image advertisement
image advertisement





























 

"Nhịp điệu vẽ lối đi" - Dmitry Burago thực hiện phỏng vấn

NHỊP ĐIỆU VẼ LỐI ĐI

(Trả lời nhà thơ Dmitry Burago - Biên tập viên tạp chí «Эмигрантская лира*»)

 

 

Фото Бураго

Nhà thơ Dmitry Burago

 

 

 - Ngày nay, nhờ có Internet, con người có nhiều cơ hội giao tiếp và thu nhận thông tin. Tôi cũng đã dịch một số bài thơ của ông từ tiếng Anh sang tiếng Nga và đăng trên tạp chí Kiev "Collegium". Đó là một công việc thú vị, bởi trong khi dịch, tôi đã nhiều lần bị thuyết phục rằng, phép ẩn dụ đã vượt qua rào cản ngôn ngữ và hợp nhất chúng ta trong thực thể thi ca. Thực tế này sâu sắc hơn, lớn hơn và đáng tin cậy hơn mô hình thông tin hiện nay. Xin ông vui lòng chia sẻ với chúng tôi ý nghĩa của ngôn ngữ thơ ca. Ẩn dụ, hình thức và âm hưởng quan trọng như thế nào đối với thơ đương đại?

 

- MVP: Cảm ơn ông! Tôi đã nhận được phản hồi tích cực từ bạn đọc Nga qua bản dịch của ông. Tôi quan niệm, thơ là ánh sáng khai thị cho con người bằng nghệ thuật ngôn từ, làm hiển lộ cái đẹp phản chiếu tâm hồn nhà thơ, tạo lập một không gian mới, cõi sống khác. Vậy để tạo được ánh sáng đặc biệt ấy, thì phép ẩn dụ, hình thức và âm hưởng là một trong những thủ pháp quan trọng giúp người viết kiến tạo được không gian. Nghệ thuật tạo dựng không gian, theo tôi, là điều cơ bản nhất để phân biệt sự khác nhau giữa thơ hiện đại với thơ cận đại và trước đó. Ví như trong toán học, thì thơ hiện đại tựa như hình học không gian, còn thơ trước đây là hình học phẳng. Trong không gian hiện đại ấy, những khoảng không lập phương được nối thông, chồng lấn, soi chiếu cho nhau, tạo nên những chuyển động đa chiều, đa tuyến tính. Nó kết nối các chiều thời gian, làm cho quá khứ, hiện tại và tương lai cùng đồng hiện. Do vậy, phép ẩn dụ, hình thức và âm hưởng được ví như những cửa ngõ dẫn dắt người đọc vào không gian của nhà thơ. Người đọc khi ấy là người đồng sáng tạo với người viết, được bình đẳng và tự do tiếp cận với bài thơ và đi theo tưởng tượng và cảm xúc của riêng họ. Điều mà ông vừa nhắc về mô hình thông tin của hiện tại không thể sinh động và thấm sâu vào tâm hồn con người bằng một không gian thơ với cường độ ánh sáng đủ mạnh dẫn dụ.

 

- Tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du và A. S. Pushkin vẫn là âm thoa nghệ thuật và chuẩn mực đạo đức cho hai dân tộc Nga và Việt. Có những tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam bằng tiếng Nga, nhưng công việc nghiên cứu và dịch thuật lớn lao vẫn ở phía trước, để hé lộ cho độc giả hai nước một thế giới nghệ thuật Việt Nam. Xin ông cho biết số phận của văn học Nga tại Việt Nam?

 

- MVP: Bạn đọc Việt Nam rất yêu thích và tìm đọc thơ của đại thi hào A.S. Pushkin. Nhiều bài thơ ca ngợi tình yêu và thiên nhiên của ông được truyền tụng qua nhiều thế hệ ở đây. Bài thơ "Tôi yêu em" (Я вас любил) của Pushkin nằm trong sổ tay của hầu hết những người yêu thơ, và từng có mặt trong sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông. Nhưng rất tiếc, đại thi hào Nguyễn Du của chúng tôi cũng như các tác phẩm văn học cổ điển và hiện đại Việt Nam chưa đến được với đông đảo bạn đọc nói tiếng Nga. Trở ngại lớn nhất có lẽ vẫn là rào cản ngôn ngữ. Cũng có một số dịch giả cả Nga và Việt Nam đã dành thời gian và tâm huyết cho việc dịch và quảng bá văn học Việt Nam sang các ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Nga. Nhưng công việc ấy mới mang tính tự phát, chưa có hệ thống lâu dài. Việc này rất cần một kế hoạch chiến lược do nhà nước tài trợ. Ngược lại, văn học Nga vào Việt Nam rất sớm. Những tác phẩm quan trọng của các nhà văn Nga, Ucraina, Belarus và các nhà văn vùng trung Á đều đã được dịch sang tiếng Việt.

 

- Ông có biết về các nhà văn Nga sống ở Việt Nam không? Được biết rằng, chính tại ngã ba của các nền văn hóa, đôi khi những hiện tượng quan trọng nảy sinh. Người Nga tham gia vào văn học truyền thống bản địa thế nào?

 

- MVP: Các nhà văn, nhà thơ Nga hầu như không định cư tại Việt Nam, nhưng từ thế kỷ 19 họ đã đến đất nước chúng tôi. Người đến Việt Nam sớm nhất là nhà văn K.M. Stanyukovich[1]. Năm 1860, trong hành trình vòng quanh thế giới trên một chiếm hạm Nga, ông đã đến thành phố Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh), khi thực dân Pháp vừa đặt ách cai trị ở đây. Trong cuốn sách “Vòng quanh thế giới trên tàu Korsun[2]”, Stanyukovich đã dành 1 chương viết về Sài Gòn. Đó là tác phẩm văn học có giá trị, chân thực và hấp dẫn; đồng thời cũng là tư liệu lịch sử quý giá. Từ những năm đầu của thế kỷ 20, nhiều nhà văn Nga-Xô Viết có mối quan hệ thân thiết, gắn bó với Việt Nam. Tác phẩm của họ đã đóng góp vào đời sống tinh thần của người Việt; nổi bật nhất trong số ấy, là nhà phê bình văn học, giáo sư Nikolai Ivanovich Nikulin (1931-2005). Năm 1961, ông bảo vệ luận án tiến sĩ về tác phẩm của Nguyễn Du (1765-1820). Ông đã để lại cho bạn đọc Việt Nam nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, văn học rất quý giá. Trong những năm qua, nhiều nhà văn, nhà thơ Nga đã đến đất nước chúng tôi dự các hội thảo và lễ hội văn học. Họ đã có những chuyến đi xuyên Việt, viết về con người, lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp Việt Nam.

 

- Chiến tranh. Một từ buồn thảm này xuyên suốt toàn bộ lịch sử nhân loại. Từ sử thi cổ đại chuyển sang thời gian riêng tư của đời người. Trong nhiều thập kỷ, từ chiến tranh đã được liên kết với tên gọi của đất nước bạn. Nhưng Việt Nam cũng trở thành một biểu tượng vượt qua chiến tranh, một tác nhân kích thích mạnh mẽ cho sự phát triển của nghệ thuật trong 1/4 thế kỷ trước. Làm thế nào để những người trẻ ngày nay nhận thức được một trong những cuộc chiến khủng khiếp nhất - chiến tranh ở Việt Nam, vào thời điểm mà vũ khí và cái chết đã trở nên phổ biến trong không gian thông tin ngày nay?

 

- MVP: Chiến tranh đã xuất hiện ngay từ buổi đầu Việt Nam dựng nước, bao gồm các cuộc chiến với các nước bên ngoài và các cuộc nội chiến. Thế kỷ 20 là khoảng thời gian đẫm máu nhất trong lịch sử dân tộc Việt. Chúng tôi đã lần lượt chiến đấu với ba kẻ thù xâm lược có thế lực quân sự hùng mạnh gấp bội, đầu tiên là với thực dân Pháp, đến đế quốc Mĩ, sau đó với bành trướng Trung Quốc. Bi thương nhất là cuộc chiến tranh với Mĩ, gần 5 triệu người Việt cả hai phía đã chết, một nửa diện tích rừng Việt Nam bị phá hủy, hàng vạn nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam mà di chứng vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tận hôm nay.  Chúng tôi đã mất đi cả những giá trị vô giá không thể nhìn thấy. Một nền văn học viết về chiến tranh đã song hành cùng với dân tộc chúng tôi và hiện nay nó tiếp tục được khai thác. Chiến tranh vẫn là đề tài lớn với nhiều ý nghĩa đối với các nhà văn Việt Nam, trong đó có cả những nhà văn trẻ được sinh ra trong thời bình. Người Việt Nam chúng tôi đã hiểu rõ sự khắc nghiệt và sự vô nghĩa của những cuộc chiến.

 

- Có một quan điểm khá phổ biến rằng, các công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể sớm thay thế con người trong lĩnh vực nhân đạo. Thậm chí ngày nay, các hãng tin đang ngày càng chuyển sang các công nghệ này. Liệu thơ ca có vượt qua được thử thách này? Chẳng phải một người suy nghĩ, tưởng tượng và đặt tên cho các sinh vật và hiện tượng sẽ đi vào lịch sử sao?

 

- MVP: Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) do con người tạo ra, theo tôi, nó là kho dữ liệu thông minh, là trí nhớ, đúng hơn là nơi chứa đựng khá đầy đủ ký ức của nhân loại. Nó là vùng ký ức sống động và linh hoạt nhất hiện nay. Còn những bài thơ của chúng ta xuất hiện trong không gian khác. Thơ cũng như mọi loại hình nghệ thuật được sinh ra từ cảm xúc. Cảm xúc luôn là nguồn sáng thổi linh hồn vào tác phẩm, kết nối các điểm nhìn để kiến tạo không gian nghệ thuật. Cho đến lúc này, chưa có AI nào có thể sản sinh ra cảm xúc, giải mã được cảm xúc. Thơ ca luôn ở thì tương lai, tức nó sẽ xuất hiện trước khi AI có thể ập đến và chi phối nó.


- Xin cảm ơn ông! Chúc ông tiếp tục hành trình dài sáng tạo và khám phá những giá trị mới cho thơ. Theo truyền thống của tạp chí «Эмигрантская лира», chúng ta kết thúc cuộc trò chuyện này bằng bài thơ của ông:

 

 

NHỊP ĐIỆU VẼ LỐI ĐI

 

Khuấy động trí nhớ

Nơi bóng râm chôn chặt bóng râm

Và mục nát khát cơn hỏa hoạn

Bước mộng du các vì sao

Còn đó sương thưa bập bõm.

 

Lá đắng trườn qua than bỏng

Trong hơi thở lá thông khâm liệm quả thông

Ai đang cất hành trang khăn gói.

 

Bóng đen nép vào cổ vật

Còn run sợ lúc gọi tên

Nước mắt nhòe mờ niên đại.

 

Trong vận động phi lý của đất

Sấp mình nâng đỡ con đê

Làn khói trắng cuộn lên

Thác đổ từ tầng lá rụng.

 

Huyệt sâu mở trong ngực

Hiện lên đại lộ vòng quanh

Bê bết dính bao mái nhà lộn ngược

Vết ố tường vôi mạng nhện giăng

Âm ỉ bên trong tiếng gõ

Hối thúc chạy về cánh cửa.

 

© Mai Văn Phấn

Dmitry Burago đã dịch bài thơ từ tiếng Anh sang tiếng Nga

 

 

____________________

* Эмигрантская лира (tạm dịch: Đồng Lira di cư) - Tạp chí thơ hiện đại của người nói tiếng Nga ở hải ngoại, được bảo vệ bởi hiệp hội phi lợi nhuận cùng tên (Bỉ). Tạp chí dành cho tất cả các tác giả nói tiếng Nga, bất kể nơi cư trú của họ. Tạp chí được xuất bản mỗi quý một lần.

 

 

[1] Konstantin Mikhailovich Stanyukovich (1843 - 1903): nhà văn Nga theo khuynh hướng dân chủ, viết tiểu thuyết, làm báo... Ông đã để lại một di sản văn chương khá đồ sộ: 12 tuyển tập. Đóng góp lớn nhất của ông là những tác phẩm viết về biển.

 

[2] "Вокруг света на "Коршуне"Nxb. “Pravda”, M.1997.

 

(Tạp chí "Эмигрантскаялира, quý IV, 2023)

 

 

 

VÀI NÉT VỀ DMITRY BURAGO

 

Nhà thơ Dmitry Burago, đồng thời là nhà xuất bản, nhà kinh doanh văn hóa. Ông sinh năm 1968 tại Kiev. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn của Học viện Sư phạm Kiev. Hiện sống ở Kiev, Ucraina. Tác phẩm của ông đã đăng trên các tạp chí "Lục địa", "Ngày thơ", "Cầu vồng", "Tổ ong", "Ngày thánh George", "Những đứa trẻ của Ra", "Nghệ thuật tương lai" và những tạp chí khác. Tác giả của 8 tập thơ. Người tổ chức hội thảo khoa học quốc tế thường niên “Ngôn ngữ và văn hóa” mang tên giáo sư S.B. Burago. Ông là người sáng lập Nhà Xuất bản Văn học Khoa học và Viễn tưởng hiện đại (Nhà xuất bản Dmitry Burago), tạp chí Collegium, tạp chí nghệ thuật «Соты» (tạm dịch: Tổ ong), bộ sách «И свет во сне светит, / И тьма не объяла его» (tạm dịch: Và ánh sáng tỏa rạng trong mơ, / Và bóng tối không bao bọc nó). Ông thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại hàng tháng trên tạp chí "Sân khấu", "Collegium" tại CLB Nghệ sĩ, tích cực tổ chức các sự kiện ở Ukraina và nước ngoài. Thành viên của Hội Nhà văn quốc gia Ukraina. Ông từng đoạt Giải thưởng Văn học mang tên L. Vysheslavsky (2007), Giải thưởng N. Ushakov (2008), Giải thưởng Quốc tế Arseny và Andrey Tarkovsky (2011), Giải thưởng văn học Kiriyenko-Voloshin (2018).

 

 

 

Художник номера - Кристоф Жан Мишель «Фофа» Рабеаривелу

 

 

 

В РИТМАХ ПУТЬ ПРОЯВЛЯЕТСЯ

(Беседовал Дмитрий Бураго - Редактор отдела «Интервью» журнала «Эмигрантская лира*»)

 

 

 

Май Ван Фан. Родился в 1955 году в дельте Красной реки, в северной части Вьетнама. Во Вьетнаме опубликовал шестнадцать поэтических сборников и книгу критических очерков. Двадцать девять из его поэтических книг изданы в зарубежных странах. Стихи Май Ван Фана переведены более чем на сорок языков. Обладатель ряда вьетнамских и международных литературных премий: лауреат престижной премии «Ассоциация писателей Вьетнама» (2010); литературной премии Швеции Cikada (2017); премии Сербской академии наук и искусств (2019)

 

- Дмитрий Бураго (Д.Б): Сегодня, благодаря интернету, появилось множество возможностей для общения и обретения информации. И мы с Вами познакомились в своё время в сети. Некоторые Ваши поэтические произведения были опубликованы в киевском журнале «Collegium» в моих переводах. Это был радостный труд, потому что, работая над Вашими стихами, я ещё и ещё раз убеждался, что метафора, преодолевая языковые барьеры, объединяет нас в поэтической реальности. И эта реальность глубже, больше и достовернее информационной парадигмы настоящего времени. Поделитесь пожалуйста с нами Вашим видением смыслов поэтической речи. Насколько важна метафора, форма и звукопись для современной поэзии?

 

- Май Ван Фан (М.В.Ф): Большое спасибо, Вы начинаете разговор с провокационного вопроса, очень интересно. Я получил много положительных откликов от читателей благодаря вашему русскому переводу. В этом переводе Вы действительно были верены метафоре, форме и звукописи каждого стиха моего оригинала. Я считаю, что поэзия – это свет, просвещающий людей искусством слова, раскрывающий красоту, в которой отражается душа поэта, свет, создающий новое пространство и другую жизнь. Таким образом, чтобы создать этот особый свет, метафора, форма и звукопись являются одним из важных приемов, помогающих поэтам создавать собственное художественное пространство. Искусство создания этого пространства, на мой взгляд, является основным условием для творчества. Например, в математике современная поэзия подобна пространственной геометрии, а более ранняя поэзия планарной геометрии. В современном поэтическом мире кубические пространства соединяются, переплетаются и отражают друг друга, создавая многомерные и многолинейные движения. Соединяются временные измерения, делая прошлое, настоящее и будущее со-настоящим. Поэтому метафора, форма и звукопись уподобляются воротам, ведущим читателя в пространство поэта. Тогда читатели становятся сотворцами вместе с ним, с равным и свободным доступом к стихотворению и следуют своему воображению и чувствам. То, что только упомянуто в информационной парадигме настоящего времени, может быть одушевлено и проникать глубоко в человеческую душу благодаря поэтическим пространствам с интенсивностью света, достаточно сильным, чтобы соблазнить действительность к перевоплощению.

 

- Д.Б: Творчество великих поэтов Нгуен Зу и А.С. Пушкина остаётся для наших народов художественным и этическим камертоном. Произведения классической вьетнамской литературы существуют на русском языке, но впереди большой переводческий и исследовательский труд для раскрытия для нашего читателя вьетнамского художественного мира. Расскажите пожалуйста о судьбе русской литературы во Вьетнаме?

 

- М.В.Ф: Великий поэт А.С. Пушкин всегда был кумиром вьетнамских читателей от прошлого до настоящего. Многие из его стихов, восхваляющих любовь и природу, передавались из поколения в поколение. Его стихотворение "Я вас любил" есть в тетрадях большинства любителей поэзии и раньше появлялось в литературной книге 11 класса в средней школе. Но, к сожалению, наш великий поэт Нгуен Зу равно как и классические произведения вьетнамской литературы еще не дошли до большого числа русскоязычных читателей. Самым большим препятствием по-прежнему остается языковой барьер. Также было несколько русских и вьетнамских переводчиков, которые посвятили свое время и энергию переводу и продвижению вьетнамской литературы на другие языки, включая русский язык. Но это было стихийно и неустойчиво. Для этой работы требуется стратегический план, который будет поддержан на государственном уровне. Напротив, русская литература проникла во Вьетнам очень рано. Важные произведения русских, украинских, белорусских и среднеазиатских писателей были переведены на вьетнамский язык.

 

В годы войны литература СССР (бывшего Советского Союза), включая русскую классику, занимала важное место в литературной жизни Вьетнама. Для юных читателей такие книги, как «Приключения Незнайки и его друзей» и «Витя Малеев в школе и дома» Николая Носова с иллюстрациями художника Алексея Лаптева «Доктор Айболит» Корнея Чуковского, «Золотой ключик» Алексея Толстого, «Стари́к Хотта́быч» Лазаря Лагина, «Тимур и его команда» Аркадия Гайдара - способствовали воспитанию душ вьетнамских детей на протяжении 1970-1980 годов и продолжают это делать до сих пор. После распада Советского Союза, связь между вьетнамской и русскоязычной литературой на какое-то время была прервана, но за последние 10 лет литература на русском языке вернулась к нам. Например, в 2016, 2017 и 2018 годах произведения русских писателей были тепло встречены вьетнамскими читателями. Это такие книги как «Дневник свекрови» и «Верный муж» Марии Метлицкой, «Рождение» Алексея Варламова. Российское правительство спонсировало перевод и издание книг во Вьетнаме - таких как сборник «Опыт любви», который включает в себя 6 произведений, удостоенных Госпремии Российской Федерации в области литературы и искусства за последние 10 лет, сборник рассказов «Крылья», опубликованный в 2017 году, роман «Хуррамабад» Андрея Волоса, получивший Государственную премию Российской Федерации, повесть «Дочь Ивана, мать Ивана» Валентина Распутина - одного из великих писателей современной русской литературы, и так далее.

 

- Д.Б: Знаете ли Вы о русских писателях, живущих во Вьетнаме? Известно, что именно на стыке культур возникают порой значительные явления. Насколько русские вовлечены в местную литературную традицию.

 

- М.В.Ф: Русские писатели, поэты почти не селились во Вьетнаме надолго, но с XIX века они приезжали в нашу страну. Первым человеком, посетившим Вьетнам, был писатель Константин Михайлович Станюкович  (1843-1903). Он оставил после себя достаточно большое литературное наследие и уникальными являются его произведения о море. В 1860 году, совершая кругосветное плавание на русском военном корабле, он прибыл в наш город Сайгон (ныне город Хошимин), когда французские колонизаторы только обосновались здесь. В книге "Вокруг света на "Коршуне" (Издательство "Правда", М.1997), Станюкович посвятил главу Сайгону - прозванному "Жемчужиной Дальнего Востока". Это ценное, очень живое и привлекательное литературное произведение; В то же время это еще и очень ценный историко-культурный документ.

 

С первых лет 20 века многие русско-советские писатели были тесно связаны с Вьетнамом. Их работа вносит важный вклад в духовную жизнь здесь. Среди них наиболее известен литературовед, профессор Никола́й Ива́нович Нику́лин (1931-2005). В 1961 году он защитил докторскую диссертацию на тему Творчество великого поэта Нгуен Зу (1765-1820) Вьетнама. Он оставил вьетнамским читателям много ценных исторических, культурных и литературных исследований.

 

В разные годы многие русские писатели и поэты приезжали в нашу страну на литературные семинары и фестивали. Они путешествовали по Вьетнаму, писали о людях, истории и красоте Вьетнама. Могу назвать талантливых поэтов, которые являются моими близкими друзьями, таких как Светлана Савицкая, Вадим Терёхин, Николай Переяслов, Руслан Пивоваров, Светлана Мельникова-Пивоварова, Евгений Чигрин... В частности, поэтесса Светлана Савицкая написала целый сборник стихов «Если в дороге... дождь...», посвященный Вьетнаму, изданный на двух языках, русском и вьетнамском, который вышел в свет 2021 году. Света всегда отдавала все свое сердце Вьетнаму со страстной, искренней любовью без границ. В стихотворении «Вьетнам» она настаивала:

 

«Вбери как сон,

Богов Сиянье,

Позволь

Твореньям прорасти.

Святой Любви

Солнцестоянье

Пойми.

Прости.

И отпусти!

Вьетнам!»

 

- Д.Б: Мы существуем в каверзной парадигме житейских событий и природных катаклизмов. Не только будущее, но и прошлое становится непредсказуемым. Кажется, что принцип новизны в искусстве окончательно подменяет и этику, и эстетику. Роль поэта в социуме изменяется, и он всё чаще превращается из открывателя новых смыслов в пересмешника на страницах соцсетей. Читателей поэзии всё меньше, что иллюстрируют многочисленные поэтические фестивали, на которых собираются поэты, как члены общества филателистов, когда почтовые марки почти полностью вышли из употребления. Преодолима ли эта ситуация и нужно ли её преодолевать?

 

- М.В.Ф: То, что вы только что упомянули, на мой взгляд, является необходимым законом развития человеческой истории. Жестокие и непредсказуемые колебания современного мира больше не являются «будущими потрясениями» или «непреодолимыми человеческими изменениями», как однажды написал Элвин Тоффлер, а настоящими потрясениями, происходящими в любое время, в том числе и в жизни творческих людей. Среда для поэзии, как и роль поэта в обществе меняется. В прошлом поэтическая деятельность происходила на площадях, улицах, на заводах, стройках, даже в повседневной жизни... Теперь это происходит на фестивалях даже в узкой комнате. Но именно из-за прежней народной деятельности появилось много поэтов-любителей, тратящих время читателей. Изменения современной жизни устранили писателей-любителей. В настоящее время, читатели также более избирательны, это элитные читатели. И, конечно же, талантливые, самобытные поэты всегда находятся на своем месте при любых обстоятельствах. Перед вызовами современной жизни каждый поэт, желающий существовать и занимать достойное место в сердцах читателей, безусловно, должен всегда совершенствоваться, тренироваться, чтобы достичь профессионализма в творчестве.

 

- Д.Б: Война. Это грустное слово проходит через всю историю человечества. Из древних эпосов она перемещается в частное время человеческой жизни. Целые десятилетия слово война было связано с именем Вашей страны. Но Вьетнам стал ещё и символом преодоления войны, мощным стимулом к развитию искусств в третьей четверти прошлого века. Как сегодняшние молодые люди воспринимают одну из самых страшных войн – войну во Вьетнаме в то время, как сегодня в информационном пространстве оружие и смерть стали обыденностью?

 

- М.В.Ф: Войны появились с самого начала государственного строительства Вьетнама, в том числе войны с зарубежными странами, с соседними странами, гражданские войны и гражданские войны с вмешательством извне. А, XX век был самым кровавым веком в истории нашей страны. Мы по очереди сражались с тремя агрессорами, обладавшими гораздо большей военной и экономической мощью, сначала с французскими колонизаторами, затем с Американской империей, затем с экспансией Китая. Самой трагичной была война с Американской империей, погибло почти 5 миллионов вьетнамцев с обеих сторон, половина лесной площади Вьетнама была уничтожена, десятки тысяч жертв были заражены химическим оружием  «Agent Orange», но последствия продолжают влиять и на сегодняшний день. Мы многое потеряли безвозвратно. Литература о войне шла рука об руку с нашим народом и продолжает создаваться и сегодня. Война по-прежнему остается большой темой, имеющей множество значений для вьетнамских писателей, в том числе для молодых писателей, родившихся в мирное время. Мы, вьетнамцы, хорошо поняли жестокость и бессмысленность войн. Вьетнам в настоящее время не выбирает ни одну из сторон, а выбирает справедливость и правосудие на основе принципов международного права, Устава Организации Объединенных Наций. Мы дружим со всеми народами этой планеты.

 

- Д.Б: Как никогда упал интерес во многих обществах к художественному слову и собственной культурной традиции. Насколько коснулись современные тренды дегуманизации истории и культуры вьетнамское общество?

 

- М.В.Ф: Социальное развитие всегда идет параллельно расширению культурной и интеллектуальной жизни и наоборот. Когда люди осознают равные права и свободы, они смеют бороться за право, за правду, за справедливость. Тогда будут осуждены и упразднены дегуманизирующие действия, такие как ущемление прав человека, лишение людей свободы, счастья. Вьетнам интегрируется с миром во всех областях, включая уважение прав человека.

 

- Д.Б: Есть довольно распространённое мнение, что технологии искусственного интеллекта способны в скором времени заменить человека в гуманитарной сфере. Уже сегодня новостные паблики всё чаще обращаются к этим технологиям. Переживёт ли поэзия и это испытание? Не уйдёт ли в историю человек мыслящий, воображающий и дающий имена существам и явлениям?

 

- М.В.Ф: Технология искусственного интеллекта, созданная человеком, на мой взгляд, принадлежит прошлому, поэтому ее следует рассматривать как хранилище данных, память, скорее место, содержащее довольно много воспоминаний человека. Это также живая и активная область памяти людей. Он напоминает людям о роли памяти, памяти, которая всегда наряду с настоящим, а не мертвой памяти. И наши стихи появляются в другом пространстве и времени. Поэзия всегда в будущем времени, то есть она появится до того, как получила развитие технология искусственного интеллекта, поэтому, я уверен, поэтическое слово переживёт и это.

 

- Д.Б: Этот вопрос для меня лично очень важен. Вы замечательный мастер, достигший многого в пространстве художественного слова. Есть ли у Вас ученики?

 

- М.В.Ф: Да, меня любят некоторые читатели, в основном молодежь. Некоторые читатели с любовью относятся к моему творчеству, поэтому, вероятно, в душевном волнении называли меня «учитель». Но я им честно сказал, что мы с ними из разных поколений, и у каждого должен быть свой голос. Я желаю, чтобы следующее поколение совершала свой шаг, сопротивляясь сложившимся тенденциям в пердыдущих поколениях. Я также сопротивляюсь тому, что было создано вчера, чтобы совершить новые открытия, которые проясняться в будущем дне.

 

- Д.Б: Хочется пожелать Вам долгих творческих лет и новых поэтических открытий. По сложившейся традиции, заканчиваем нашу беседу стихами:

 

 

В РИТМАХ ПУТЬ ПРОЯВЛЯЕТСЯ

 

Чья-то память пошелохнулась

Сокрытые в её глубинах тени, проступают в оттенках

В гнилушках жажда губительного огня

Звёзды – лунатики

Оступаются и падают в кружева росы

 

Прогорклые листья поднимаются в расскалённых углях

Окутывая своим дыханием сосновые шишки

Кто-то отодвигает свой дорожный чемодан

 

Прячущиеся в старинных предметах тени

Всё ещё дрожат от страха, когда слышат свои имена

Слёзы размывают эпохи

 

Движения нереальны

Земля вытянулась на животе, поддерживая дамбу

Над которой струи белого дыма тянутся ввысь

Осень льётся из тельц умирающих листьев

 

Глубокие шрамы-гробницы вскрываются в чьей-то груди

Проступают наружу артериальные пути

Во множестве перевёрнутых крыш разруха

Пятна подёрнутых известью стен опутаны паутиной

Внутри которых раздаётся глухой стук –

Где же выход отсюда?

 

© Май Ван Фан

(Перевод с англ. Дмитрия Бураго)

 

 

 

БУРАГО ДМИТРИЙ (Украина) | НАШКРЫМ

Дмитрий Бураго

 

Поэт, издатель и культуртрегер. Родился в 1968 г. в Киеве. Окончил филологический факультет Киевского педагогического института. Живёт в Киеве. Публиковался в журналах «Континент», «День поэзии», «Радуга», «Соты», «Юрьев день», «Дети Ра», «Футурум Арт» и др. Автор 8 поэтических книг. Организатор ежегодной международной научной конференции «Язык и культура» им. проф. С.Б. Бураго. Издатель современной научной и художественной литературы (Издательский дом Дмитрия Бураго), журнала «COLLEGIUM», художественного журнала «Соты», книжной серии «И свет во сне светит, / И тьма не объяла его». Проводит ежемесячные вечера «Журнал на сцене „COLLEGIUM“» в Доме Актёра, принимает активное участие в организации мероприятий в Украине и за рубежом. Член Национального союза писателей Украины. Лауреат литературной премии имени Л. Вышеславского (2007), премии НСПУ им. Н. Ушакова (2008), Международной премии им. Арсения и Андрея Тарковских (2011), литературной премии имени Кириенко-Волошина (2018). Журнальный зал: https://magazines.gorky.media/authors/b/dmitrij-burago

 

 

_____________

* Эмигрантская лира - Форпост современной поэзии русскоязычного зарубежья, охраняемый одноимённой некоммерческой ассоциацией (Бельгия). Журнал открыт для всех русскоязычных авторов, независимо от места их проживания. Журнал выходит один раз в квартал.

 

(Источник : Эмигрантская лира)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị