SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
* * *
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 04 trang)
KỲ THI KHẢO SÁT CÁC MÔN THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
Năm học: 2025 - 2026
Môn thi: NGỮ VĂN
(Dành cho thí sinh thi vào chuyên Văn)
Ngày thi: 6/4/2025
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ:
Thuốc đắng
(Cho Ngọc Trâm)
Cơn sốt thiêu con trên giàn lửa
Cha cũng có thể thành tro nữa
Thuốc đắng không chờ được rồi
Giữ tay con
Cha đổ
Ngậm ngùi thả lòng chén vơi…
Con ơi! Tí tách sương rơi
Nhọc nhằn vắt qua đêm lạnh
Và những cánh hoa mỏng mảnh
Đưa hương phải nhờ rễ cay.
Mồ hôi keo
thành chai tay
Mùa xuân
tràn vào chén đắng
Tuổi cha
nước mắt lặng lặng
Sự thật
khóc òa vu vơ.
Con đang ăn
gì trong mơ
Cha để
chén lên cửa sổ
Khi lớn bằng
cha bây giờ
Đáy chén chắc còn bão tố.
(Mai Văn Phấn. Rút từ tập “Giọt nắng”, Hội Văn nghệ Hải Phòng, 1992)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Tìm những từ ngữ miêu tả hành động và tâm trạng của người cha trong khổ thơ
thứ nhất.
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ:
Và những cánh hoa mỏng mảnh Đưa hương phải nhờ rễ
cay.
Câu 4. Việc sử dụng hình thức lời tâm tình trong bài thơ có tác dụng gì?
Câu 5. Từ chia sẻ về chén thuốc- cuộc đời của người cha với con trong hai câu thơ
Khi lớn bằng cha bây giờ/ Đáy chén chắc còn bão tố, em hãy bày tỏ suy nghĩ về
cách ứng xử cần có của mỗi người trước những khó khăn, thử thách trong cuộc
sống.
II. LÀM
VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Thầy David McCullough, giáo viên môn Tiếng Anh tại
một trường trung học ở Boston (Mỹ), trong ngày tốt nghiệp cho học sinh lớp 12,
đã phát biểu:
Các em không hề đặc biệt, và cũng chẳng phải những
người xuất chúng. (…) nếu tất cả mọi người đều nghĩ mình đặc biệt, thì cuối
cùng chẳng có ai đặc biệt cả. (…) Đừng nghĩ mình là số một.
(https://vietnamnet.vn/bai-phat-bieu-tot-nghiep-gay-chan-dong-nuoc-my-76212.html)
Từ nội dung lời phát biểu, theo em, có nên nghĩ
mình là số 1? Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm
của bản thân về vấn đề trên.
Câu 2. (5,0 điểm)
Nhà thơ Mai Văn Phấn chia sẻ:
Viết để thức tỉnh những điều tốt đẹp nhất trong mỗi
con người, làm cho họ được sống người hơn trong một thế giới ngày càng ảo.
(Trích Viết có thể thay đổi thế giới, Mai Văn Phấn, Viết & đọc – Chuyên
đề mùa hạ 2023,
Nhiều tác giả, NXB Hội Nhà văn, 2023, tr. 267)
Bằng việc phân tích đoạn trích trong truyện ngắn
Lụm còi của Nguyễn Ngọc Tư(1), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
(Tóm tắt phần đầu: Vì trộm tiền trong túi mẹ để đi
chơi điện tử, tôi bị ba đánh 2 roi rất đau. Tôi hận ba và quyết tâm bỏ nhà đi
để trả thù ba mẹ. Tình cờ, tôi gặp Lụm, cậu bé 15 tuổi, bị mẹ bỏ rơi từ khi còn
đỏ hỏn. Lụm được một bà bán bánh mì thương tình cưu mang.)
… Thằng Lụm lắc đầu ra chiều chán nản:
- Thiệt(2) đó, biết sao tao đen thui vậy hôn(3)?-
Nó chìa ra cái mặt như chàm cháy – tao bị bỏ ngoài nắng đó. Hồi đó ở ngã tư nầy
vắng hoe hà, tao nằm khóc cả buổi mà đâu có ai hay. Tới chừng đói quá tao mới
khóc, tao khóc rổn rổn(4) luôn, tao mạnh miệng từ hồi nhỏ mà. Rồi cái có bà dì
bán bánh mì chạy lại, bồng (5)lên, đâu có sữa, bà dì mới móc ruột bán mì cho
tao trấp trấp(6) đỡ, dè đâu tao ăn hết ổ bánh mì luôn. Bà dì thấy tao dễ nuôi,
nuôi luôn, sau này, tao kêu bả bằng ngoại. Tao lớn mà hổng(7) tốn một miếng sữa
nào hết, hay chưa?
Thằng Lụm hỏi tôi bằng giọng tự hào. Tôi tròn con
mắt nhìn nó. Tôi cứ tưởng nó nói chơi. người ta có thể lớn lên nhờ bánh mì à?
Còn tôi, mẹ tôi nói từ một tuổi cho tới bốn tuổi, tôi uống hết ba trăm mười lăm
hộp sữa bột, vậy mà còn bệnh lên bệnh xuống èo ọt thảm thương. Ba tôi nói thêm,
nuôi tôi cực(8) ghê lắm. Giờ này hai người ở đâu mà sao không lại rước(9) tôi
ta? Gió đang lạnh thấy mồ(10) đi.
- Sao mày đi bụi? - thằng Lụm chợt hỏi.
- Ba tao – tôi chép miệng ra vẻ oan ức. Ba tao đánh
tao.
- Ý, bị đòn hả?- Tự nhiên nó hào hứng. Bị đánh bằng
gì?
- Bằng roi, cây roi dài thiệt dài (nhưng cây roi ba
đánh tôi là cây thước thợ may của mẹ, cụt ngủn hà). Bự(11) tổ cha vậy nè .
Tôi đưa bắp tay ốm(12) ròm ra.
- Đánh nghe đau mà chắc đã(13) lắm hen? Giọng thằng
Lụm vừa hồ hởi vừa có vẻ ganh tị.
- Mày sướng thiệt (trời, bị đánh mà sướng nỗi gì).
Vậy mà còn bỏ nhà đi. Đồ ngu! Tự nhiên vậy rồi nó chửi tôi à. Tôi cãi:
- Mầy đâu có má có ba đâu có biết. Người lớn khó dữ
lắm.
- Chẳng thà có má, có ba, bị rầy(14) gì trao cũng
chịu - thằng Lụm trở nên trầm ngâm, coi nó già quá trời!- Nhưng mầy đừng có lo,
tao ngồi đây thể nào cũng gặp má tao thôi. Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra
tao. Mai mốt bị rầy, bị đòn cho đã.
Tự nhiên tôi
thấy thương thằng Lụm quá. Nó kể với tôi, nó đã chờ má nó từ hồi bảy tuổi tới
giờ. Ban ngày nó đi bán bánh mì, ban đêm nó mới ra đây. Nó nói chừng nào nó
giàu nó thôi bán bánh mì vì biết đâu má nó vẫn thường qua đây ban ngày mà không
thấy nó. Nó chợt hỏi:
- Mầy sướng thấy mồ mới bị đánh tí đã bỏ đi. Bây
giờ mầy có dám đổi với tao không? Ở một mình buồn lắm, mầy ngu thì thôi đi.
Thằng Lụm nói với giọng kẻ cả(15). Tôi giật mình,
bây giờ có ông tiên nào hiện ra để đổi vị trí hai đứa, chắc tôi buồn lắm. Ừ, có
lẽ, ở nhà, bị rầy bị đánh vẫn hơn đi bán bánh mì, ngủ bờ ngủ bụi như vầy. Ở
nhà, giờ này, mẹ khuấy cho tôi một ly sữa uống trước khi đi ngủ (mèn ơi, cũng
gần 14 tuổi rồi mà …như con nít ….), mẹ hỏi tôi đánh răng chưa, tôi nói rồi, mẹ
không tin biểu tôi nhe răng ra, thừa lúc hai mà tôi phồng phông, mẹ sẽ hôn tôi.
Giờ nầy, nếu tôi đang mải đọc truyện tranh, ba sẽ biểu tôi cất sách, đi ngủ, ba
sẽ ém mùng, tắt đèn giùm tôi khi bước ra căn phòng dán đầy hình ảnh Đôremon và
Siêu Nhân.
Thằng Lụm “còi” làm tôi hối hận và nhớ ba mẹ quá
chừng. Tôi muốn trở về. Tôi ngồi im lặng suy nghĩ trong khi thằng Lụm đứng dậy
để nhìn mỗi khi có một lượt xe dừng lại trước đèn đỏ. Tôi chợt sợ quá, có khi
nào ba mẹ giận bỏ tôi luôn như thằng Lụm không. Ba mẹ sẽ sanh nhiều thiệt nhiều
em khác còn tôi thì biết kiếm đâu ra ba mẹ khác bay giờ. Tôi ngồi lo lắng đến
mức, khi ba mẹ tôi ghé xe lại dưới đường tôi còn không hay. Thấy bóng mẹ đứng
sịch trước mặt mình, tôi bật khóc:
- Con tính đâu ba mẹ bỏ con luôn rồi.
Mẹ không vồ vập ôm lấy tôi mà điềm đạm cầm bàn tay
tôi bóp mạnh, còn ba thì vỗ vỗ vào đầu tôi.
- Con hư quá. Con đừng làm vậy ba mẹ buồn.
Thằng Lụm đứng trân trân nhìn tôi vớ đôi mắt buồn
tủi. Tôi quẹt nước mắt bước lại gần nó, bất giác tôi gọi thằng Lụm bằng anh:
- Em về nghen, anh Lụm.
Thằng Lụm gật đầu, nó ngẩng lên nhìn ba mẹ tôi rồi
quay lại:
- Ba má mầy hiền lắm phải không?
- Ừ, sao anh biết? Nó ra vẻ ta đây:
- Nhìn tướng là biết – rồi nó mơ màng – ba má tao
cũng hiền, tao tin vậy.
Mẹ lại gần nắm tay tôi, mẹ nói “Về đi con, khuya
rồi, mai còn đi học”, quay qua thằng Lụm, mẹ hỏi “Còn cháu? Cháu không về nhà
à?” Thằng Lụm cảm động, lắc đầu, nó nói trổng không:
- Mai mốt ra đây chơi, nghen mày!
Tôi vừa ngoái vừa gật đầu. Ba tôi hỏi ai, tôi trả
lời “Bạn con. Anh Lụm. Anh Lụm tội nghiệp lắm ba à…”. Không biết thằng Lụm
“còi” có biết tôi đang kể về nó không mà nó nhìn theo xe tôi đến khuất thì thôi.
Khi tôi ngoái lại, dưới đèn sáng rực, tôi thấy trong mắt nó lấp loáng những
giọt nước. Tôi ngồi giữa ba và mẹ, nghe ấm hẳn lên. Tôi lên tiếng:
- Bữa nào ba mẹ cho con lại thăm anh “Lụm Còi” ba
mẹ ha!
(Xa xóm mũi, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Kim Đồng, 2016, tr.
20 – 30)
(1) Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976, quê ở xã tân
Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, là cây bút thành công với nhiều thể loại:
truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết… Chị bắt đầu sự nghiệp văn chương từ khi còn
rất trẻ và nhanh chóng nổi tiếng với phong cách viết chân thực, giản dị, đậm
chất Nam Bộ. Tác phẩm của chị thường kể về những những con người éo le, những
số phận chìm nổi nhưng có tâm hồn chân chất hồn hậu. Chị được biết đến với tập
truyện mang tên “Cánh đồng bất tận”. “Cánh đồng bất tận”nhận giải thưởng của
Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 và truyện ngắn cùng tên đã được chuyển thể thành
phim điện ảnh năm 2010.
(2) Thiệt: sự thật
(3) hôn: phải không
(4) khóc rổn rổn: khóc to
(5) bồng: bế
(6)trấp trấp: đút vào miệng
(7) hổng: không
(8) cực: vất vả, cực nhọc
(9) rước: đưa, đón
(10) lạnh thấy mồ: rất lạnh
(11) Bự: rất to
(12) ốm: gầy gò
(13) đã: sung sướng
(14) rầy: la mắng
(15) kẻ cả: người bề trên
…………………Hết …………………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
Chữ kí của giám thị số1:
Chữ kí của giám thị số 2:
ĐÁP
ÁN
Phần
|
Câu
|
Ý
|
Yêu cầu cần
đạt
|
Điểm
|
I
|
|
|
ĐỌC HIỂU
|
3.0
|
|
1
|
|
- Thể thơ tự do.
- Dấu hiệu xác định thể thơ: số chữ trong các câu thơ không đều nhau.
|
0.5
|
2
|
|
Những
từ ngữ miêu tả hành động và tâm trạng của người cha trong khổ thơ thứ nhất:
+ hành động:
giữ, đổ, thả
+ tâm trạng: có thể thành tro,
ngậm ngùi
|
0.5
|
3
|
|
- Hình ảnh ẩn dụ cánh hoa mỏng mảnh, đưa hương, rễ cay.
- Tác dụng:
+ Khẳng định
để có được những thành quả, những giá trị tốt đẹp cần trải quan những gian khổ, khó khăn. Từ đó, nhắn nhủ
mỗi người cần bản lĩnh
đối mặt thử thách để vươn tới những giá trị sống tốt đẹp.
+ Giúp
câu thơ sinh
động, hình ảnh,
tăng sức gợi
hình, gợi cảm.
|
0.5
|
4
|
|
- Thể hiện tình yêu, những suy tư, trăn trở và lời nhắn nhủ của cha với con.
- Tạo giọng điệu tâm tình, thiết tha, sâu lắng.
|
0.5
|
5
|
|
- Chia sẻ của người cha với con: chén thuốc đắng cũng chính là cuộc đời đầy thử thách, khó khăn.
- Thí sinh trình bày quan điểm riêng của mình về cách ứng xử cần có của mỗi người trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống, có thể theo hướng sau: cần bản lĩnh để đối diện và vượt qua khó khăn; tỉnh táo để tìm ra những giải pháp, những cách thức đúng đắn và phù hợp; kiên trì, kiên định
theo đuổi mục tiêu;
lạc quan để giữ vững niềm tin…
|
1.0
|
II
|
|
|
TẠO LẬP VĂN BẢN
|
7.0
|
|
1
|
|
Từ lời phát biểu của thầy David McCullough, giáo viên môn
Tiếng Anh tại một trường trung
học ở Boston (Mỹ), viết đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày quan điểm: Có nên nghĩ mình là số 1?
|
2.0
|
|
1.1
|
Yêu hình
thức, kĩ năng
- Đáp ứng yêu cầu một đoạn văn nghị luận xã hội.
|
0.25
|