image advertisement
image advertisement





























 

Silence (24) - Mai Văn Phấn. Explication par Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya. Traduction française Dominique de Miscault

Explication par Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

Traduction française Dominique de Miscault






Photo: Dominique de Miscault



 


 Silence




24

 

Deux objets sur la table
une horloge
une pierre

Je ne peux plus ni lire 
ni penser 


Mon esprit est confus
je fixe l’horloge et le presse-papier 

J’en détourne un 
je règle l'espace entre eux


Rai de lumière
entre l'horloge et la pierre.


 

   

Explication du Dr Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Le poète est devant sa table. Une table est une surface où des repas peuvent être servi. Mais il pourrait également s'agir de nourriture spirituelle ... Une table est aussi utilisée pour écrire ou peut rapprocher des objets hétéroclites. C'est un symbole simple suggérant que tout est relié et connecté. Sur cette table, il y a deux objets : un presse-papier en pierre et une horloge. L'horloge représente l'heure, divisée en douze sections, comme les douze nidanas[1] à savoir : l'ignorance, les volitions, la conscience, le nom et la forme, et les six bases sensorielles, le contact, la sensation, l'attachement au désir, le devenir, le vieillissement et la mort ? Lorsque les aiguilles de l'horloge ont fait le tour du cadran, elles ne reviennent à la position initiale que pour recommencer un tour. Ainsi, les aiguilles se déplacent en cercle continuellement : L'horloge telle, les naissances et les décès d'un être. Près de l'horloge, un presse papier en pierre. Alors que l'horloge représente le temps, la pierre représente l'espace. Tandis que l'horloge fait défiler le temps, la pierre est au repos. Le poète fixe longuement l'horloge et la pierre. C'est le tratak[2]. Il y a, en principe, plus de trente-sept trillions de cellules dans le corps humain. Chaque cellule a sa propre conscience. Toutes ces innombrables consciences sont concentrées et fixées sur un seul objet pendant un long moment. Le poète regarde l’horloge et fixe aussi le presse-papier, l’esprit inactif. Le poète n’a plus la capacité de lire un livre, ni de penser, sa pensée est floue comme irréfléchie. L'objet du yoga est de rendre l'esprit inconscient. Une fois la pensée inactive, des visions apparaissent. Le regard du poète déforme l'un des deux objets et ajuste l'espace entre eux. En d'autres termes, de Mai Van Phan peut maintenant regarder les deux, l'horloge et le caillou. L'ambiguïté est la condition sine qua non à la poésie. Le grand corpus Tĩnh lặng évoque les koans[3]. Ce poème s'ouvre avec un koan qui sépare l'espace et le temps. Un seul rai de lumière relie, un seul lien entre le temps et l'espace, le repos et le mouvement, et ainsi de suite. Ainsi, tout dans l'existence est lié à tout le reste, au détriment des apparences.

 

_____________
[1]
 Les douze maillons dans le bouddhisme. Nidana est un mot sanskit qui signifie « cause, motivation ou occasion » selon le contexte. Le mot dérive de ni (bas, vers) et da (pour lier,dana ). Il apparaît dans le Rigveda (l'hymne 10.114.2), et d'autres écritures hindoues, où cela signifie « cause primaire ou première cause associée » ; Dans d'autres contextes tels queRigveda 6.32.6, nidana se réfère à une corde ou une bande qui relie, ou attache une chose à une autre, comme un cheval à un chariot.

 

[2] Technique de concentration où le regard est fixé sur un objet spécifique, souvent la flamme d’une bougie. Mais il peut s’agir également d’un point, un yantra ou la pleine lune.

 

[3] Un kōan ( transcription du japonais : こうあん, prononciation japonaise on'yomi du termechinois : chinois : 公案 ; pinyin : gōng'àn, littéralement : arrêt faisant jurisprudence) ou koanest une brève anecdote ou un court échange entre un maître et son disciple, absurde, énigmatique ou paradoxal, ne sollicitant pas la logique ordinaire, utilisée dans certaines écoles du bouddhisme chán (appelé son en Corée, zen au japon, ou Thiền au Viet Nam). Un hua tou (terme chinois ; japonais : wato) est semblable mais ne consiste qu'en une courte phrase, parfois issue d'un kōan

 




Silence (24) 
by Mai Văn Phấn

Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault

Translated into Vietnamese by Takya Đỗ





Tác phẩm của Dominique de Miscault gửi riêng cho Tĩnh lặng 24





Silence

 


24

 

Two objects on the table

A clock

A pebble paperweight

 

I cannot read a book

Or think through any subject

 

My mind is vague

As I stare at each object a long time

 

I turn one of them

Adjust the space between

 

I see a single trail of light

Between the clock and the pebble.


(Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)

 

 



Explication

 

The poet is in front of a table. A table is a surface where our food is served. It might be spiritual food as well. A table could be used for writing on it. But further more a table can bring bizarre things together. This is a simple symbol suggesting that all things in life are unified and connected. On the table there are two things in a pebble paperweight and a clock. The clock stands for time. And it is divided into twelve sections. Do they not stand for the twelve nidanas viz ignorance, volitions, consciousness, name and form, six sense bases, contact, sensation, cravingj attachment, becoming and birth ageing decay and death? When the hands of the clock complete the cycle they return to the initial position only to go round the cycle once again. Thus the clock moves along a vicious circle over and over again. The clock reminds us of the repeated births and deaths of a person. A little away from the clock there is the pebble paperweight. While the clock stands for time the pebble might stand for space. While clock might stand for motion the pebble might stand for rest. The poet gazes at the clock for a long time. He also looks at the pebble for a long time. This is tratak meditation. Ordinarily there are more than thirty seven trillion cells in human body. Each cell has its own mind. All these countless minds are concentrated on an object through gazing at a thing for a long time. The poet has gazed at a clock. He also gazed at the paperweight. And now his mind  is rather inactive. The poet can no longer read a book. He cannot think. through any subject. His mind is vague. In other words his mind is thoughtless. The object of yoga is to make the mind thoughtless. And once the mind is thoughtless there are visions. The poet turns one of the two objects of the gaze and adjusts the space  between them. In other words the poet can now gaze at both, the clock and the  pebble. Ambiguity is sine qua non with good poetry. And a large corpus of Mai Văn Phấn’s poetry reminds us of koans. The present poem opens with a koan that puts time and space separate from one another. Now the single trail of light connecting the two only tells us that there is a link between time and space, rest and motion, and so on. Thus everything in the existence is linked with everything else however different they might look from one another on the surface.






Photo: Dominique de Miscault






Tĩnh lặng (24) 
của Mai Văn Phấn

Ramesh Chandra Mukhopadhyaya chú giải

Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt

 

 

 

24

 

Hai đồ vật trên bàn

Đồng hồ

Viên sỏi chặn giấy

 

Tôi không thể đọc sách

Không nghĩ trọn một việc

 

Đầu óc mông lung

Nhìn rất lâu từng đồ vật

 

Tôi xoay một trong hai

Đặt lại khoảng cách

 

Thấy vệt sáng duy nhất

Giữa đồng hồ và viên sỏi.



 


Chú giải:


Nhà thơ ngồi trước bàn. Một cái bàn là một bề mặt mà trên đó món ăn của ta được bày ra. Đó cũng có thể là món ăn tinh thần. Một cái bàn cũng có thể dùng để ngồi viết lách ở đó. Nhưng một cái bàn cũng có thể tụ hợp những vật kì lạ trên đó. Đây là một biểu tượng đơn giản ngụ ý rằng tất cả mọi vật trong cuộc sống được hợp nhất và kết nối với nhau. Trên chiếc bàn đó có hai vật là viên sỏi chặn giấy và chiếc đồng hồ. Chiếc đồng hồ tượng trưng cho thời gian. Và nó được chia làm 12 vạch. Chẳng phải những vạch đó tượng trưng cho các duyên khởi [nidana] tức vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử[1] đó sao? Khi kim đồng hồ quay trọn một vòng, chúng trở lại vị trí ban đầu chỉ để quay tiếp vòng nữa. Chiếc đồng hồ cứ thế chạy hoài theo cái vòng luẩn quẩn ấy. Chiếc đồng hồ nhắc nhở chúng ta về cái vòng luân hồi sinh tử của một con người. Cách chiếc đồng hồ không xa là một viên sỏi chặn giấy. Chiếc đồng hồ tượng trưng cho thời gian còn viên sỏi chặn giấy có thể tượng trưng cho không gian. Chiếc đồng hồ có thể tượng trưng cho “động” còn viên sỏi có thể tượng trưng cho “tĩnh”. Nhà thơ chú mục vào chiếc đồng hồ hồi lâu. Ông cũng chú mục vào viên sỏi hồi lâu. Đây là phương pháp thiền tratak[2].     


Thông thường trong cơ thể con người có đến hơn ba mươi bảy tỷ tế bào. Mỗi tế bào đều có tâm trí riêng. Toàn bộ vô lượng tâm trí này đang tập trung vào một đồ vật thông qua việc chú mục vào vật đó hồi lâu. Nhà thơ chú mục vào chiếc đồng hồ. Ông cũng chú mục vào viên sỏi chặn giấy. Và giờ đây đầu óc ông nói đúng ra là không hoạt động. Nhà thơ không thể đọc sách nữa. Ông không nghĩ trọn được một việc. Đầu óc ông mông lung. Hay nói cách khác, đầu óc ông chẳng gợn một ý nghĩ. Mục đích của yoga là làm cho đầu óc không gợn chút nghĩ suy. Và khi đầu óc không gợn chút nghĩ suy các ảo cảnh sẽ đến. Nhà thơ xoay một trong hai vật mà ông chú mục vào và chỉnh lại khoảng cách giữa chúng. Nói cách khác, lúc này nhà thơ có thể chú mục vào cả hai vật, chiếc đồng hồ và viên sỏi chặn giấy. Sự mơ hồ là điều kiện thiết yếu đối với thi ca. Và cả một thi tập lớn trong thơ Mai Văn Phấn gợi nhắc cho chúng ta về những phương pháp thiền đốn ngộ [koans]. Bài thơ này khai mở một phương pháp thiền đốn ngộ đặt thời gian tách biệt khỏi không gian. Mà vệt sáng duy nhất nối giữa hai vật đó chỉ để cho ta biết rằng có sự kết nối giữa thời gian và không gian, giữa tĩnh và động, vân vân. Theo cách đó, mọi vật trong hiện tồn kết nối với mọi vật khác cho dù bề ngoài chúng có dị biệt với nhau đến thế nào chăng nữa.  


____________
[1]
 Giáo lý Duyên khởi là căn bản của hệ thống triết học Phật giáo. Đức Phật Thích Ca định nghĩa Duyên khởi: "Do vô minh, có hành sinh; do hành, có thức sinh; do thức, có danh sắc sinh; do danh sắc, có lục nhập sinh; do lục nhập, có xúc sinh; do xúc, có thọ sinh; dothọ, có ái sinh; do ái, có thủ sinh; do thủ, có hữu sinh; do hữu, có sinh sinh; do sinh, có lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sinh, hay toàn bộ Khổ uẩn sinh. Đây gọi là Duyên khởi".   12 Duyên khởi gồm:

- Vô minh: Không hiểu rõ Tứ đế gọi là Vô minh. Có thể phát biểu cách khác rằng, không hiểu rõ Duyên khởi, Vô ngã là Vô minh.
- Hành: Gồm có thân hành, khẩu hành và ý hành .
- Thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
- Danh sắc: Danh gồm xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư (có nơi trình bày Danh sắc gồm có Thọ, Tưởng, Hành và Thức uẩn). Sắc là tứ đại và các pháp do tứ đại sinh.
- Lục nhập: Gồm có 6 nội xứ (nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý căn) và 6 ngoại xứ (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp)".
- Xúc: Có 6 xúc: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.
- Thọ: Có 6 thọ: thọ do nhãn xúc sinh..., và thọ do ý xúc sinh.
- Ái: Sắc ái, thanh, hương, vị, xúc và pháp ái; hay dục ái, sắc ái, và vô sắc ái.
- Thủ: Có 4 thủ: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ.
- Hữu: Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.
- Sinh: Cái gì thuộc loài chúng sinh bị sinh, xuất sinh, giáng sinh, đản sinh, xuất hiện các uẩn, thành tựu các xứ thì gọi là sinh.
- Lão tử:  Cái gì thuộc các loài chúng sinh bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuỗi thọ lớn, các căn chín muồi thì gọi là già. Cái gì thuộc các loài chúng sinh bị từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, các uẩn tàn lụn, thân thể vứt bỏ, tử vong thì gọi là chết.
(Theo Giáo lý Duyên khởi của Thượng tọa Thích Chơn Thiện)  


[2]
 Nguyên văn “tratak meditation”: Trāṭaka (hay tratak – có nghĩa "nhìn” hoặc “chú mục"), là một phương pháp thiền chú mục vào một điểm chẳng hạn như một vật nhỏ, một chấm đen hoặc một ngọn nến đang cháy. Phương pháp này được cho là mang lại năng lượng cho ‘con mắt thứ ba’ (hay ājňā chakra – tạm dịch “luân xa con mắt thứ ba”) và giúp các khả năng tâm linh tăng tiến.
(Wikipedia.org)

 





Tĩnh lặng - Silence (1)
Tĩnh lặng - Silence (2)
Tĩnh lặng - Silence (3)

Tĩnh lặng - Silence (4)
Tĩnh lặng - Silence (5)
Tĩnh lặng - Silence (6)
Tĩnh lặng - Silence (7)

Tĩnh lặng - Silence (8)
Tĩnh lặng - Silence (9)
Tĩnh lặng - Silence (10)
Tĩnh lặng - Silence (11)
Tĩnh lặng - Silence (12)
Tĩnh lặng - Silence (13)
Tĩnh lặng - Silence (14)
Tĩnh lặng - Silence (15)
Tĩnh lặng - Silence (16)
Tĩnh lặng - Silence (17)
Tĩnh lặng - Silence (18)
Tĩnh lặng - Silence (19)
Tĩnh lặng - Silence (20)
Tĩnh lặng - Silence (21)
Tĩnh lặng - Silence (22)
Tĩnh lặng - Silence (23)







 Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 


 

Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education  M.A [ triple]  M Phil   Ph D  Sutrapitaka tirtha  plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.

 




TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Địa chỉ: 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh: 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học  [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault






Poétesse Artiste Dominique de Miscault

 

Artiste Plasticienne. Actualités. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil. Ecrire en images, cacher les mots porteurs de souffrance ; on ne raconte pas les pas d’une vie qui commence en 1947. C’est en 1969 que j’ai été invitée à exposer pour la première fois. Depuis j’ai eu l’occasion de « vagabonder » seule ou en groupe en France et dans le monde sûrement près de 300 fois. Les matériaux légers sont mes supports, ceux du voyage et de l’oubli.

www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com




Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault

 

Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác đương đại. Từ bãi biển đến trang giấy. Là ngày hôm qua, từ 1967 đến 1980, và trước đó, rồi từ 1981 đến 1992. Và nữa từ 1992 đến 2012 trên tất cả các biên giới. Ngày hôm nay là bãi biển trắng dưới bầu trời xanh. Viết bằng hình ảnh, giấu từ ngữ mang nỗi đau, người ta không kể lại những bước đi trong cuộc đời tính từ năm 1947. Vào năm 1969, lần đầu tiên tôi được mời triển lãm tác phẩm. Kể từ đó, tôi có cơ hội một mình "lang bạt" hoặc theo nhóm ở nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, chắc chắn gần 300 lần. Những chất liệu nhẹ là nguồn hỗ trợ tôi, những chất liệu của hành trình và quên lãng.

www.dominiquedemiscault.fr

www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com







 Dịch giả Takya Đỗ



Sách d
ịch của Takya Đỗ đã xuất bản:

Vinabook.com
Nhà sách Khai Tâm








Photo: Dominique de Miscault

   




















BÀI KHÁC
1 2 3 
image advertisement
image advertisement

image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị