchers, the crusted layers make us speechless. Such as:
“Butchers with straight faces are present everywhere—in kitchens, gardens, markets, with peddler’s carts, in restaurants, on pastures /… These butchers have swung their blades where and when nobody knows /... The butcher sometimes appears in the form of a flower. He bewitches you with fascinating colors and scents.”
“Death bears the shapes of dark red juicy pieces of beef, the shape of plump, soft shrimps, and squid.”
Certain verses in the poem may be distressing to few however, but the intention of the poet is not to infuse or foster agony. As the poet strongly says:
"Each poem I write is always a beginning /... There are still human relationships around, the desire and hope for a better life with more justice and freedom..."
These lines of Mai Văn Phấn's are vividly captured in this masterpiece. He digs the vestiges of the past but not to condemn. He unwinds his own thoughts and feelings to look more distantly. He takes inspiration from the grand yet extreme life of the eagle to prepare himself for the adversities and insurmountable situations. Like an eagle the poet too looks at the sun directly without the fear of turning blind and embraces the catastrophic storm so that the colorful kites may fly in the sky, the sky that is only covered with the smoke and the explosives; so that life may be prosper on the earth, the earth that is agitated only with the blood, so that the colors which are lost in dirt may be radiate on the surface once again. He believes – "No matter the proclivity, a poem desires to make the world beautiful again, confronting injustice, it always cherishes the spirit of the resurrection." Thus traversing the pitch dark and bloody paths of the past, the poem becomes dark red and eventually turns into the shimmering red color of the present.
In this way ''The Scarlet Spirits” is a lively and important document of the overall landscape of its time. In ''The Scarlet Spirits”, Mai Văn Phấn, in his unique style, outlines several indecencies from the great rhetoric of his time in an extremely decent way. In this poem he uses various combination with great skill and search a path between: Questionability and dialoguge, amazement and sarcasm, death and life, war and peace, tears and painful smiles. without being distracted like an eagle, the poet doesn’t accept “Era of Junk” and move forward with a commitment. Just like the mighty eagle, he extracts the strength from the infinite miseries and sufferings and moves forward to perpetuate the blooming dreams of the future.
-Neetta Porwal
Biography of Neetta Porwal
Neetta Porwal was born in 1970 in Aligarh city located in the state of Uttar Pradesh, India. She studied economics at Agra University, India, earning a masters degree and another Bachelor's degree in education (B.Ed.). Later, she entered the profession of teaching. In addition to being a successful literary translator, she is also a poet and an author. Some of her noteworthy work includes the Hindi translation of the Lebanese-American writer Khalil Gibran's famous book 'The Prophet' and French writer and poet Antoine de Saint-Exupéry's 'The Little Prince'. Furthermore, she has translated the work of several other acclaimed poets and authors including Rabindranath Tagore, Turkish poet Nazim Hikmat and Greek poet Sappho. For the past few years, she is associated with the international journal of poetry, Kritya of Respected Rati Saxena and contributing as a Hindi translator. In 2018 she co-translated a collection of Chinese poems – for which her team received DJS Translation Award. Her honors also include the Saraswat Samman for her literary services.
Sachchidananda Hirananda Vatsyayan (1911-1987) với bút danh Agyeya, là nhà văn, nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà phê bình văn học, nhà báo, dịch giả và nhà cách mạng Ấn Độ. Ông được coi là người tiên phong của các phong trào Nayi Kavita (Thơ mới) và Prayogavaad (Chủ nghĩa kinh nghiệm) trong văn học Hindi hiện đại. (Theo Wikipedia. ND)