image advertisement
image advertisement





























 

Thơ Yevgeny Chigrin (LB Nga) - Mai Văn Phấn dịch từ tiếng Nga

Yevgeny Chigrin (LB Nga)

Mai Văn Phấn dịch từ tiếng Nga

 

 

Nhà thơ Yevgeny Chigrin

 

 

 

Yevgeny Chigrin là một trong những nhà thơ đương đại uy tín của LB Nga. Thơ của ông được đăng trên các tạp chí văn học Nga và quốc tế, đồng thời có mặt trong một số tuyển tập trong nước và châu Âu. Ông là tác giả của các tập thơ: «Погонщик» (tạm dịch: Người lái xe. NXB. «Время», Mátxcơva, 2012), «Неспящая бухта»  (tạm dịch: Vịnh không ngủ. NXB. «Время», Mátxcơva, 2014), «Подводный шар» (tạm dịch: Quả bóng dưới nước. NXB. «У Никитских ворот», Mátxcơva, 2015), «Невидимый проводник» (tạm dịch: Người vô hình. NXB. «У Никитских ворот», Mátxcơva, 2018), «Лампа над морем» (tạm dịch Ngọn hải đăng. NXB. «Перо», Mátxcơva, 2020), «Старый кочевник» (tạm dịch: Người du mục già. NXB. «СТиХИ», Тверь - Mátxcơva, 2020), «Невидимый проводник» (tạm dịch: Người hướng dẫn vô hình. Tái bản lần thứ hai, có chỉnh sửa. NXB. Kiev, 2021), «Водяные деревья» (tạm dịch: Những thân cây bằng nước. NXB. «Зебра-Е», Mátxcơva, 2022) . Thơ của Yevgeny Chigrin đã được dịch sang 16 ngôn ngữ trên thế giới, chủ yếu các ngôn ngữ châu Âu và châu Á. Sách của ông đã được xuất bản Ba Lan, Ukraine, Serbia... Ông là nhà thơ đoạt một số giải thưởng văn học uy tín, như Giải thưởng văn học và nghệ thuật Liên bang Nga (2012), Giải thưởng Quốc tế Arseny và Andrei Tarkovsky (2013) ), Giải thưởng văn học Gorky thể loại thơ (2014), Giải thưởng văn học toàn LB Nga mang tên Pavel Bazhov (2014), Giải thưởng quốc gia «Золотой Дельвиг» vì lòng trung thành với Thiên Chúa và Tổ quốc (2016) và Giải thưởng khu vực Orenburg mang tên Sergei Aksakov (2017). Ngoài ra, ông được trao một số huy chương, trong đó có huy chương của Konstantin Simonov (Nga, 2012) và Nikolai Gogol (Ukraine, 2014). Năm 2021, ông đoạt Giải thưởng của Báo Văn học và Giải thưởng Liên kết vàng của Đường sắt Nga đ cử cho Thơ. Cuối năm 2021, ông nhận Giải thưởng Văn học quốc tế, mang tên Ernest Hemingway của tạp chí Thế giới mới (Canada). Giải thưởng được thành lập từ năm 2015 nhằm hỗ trợ các tác giả viết bằng tiếng Nga. Năm 2022, ông đoạt Giải bình chọn thơ hay nhất năm 2021 của tạp chí Ural (Yekaterinburg). Ông là người biên soạn tuyển tập "Thơ Mátxcơva của năm". NXB. «У Никитских ворот», 2014, và cuốn sách «Портрет поздней империи» (tạm dịch: Chân dung đế chế quá cố", đ tưởng nhớ Andrey Bitov, NXB. AST, 2020). Thơ của Yevgeny Chigrin từng đăng trên các tạp chí văn học uy tín, nhiều lần chiếm vị trí đầu trong bảng xếp hạng của bạn đọc tạp chí "Журнальный зал" (tạp chí của LB Nga). Ông được giới phê bình và các nhà thơ Nga đánh giá là nhà thơ uy tín hàng đầu hiện nay...

 

 

 

THỨC DẬY LÚC BA GIỜ

 

Bạn thức dậy lúc ba giờ, nhìn ra cửa sổ:

Tuyết cuộn trắng bông tựa chiếc bánh phồng,

Ngỡ rạp chiếu phim, bảng điều khiển trực tiếp

Những tòa nhà cao, như quảng cáo công trường.

 

Nơi sự sống đang trào sôi mãnh liệt -

Tất cả chúng ta đến đó, từng người...

Đêm càng vội tựa như ai ném tuyết,

Dòng chảy thì thầm, hối hả khôn nguôi.

          

Đời sống nhỏ, nơi bạn tự lái xe,

Đ vươn tới lặng thầm như đá tảng?

Bạn gái thân quen như số phận trêu đùa

Lồng ngực mở để gió vào phiêu lãng.

              

Bạn thức dậy lúc ba giờ và nghĩ: tại sao?

Nhâm nhi ly cà phê, trái táo, điếu thuốc -

Một ngôi nhà tựa vườn địa đàng mong ước,

Chẳng lẫn với tị hiềm, như lũ nhỏ xấu xa.

 

Hãy nhìn vào chiếc áo khoác tỏ mờ

Một con ma bất ngờ đang nhòm ngó

Hãy cười vang lên như một chú hề

Hình bóng xấu xa trong gương đ ngỏ...

 

Bạn đang đặt cược vào sự phấn khích,

Vào bồi hồi, bối rốilối đi zích zắc

Bạn của Nàng thơ, hay rác thải bên ngoài,

Dù xé nát thịt da cũng không trở thành ai.

 

Thức dậy lúc ba giờ: điên đảo sương mù,

Não muốn vỡ tung, bóng đêm đi mải miết.

Vậy đây là gì? - một lời mời hành quyết?...

... Gần gũi và thân thương hơn nước sông Styx*.

 

________

* Theo thần thoại Hy Lạp: Styx là con sông tạo nên ranh giới giữa trần gian và âm phủ - thế giới thuộc quyền cai trị của thần Hades. Nữ thần sông Styx là con gái của thần hải dương Oceanus. ND

 

 

 

 

ĐẢO ĐÁ XANH

 

ất đảo..." - bạn đang nói, và - vang lên câu thơ

Một bông hoa ngô, một ca sĩ ngoại biên xinh đẹp.

Và tất nhiên, đất liền được ngưng đọng trong thơ,

Người ta chỉ thấy bến bờ trong nao nao sự sống.

Nhịp điệu thấm vào mạch nguồn thơ ca sống động,

Rồi đó vô tình và con chim dễ dàng xao xác,

Một con rồng tám đuôi cắt vòng sau người Nhật -

Đã hiển nhiên? Hay chỉ mang dáng vẻ người buồn...

Cuộc sống trên đảo nhỏ, bờ vịnh, và nhiều thứ khác...

Một quý ông đeo kính không gọng trong dòng ghi chú,

Từ bấy đến giờ - chắc bạn đã hiểu - thế chẳng tốt sao:

Trong phút giây, bạn lại cảm thấy nhập nhòa, ngắn ngủi

Sakhalin phương Bắc!.. Kiếp trước - lao tới và xin chào! —

Không phải bây giờ, trang vở đang thoảng mùi biển lạnh.

ảo đất..." - hãy tưởng tượng, và thấy ánh sáng ra sao

Trên mặt đầm Busse, trên eo biển Bussol hắt lên lấp lánh.

 

 

 

PHONG THƯ

 

Xé phong thư và ký ức quặn thắt:

Thế giới thân quen len lỏi chốn hoang sơ

 

Lập tức từ đây bạn bắt đầu lẩm bẩm,

Như đang cố công tự xoa dịu tâm hồn?

 

Và bạn đứng cạnh Bumbarash* như thế

Với sự quan phòng đã cố tránh xa -

 

Từ ảo ảnh đến... (thấm đẫm chất độc

không giống cá mập... những cuốn sách buồn...)

 

Bạn đứng dậy trẻ trung (những ngọn đồi vàng),

Cuộc sống như Fidel trong rượu rum tăm tối

 

Uống nữa đi uống cho đến ngăn cuối,

Và treo lơ lửng trên đầu tựa một con dê.

 

Và có điều gì thấp thoáng giữa lời ru?

Sau lớp sóng… Biển bỗng nhiên xuất hiện!

 

Vun vút cánh chim những mã hàng cập bến

Không khó khăn bất kỳ sự lặp lại nào.

 

Và khắp nơi bóng tối đã bao quanh

Tựa như chiếc bình vàng tỏa sáng,

 

Và thú dữ rập rình và muỗi đốt...

Nào hãy nâng lên - uống cạn một ly

 

Mở lại phong thư... Bao điều chẳng nhớ!

Con sếu trong tay? Những chỉ dấu bầu trời?

 

Và nụ cười mắc kẹt trong ánh mắt Ngôi Lời -

Điều ấy đã thấy? Hay chỉ là tưởng tượng?

 

______

* Nhân vật trong tiểu thuyết cùng tên Bumbarash của Arkady Gaidar. ND

 

 

 

NGỌN ĐÈN

 

Sáng trong bóng tối... sợi chỉ ma quái

Bện lại thành cuộn như "đã từng"

Và ngọn đèn dầu kia sáng bừng

Từ con muỗi đến bóng đèn tu sĩ

Có khả năng xuất hiện tứ thơ lập dị

Và kẻ ngốc ngếch muốn xé thịt da...

Ánh sáng - tựa một loài nhuyễn thể -

Khuôn mặt nhăn nheo đã được kéo ra.

Bạn nhớ những gì? Cụ thể, thật cụ thể...

Tôi đang sắp xếp lại mùa hè đã qua:

Tôi rút ra vần điệu có tên "bùn đất"

Nhìn vào "đâu đó" như thấy đánh mất.

Những gì bị bôi nhọ trong thời gian dài

Trong bộ não những chú hề và gái điếm -

Thêm cái gì? Rạp chiếu phim cũ kỹ,

Ở đó các linh hồn đang mải chuyện trò?...

Ghim lại cái gì? Vài nụ cười buồn tẻ

Bóng ma mắc kẹt bên trong lũ chuột?

Khổ thơ trú ngụ trong đôi giầy rách

Nuốt hết ý nghĩa của nhà phát minh?

Ánh sáng vây quanh? Như vùng đất hoang,

Vui vẻ tựa như vườn nuôi vượn

Những con hà mã rống lên sợ hãi

Và người đàn ông vô gia cư huyên thuyên.

Ánh sáng vây quanh? Sáng trong đầu tôi không?

Còn quá khứ, như chiếc áo nhàu nát...

... Cái mỏ gà trống cất cao tiếng hát,

Dội vào linh hồn quỷ ma câu thần chú cổ xưa.

 

 

 

NHÌN BAN MAI

 

Nhìn ban mai bông tuyết đang cuộn nhẹ

Trẻ em tìm ánh sáng trong đôi găng tay,

Tuổi thơ ơi - tiếng cười căng như sợi chỉ...

Nói lời tạm biệt với một giấc mơ.

Cái nhìn cởi mở, ấm trà và nhiều hơn nữa

Tuyết đã làm ướt chiếc mũ lưỡi trai.

 

Ánh sáng ảo mờ. Làm cách nào để kéo

Xin tự nhủ... Sao gieo vần được với trời

Cây cối và làng mạc, ở kia, và xa tít,

Dòng sông nơi rừng rậm  giá băng

Vâng, những đám mây đã đi qua

Giống như con tàu lượn ảo diệu...

 

 

 

Евгений Чигрин

 

 

 

Евгений Чигрин

 

 

 

Евгений Чигрин — один из наиболее ярких современных поэтов. Подборки его стихотворений публиковались в российских и зарубежных литературных журналах, вошли в ряд европейских и отечественных антологий. Является автором поэтических книг: «Погонщик» (изд. «Время», Москва, 2012), «Неспящая бухта» (изд. «Время», Москва, 2014), «Подводный шар» (изд. «У Никитских ворот», Москва, 2015), «Невидимый проводник» (изд. «У Никитских ворот», Москва, 2018), а также поэтических сборников «Лампа над морем» (изд. «Перо», Москва, 2020), «Старый кочевник» (изд. «СТиХИ», Тверь—Москва, 2020), «Невидимый проводник» (издание второе, отредактированное, «Друкарский двор Олега Фёдорова», Киев, 2021), «Водяные деревья» (изд. «Зебра-Е», Москва, 2022). Стихи переведены на европейские и восточные языки: всего на 16 языков мира. Отдельными книгами выходили в Польше, Украине, Сербии. Е. Чигрин — лауреат литературных премий, в том числе премии Центрального федерального округа России (Администрации Президента РФ) в области литературы и искусства (2012), Международной премии имени Арсения и Андрея Тарковских (2013), Горьковской литературной премии в поэтической номинации (2014), а также Всероссийской литературной премии имени Павла Бажова (2014), общенациональной премии «Золотой Дельвиг» за верность Слову и Отечеству (2016) и Оренбургской областной премии имени Сергея Аксакова (2017). Награждён несколькими медалями, в том числе медалью Константина Симонова (Россия, 2012) и Николая Гоголя (Украина, 2014). В 2021 году стал лауреатом премии «Литературной газеты» и ОАО РЖД «Золотое Звено» в номинации «Поэзия». По итогам 2021 года получил Международную литературную премию им. Эрнеста Хемингуэя журнала «Новый Свет» (Канада). Премия учреждена в 2015 году для поддержки авторов, пишущих на русском языке. В 2022 году стал лауреатом премии журнала «Урал» (Екатеринбург) за лучшую поэтическую подборку 2021 года. Является составителем антологии «Московский год поэзии» (изд. У Никитских ворот, 2014), а также книги «Портрет поздней империи» (памяти Андрея Битова, изд. АСТ, 2020). Поэтические подборки Евгения Чигрина опубликованные в толстых литературных журналах неоднократно занимали первые  места в рейтинге читателей Журнального зала: Журнальный зал — Русский толстый журнал как эстетический феномен (gorky.media). О творчестве поэта писали Евгений Рейн, Андрей Битов, Юрий Кублановский, Сергей Шаргунов, Максим Замшев, Олег Хлебников, Бахыт Кенжеев, Данила Давыдов,  Павел Басинский, Кирилл Анкудинов, Игорь Белов, Станислав Айдинян, Виталий Науменко, Виталий Молчанов, Нина Гейдэ, Даниил Чкония, Наталья Горбаневская, Емельян Марков, Инна Ростовцева, Ефим Гофман, Мария Бушуева, Сергей Баталов, Юрий Казарин, Константин Комаров, Елена Крюкова, Марина Кулакова, Владимир Гандельсман, Дарья Ефремова, Анна Трушкина, Евгений Эрастов, Алексей Пурин и многие другие. Живёт в  Москве и подмосковном Красногорске.

 

 

 

ПРОСНЁШЬСЯ В ТРИ

 

Проснёшься в три и смотришь за окно:

Там вьётся снег, сугробы точно слойки,

Да визави панельное кино

Многоэтажек, как реклама стройки, —  

 

Куда как жизнь взметнулась сильно вверх —

Туда нас всех сведут поодиночке…

Всё торопливей ночь швыряет снег,

Вышёптывает кипенные строчки.

          

Малютка-жизнь, куда загнал себя,

Пытаясь слыть приятелем камены?

Дудела в дудку дурочка-судьба

И выдувала лёгкие катрены.         

              

Проснёшься в три и думаешь: зачем?

Глоточек кофе, яблоки, таблетки —

Такой домашний тянется эдем,                

Не путайте с геенной, злые детки.

 

Затем — смотри — в расплывчатом пальто  

Заглядывает в гости привиденье,

Смеётся, словно клоун шапито: 

В трюмо недобром вижу отраженье…

 

Бывало так: ты ставил на азарт,

Пшик получил азарт подрастерявши.

Приятель муз, белиберды камрад, 

Никем, как кожу ни срывай, не ставший.

 

Проснёшься в три: туманится маразм,  

Ломая мозг, литая темень длится.         

Что это? — приглашение на казнь?..

…Всё ближе и роднее воды Стикса.

 

 

 

СИНИЙ КАМЕННЫЙ ДРОЗД

 

«Островистые земли…» — промолвишь, и — выпорхнет стих

Васильковым дроздом, симпатичным певцом порубежья.

И конечно, оставлен для рифмы-строфы материк,

Только видится пласт раскурившего жизнь побережья.

Эта бледная жизнь прямо в вены вошла, как стихи,

Там шаман ворожил да шумела нетрудная птица,

Восьмихвостый дракон нарезал за японцем круги —

Это прошлая явь? Это только печальникам мнится…

Островистая жизнь — это бухточки, банки, ещё

Человека в пенсне одноцветные строчки-записки,

Посейчас от которых — вчитаешься — нехорошо:

На минуту опять ощутишь пробирающий, низкий

Сахалинский борей!.. Бывшей жизни — тире и привет! —

Не теперь пролистнулась пропахшая морем страница.

«Островитые земли…» — представишь, и — видишь, как свет

Над лагуной Буссе, над проливом Буссоль серебрится.

 

 

 

КОНВЕРТ

 

Разорвёшь конверт, и затянет память:

Столь знакомый мир наползает глушью,

 

От такого враз начинаешь мямлить,

Будто тщишься так успокоить душу?

 

И стоишь таким Бумбарашем рядом

С провиденьем, что далеко швырнуло —

 

От иллюзий до… (напитался ядом

Невесёлых книг… не смотри акулой.)

 

Молодым стоишь (пожелтели сопки),

Пеленая жизнь в тёмный ром Фиделя,

 

Выпивая кайф до последней стопки,

И висит козой в голове химера.

 

И маячит что́ в колыбельном месте?

За волной волна… Проявилось море!

 

Быстрых птиц морских кодировки-вести

Не расчухать мне ни в каком повторе.

 

И со всех сторон обступает темень,

И светило, как золотая ваза,

 

И кусает зверь, комариный демон…

Предложи стакан — хлебанёт, зараза.

 

Перечтёшь письмо… Как забылось много!

Журавель в руке? В небесах синица?

 

И усмешка вязнет в глазах у Бога —

Это видится? Или только мнится?

 

 

 

ЛАМПА

 

Светло в потёмках… призрачная нить

Свивается в пролистанное «было»,

И масляная лампа озарить

От мошкары до лампочки факира

Способна в пользу эксцентричных муз

И дурака, сдирающего кожу…

Светило — фантастический моллюск —

Морщинистую вытащило рожу.

Ты помнишь что? В подробностях, в дета…

Перебираю выпавшее лето:

Вытаскиваю рифму «мудота»,

Смотря на переплюнутое «где-то».

К тому, что перемазано давно

В мозгах, в которых клоуны и шлюхи, —

Добавить что? Размытое кино,

В котором разговаривают духи?..

Пришпилить что? Печальный смех совы,

Прилипший призрак хомяковой крысы?

В растоптанных ботиночках строфы

Придумщика, глотающего смыслы?

Светло кругом? Как в брошенных краях,

Потешных, как гиббоновый питомник,

Там гиппогрифы выдувают страх,

И тянет бормотушное бездомник.

Светло кругом? В моей башке светло?

Там прошлое, как скомканное платье…

…Кричит петух клювастое добро,

Вбивая в нечисть древнее заклятье.

 

 

 

СМОТРЕТЬ С УТРА

 

Смотреть с утра, как вьётся лёгкий снег,

Как дети свет поймали в рукавицы,

Мальчишечью строку припомнить — смех…

С каким-то сновидением проститься.

Смотреть разиней, чайником, ещё

Ушастым фраерком, как мокнет снегом

 

Неброский свет. Как тянет «хорошо»

Сказать себе… Как срифмовались с небом

Деревья и деревни, там, вдали,

Река, в которой ледяные джунгли,

Да облака, которые прошли,

Как будто фантастические шхуны…

 

 

 

Евгений Чигрин

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị