Loka est un
terme sanscrit utilisé dans les religions du sous-continent indien qui désigne
les différents plans d'existence des mondes du saṃsāra, de la cosmologie
théologique.
Silence (23) by Mai Văn Phấn
Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault
Translated into Vietnamese by Takya Đỗ
Silence
23.
Only in silence I realize
That I am in zazen with many others
Mixing auras
From other spaces
I heal my own wounds
But others
Are treating unknown patients
The patients don’t know
They are going through auras.
(Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)
Explication
Countless beings, even multitudinous nonsentient particles are plunged in the quest for peace and truth. But when our minds are preoccupied with the noise of sundry ideas they cannot perceive this truth of existence. It needs silence to perceive that. Not only me but innumerable persons like me are in zazen. Yes our conscious minds teeming with a noise might not be aware of the fact that our deeper selves are immersed in meditation. Only when our minds are thoughtless there is perfect silence. And in that silence one can espy things that one cannot be aware of with sense perception. And the poet finds in his silence that he is not alone in his search for peace and well being. He is in the company of a host of people sitting in zazen. In fact there is no qualitative difference between rest and motion, silence and noise. While with conscious minds we are aware of motion and noise, our inner consciousness knows that they are appearances only. In fact if we look into the thing in itself with our inward eye, the whole creation reveals itself as a zendo where every man animal worm and particle whatever is sitting in lotus posture over head and ears in meditation. This is not all. Ours is a multiverse where myriads of lokas exist. And the poet finds that the myriads of universes are dived into zazen. Once their inward self comes to the fore their auras derived from their astral bodies radiate. Each one has a unique aura characteristic of his or her or its spiritual self. And there is a flood of light where countless auras of countless hues mingle. It is as it were bathing in the rainbow light and colours-an incident for gods to experience. The poet bathes in the flood of multicoloured light and heals himself. In fact behind our physical body there is the astral one which is made of many coloured light. When there is deficiency of light in the astral body, reception of required light rays makes up the deficiency and outdoes the disease on the physical plane. While the poet is aware of how his deficiencies are being healed up by the intake of rays he at the same perceives light emanating from other bodies participating in the zazen healing many other persons other than their own selves Curiously those who are receiving the light from the compassionate and radiant ones engaged in zazen donot know that they are being treated by the bright ones. In fine the poem assures us that however gross and diseased our wartorn and jealousy lorn world might be, it is ceaselessly receiving radiation from the illuminated ones And a time is not far off when the world will get rid of its deficiencies and attain perfection where love will be all pervading.
Tĩnh lặng (23) của Mai Văn Phấn
Ramesh Chandra Mukhopadhyaya chú giải
Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt
23.
Tĩnh lặng mới biết
Mình tọa thiền cùng nhiều người khác
Đan hào quang
Từ những không gian khác
Tôi tự chữa lành vết thương
Nhưng người khác
Đang điều trị cho bệnh nhân xa lạ
Những người bệnh không biết
Mình đang đi qua hào quang.
Chú giải:
Muôn vàn chúng sinh, và thậm chí là muôn vàn hạt vô tri giác đang lao vào cuộc tìm kiếm sự thanh tĩnh và chân lý. Nhưng khi tâm trí ta bị sự huyên náo của những ý tưởng tạp nham choán lấy thì ta không thể nhận ra chân lý ấy trong hiện tồn. Tâm trí cần tịch lặng để cảm nhận chân lý đó. Không riêng tôi mà có vô số những người như tôi đang tọa thiền [zazen]. Thật vậy, tâm thức ta đầy náo động có lẽ không nhận thức được cái thực tế là bản ngã sâu bên trong của ta đang đắm vào thiền định. Chỉ khi nào tâm trí ta không bợn chút nghĩ suy thì mới có tịch lặng tuyệt đối. Và trong tịch lặng ấy người ta có thể nhìn ra những thứ mà họ không thể nhận biết bằng tri giác cảm quan. Và trong tịch lặng của mình nhà thơ thấy rằng ông không đơn độc trong cuộc tìm kiếm sự thanh tĩnh tâm trí và cường kiện thân thể. Ông tọa thiền cùng rất nhiều người khác. Thực ra, về bản chất không có gì khác biệt giữa nghỉ ngơi và vận động, giữa tịch lặng và huyên náo. Trong khi ta nhận biết sự vận động và huyên náo bằng ý thức, thì tâm thức bên trong ta biết rằng những thứ đó chỉ là ngoại cảnh mà thôi.
Quả thực nếu ta dùng con mắt nội tâm nhìn sâu vào bản chất của ngoại cảnh ấy, toàn bộ tạo tác đó tự hiển lộ như một thiền đường [zendo] nơi mỗi con người, con vật, con trùng và các hạt bất kể là gì đang ngồi trong tư thế hoa sen chú toàn tâm ý vào thiền định. Thế chưa phải là hết. Tâm ý của chúng ta là đa vũ trụ nơi hằng hà sa số các cõi [loka] cùng tồn tại. Và nhà thơ thấy rằng hằng hà sa số các vũ trụ đó đang đắm mình vào thiền định. Khi mà bản chất bên trong của chúng hiển lộ ra ngoài, hào quang chúng thu nhận được từ các thiên thể sẽ tỏa chiếu. Mỗi sinh linh có một thứ hào quang độc nhất vô nhị tiêu biểu cho bản chất tinh thần của mình. Và có ánh sáng ngập tràn nơi hằng hà sa số hào quang với vô vàn màu sắc đan vào nhau. Có thể nói nơi đó tắm trong ánh cầu vồng rực rỡ sắc màu – là một cảnh tượng dành cho các vị thần linh trải nghiệm. Nhà thơ đắm mình trong dòng ánh sáng rực rỡ sắc màu đó và tự chữa lành vết thương cho mình.
Trên thực tế, đằng sau cơ thể vật chất của chúng ta là thiên thể được tạo nên từ ánh sáng đa màu sắc. Khi trong thiên thể này thiếu ánh sáng, những tia sáng cần thiết sẽ được thu vào để bù đắp cho sự thiếu hụt đó và vượt qua bệnh tật trên bình diện thể chất. Trong khi nhà thơ nhận biết sự thiếu hụt của mình và đang tự chữa lành vết thương bằng cách thu vào mình những tia sáng, ông đồng thời nhận thấy ánh sáng đang tỏa ra từ những cơ thể khác đang cùng tọa thiền để chữa lành cho nhiều bệnh nhân xa lạ. Thật lạ là những người bệnh nhận được ánh sáng từ những người tọa thiền giàu lòng trắc ẩn và tỏa ánh hào quang đó lại không hề hay biết rằng họ đang được chữa lành bởi những con người ngời ngợi hào quang ấy. Cuối cùng, bài thơ này đoan quyết với chúng ta rằng cho dù cái thế giới cô độc, đố kị và điêu tàn vì tranh chiến của chúng ta có xấu xí và tang thương đến đâu chăng nữa, nó vẫn không ngừng nhận được ánh xạ từ những sinh linh đang tỏa hào quang ấy. Và sắp đến lúc thế giới rũ sạch những khiếm khuyết của mình và đạt tới sự hoàn mỹ với tình yêu tràn ngập khắp nơi nơi.
Tĩnh lặng - Silence (1)
Tĩnh lặng - Silence (2)
Tĩnh lặng - Silence (3)
Tĩnh lặng - Silence (4)
Tĩnh lặng - Silence (5)
Tĩnh lặng - Silence (6)
Tĩnh lặng - Silence (7)
Tĩnh lặng - Silence (8)
Tĩnh lặng - Silence (9)
Tĩnh lặng - Silence (10)
Tĩnh lặng - Silence (11)
Tĩnh lặng - Silence (12)
Tĩnh lặng - Silence (13)
Tĩnh lặng - Silence (14)
Tĩnh lặng - Silence (15)
Tĩnh lặng - Silence (16)
Tĩnh lặng - Silence (17)
Tĩnh lặng - Silence (18)
Tĩnh lặng - Silence (19)
Tĩnh lặng - Silence (20)
Tĩnh lặng - Silence (21)
Tĩnh lặng - Silence (22)
Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education M.A [ triple] M Phil Ph D Sutrapitaka tirtha plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.
TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Địa chỉ: 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh: 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.
Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault
Poétesse - Artiste Dominique de Miscault
Artiste Plasticienne. Actualités. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil. Ecrire en images, cacher les mots porteurs de souffrance ; on ne raconte pas les pas d’une vie qui commence en 1947. C’est en 1969 que j’ai été invitée à exposer pour la première fois. Depuis j’ai eu l’occasion de « vagabonder » seule ou en groupe en France et dans le monde sûrement près de 300 fois. Les matériaux légers sont mes supports, ceux du voyage et de l’oubli.
www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com
www.aleksander-lobanov.com
Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault
Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác đương đại. Từ bãi biển đến trang giấy. Là ngày hôm qua, từ 1967 đến 1980, và trước đó, rồi từ 1981 đến 1992. Và nữa từ 1992 đến 2012 trên tất cả các biên giới. Ngày hôm nay là bãi biển trắng dưới bầu trời xanh. Viết bằng hình ảnh, giấu từ ngữ mang nỗi đau, người ta không kể lại những bước đi trong cuộc đời tính từ năm 1947. Vào năm 1969, lần đầu tiên tôi được mời triển lãm tác phẩm. Kể từ đó, tôi có cơ hội một mình "lang bạt" hoặc theo nhóm ở nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, chắc chắn gần 300 lần. Những chất liệu nhẹ là nguồn hỗ trợ tôi, những chất liệu của hành trình và quên lãng.
www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com
www.aleksander-lobanov.com