Sound in Mai Văn Phấn's “hidden face flower” - Âm thanh trong "hoa giấu mặt" của Mai Văn Phấn (essay - tiểu luận) - Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, translated by Pham Van Binh

Sound in Mai Văn Phấn's “hidden face flower"

 

 


Thủ bút của Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

By Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(From Calcutta, India)

 


Mai Văn Phấn is a poet of the ear. He has an uncanny ear for sound. And he makes strange and beautiful sense from the earmind.

 

He can not see a flock of birds. But he can hear them gathering and flap their wings. It is twilight. The flapping of the birds only underlines the engulfing silence and reminds the poet and the readers that it is the hour when one could withdraw from the world without and plunge oneself into prayers and meditation and adventures within. Is it not a call for soul searching?

 

When there is the recitation of Buddhist scriptures a centipede slips away into the inner world. In  the gong of a bell the poet hears the groans of  humanity. The river alight in the moon gives the sound of sedge mat being woven. Sedge mat weaving is one of the major occupations of the villages of Vietnam. The poet hears the music of cottage industry in Nature.

 

A rustling sound at the door sill during the final night of the year. Does it not announce  to ring out the old and ring in the new? And the fragrance of flowers  sings. A singing voice of treepie  comes from each raceme of a flower. The Chri stmas flower - an  ivy or a mistletoe - splashes. But  angst lurks in human hearts. Hence the poet fears that someone who is not friendly might ring the bell. The eerie absence of the sound of a bell might be as real as the presence of its sound.

 

The poet breathes silently to hear a colony of bats flying through a cage of light. Here the juxtaposition of hushed breathing with the loud bats focuses on  how the poet controls his breath to listen to over mind rhythm. The poet silently trots grazing step by step stooping on a book. The silence without makes the dialogue within loud. Reading a book implies loud conversation with the author within the heart of the reader although it cannot be heard by any third person. The poet walks on tiptoes lest the colloquy of the sparrows is disturbed. Just as the new born are greeted with songs and prayers and incense offered to gods so do the twitter of birds  and fragrance greet the fresh leaves to come In other words Nature turns into a temple in this imagery.

 

The sound of a b ird dropping on the water surface only suggests how the sky meets the water. A lot of talking in a narrow house silences the poets mind and he espies a mantis. A waterfall  the sound of a gibbon and an insect create a symphony that never ends. Because it recurs in the poets memory. This is an instance of vipaka in Buddhist psychology. The sound of silence is pronounced in the moon over the raging storm. In the silence of the dying night the sound of weevils eating wood only tells us that slight thoughts of kindness and love or of hatred and jealousy act untiringly to pull down whatever is apparently firm in us.

 

While the river silently washes its face the herons and the bitterns make booming sound. That is the call to mate. The river at once turns into a maid facelifting. Her lovers are getting rest less. An wooden fish makes sounds. It stands for the illusory world  and its loud sound signifies nothing. But although the heron is the role model of a meditator the heron fumbles at it. This is because Lord Buddha never ignored the groans of the existence even though he knew that they have no essence. Then there is a raspy and gravelly sound of a bird. It signifies danger. Any forecast of danger is like a light that shows the path in the encircling gloom. In short with the poet the harshness of life shows the way out from the mesh that is life.

 

Thus the charmed world of Mai Văn Phấn's poetry is loud with plethora of sounds ranging from the boom of the herons to the droning sound of a bluebottle and to feeble whispers and silence. There are cries of distress. There are calls to meditate. It is a  world where fragrance is heard. The water boils. It gives alarm. The pot consequently tinkles. The pots lid therefore cries. The three sounds brought together as it were to communicate the feeling of a person who is getting transformed. His outer shell which is the body however puts up a resistance to his aspirations...

 

The poet observes that wounded animals give out cries. But that helps the hunters to detect them and kill them. Poetry here is in pity. The poet is all ears on a water surface in the neighbourhood of the realm of fishes. We eavesdrop with the poet the story of a fish. The large marsh bird of the heron family bittern gives an unwelcome harsh call. It is a solitary bird thrice mentioned in the Bible. Out of them it is twice mentioned in Isiah. May be the b ittern foretells the destruction of the Babylons  and Ninevehs of today. But the civilization is as deaf as a scare crow. It does not hear what the bittern says. The civilization of today is as helpless as a scarecrow. We must not be dismayed by its appearance.

 

 

 

Translated by Phạm Văn Bình

Bản dịch của Phạm Văn Bình





Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

 

 

 

Âm thanh trong "hoa giấu mặt" của Mai Văn Phấn

 

 

 

 

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

(Từ Calcutta, Ấn Độ)

 

 

Mai Văn Phấn là nhà thơ của thính giác. Nhà thơ có một thính lực huyền bí đối với âm thanh. Và nhà thơ tạo ra một tri giác kì lạ, đẹp đẽ từ khả năng thấu thính này.


Nhà thơ không nhìn thấy đàn chim. Nhưng nhà thơ nghe thấy chúng quần tụ và vỗ cánh. Đó là vào lúc trời chạng vạng. Tiếng vỗ cánh của đàn chim chỉ làm tăng thêm sự tĩnh lặng ẩn chìm, nhắc nhở nhà thơ và người đọc rằng đó là giờ phút con người rời khỏi thế giới bên ngoài mà đắm mình vào những lời cầu nguyện, trạng thái thiền định và những cuộc phiêu lưu trong thế giới nội tâm. Nó chẳng phải là âm thanh chiêu gọi hồn người đó sao?


Khi tiếng tụng kinh niệm Phật vang lên, có một loài rắn rết chui luồn vào thế giới nội tâm con người ta. Trong tiếng chuông chùa buông xuống, nhà thơ nghe thấy cả tiếng rỉ rên của nhân thế. Dòng sông ngời sáng dưới ánh trăng ngân lên âm thanh của một tấm chiếu cói đang được dệt. Công việc dệt chiếu là một trong những ngành nghề chính của các làng xóm ở Việt Nam. Nhà thơ nghe thấy được tiếng nhạc ở nơi làng nghề trong cõi Thiên nhiên.

 

Một âm thanh xạc xào nơi ngưỡng cửa trong đêm giao thừa của một năm. Chẳng phải nó ngân lên lời tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới đó sao? Hương thơm của những bông hoa cũng ngân lên tiếng hát. Giọng hót của con chim khách vang lên từ mỗi bông trên một cành hoa. Hoa Trạng nguyên – một loài hoa tầm gửi – đang bừng nở. Nhưng cảm giác lo lắng ẩn sâu trong trái tim con người. Vì vậy, nhà thơ sợ rằng một kẻ bất hảo nào đó có thể thỉnh chiếc chuông kia. Sự thiếu vắng kì quái của âm thanh từ chiếc chuông kia giống như thực thể không khác gì sự hiển lộ âm thanh của nó.

 

Nhà thơ lặng lẽ điều tức để nghe được âm thanh của đàn dơi bay qua một chiếc lồng ánh sáng. Ở đây, hơi thở khẽ khàng được đặt bên cạnh tiếng động lớn của đàn dơi nhấn mạnh vào cách điều tức của nhà thơ để nghe được âm giai vượt lên trên thức hải. Nhà thơ lặng lẽ đi từng bước cúi đầu đọc một cuốn sách. Sự tĩnh lặng bên ngoài tạo ra một cuộc đối thoại ở bên trong tâm thức. Việc đọc một cuốn sách mang hàm ý một cuộc trò chuyện bằng âm thanh với tác giả ở bên trong trái tim người đọc mặc dù nó không thể nghe được bởi một người thứ ba. Nhà thơ đi rón rén vì sợ làm phiền đến bầy chim sẻ đang ríu rít chuyện trò. Chỉ những người vừa được đản sinh mới được đón chào bằng những tiếng hát và những lời cầu nguyện còn hương trầm thì được dâng lên các đấng thần linh và tiếng ríu rít của đàn chim cùng hương hoa cũng chào đón những chiếc lá non vừa hé mở. Nói theo một cách khác, trong thi ảnh này, Thiên nhiên đã trở thành một thánh đường.

 

Âm thanh của một con chim rơi xuống mặt nước chỉ gợi lên cái cách thức mà theo đó trời nước giao hòa. Vô số những lời trò chuyện trong một ngôi nhà hẹp làm cho thức hải của nhà thơ trở nên tĩnh lặng khiến cho nhà thơ nhận biết được một chú ngựa trời. Âm thanh của một thác nước, của một con vượn hú và của lũ côn trùng tạo nên một bản nhạc vĩnh hằng. Bởi vì nó hồi qui trong kí ức của nhà thơ. Đây là một trường hợp vipaka trong tâm linh nhà Phật. Âm thanh của sự tĩnh lặng được phát ra từ trong vầng trăng đang ngự trị ở phía trên một cơn bão lớn. Trong sự tĩnh lặng của đêm đen đang tàn lụi, âm thanh của những con mọt nghiến gỗ chỉ nói với chúng ta rằng những tư tưởng khoáng đạt về lòng tốt và tình yêu hay lòng hận thù cùng với sự ghen tuông đang hành động không biết mệt mỏi để đánh sập tất cả những gì mà vẻ bề ngoài tỏ ra bền vững trong bản tâm chúng ta.

 

Trong khi dòng sông lặng thầm gội rửa khuôn mặt của mình thì những con cò, con vạc cất lên những tiếng kêu trầm trầm. Đó là tiếng gọi bạn tình. Dòng sông ngay lập tức hóa thành một cô gái đẹp. Những tình lang của nàng đang xao xuyến bồn chồn. Một chiếc mõ điểm những âm thanh cốc cốc. Nó đại diện cho thế giới tưởng tượng và âm thanh đang ngân vang của nó không biểu thị cho điều gì cả. Nhưng mặc dù là mẫu hình đóng vai trò một vị thiền giả, con cò vẫn đang mò mẫm trong thế giới hư ảo đó. Đó là vì Đức Phật không bao giờ quên tiếng thở than của kiếp nhân sinh mặc dù Ngài biết rằng chúng không hàm chứa điều cốt lõi. Thế rồi vang lên âm thanh gay gắt và sắc nhọn của một con chim. Nó báo hiệu một điều nguy hiểm. Bất kì sự dự báo về mối nguy hiểm nào cũng giống như ánh sáng chỉ ra đường đi trong sự bủa vây của bóng tối. Nói tóm lại, với nhà thơ, hiện thực xù xì của cuộc sống chỉ ra con đường giải thoát khỏi mê võng của cõi nhân sinh.

 

Vì vậy thế giới bị trớ chú trong thơ Mai Văn Phấn cất lên những âm thanh từ tiếng trầm vang của loài cò vạc đến tiếng vo ve của một con ruồi rồi đến tiếng thì thào yếu ớt và cuối cùng là sự tĩnh lặng. Có những tiếng kêu than mang đầy nỗi buồn đau. Có những tiếng gọi mời đưa người ta vào tâm thái thiền định. Đó là một thế giới mà hương thơm cũng được nghe thấy. Nước sôi. Nó mang đến một sự cảnh báo. Vì vậy, chiếc ấm lanh canh kêu. Chiếc vung cũng cất lên tiếng kêu của mình. Ba âm thanh cùng nhau ngân lên như thể liên hệ với linh cảm của một con người đang trong quá trình biến đổi. Cái vỏ ngoài của con người đó mặc dù chỉ là thể xác nhưng cũng tạo ra sự kháng cự đối với những khát vọng của bản thân con người đó.

 

Nhà thơ nhận thấy rằng những con vật mang thương tích trên thân thể sẽ kêu lên những tiếng đau thương. Nhưng điều đó chỉ giúp ích cho những kẻ đi săn phát hiện ra và liệp sát chúng mà thôi. Thơ ca ở đây mang lòng trắc ẩn. Nhà thơ lắng tai về phía mặt nước kề cận với vương quốc của các loài cá. Chúng ta cùng với nhà thơ đang nghe lén câu chuyện của một chú cá. Con chim đầm lầy lớn trong tộc đàn loài cò diệc là con vạc cất lên tiếng kêu khàn khàn của một vị khách không mời mà đến. Đó là một loài chim cô lẻ được nhắc đến ba lần trong Kinh thánh. Trong đó có đến hai lần nói về Isiah. Có thể loài vạc đã tiên tri được sự hủy diệt của các thành bang Babylons và Ninevehs của ngày hôm nay. Nhưng nền văn minh của con người vẫn mắt nhắm tai ngơ như một con quạ bị hoảng loạn. Nó không nghe thấy những gì mà con vạc đang thông báo. Nền văn minh của ngày hôm nay bất lực như là con quạ bị hoảng loạn kia rồi. Chúng ta không được phép đánh mất đi dũng khí của mình bởi sự xuất hiện của nó.

 

 

 


Tranh cổ Ấn Độ



 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị