Soạn bài: Đọc
hiểu bài thơ "Thuốc Đắng"
Nguyễn
Ngọc Tường Vy (Long An)
Bài thơ "Thuốc Đắng" của Mai Văn Phấn là bài thơ
nói về tình phụ tử thiêng liêng của người cha dành cho con. Thứ tình cảm mà
không một ai có thể thay thế được. Tác phẩm thơ "Thuốc đắng" được
sáng tác năm 1990, đã nhận được Giải thưởng Văn học mang tên danh nhân văn hóa
Nguyễn Bỉnh Khiêm (của UBND TP Hải Phòng). Với lời tâm sự của người cha đối với
đứa con bị ốm, bài thơ ca ngợi tình cảm mà người cha dành cho con, qua đó gửi
gắm thông điệp: cuộc đời này nhiều chông gai và bão tố, người cha muốn con mình
phải nhìn ra và chấp nhận nếm trải nó để lớn lên và trưởng thành.
ĐỌC
HIỂU BÀI THƠ "Thuốc Đắng":
Câu 1: Phương
thức biểu đạt của bài thơ: Biểu cảm
Câu 2: Thể
thơ: Tự do
Câu 3:
Người cha đang tâm sự với ai?
-
Người cha đang tâm sự với đứa con của mình.
Câu 4:
Chủ thể trữ tình: Người cha
Câu 5:
Nội dung của bài thơ:
-
Những dòng tâm sự của người cha gửi tới con về cuộc đời, cuộc sống cũng như
tình yêu thương bảo bộc của người cha với con.
Câu 6:
Ý nghĩa của câu thơ "Cơn sốt thiêu con trên giàn lửa"?
-
Sức nóng của cơn sốt được so sánh qua một liên tưởng xuất thần, ngỡ giàn lửa
đang thiêu con nên cha cũng thấy mình có thể thành tro mất.
-
Qua miêu tả cơn sốt của con, ta thấy tấm lòng thương con của người cha đến đớn
đau, quặn thắt. Đành nuốt nước mắt vào lòng, thuốc đắng cho con khỏi bệnh là
phương cách duy nhất lúc này.
Câu 7:
Qua bài thơ, người cha muốn nói với con điều gì?
-
Khi con lớn lên, bằng tuổi cha, con sẽ thấy cuộc đời không như mơ, và cuộc đời
không chỉ có những gian nan nhỏ bé như chén thuốc đắng kia, mà còn là bão tố,
là bao nỗi đau khổ lớn lao mà con người bắt buộc phải chịu đựng.
-
Người cha nhắc nhủ với con của mình rằng phải trưởng thành mạnh mẽ để vượt qua
những giông tố của cuộc đời.
Câu 8:
Biện pháp tu từ trong bài thơ “Thuốc đắng”:
1. Khổ thơ 1:
Ẩn
dụ: “Cơn sốt thiêu con trên giàn lửa”:
-
So sánh cơn sốt của con như ngọn lửa đang thiêu đốt, thể hiện sự nguy hiểm và
đau đớn tột cùng mà con đang phải chịu đựng.
“Cha cũng có thể thành tro nữa”:
-
So sánh bản thân người cha với tro tàn, thể hiện sự bất lực và hy sinh vô bờ
bến của người cha trước bệnh tình của con.
“Thuốc đắng không chờ được rồi”:
-
Ẩn dụ cho sự cấp bách, không thể trì hoãn việc cho con uống thuốc.
-
Nhân hóa cho chén thuốc, như thể nó cũng có ý thức và sự cảm thông với nỗi đau
của con.
2. Khổ thơ 2:
“Và những cánh hoa mỏng mảnh
Đưa hương phải nhờ rễ cay”
-
So sánh những cánh hoa mỏng manh với con, so sánh rễ cay với thuốc đắng.
-
Qua phép ẩn dụ này, tác giả khẳng định rằng con cũng như những bông hoa, cần có
sự hy sinh và gian khổ để có thể trưởng thành và tỏa hương thơm.
-
Điệp ngữ: “Con ơi!”: Lặp lại hai lần, thể hiện sự quan tâm, yêu thương và trìu
mến của người cha dành cho con.
3.
Khổ thơ 3:
“Mùa xuân tràn vào chén đắng"
-
So sánh: vị đắng của thuốc với mùa xuân
==>
Sự tương phản giữa vị đắng của thuốc và sự tươi đẹp của mùa xuân. ==> Qua
đó, tác giả khẳng định rằng đằng sau vị đắng của thuốc là hy vọng về sự khỏe
mạnh và hạnh phúc của con.
"Tuổi cha nước mắt lặng lặng"
-
Nhân hóa cho tuổi cha, như thể nó cũng có cảm xúc và biết khóc --> thể hiện
sự hy sinh thầm lặng và nỗi đau đớn tột cùng của người cha trước bệnh tình của
con.
“Sự thật khóc oà vu vơ”
-
So sánh sự thật với tiếng khóc, thể hiện sự phũ phàng và nghiệt ngã của số
phận.
4. Khổ thơ 4:
“Đáy chén chắc còn bão tố”
-
So sánh những khó khăn thử thách trong cuộc sống với bão tố.
==>
Thể hiện niềm tin vào tương lai của con, rằng con sẽ có thể vượt qua mọi khó
khăn thử thách trong cuộc sống.
Nội
dung của các biện pháp tu từ:
-
Ẩn dụ:
Giúp
cho hình ảnh thơ trở nên sinh động, gợi cảm, tăng sức biểu cảm cho ngôn ngữ,
thể hiện tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng và nỗi đau đớn tột cùng của
người cha trước bệnh tình của con.
-
Nhân hóa:
Giúp
cho hình ảnh thơ trở nên gần gũi, dễ hiểu, thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của
người cha với con.
-
Điệp ngữ:
Giúp
cho câu thơ trở nên nhịp nhàng, tạo ấn tượng cho người đọc, thể hiện sự quan
tâm, yêu thương và trìu mến của người cha dành cho con.
Câu 9:
Dòng thơ thể hiện tâm trạng của người cha:
“Cơn sốt thiêu con trên giàn lửa”
“Cha cũng có thể thành tro nữa”
“Giữa tay con”
“Cha đổ”
“Ngậm ngùi thả lòng chén vơi”
“Mùa xuân tràn vào chén đắng”
Câu 10:
Thông điệp bài học rút ra qua bài thơ là gì?
-
Bài thơ "Thuốc đắng" để lại bài học ý nghĩa về tình cảm phụ tử thiêng
liêng, mang giá trị nhân văn sâu sắc về cuộc sống. Hiểu cuộc sống vốn là như
thế: có tốt - xấu, có ngọt ngào - đắng cay, có may mắn - rủi ro, để từ đó không
kỳ vọng ảo tưởng, mà nhìn nhận và đón nhận cuộc sống như nó vốn có. Giống như
người cha trong bài thơ mong con có bản lĩnh để bình thản đối mặt, sẵn sàng đón
nhận mọi thử thách; đồng thời, có tình yêu cuộc sống, để thấy mọi khía cạnh của
vẻ đẹp mà cuộc sống mang lại. Điều ấy khiến tất cả chúng ta đều nhận thức rằng,
cái đắng cay đôi khi cũng nằm trong hạnh phúc
Câu 11:
Anh/chị hiểu như thế nào về 2 câu:
“Và những cánh hoa mỏng mảnh
Đưa hương phải nhờ rễ cay.”
Câu
thơ “Và những cánh hoa mỏng mảnh/ Đưa hương phải nhờ rễ cay” tượng trưng
cho sự khó khăn trong cuộc sống, muốn hạnh phúc phải trải qua khổ đau. Hạt
sương nhỏ bé phải trải qua đêm lạnh để tỏa hương, và hoa cần nhờ đến rễ cây để
tồn tại. Điều này nhấn mạnh sự kiên nhẫn, hy sinh và tình thương của người cha
đối với con. Rõ ràng hơn thế nữa, hoa thơm hương phải nhờ “rễ cay” hút bao
nhiêu mỡ màu từ lòng đất đai sâu thẳm. Từ “rễ cay” là một sáng tạo thần hứng
của tác giả, phải qua cay đắng, truân chuyên thì rễ mới đưa được hương thơm cho
hoa thắm trên cành. “Rễ cay” nuôi hoa cho cây khi phải lặn sâu vào bùn đất để
kiếm tìm chất dinh dưỡng, cha mẹ khó nhọc nuôi con khôn lớn trưởng thành phải
trải qua biết mấy gian khổ, đoạn trường. Người cha trong bài thơ ngộ ra biết
bao sự thật đắng lòng.
Câu 12: Từ
nội dung của bài thơ anh chị có suy nghĩ gì về vai trò của thử thách trong cuộc
sống?
-
Từ nội dung của bài thơ "Thuốc đắng" của Mai Văn Phấn, ta có thể suy
nghĩ về vai trò của thử thách trong cuộc sống. Thử thách là những khó khăn,
gian khổ mà con người phải đối mặt và vượt qua để trưởng thành. Trên con đường
chăm sóc con ốm, người cha đã phải đối mặt với sự vất vả, khó khăn và đắng cay.
Tuy nhiên, qua những thử thách đó, tình yêu thương của người cha dành cho con
đã được thể hiện một cách thiêng liêng. Thử thách giúp con người rèn luyện sức
mạnh, kiên nhẫn và sự hy sinh. Thử thách là những khó khăn, trở ngại mà chúng
ta phải đối mặt trong cuộc sống. Thử thách giúp chúng ta phát triển và trưởng thành,
vượt qua những giới hạn và phát huy tiềm năng của bản thân. Thử thách cũng có
thể mang lại những thành tựu và niềm hạnh phúc khi chúng ta vượt qua chúng.
Tóm
lại, vai trò của thử thách trong cuộc sống là tạo ra những cơ hội để phát
triển, học hỏi và vượt qua giới hạn của bản thân, từ đó mang lại sự trưởng
thành và thành công trong cuộc sống.
Vì
vậy, thử thách có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển con
người.
Câu 13:
Bài thơ gợi lên cho anh chị những suy nghĩ gì về tình phụ tử?
Bài
thơ thể hiện tình phụ tử thật cao cả và sâu sắc: cách người cha yêu thương con,
dạy con đối diện với những thử thách của cuộc sống. Ở đây, dường như không có
bài học đạo đức nào, chỉ có những sự thật trần trụi và đắng chát cha muốn con
nhìn ra, để có thể chấp nhận và đối diện với nó khi con lớn lên. Bên cạnh đó
còn là những âu lo cha nghĩ cho con. Người cha ấy mang trong mình niềm hi vọng
và mơ ước: con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc ý nghĩa.
Câu 14:
Cấu tứ của bài thơ "thuốc đắng"
-
Xoay quanh chủ đề tình phụ thử thiêng liêng. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện
tình yêu thương vô bờ bến của người cha dành cho con, đồng thời cũng thể hiện niềm
tin vào tương lai của con.
Câu 15:
Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong bài thơ trên?
-
Giọt sương âm thầm vắt qua đêm lạnh cũng lắm vất vả, nhọc nhằn.
-
Hoa thơm hương phải nhờ “rễ cay” hút bao nhiêu mỡ màu từ lòng đất đai sâu thẳm.
Từ “rễ cay” là một sáng tạo thần hứng của tác giả, phải qua cay đắng, truân
chuyên thì rễ mới đưa được hương thơm cho hoa thắm trên cành.
-
"Rễ cay”: nuôi hoa cho cây khi phải lặn sâu vào bùn đất để kiếm tìm chất
dinh dưỡng, cha mẹ khó nhọc nuôi con khôn lớn trưởng thành phải trải qua biết
mấy gian khổ, đoạn trường.
Câu 16:
Ý nghĩa nhan đề của bài thơ "Thuốc đắng"?
Thuốc
đắng trên cái nền của ngôn ngữ, hình ảnh nhiều ẩn dụ, tượng trưng là tấm lòng
thương con thiết tha, cháy bỏng; là tình phụ tử thiêng liêng mà nhà thơ Mai Văn
Phấn muốn gửi gắm đến mỗi người.
(Nguồn: Mạng xã hội VĂN HỌC TRẺ)
THUỐC ĐẮNG
(Cho Ngọc Trâm)
Cơn sốt thiêu con trên giàn lửa
Cha cũng có thể thành tro nữa
Thuốc đắng không chờ được rồi
Giữ tay con
Cha đổ
Ngậm ngùi thả lòng chén vơi...
Con ơi! Tí tách sương rơi
Nhọc nhằn vắt qua đêm lạnh
Và những cánh hoa mỏng mảnh
Đưa hương phải nhờ rễ cay.
Mồ hôi keo thành chai tay
Mùa xuân tràn vào chén đắng
Tuổi cha nước mắt lặng lặng
Sự thật khóc òa vu vơ.
Con đang ăn gì trong mơ
Cha để chén lên cửa sổ
Khi lớn bằng cha bây giờ
Đáy chén chắc còn bão tố.
(Mai
Văn Phấn. Rút từ tập "Giọt nắng", Hội Văn nghệ Hải Phòng, 1992)
Hoa
Ngọc Trâm