Thơ nhằm tạo ra cõi riêng của mỗi nhà thơ - Nhà văn Ales Karlyukevich thực hiện phỏng vấn - Поэзия направлена на создание собственных миров каждого поэта
Thơ nhằm tạo ra cõi riêng của mỗi nhà thơ
(Nhà văn Alexander Karlyukevich thực hiện phỏng vấn)

Nhà văn Alexander Karlyukevich
- Thơ có thể gắn kết các nền văn hóa, dân tộc và các quốc gia không? Và
thơ có thể được xem như một phương tiện ngoại giao công chúng?
- Mai Văn Phấn (MVP): Cảm ơn câu hỏi gợi mở và thú vị của Ngài về thơ.
Nó bao hàm quan niệm về thi pháp, hệ hình thẩm mỹ, sức lan tỏa và những đích
đến không cùng của thơ nữa. Thơ vốn không chỉ hiển thị bằng nghệ thuật ngôn từ
thông qua âm điệu, nhịp điệu và nhiều thủ pháp khác. Cao hơn thế, thơ nhằm xây
dựng không gian nghệ thuật, những thế giới riêng, cõi riêng của mỗi nhà thơ.
Theo triết học và thẩm mỹ phương Đông, chúng tôi quan niệm thế giới thơ ca được
soi chiếu, tỏa sáng bằng thần thái và sức quyến rũ của câu thơ, bài thơ. Các
nhà thơ phương Tây thường gọi đó là sức lan tỏa của ánh sáng văn bản. Nhà thơ
phải tạo được thứ ánh sáng đặc biệt để một văn bản được gọi là thơ có hấp lực
và đời sống riêng. Nếu không có ánh sáng đặc biệt ấy, thì văn bản có hình thức
giống như bài thơ chỉ đơn thuần là những xác chữ. Khi thế giới thơ có đủ ánh
sáng, tức khắc những không gian trong đó sẽ lung linh sống động, chuyển dịch...
Khi ấy, trí tuệ và tâm hồn của nhà thơ được hiện hữu, phủ tràn không gian mà
anh ta đã tạo ra. Thế giới ấy không chỉ của riêng anh ta mà của cả cộng đồng,
của dân tộc đã nuôi dưỡng, hội tụ trong kẻ sáng tạo. Bạn đọc sẽ tìm thấy những
vỉa tầng văn hóa dân tộc từ lâu trầm tích trong bài thơ, tìm thấy cả những dấu
chân lịch sử, khát vọng của người đương thời mà nhà thơ cùng chung sống, hòa
nhịp. Do vậy được hiểu, những bài thơ bất hủ của những nhà thơ lớn có thể được
coi là chân dung tinh thần dân tộc của chính tác giả ấy. Bài thơ khi ấy có thể
gắn kết các nền văn hóa, làm giàu có thêm đời sống tinh thần nhân loại, giúp
cho các dân tộc và các quốc gia thấu hiểu nhau hơn, chia sẻ, cũng như cảm phục
nhau hơn. Trong những trường hợp éo le của lịch sử, những bài thơ hay có thể
chữa lành vết thương trong tâm hồn con người, xóa đi những kỳ thị, khác biệt
sắc tộc, tôn giáo... Và dĩ nhiên, thơ có thể được xem như phương tiện ngoại
giao công chúng. Nhà thơ khi ấy được coi là sứ giả của cái Đẹp, của hòa bình và
tình hữu nghị. Và bạn đọc mọi sắc tộc, mọi quốc gia như được tự do bước vào
lãnh địa của thơ mà không cần biết tới giới hạn, biên giới của nó ở đâu.
- Bạn đọc Việt Nam có biết các tác giả Yanka Kupala, Yakub Kolas, Maksim
Bogdanovich, Arkady Kuleshov, Vladimir Korotkevich của Bê-la-rút không?
- MVP: Đó là những tác giả quan trọng đặt nền móng cho văn hóa, văn học
hiện đại Bê-la-rút. “Những người khổng lồ” ấy không chỉ phủ bóng ở Bê-la-rút mà
tầm ảnh hưởng của họ đã lan tỏa ra khắp các châu lục. Khi còn là sinh viên,
chúng tôi đều được học những tác giả tiêu biểu của Bê-la-rút trong phần lịch sử
văn học thế giới. Ví dụ, Yakub Kolas được coi là người sáng lập nền văn hóa
Bê-la-rút mới và hiện đại. Maksim Bahdanovič là một trong những người đặt nền
móng cho văn học hiện đại Bê-la-rút. Yanka Kupala là một trong những nhà văn
viết bằng tiếng Bê-la-rút vĩ đại nhất thế kỷ 20... Tôi đặc biệt yêu thích hai
cuốn sách của nhà văn Vladimir Korotkevich, “Thùy dương nguyên thủy” và “Đội
săn của quốc vương Stakh” đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam vào những năm 80
của thế kỷ trước. Truyện của Vladimir Korotkevich phong phú giá trị nhận thức
và giáo dục, đan xen những yếu tố li kỳ, kinh dị. Ông kết hợp tính lãng mạn,
chân thực với những tình tiết hoang đường. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dịch
giả Vũ Thế Khôi: “Truyện dài “Đội săn của quốc vương Stakh” là ví dụ tiêu biểu
cho thể loại trinh thám lịch sử. Truyện lấy đề tài trong những truyền thuyết về
lời nguyền muôn thuở và sự báo oán khủng khiếp của Quốc vương Xtác cùng đội săn
của Người đối với dòng họ Sliăcta Janốpxki đã phản bội Tổ quốc Bê-la-rút.
Truyền thuyết, dẫu rùng rợn khủng khiếp đến đâu, vẫn không đáng sợ, vẫn đẹp như
mọi câu chuyện huyền thoại. Nhưng đáng sợ thực sự, đáng cảnh giác thực sự khi
cái đội săn tương truyền đã vùi xác dưới đáy sình lầy cách đây hàng mấy thế kỷ,
nay bỗng thoắt hiện, thoắt ẩn, gây nên những tội ác đẫm máu và gieo rắc kinh
hoàng khắp một vùng xung quanh. Vậy chúng là ai? Ma quỷ hiện hình hay một lũ
bất nhân đội lốt ma quỷ?”. Văn chương của Vladimir Korotkevich mang tính dự báo
về sự tha hóa của con người hiện đại hôm nay và sau nữa, có sức hấp dẫn rất
mạnh với bạn đọc Việt Nam.
- Mọi người Việt Nam đều thuộc lòng bài thơ nào?
- MVP: Từ xưa tới nay, người Việt Nam chúng tôi ai cũng thuộc lòng bài
thơ khuyết danh “Nam quốc sơn hà*”, được gọi là bài thơ Thần. Bài thơ này dân
gian cho là của Thần ban xuống giúp nhà vua Lê Hoàn chống quân Tống xâm lược
năm 981, và tiếp đến, giúp cho Lý Thường Kiệt, một danh tướng huyền thoại nhà
Lý chống lại quân Tống lần thứ hai năm 1077. Bài thơ đó như sau:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn).
Sở dĩ người dân Việt Nam ai cũng thuộc lòng bài thơ này, vì hàng ngàn năm
nay tổ quốc của chúng tôi không khi nào vắng bóng kẻ thù xâm lược, lúc chúng
chiếm đóng lãnh thổ, lúc rình rập ngoài bờ cõi. Việt Nam là một quốc gia có
diện tích nhỏ, nằm ở vị trí chiến lược quân sự, kinh tế, văn hóa khu vực
Đông-Nam-Á và thế giới. Do vậy, máu đã không ngừng chảy trên mảnh đất hình chữ
“S” từ đời này sang đời khác. Trong trường ca thơ văn xuôi “Thời tái chế**” tôi
đã viết: “Thầy giáo cho cả lớp xem nhiều mô hình, những cuộc chiến tranh,
từng đợt di dân, thanh trừng, cải cách... Xương người chất thành núi, mở đường,
dựng ngôi nhà nghỉ tạm; làm tường thành ngăn chặn mũi tên tẩm độc từ phía ngoại
bang. Những dòng sông máu và nước mắt được mô phỏng bằng sáp nến. Thầy giáo bật
que diêm cho những mô hình nhanh chóng bén lửa. Lần đầu tiên chúng tôi chứng
kiến linh hồn và tư tưởng có mùi khét, ám khói mù mịt. Lúc ấy tôi càng khát
khao biển và trời của tôi bất tận, một dải đất rộng bền vững hòa bình”.
Giấc mơ của tôi “càng khát khao biển và trời của tôi bất tận, một dải đất
rộng bền vững hòa bình” là ngọn lửa hun đúc ý chí bảo vệ nền độc lập dân
tộc và thắp sáng con đường tương lai thông qua trường ca này. Là một nhà thơ,
tôi mơ ước lúc nào đó, những người yêu thơ trên đất nước tôi sẽ chỉ thuộc những
bài thơ ca ngợi tự do, hạnh phúc và lòng bác ái, ca ngợi tình yêu con người,
thiên nhiên, xứ sở…
- Cảm ơn nhà thơ!
(Nguồn:
báo "Звезда", Bê-la-rút 5/2021)
_____________
* Nguyên văn Hán văn:
南國山河南帝居
截然分定在天書
如何逆虜來侵犯
汝等行看取敗虛
Phiên âm Hán-Việt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
** «Время утиля / Thời tái
chế». Trường ca song ngữ Nga - Việt. Nhà xuất bản Центр духовного возрождения Черноземного
края, Vô-rô-nhét, Nga, 2020. Dịch giả: Anna Popova. Biên tập: Galina
Umyvakina & Anastasia Streletskaya.
Tiểu sử nhà văn Ales Nikolaevich Karlyukevich
Ales Nikolaevich Karlyukevich, người Bê-la-rút, sinh năm 1964 tại Zatitova Sloboda, huyện Pukhovichi, Minsk. Ông là nhà văn, nhà phê bình văn học, nhà báo, nhà dân tộc học. Bộ trưởng Bộ Thông tin Cộng hòa Bê-la-rút năm 2017-2020. Ales tốt nghiệp Khoa Báo chí trường Chính trị-Quân sự cao cấp Lviv (1985) và Học viện Quản lý hành chính Bê-la-rút (2002). Năm 1981-1995, ông phục vụ trong quân đội Cộng hòa Bê-la-rút. Từng làm việc tại các báo Zvyazda (1995-1998), Chyrvonaya Zmena (1998-2002) - tổng biên tập, Sovetskaya Bê-la-rút (2002-2006). Năm 2006-2011 giám đốc Nhà Xuất bản “Văn học nghệ thuật”. Tổng biên tập báo Literatura i Iskusstvo (2009-2011). 28/ 2017, Tổng thống Bê-la-rút Alexander Lukashenko đã bổ nhiệm Alexander Karlyukevich chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin Bê-la-rút (2017-2020).
TÁC PHẨM
"Trở lại ... Bê-la-rút" (1994),
"Đối với Tsitavkoyu - Sloboda" (1997),
"Bản đồ văn học của vùng Pukhov" (1998),
"Những người họ hàng xa và gần" (1999),
"Hegumen's Notebook" (2000),
"Sông và hồ trong thơ của Grigory Borodulin" (2000),
"Và cạnh duy nhất vĩnh cửu" (2000),
"Từ mảnh đất đã sinh ra bạn truyền cảm hứng" (2001),
"Panas trước đây của tôi" (2002),
"Bằng những con đường của vùng Igumen" (2008),
"Krajaznaўchi vang lên bởi văn học Bê-la-rút" (2015).
"Mudras of Shuburshun" (2014),
“Bài học về sự tập hợp. Văn học Bê-la-rút ў light "(2017),
"Đam mê đọc: gặp gỡ, làm quen, khám phá" (2018).
GIẢI THƯỞNG
- Thành viên của Liên minh các nhà báo Bê-la-rút,
- Hội viên Hội nhà văn Bê-la-rút,
- Giải thưởng của Tổng thống Cộng hòa Bê-la-rút "Vì sự hồi sinh tinh thần"…
(Nguồn: Wikipedia)

Поэзия направлена на создание собственных миров каждого поэта
(Интервью писателя Александра Карлюкевича с поэтом Май Ван Фаном)
Литературная обработка: Анна Попова
1. Может ли поэзия объединить культуры, народы и страны? Можно ли рассматривать ее как средство народной дипломатии?
- Май Ван Фан: Спасибо Вам за очень глубокий и интересный вопрос о поэзии, который включает в себя концепцию поэтики, эстетическую парадигму, концепцию распространения и бесконечных предназначений поэзии. Поэзия не только присутствует в словесном искусстве посредством интонаций, ритмов и многих других приемов, но, более того, поэзия направлена на создание художественного пространства, собственных миров каждого поэта. Согласно восточной философии и эстетике, мы считаем, что мир поэзии озарен, наполнен харизмой и привлекательностью стиха, стихотворения. На Западе поэты часто называют это сиянием художественного слова. Поэты должны создать особый свет, чтобы текст, называемый новой поэзией, имел собственную привлекательность, собственную жизнь. Без этого особого света поэтический текст - всего лишь мёртвые слова. Когда в мире поэзии будет достаточно света, сразу же пространства в нем станут сверкающими, живыми, бесконечно движущимся и т.д. Тогда разум и душа поэта присутствуют в произведении, заполняя созданное им пространство. Этот мир предназначен не только для поэта, но и для общества, нации, которые его взрастили и объединились в Творце. Тогда читатели найдут пласты национальной культуры, которые уже давно заложены в стихотворении, следы истории, включая чаяния современников, с которыми поэт сосуществовал. При этом следует понимать, что бессмертные стихи великих поэтов можно рассматривать как портреты их собственного национального духа. Затем стихотворение может объединить культуры, обогатить духовную жизнь человечества, помочь народам и нациям лучше понимать друг друга, делиться друг с другом и восхищаться друг другом. В сложных случаях истории человечества прекрасные стихотворения могут залечить раны в сердцах людей, устранить дискриминацию, этнические и религиозные различия и т.д. И, конечно же, поэзию можно рассматривать как средство народной дипломатии. Поэт тогда считается вестником Красоты, мира и дружбы. Тогда читатели всех рас, всех стран могут свободно входить в царство поэзии, не зная его границ.
2. Знают ли во Вьетнаме Янку Купалу, Якуба Коласа, Максима Богдановича, Аркадия Кулешова, Владимира Короткевича?
- Май Ван Фан: Это известнейшие авторы, заложившие фундамент современной белорусской культуры и литературы. Эти "гиганты" не только пoкpывaют Беларусь своей тeнью, но их влияние распространилось также и по всем континентам. Когда мы были студентами, все мы узнали о знаменитых белорусских писателях в истории мировой литературы. Например, Якуб Колас является основоположником новой и современной белорусской культуры. Максим Богданович является одним из создателей современной белорусской литературы. Янка Купала - один из величайших белорусских писателей ХХ века. Особенно мне нравятся две книги писателя Владимира Короткевича: «Чозения» и «Дикая охота короля Стаха», которые были переведены и изданы во Вьетнаме в 80-х годах прошлого века. Рассказы Владимира Короткевича ценны своим познавательным и образовательным содержанием, в них переплетаются элементы азарта и ужаса. Автор сочетает в сюжете романтизм и реальность с мифическими деталями. По словам известного вьетнамского культуролога и переводчика Ву Тхе Кхоя, «Дикая охота короля Стаха» - типичный образец исторического детектива. В основе сюжета лежат легенды о вечном проклятии и ужасной мести короля Стаха и его охота на шляхетский род Яновских (Извините, я не помню точное имя персонажа), которые предали свою Родину Беларусь. Легенда, какой бы устрашающей она ни была, все же красива, как любая старинная история. Но это становится по-настоящему страшным, очень тревожным, когда дикие охотники, тела которых, как говорят, много веков назад были закрыты в болотистую землю, внезапно появляются и исчезают, совершая кровавые преступления наполняя ужасом окрестности. Так кто они? Призраки или кучка жестоких людей в образе призраков? Произведения Владимира Короткевича предсказыващие развращение современного человека, сегодня и в будущем, очень привлекательны для вьетнамских читателей.
3. Какое стихотворение знает наизусть каждыц вьетнамец?
- Май Ван Фан: От прошлого до настоящего все вьетнамцы помнят стихотворение неизвестного автора «Горы и реки Южной Страны*». Народная легенда гласит, что это стихотворение было послано самим Богом, чтобы помочь императору Ле Хоану бороться с захватчиками - династией Сун в 981 году, а затем помочь Ли Тхыонг Киет, легендарному генералу династии Ли, против захватчиков из той же династии во второй раз в 1077 году. Наш народ считает это стихотворение первой вьетнамской декларацией независимости. Стихотворение выглядит следующим образом:
Горы и реки Южной Страы
Горы и реки Полдневной державы —
владенья властителя Юга.
В книге небесной рубеж обозначен,
царства любая округа,
Как осмелились вы, супостаты,
вторгнуться в наши пределы?
Вас ожидает разгром позорный,
придется незваным туго.
Причина, по которой все вьетнамцы знают и помнят это стихотворение, заключается в том, что на протяжении тысячелетий наша страна всегда подверглась вторжениям врагов, посягающих на наши земли. Вьетнам - это страна с небольшой территорией, занимающая стратегическое военное, экономическое и культурное положение в Юго-Восточной Азии и в мире. Поэтому кровь не переставала течь по этой S-образной земле многие поколения.
В поэме в прозе «Время утиля**» я написал: "Учитель показывал классу много моделей: войны, волны эмиграции, чистки, реформы. Горы человеческих костей, ценой которых был открыта дорога к строительству нового мира, дома, прибежища - временного и хрупкого. Они претворились в стены, ставшие преградой на пути отравленных стрел, летящих со стороны сопредельных государств. Муляжи рек крови и слез были изготовлены из свечного воска. Учитель чиркнул спичкой, модели вспыхнули ярким пламенем. Впервые мы убедились, что души и мысли, окутанные клубами дыма, пахнут гарью. В то мгновение я сильнее всего жаждал непоколебимого мира для моего беспредельного моря, неба и бескрайней земли. Чувствуя, что мой рот полон едкого дыма, чёрного и густого, я бежал из класса."
Моя мечта - «я сильнее всего жаждал непоколебимого мира для моего беспредельного моря, неба и бескрайней земли» - это огонь, который укрепляет волю к защите национальной независимости и освещает будущий путь через эту поэму в прозу. Как поэт, я мечтаю, чтобы на определенном этапе любители поэзии в моей стране будут учить наизусть только те стихи, которые восхваляют свободу, счастье и милосердие, любовь к людям, любовь к природе, стране.
- Большое Вам спасибо!
________________
* Оригинал на китайском языке:
南國山河南帝居
截然分定在天書
如何逆虜來侵犯
汝等行看取敗虛
См. Английскую версию ниже:
The Southern country's mountain and river the Southern Emperor inhabits.
The separation is natural and allotted in Heaven's Book.
If the bandits come to trespass it,
You shall, in doing that, see yourselves to be handed with failure and shame!
** «Время утиля / Thời tái chế» (Двуязычный сборник стихов на русском и вьетнамском языке. Перевод А.В. Ли. Редакторы Г.М. Умывакина, А.И. Стрелецкая. Издательство: Центр духовного возрождения Черноземного края, Воронеж, 2020).
Биография Александра Карлюкевича
Алесь Николаевич Карлюкевич, белор. Алесь Мікалаевіч Карлюкевіч (6 января 1964, село Затитова Слобода, Пуховичский район, Минская область) — белорусский краевед, литературовед, журналист. Министр информации Республики Беларусь в 2017—2020 годах. Окончил факультет журналистики Львовского высшего военно-политического училища (1985) и Академия управления при Президенте Республики Беларусь (2002). В 1981—1995 годах служил в Вооруженных Сил СССР и Республики Беларусь. Работал в газетах «Звязда» (1995—1998), «Чырвоная змена» (1998—2002) — главный редактор, «Советская Беларусь» (2002—2006). В 2006—2011 годах директор редакционно-издательского учреждения «Литература и искусство». Одновременно в 2009—2011 годах главный редактор газеты «Литература и искусство», которая входила в состав РВУ.
8 ноября 2011 года назначен главным редактором газеты «Звезда». С ноября 2012 года одновременно исполняет обязанности, с декабря 2012 — директор и главный редактор издательского дома «Звезда». С октября 2011 года одновременно является председателем Минского областного отделения Союза писателей Беларуси.
28 сентября 2017 года Президент Беларуси Александр Лукашенко назначил Александра Карлюкевича, который до этого работал в должности заместителя министра информации, руководителем этого ведомства Министерский пост покинул после отставки правительства Сергея Румаса 3 июня 2020 года.
Творчество
Автор ряда краеведческих книг, в том числе:
«Возвращение на… Беларусь» (1994),
«За Цітавкою — Слобода» (1997),
«Литературная карта Пуховщини» (1998),
«Далекие и близкие родственники» (1999),
«Игуменский блокнот» (2000),
«Реки и озера в поэзии Григория Бородулина» (2000),
«И вековечный лишь край» (2000),
«От земли, что родила тебя вдохновляет» (2001),
«Прошлое мое панаса» (2002),
«Тропами Ігуменщини» (2008),
«Краязнаўчы рэсурс у вывучэнні беларускай літаратуры» (2015).
Автор следующих книг:
«Мудры Шубуршун» (2014),
«Урокі сяброўства. Беларуская літаратура ў свеце» (2017),
«Неравнодушное чтение: встречи, знакомства, открытия» (2018).
Награды
- Член Союза журналистов Беларуси,
- Член Союза писателей Беларуси,
- Лауреат премии Президента Республики Беларусь «За духовное возрождение».
(Источник: Википедия)

