"Thu đến" của Mai Văn Phấn - Đề kiểm tra cuối học kỳ II, năm học 2023-2024. Môn Ngữ văn 11
ĐỀ
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024
Môn:
Ngữ văn 11
Thời
gian: 90 phút (Không tính thời gian giao đề)
(Đề
gồm 02 trang)
PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc
văn bản sau:
Bây
giờ hãy thử mang giá trị của con người ra so sánh thử xem? Chẳng phải là tất cả
đều bình đẳng đó sao? Nhưng “bình đẳng” ở đây không có nghĩa là người nào cũng
phải có điều kiện sống ngang nhau, mà “bình đẳng” ở đây có nghĩa là ai ai cũng
đều có quyền lợi ngang nhau, vì chúng ta đều là con người cả.
Nếu
nói về điều kiện sống thì có người giàu người nghèo; kẻ mạnh, kẻ yếu, người
thông minh, người đần độn. Có người sinh ra thuộc tầng lớp lãnh chúa, quý tộc,
ở trong lâu đài, biệt thự, ăn ngon mặc đẹp, thì cũng có người sinh ra phải đi
làm thuê làm mướn, sống trong hang cùng ngõ hẻm, hằng ngày chỉ đủ vắt mũi bỏ
miệng. Bằng tài năng, có người trở thành chính khách, thành doanh nhân tầm cỡ
có thể xoay chuyển thế gian, thì cũng có người chỉ có trí tuệ vừa phải, buôn
bán lặt vặt, đến đâu hay đó. Có lực sĩ, có đô vật Sumo lực lưỡng thì cũng có
công tử bột, thiếu nữ liễu yếu đào tơ. Mỗi người mỗi vẻ, nhưng quyền lợi cơ bản
với tư cách là con người thì ai cũng như ai, hoàn toàn ngang nhau.
Vậy
thì thế nào là quyền lợi của con người? Đó chính là quyền được coi trọng sinh
mạng, quyền bảo vệ tài sản, quyền được tôn trọng nhân cách và danh dự.
Kể
từ khi sinh ra con người trên thế giới này, Trời đã truyền cho con người năng
lượng thể xác và tinh thần, đã quy định rõ ai cũng có quyền sống. Không kẻ nào
được phép xâm phạm quyền lợi đó. Sinh mạng của lãnh chúa cũng quý giá như sinh
mạng của người làm thuê. Ý thức bảo vệ đống gia tài khổng lồ của các nhà tư bản
kếch sù cũng không khác gì ý thức bảo vệ đồng vốn ít ỏi của những người buôn
bán lặt vặt. (…)
Dân
cày có thể khác với địa chủ về điều kiện sống nhưng không khác về quyền lợi.
Dẫm phải gai, người dân kêu đau, không lẽ cũng dẫm phải gai mà địa chủ bảo
không đau. Ăn của ngon, chủ đất khen ngon, không lẽ cùng ăn của ngon mà dân làm
thuê cuốc mướn chê dở.
Đã
là người thì ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, có nhà cao cửa rộng và chẳng có ai
lại muốn khổ cả. Âu cũng là lẽ thường.
Người
nắm quyền lực vừa có tiền vừa có thế, người nông dân thì lại vừa nghèo vừa yếu
thế. Phải thừa nhận rằng ở trên cõi đời có người mạnh người yếu, người giàu
người nghèo, có sự khác biệt trong điều kiện sống. Nhưng việc cậy thế vì có
tiền, có quyền, lợi dụng sự hơn kém trong điều kiện sinh hoạt để chèn ép người
nghèo yếu, chính là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Kẻ yếu có
cách của kẻ yếu, họ sẽ tự bổ khuyết cho họ. Không có sự chèn ép nào tệ hại hơn
việc sử dụng quyền thế để ức hiếp những người nghèo yếu.
(Trích
Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Nxb Thế giới, Tp.HCM, 2021, tr.41-42)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1.
Văn bản trên viết về vấn đề gì?
Câu 2.
Chỉ ra 02 luận điểm chính được tác giả trình bày trong văn bản?
Câu 3. Nhận
xét về sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng ở văn bản trên?
Câu 4. Chỉ
ra mục đích, thái độ của người viết được thể hiện trong văn bản?
Câu 5. Theo
anh/chị, vấn đề bình đẳng về quyền lợi giữa người với người mà tác giả đặt ra
trong văn bản có còn ý nghĩa đối với xã hội hôm nay không? Vì sao? (Viết một
đoạn văn khoảng 7-10 dòng)
PHẦN VIẾT (5,0 điểm)
Viết
đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong
bài thơ sau:
Thu đến
Chiếc lá kia rơi
Mặt đất sẽ trũng xuống
Vọng tiếng chuông xua mây đen
Nắng sẽ hanh hao
Heo may run ngõ nhỏ
Sách mới thơm hơi trẻ thơ
Mía ngọt trào lên ngọn
Những con sâu nhẫn nại tết vệt trứng óng ả
quanh gốc cây già
Chú bê non chạm lưỡi mềm mặt cỏ
Chiếc lá ấy rơi
Biết có ai được may mắn đến gần
Thời khắc mùa thu về đích.
(Thu
đến, Mai Văn Phấn, in trong Lặng yên cho nước chảy, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội, 2020)
HƯỚNG
DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024
Môn:
Ngữ văn 11
Thời
gian: 90 phút (Không tính thời gian giao đề)
Nội
dung
Phần
I
ĐỌC HIỂU: 4,0 điểm
Câu 1:
Văn bản bàn về vấn đề: sự bình đẳng về quyền lợi giữa con người với con người. 0,5
điểm
Câu 2: Hai
luận điểm chính có trong văn bản: 0,5 điểm
+
Luận điểm 1: Con người sinh ra có thể khác nhau về điều kiện sống.
+
Luận điểm 2: Con người phải luôn được bình đẳng về quyền lợi.
Câu 3: Nhận
xét về sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng trong văn bản: 1,0 điểm
– Lí lẽ và bằng chứng được kết hợp một cách
chặt chẽ, làm tăng tính thuyết phục cho luận điểm và làm nổi bật luận đề của
văn bản.
– Cụ thể:
+
Khi nói về điều kiện sống của con người có thể khác nhau, tác giả đã đưa ra
những bằng chứng rất trực quan, gần gũi: người giàu – người nghèo; người thông
minh – kẻ đần độn; lãnh chúa, quý tộc – kẻ làm thuê, làm mướn;… Từ đó ta thấy
rõ, con người được sinh ra trong những điều kiện khác nhau, thậm chí đối lập
nhau.
+
Khi nói về sự bình đẳng về quyền lợi, bất chấp sự khác nhau về điều kiện sống,
tác giả đã đưa ra những dẫn chứng rất thuyết phục, không thể bàn cãi: giẫm phải
gai thì ai giàu nghèo ai cũng đau như nhau, ăn món ngon thì bất kì ai cũng
không chê là dở,… Đó là cái chung của mọi con người, không phân biệt quý tiện,
sang
hèn.
Câu 4: Mục
đích và thái độ của người viết: 1,0 điểm
– Mục đích: thuyết phục người đọc rằng con
người dù sinh sống trong những điều kiện khác nhau, nhưng về quyền lợi họ cần
phải được bình đẳng.
– Thái độ:
+
Ủng hộ việc đảm bảo bình đẳng về quyền lợi giữa người với người.
+
Ngầm lên tiếng phản đối xã hội phân chia giai cấp, giàu nghèo, dẫn đến sự bất
bình đẳng về quyền lợi giữa các cá nhân trong cộng đồng.
Câu 5: 2,0 điểm
Vấn
đề bình đẳng về quyền lợi giữa người với người mà tác giả đặt ra trong văn bản
vẫn còn ý nghĩa đối với xã hội hôm nay. Bởi vì: dù chúng ta đang nỗ lực xây
dựng một xã hội công bằng, nhưng có một bộ phận vẫn còn giữ quan niệm phân biệt
đối xử, dẫn đến những người nghèo, những người dân thường vẫn bị coi
khinh,
bị hạn chế về quyền lợi, thậm chí là mất quyền lợi.
Phần
II
VIẾT: 5,0 điểm
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ
thuật sử dụng hình ảnh trong bài thơ “Thu đến”.
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn
văn: 0,5 điểm
Xác
định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí
sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc
xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm
Phân
tích nghệ thuật sử dụng hình ảnh trong bài thơ “Thu đến”.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị
luận. 2,0
điểm
Sau
đây là một số gợi ý:
– Toàn bộ hình ảnh trong bài thơ đều tập trung
thể hiện rõ bức tranh thiên nhiên và cuộc sống khi mùa thu đến.
– Đó đều là những hình ảnh rất đặc trưng của
mùa thu:
+
Thiên nhiên: lá rơi, nắng hanh hao, heo may, mía ngọt lên ngọn, sâu đẻ trứng,…
+
Cuộc sống: mùa tựu trường của học sinh (sách mới thơm hơi trẻ nhỏ)
– Những hình ảnh cho thấy sự quan sát tinh tế
của tác giả; đồng thời cũng thể hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm của tác giả
trong thời khắc thu về: từ hình ảnh chiếc lá rơi, tác giả suy ngẫm về sự ngắn
ngủi, thoáng chốc của kiếp người.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,0 điểm
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương
thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác
đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng
chứng.
đ. Diễn đạt: 0,5
điểm
Đảm
bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo: 0,5 điểm
Thể
hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
(Nguồn:
Học Ngữ văn - https://hocnguvan.net)