image advertisement
image advertisement





























 

Silence (26) - Mai Văn Phấn. Explication par Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya. Traduction française Dominique de Miscault
Explication par Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Traduction française Dominique de Miscault






Photo: Dominique de Miscault




 

 Silence



26


Un merle à plastron s'envole
harmonie

Gris est l’oiseau 
deux bandes blanches sur ses joues
une tache noire du plastron au bec

Je dessine l'oiseau
sa couleur, patiemment

Pas comme ça !
ni comme ça !

Je suis assis

vol

couleurs.

 



Explication du Dr Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Le merle à plastron appartient à la famille des passereaux. Mais contrairement au merle du Vietnam ou du Bhoutan, le merle à plastron est un oiseau européen. Par conséquent, le poète Mai Van Phan a vu un merle à plastron soit lors d’un voyage en Angleterre, soit dans un rêve. Le merle à plastron que le poète décrit est un oiseau gris ! Il a une tache noire de la poitrine au bec. La couleur grise est neutre et équilibrée. Cela dénoterait-t-il un certain cynisme quant à l’audace de style qui indiquerait une attitude conservatrice ? Le blanc contre le gris sur sa joue pourrait aussi être dorée, ce qui signifierait la pureté, la luminosité et l'accomplissement. Et la tache noire de sa poitrine au bec ? Je considère le noir comme la couleur du ciel. Lao Tse a observé que les autres cinq couleurs nous rendent aveugles. La couleur noire est la seule couleur du Tao. Toutes les cultures interprètent les couleurs différemment. Mais le fait est que l'existence est faite d’un ensemble de couleurs différentes et le merle à plastron est paré d’agréables gris, noir et blanc. Ces trois couleurs différentes pourraient suggérer aux lecteurs les trois caractéristiques de l'existence à savoir la création dans sa conservation et sa destruction. Lorsque le poète constate une harmonie parfaite de ces trois couleurs chez cet oiseau, il semble penser notre Monde est caractérisé par la création ans sa continuité et de sa consommation ou dans sa destruction parfaite et totale.

 

En d'autres termes, tout est correct dans ce monde pour sa préservation ou ses destructions incessantes. Mais on peut se demander si les attributs peuvent rester indépendants de ce qu'ils colorent, bien que le poète soit amoureux d’harmonie parfaite des couleurs. Mais cela ne peut pas se faire dans le vide. Dès qu'il y a une couleur, le vide disparaît et il y a donc, une chose. On doit imaginer une chose vivante et une autre non vivante pour réaliser l'harmonie parfaite des couleurs, des passions, des émotions et des sentiments. Le poète est donc poussé à dessiner une image de l'oiseau et tente de reproduire l'harmonie des couleurs dans cette figure d'oiseau. Cela s'explique par l'envie intérieure du poète d'apporter une harmonie aux différences inhérentes à l'existence afin qu'il puisse y avoir un ensemble parfait. Le poète colorie l'oiseau avec patience. Mais il ne devient pas oiseau. L'harmonie des couleurs sur le papier n'est pas celle d’un vrai oiseau. Le poète travaille dur. Mais l'oiseau sur le papier n'est toujours pas comme le vrai oiseau. Parce que le dessin sur le papier ne fait qu'imiter l'apparence, et le poète n'est jamais satisfait de son apparence. Dans l'apparence de cet oiseau particulier que le poète veut imiter, il s'envole. Cela implique la vérité de l'impermanence. Que nous dit-il de l’instantanéité ? L'oiseau qui était ici quelques mois plus tôt n'est plus là. Outre l'observation d'une chose particulière ou l'imitation d'une particularité ne nous donne jamais la sensation de l'infini. Et seul l'infini satisfera le poète. Le poète essaye cependant de dessiner l'oiseau et de le colorier. Est-ce qu'il essaiera de le faire même après sa disparition ? Ici, il l’a fait. Dans ce cas, a-t-il tiré de ses souvenirs sentimentaux une image de tranquillité ? Mais l'imitation ne peut jamais reproduire le réel. Ce n'est que l'ego des artistes qui cherche à imiter le parfait et le beau. Et tout ce qu'il réalise, c'est une image brisée. C'est pourquoi Lord Buddha a interdit à ses disciples de produire de lui une image quelconque. L'image, le cas échéant, peut imiter le jeevakaya[1] ou le xuất hiện en vietnamien. Mais le dharmakaya[2] ou le pháp[3] que le Lord restera absent et jamais au-delà de notre ken. Ainsi, tout l'art, parle de l'esthétique de l'imperfection, et le poète d’abandonner tous ses efforts pour imiter ou créer. Il est sans ego. Il regarde maintenant les oiseaux qui volent dans le ciel et leurs couleurs, comme dans le Dhammapada[4] 92 :

 

« Ils n’accumulent rien. Leur désir en nourriture est sagement modéré, ils se nourrissent de vacuité et de liberté inconditionnée. Comme l’oiseau des cieux, ils ne laissent aucune trace derrière eux. »

 

La signification du poème est simple. Il faut abandonner ses désirs, se débarrasser de son ego. Il faut être un spectateur de la vie et de l'existence et apprécier l'esprit de Bouddha qui dirige toutes les choses, tous les objets et passe à travers tout comme le mouvement du dharma chakra ou le mouvement des oiseaux en vol avec leurs couleurs. Le poème est un récit fascinant qui s'habille de l'esthétique et l'écriture de la poésie aux limites de la poésie. Appelons-le un morceau métapoétique ?

 

 

_____________

[1] La représentation de Bouddha en méditation.

 

[2] Dans la pensée bouddhique, le Dharmakāya (skt.), corps de la loi, est un des trois corps (Trikāya) du Bouddha, son corps ultime, que seuls les êtres éveillés peuvent percevoir.

 

[3] Pháp traduction de Dharma.


[4] Le Dhammapada ou « versets sur le dhamma », l’un des plus anciens textes bouddhistes, est présenté comme une compilation de l’essentiel de ces enseignements. À ce titre, ce court recueil de philosophie appliquée constitue une source centrale pour les bouddhistes de toutes écoles et de toutes époques. Ces 423 versets sont répartis en 26 thèmes différents consacrés principalement aux qualités à obtenir (« versets sur l’éveillé », « sur le bonheur », « sur les fleurs », « sur le moine », « sur le saint homme », « sur le juste », pour n’en citer que quelques-uns), aux défauts à éradiquer (« versets sur les inconscients », « versets sur la violence », « versets sur la colère », « versets sur les impuretés ») et, dans une proportion moindre, à la « réalité », c’est-à-dire à la condition existentielle (« versets sur le vieillissement », « sur le monde », « sur l’esprit »).

 


 

Silence (26) by Mai Văn Phấn

Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault

Translated into Vietnamese by Takya Đỗ






Photo: Dominique de Miscault






Silence

 

26
 

The ring-ouzel which just flew away

Has perfect color harmony

 

A gray bird

Two white stripes on its cheeks

One black spot from breast to chin

 

I draw a picture of the bird

And color patiently

 

Not like that!

Still not like that!

 

I keep sitting here

Looking at the flying birds

And coloring.

(Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)

 

 



Explication

 

Ring ouzel belongs to the family of the thrush. But unlike the thrush of Vietnam or Bhutan the ring ouzel is a European bird of the thrush family. Hence may be the poet Mai Văn Phấn saw a ring ouzel either during his visit to England or else in a dream. The ring ouzel  the poet finds is a gray bird. It has one black spot from breast to chin. The colour gray is a neutral and balanced one. It is cynical as to innovation and development. Does it not stand for a conservative attitude? And the white against gray on its cheek could speak of gold, purity, brightness and fulfillment. And there is the black from its breast to chin. I ching regards black as heaven’s colour. Lao Tse observed that all other five colours make us blind. The black colour is alone the colour of the Tao. Well, different cultures interpret colours differently. But the point is that the existence is an ensemble of different colours and the ring ouzel is a pleasant ensemble of gray black and white. The three different colours together could suggest to a reader the three characteristics of the existence in creation preservation and destruction. When the poet finds a perfect harmony of three colours in the bird it seems that he finds the phenomenal world characterized by creation maintenance and consumption or d estruction  as perfect and engrossing.In other words everything is right with the world in its ceaseless creation preservation and destruction. But one wonders whether the attributes could remain on their own independent of the thing they colour. True that the poet is enamoured with the perfect harmony of colours. But it cannot be in the void. As soon as there are more than one colour the void disappears and there is a thing. You must draw a thing living or non living to realize the perfect harmony of colours, passions emotions and sentiments. And hence the poet is impelled to draw a picture of the bird and tries to  reproduce the harmony of colours in the figure of the bird. That is driven by the poet’s inner urge to bring about a harmony of the differences inherent in the existence so that there could be a perfect ensemble. The poet colours the bird patiently. But it does not become the bird. The harmony of colours on the canvas is not like that of the real bird. The poet toils harder. But still the bird in the canvas is not like the real bird. Because the painting on the canvass only imitates the appearance. And the poet is never satisfied with appearance. By the by the appearance of the particular bird that the poet wants to imitate flies away. It implies the truth of impermanence. It tells us of momentariness. The bird that was here a few sexonds earlier is no longer here. Besides observation of a particular and the imitation of a particular never ever gives us the feel of the infinitude. And nothing less than the infinitude will satisfy the poet. The poet however tries to draw the bird and colour the same. Does he try to do that even when the bird disappears? He does. In that case has he been drawing from the recollection of  enotions feelings and sense perception in tranquility. But imitation can never give us the real. It is only the artists ego that seeks to imitate the perfect and the beautiful. And whatever he achieves is a broken image. This is why Lord Budha did not allow his followers to produce any image of his. The image, if any, can imitate the jeevakaya or the xuat  hien. But the dharmakaya or the phap than of the Lord will remain absent and ever beyond our ken. So any instance of art whatever, speaks of the aesthetics of imperfection. And the poet abandons all efforts to imitate or to create. He is sans ego. He now looks at the birds flying in the sky and their colours The Dhammapada 92 observes

 

Those who do not hoard

Those who are aware of the food they take

Those who have liberation as the be all and end all of life

Are like birds in the skies or in the Void

And their destination and course of life baffles decoding

 

The legitimation of the poem is simple. One must give up desires. One must get rid of the ego. One must be an onlooker of life and existence and appreciate the one Buddha mind that impels all thinking things and all objects all thought and rolls through all things as it were along the motion of dharma chakra or along the motion of the flying birds and their colours.

 

The poem is an engrossing narrative dwelling on aesthetics and writing poetry and limits of poetry. Call it a piece of metapoetry?





 Tĩnh lặng (26) 
của Mai Văn Phấn

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya chú giải

Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

 

 

 

26

 

Con khướu vừa bay

Hòa sắc hoàn hảo

 

Nó màu xám

Vệt trắng hai bên má

Ức và cằm loang đen

 

Tôi họa lại hình chim

Nhẫn nại tô màu

 

Không phải thế!

Mãi không phải thế!

 

Tôi ngồi lại nơi đây

Nhìn chim bay

Và tô màu.

 

 

 

Chú giải:

 

Chim khướu thuộc họ chim hét. Nhưng không giống loài chim hét ở Việt Nam hay Bhutan, chim khướu là loài chim châu Âu trong họ chim hét[1]. Vậy có thể nhà thơ Mai Văn Phấn nhìn thấy con chim khướu đó hoặc trong chuyến ông đi du ngoạn nước Anh, nếu không thì trong một giấc mơ. Con chim khướu mà nhà thơ thấy là con khướu màu xám. Ức và cằm nó loang đen. Màu xám là màu sắc trung tính và cân bằng. Nó yếm thế về mặt cách tân và phát triển. Nó chẳng phải biểu trưng cho thái độ ôn hòa đó sao? Và màu trắng tương phản với màu xám trên má nó có thể nói lên tính chất quý giá, tinh khiết, sán lạn và hoàn thiện. Và nó có vệt đen loang từ ức tới cằm. Kinh Dịch coi màu đen là màu của Thượng đế [Thiên]. Lão Tử cho rằng ngũ sắc làm người ta mờ mắt. Duy có màu đen [huyền] là màu của Đạo. Đành rằng những nền văn hóa khác nhau diễn giải màu sắc một cách khác nhau. Nhưng mấu chốt là ở chỗ sự hiện tồn là một tổng hòa của những màu khác nhau và chim khướu là một hòa sắc đẹp mắt của các màu xám, đen và trắng. Ba màu sắc khác nhau đó khi cùng hiện diện có thể gợi cho độc giả về ba đặc tính của hiện tồn là sáng tạo, bảo tồn và phá hủy. Khi nhà thơ thấy hòa sắc hoàn hảo của ba màu sắc đó ở con chim khướu thì dường như ông đã nhận ra cái thế giới hiện tượng có đặc tính sáng tạo, giữ gìn và tiêu hao hoặc phá hủy ấy là tận thiện tận mĩ khiến người ta mê mải. Nói cách khác, mọi thứ đều thích hợp với cái thế giới trong trạng thái không ngừng sáng tạo, bảo tồn và phá hủy của nó.

 

Nhưng người ta băn khoăn liệu các thuộc tính đó có giữ nguyên trạng thái độc lập với vật mà chúng tô màu lên không. Đúng là nhà thơ đã bị mê mẩn với hòa sắc hoàn hảo đó. Nhưng nó không thể tồn tại trong tính không. Ngay khi có nhiều hơn một màu sắc thì tính không biến mất và một vật hiện ra. Ta phải vẽ một vật là sinh vật hoặc phi sinh vật để tả thực một tổng hòa hoàn hảo của những màu sắc, những say mê, những cảm xúc và cảm tính. Và vì vậy nhà thơ bị thôi thúc phải vẽ một bức tranh về con chim ấy và ông gắng tái tạo lại hòa sắc đó trong hình dáng con chim khướu. Việc này được dẫn dắt bởi sự thôi thúc nội tâm của nhà thơ để đưa đến một hòa sắc của những khác biệt cố hữu trong hiện tồn nhằm có được sự tổng hòa hoàn hảo.       

 

Nhà thơ nhẫn nại tô màu con chim. Nhưng nó không ra con chim ấy. Hòa sắc trên nền toan không giống như hòa sắc trên mình con chim thật. Nhà thơ càng miệt mài hơn. Nhưng con chim trên nền toan vẫn không giống con chim thật. Bởi lẽ bức họa trên nền toan chỉ mô phỏng được vẻ bề ngoài. Và nhà thơ chẳng khi nào thỏa mãn với dáng vẻ bề ngoài. Nhân đây cũng phải nói rằng vẻ bề ngoài của con chim cụ thể mà nhà thơ muốn mô phỏng đã bay đi mất. Điều đó hàm ý cái chân lý về cõi tạm. Nó cho chúng ta hay về tính tạm thời ngắn ngủi. Con chim vừa đây vài giây trước giờ đã không còn đây nữa. Vả chăng quan sát một cá thể và mô phỏng một cá thể chẳng bao giờ cho chúng ta cái cảm giác về tính vĩnh cửu cả. Và chỉ có tính vĩnh cửu mới thỏa mãn nhà thơ. Thế nhưng nhà thơ vẫn cố gắng họa hình con chim khướu và tô màu nó. Ông có cố làm vậy ngay cả khi con chim đã biến mất không? Ông vẫn cố. Vậy nên ông cứ vẽ hoài theo hồi tưởng về những cảm xúc, cảm tính và tri giác trong thanh tĩnh. Nhưng sự mô phỏng không bao giờ cho ta cảm giác về cái có thực. Chỉ là bản ngã của người nghệ sĩ tìm cách mô phỏng sự hoàn hảo và cái đẹp. Và cái mà ông đạt được chỉ là một hình ảnh chập chờn. Đó chính là nguyên nhân vì sao Đức Phật đã không cho phép các đệ tử của Ngài họa hình Ngài. Nếu có họa hình Đức Phật thì chỉ có thể mô phỏng được jeeva-kaya[2] hay sắc thân của Ngài. Còn pháp thân của Đức Phật sẽ vẫn không thấy được và vĩnh viễn nằm ngoài phạm vi nhận thức của chúng ta. Thế nên dù là bất kỳ ví dụ nghệ thuật nào cũng chỉ nói lên một thứ mỹ học bất toàn mà thôi. Và nhà thơ từ bỏ mọi nỗ lực mô phỏng hoặc sáng tạo. Ông trở nên vô ngã. Lúc này ông nhìn những con chim bay trên trời cao và màu sắc của chúng. Kệ ngôn 92 trong Kinh Pháp cú [Dhammapada] dạy rằng:     

Không tích tập tài sản
Ẩm thực chánh tư niệm
Tự tại trong hành xử
Không, vô tướng, giải thoát
Như chim trên tầng không
Hướng đi khó đo đạt
[3]


Diễn giải bài thơ này thật đơn giản. Người ta phải đoạn trừ tâm tham ái. Người ta phải xóa bỏ bản ngã. Người ta phải là một người bàng quan với cuộc sống và hiện tồn và nhận thức được Phật tâm đang thúc đẩy mọi thứ biết tư duy và mọi đối tượng của tư duy, và đến với mọi vật[4]
 như thể đang theo đà chuyển động của Pháp luân [dharma chakra] hay đang theo đà những con chim đang bay và màu sắc của chúng. 


Bài thơ là một câu chuyện thú vị nhấn vào khía cạnh mỹ học, sáng tác thi ca và giới hạn của thi ca. Có thể gọi nó là một tác phẩm thơ viết về thơ[5]chăng?

 

____________

[1] Nguyên bài thơ đề cập đến chim khướu, bản dịch tiếng Anh của bài thơ chọn dùng từ ‘ring-ouzel’ (chim hét cổ khoang) mà không dùng từ ‘laughing-thrush’ (chim khướu), nên có lẽ khi tác giả viết lời bình dựa trên bản dịch tiếng Anh đã suy luận ra con chim mà nhà thơ mô tả trong bài thuộc loài chim hét cổ khoang chỉ có ở châu Ấu; thực tế Việt Nam có rất nhiều loài chim khướu trong họ khướu. Cách chọn dùng từ của người dịch có thể coi là ‘creative treason’ (tạm dịch: ‘sự bất tín sáng tạo’, hay ‘không trung thành với bản gốc một cách sáng tạo’), tương phản với tiêu chí ‘tín, đạt, nhã’; sự bất tín ở đây tạm hiểu là sự biến thiên trong giao thoa ngôn ngữ khi dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Ở bản dịch bài bình này, từ ‘ring ouzel’ được chuyển về nghĩa tiếng Việt là ‘chim khướu’ theo nguyên tác. (ND)   

 

[2] Thuyết Nhị thân Phật chủ trương rằng Đức Phật có hai thân là Pháp thân – dharma-kāya, và Sắc thân – rūpa-kāya... Sắc thân là Đức Phật được nhìn thấy qua hình dáng một con người, trong khi Pháp thân là nhân cách của Đức Phật được nhìn qua pháp (dharma) hoặc pháp tánh (dharma-nature). (Theo  Trung quán và Du già Hành tông –  Nghiên cứu về Triết học Trung quán của Gadjin M. Nagao – Thượng tọa Thích Nhuận Châu dịch). Ở bài bình này, tác giả dùng từ jeeva-kaya có ý nghĩa tương đương với rūpa-kāya (ND)

 

[3] Kệ ngôn trên do Tỳ khưu Giác Đẳng dịch (http://www.dieuphap.com/ChuaPhapLuan/ dieuphap/KINH_PHAP_CU_GIANG/Kinh_Phap_Cu_Trang07.html),  ngoài ra có thể tham khảo bản dịch nghĩa của hòa thượng Thích Thiện Siêu: “Những vị A-la-hán không chất chứa tài sản, biết rõ mục đích sự ăn uống, tự tại đi trong cảnh giới: ‘không, vô tướng, giải thoát’, như chim bay giữa hư không, khó tìm thấy dấu vết”. (https://thuvienhoasen.org/a13534/kinh-phap-cu-dhammapada-loi-vang-phat-day). (ND)

 

[4Cụm chữ in nghiêng là những câu ‘...that impels – All thinking things and all objects all thought – And rolls through all things...” trong tác phẩm  Lines Composed a Few Miles above Tintern Abbey của William Wordsworth, tạm dịch ý như trên. (ND)

 

[5] Tạm dịch thuật ngữ ‘metapoetry’, có tài liệu diễn giải là ‘siêu thơ’, hoặc ‘thơ suy niệm về thơ’..., wikitionary tiếng Anh và một số từ điển giải nghĩa ‘metapoetry’ là thể loại thơ mà chủ đề chính là thi ca, hoặc thơ viết về thơ, đặc biệt là những bài thơ tự-thức  sử dụng thủ pháp chơi chữ về những đối tượng hay những đề mục dự phần vào việc viết hoặc sáng tác thơ.

(https://en.wiktionary.org/wiki/metapoetry; http://web.cn.edu/kwheeler/lit_terms_M.html#metapoetry_anchor). (ND)  






 Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 


 

Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education  M.A [ triple]  M Phil   Ph D  Sutrapitaka tirtha  plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.

 




TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Địa chỉ: 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh: 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học  [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault






Poétesse Artiste Dominique de Miscault

 

Artiste Plasticienne. Actualités. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil. Ecrire en images, cacher les mots porteurs de souffrance ; on ne raconte pas les pas d’une vie qui commence en 1947. C’est en 1969 que j’ai été invitée à exposer pour la première fois. Depuis j’ai eu l’occasion de « vagabonder » seule ou en groupe en France et dans le monde sûrement près de 300 fois. Les matériaux légers sont mes supports, ceux du voyage et de l’oubli.

www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com




Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault

 

Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác đương đại. Từ bãi biển đến trang giấy. Là ngày hôm qua, từ 1967 đến 1980, và trước đó, rồi từ 1981 đến 1992. Và nữa từ 1992 đến 2012 trên tất cả các biên giới. Ngày hôm nay là bãi biển trắng dưới bầu trời xanh. Viết bằng hình ảnh, giấu từ ngữ mang nỗi đau, người ta không kể lại những bước đi trong cuộc đời tính từ năm 1947. Vào năm 1969, lần đầu tiên tôi được mời triển lãm tác phẩm. Kể từ đó, tôi có cơ hội một mình "lang bạt" hoặc theo nhóm ở nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, chắc chắn gần 300 lần. Những chất liệu nhẹ là nguồn hỗ trợ tôi, những chất liệu của hành trình và quên lãng.

www.dominiquedemiscault.fr

www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com







 Dịch giả Takya Đỗ



Sách d
ịch của Takya Đỗ đã xuất bản:

Vinabook.com
Nhà sách Khai Tâm





Tĩnh lặng - Silence (1)
Tĩnh lặng - Silence (2)
Tĩnh lặng - Silence (3)

Tĩnh lặng - Silence (4)
Tĩnh lặng - Silence (5)
Tĩnh lặng - Silence (6)
Tĩnh lặng - Silence (7)

Tĩnh lặng - Silence (8)
Tĩnh lặng - Silence (9)
Tĩnh lặng - Silence (10)
Tĩnh lặng - Silence (11)
Tĩnh lặng - Silence (12)
Tĩnh lặng - Silence (13)
Tĩnh lặng - Silence (14)
Tĩnh lặng - Silence (15)
Tĩnh lặng - Silence (16)
Tĩnh lặng - Silence (17)
Tĩnh lặng - Silence (18)
Tĩnh lặng - Silence (19)
Tĩnh lặng - Silence (20)
Tĩnh lặng - Silence (21)
Tĩnh lặng - Silence (22)
Tĩnh lặng - Silence (23)
Tĩnh lặng - Silence (24)

Tĩnh lặng - Silence (25)








Photo: Dominique de Miscault














  









BÀI KHÁC
1 2 3 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị