Silence (21) by Mai Văn Phấn
Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault
Translated into Vietnamese by Takya Đỗ
Photo: Dominique de Miscault
Silence
21.
I am lost in the world of toys
Boy and girl dolls
Smile next to a fish made of wool
A wooden rooster
Stands firmly on one foot
A paper dolphin
Carries a tiny globe on its head
All are immobile
In nothingness
The halos of dreams
Of humanities’ children
Those who are moving
In order to be natural, equal, innocent
I am made of wool, paper, wood…
(Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)
Explication
Children play with toys. Why do children play with toys? When they are born they find the world dominated by adults. They know that unless they are like adults they cannot get at power in the worldly life into which they are born. So they imitate the adults play way. And the toys help create a miniaturised representation of the world of the adults before the children. The children have powers over their toys the way the adults have power over the worldly things and situations. If a father is angry with a child the child cannot resist his father. So in turn the child gets angry with its toy. Thus the child some way sublimates its aggrieved soul. Again the child becomes his or her father imitating the father who bullies him or her, through bullying the toy. May be there could be myriads of other situations faced by a child which could be handled in imagination with the aid of toys. No wonder the adults are the child’s role model. But witnessing the unreality of the make believe world peopled with toys whether the so called real world of the adults are e qually unreal!
Now look at a child. A plan or chart lies at his feet--some fragment of his understanding of life shaped by himself. It is a wedding or a festival, a feast or a funeral. Reflections on a child’s play with toys could lead us to myriads of conjectures as to why and how a child plays with toys. But after all, it is the child alone who plays with toys. That is the universal perception of the adults. Mind you, we are adults our conversation could be understood by adults only, just as children understand other children. But listen to our poet Mai Văn Phấn.
I am lost in the world of toys
One asks--- What is it to be lost? It seems that the poet is so immersed in the world of toys that the real world of the adult poet seems to have ceased to exist. One asks -- what toys constitute the world of the poet? Boy and girls dolls. A doll is a small model of human figure as a child’s toy A t the age of three a little boy seems to be aware of the difference between a boy and girl.
Well Coleridge speaks of himself as transformed into a three years child, for a time, in Ancient Mariner
He holds him with his glittering eye
The wedding guest stood still
And listens like a three year child
The mariner hath his will
The boy and girl dolls smile. Each child smiles 400 to 500 times a day. Because he/ she is happy. Happiness is a state of mind. External factors such as wealth and power do not bring happiness in their train. The children are happy with what they have. It is only when we are not satisfied and crave for more and more we forget to smile. We become grouchy. And look at the fish. Because the Chinese character for fish and the Chinese character for surplus are identical. The fish stands for fine excess Yes, the little children do not yearn for this man’s scope and that man’s talent. They always smile at the never waning surplus of their inward wealth. The smile of the children speak of their awareness of the fish and fine excess. Especially koi fish. It goes up stream and reaches the mountain top only to be a dragon-the most auspicious thing under the Sun. The fish in the neighbourhood of the smiling dolls are however made of wool. A wooden rooster stands firmly on one foot. A rooster is one of the twelve signs of Chinese zodiac. It stands for yang principle. It drives away the evil and hails the dawn. It stands for honesty morality and fortitude. The rooster is standing on one leg. That is its other leg is hidden in its plumes. This is a posture that the rooster is relaxed. Unless you are relaxed you cannot have patience and fortitude. Besides the rooster on one leg suggests that only a portion of reality is perceived by us mortals. And there is a dolphin that carries a small globe on its head. This is a very curious image. The dolphin stands for love and help. It rescues men from drowning and from the attack of sharks over and over again. It stands for virtue. playfulness will power humour wholeness and the like. The image of a miniature globe on dolphins head might suggest that a time may come when virtue will rescue the earth from being drowned in the boundless sea of sin.
Fine. What do the world of dolls and other toys represent? The smile, the fish, the rooster, and the dolphin suggest the world as it could be made. In other words the present poem brims with compassion and goodwill of the poet.
But the poet knows that there is no substance in this worldly existence even if it were made of the stuff of dream. Substance implies something which is independent of anything else. The boy and girl are dolls. The rooster is wooden. The dolphin is made of paper. Thus anything and everything whatever in dreams or in the mundane world is made of something else. This dependent origination of all that we perceive or dream of in the existence posits that nothing is permanent and nothing has essence. And hence as soon as the poet perceives our mundane world as toy world he is plunged into the awareness of nothingness. Nothingness alone exists. Anything else that we perceive with our senses is moonshine and myth. That which appears to move is but immobile. On the surface we find the world ever moving and ever changing under the impact of Time. But the poet experiences the timeless changeless nothing.
All are immobile
In nothingness
The halos of dreams
Of humanities’ children
Those who are moving
But with those of us who live in the contingent the toy world is natural and the vision of the Nothing is supra natural. Just as the Buddhas who belong to the Nothing or sunya or Void have their nirmanakaya similarly our seer poet dons an appearance made of wool paper wood etc.
In other words the Nothing is not empty. It brims with the possibility of appearances on n levels. This Nothing is different from the perception of the absurd playwright of Endgame. Furthermore the poem defines a poet as a Buddha in the making, trailing clouds of glory and measureless truth from the Void.
Tĩnh lặng (21) của Mai Văn Phấn
Ramesh Chandra Mukhopadhyaya chú giải
Takya Đỗ dịch sang tiếng Việt
Dịch giả Takya Đỗ
21.
Lạc vào thế giới đồ chơi
Những cô cậu búp-bê
Mỉm cười bên con cá bằng nỉ
Con gà trống gỗ
Đứng vững trong tư thế một chân
Con cá heo giấy
Đội quả địa cầu bé nhỏ
Tất cả bất động
Trong tính không
Hào quang giấc mơ
Của tuổi thơ nhân loại
Những người đang chuyển động
Được hồn nhiên, bình đẳng, thơ ngây
Tôi bằng nỉ, bằng giấy, bằng gỗ...
Chú giải:
Con trẻ chơi đồ chơi. Tại sao con trẻ lại chơi đồ chơi? Khi sinh ra, chúng thấy thế giới này bị người lớn thống trị. Chúng biết rằng nếu chẳng phải người lớn thì chúng không thể đạt được quyền lực trong cuộc sống trần thế nơi chúng được sinh ra. Vậy nên chúng bắt chước cách xử sự của người lớn. Và đồ chơi giúp tạo ra một đại diện thu nhỏ của thế giới người lớn trước con trẻ. Con trẻ có quyền lực đối với đồ chơi của mình theo cách mà người lớn có quyền lực đối với những sự vật và sự việc trên đời. Nếu một người cha nổi giận với đứa trẻ, đứa trẻ đó chẳng thể phản khángcha mình được. Vậy nên đến lượt mình, đứa trẻ nổi giận với đồ chơi của nó. Như vậy, bằng cách này hay cách khác đứa trẻ chế ngự tâm hồn bị tổn thương của nó. Đứa trẻ ấy lại thành cha mình khi nó bắt chước người cha đang nạt nộ nó, bằng cách bắt nạt đồ chơi. Có vô số tình huống khácmà một đứa trẻ phải đối mặt có thể đã được xử lý trong trí tưởng tượng với sự trợ giúp của đồ chơi. Chẳng nên lấy làm lạ khi người lớn là hìnhmẫu của đứa trẻ. Nhưng khi chứng kiến tính chất hư huyễn của thế giớigiả tưởng làm bằng đồ chơi đó, thử hỏi cái được gọi là thế giới thực của người lớn liệu có hư huyễn tương tự hay không!
Giờ hãy xem một đứa trẻ. Một sơ đồ hoặc họa đồ đã nằm sẵn dưới chân nó, một đoạn nhận thức nào đó về cuộc sống đã hình thành bởi chính nó. Đó có thể là một đám cưới hay một lễ hội, một bữa tiệc hay một đám ma. Những suy ngẫm về một trò chơi của con trẻ với đồ chơi có thể dẫn chúng ta đến vô vàn phỏng đoán về nguyên nhân và cách thức một đứa trẻ chơi với đồ chơi. Nhưng xét cho cùng, đó chỉ là đứa trẻ một mình chơi với đồ chơi. Đây là nhận thức chung của người lớn. Xin nhớ rằng chúng ta là người lớn nên cách chuyện trò của chúng ta chỉ người lớn mới có thể hiểu được, cũng như chỉ những đứa trẻ mới hiểu được những đứa trẻ khác.Nhưng hãy nghe nhà thơ Mai Văn Phấn của chúng ta.
Lạc vào thế giới đồ chơi
Người ta hỏi: Lạc là thế nào? Có vẻ nhà thơ đắm sâu vào thế giới đồ chơi đến mức thế giới thực của nhà thơ người lớn hồ như không còn tồn tại. Người ta lại hỏi: Những đồ chơi nào tạo thành thế giới của nhà thơ? Chính là những cô cậu búp bê. Một con búp bê là một hình mẫu con người thu nhỏ thành đồ chơi của trẻ. Ở tuổi lên ba, một bé trai dường như đã nhận thức được sự khác biệt giữa con trai và con gái.
Coleridge chẳng đã tự nói về mình khi nhất thời biến thành đứa trẻ lên ba trong Ancient Mariner đây thôi
Ông ta giữ chàng bằng đôi mắt ngời lấp lánh
Vị khách vội vã đi đám cưới đứng sững
Và lắng nghe như đứa trẻ lên ba
Tâm trí chàng người thủy thủy chiếm trọn
Những cô cậu búp bê mỉm cười. Mỗi đứa trẻ thường cười bốn, năm trăm lần một ngày. Bởi cô bé/cậu bé hạnh phúc. Hạnh phúc là một tâm trạng. Lẽ dĩ nhiên những nhân tố ngoại tại như giàu sang và quyền thế không đem lại hạnh phúc. Con trẻ hạnh phúc với những gì chúng có. Khi ta không thỏa mãn và ngày càng khao khát thèm muốn nhiều hơn nữa là ta quên mất cách mỉm cười. Ta trở nên bẳn tính. Và hãy xem con cá. Bởi trong tiếng Hán chữ ‘cá’ (‘ngư’) đồng âm với chữ ‘dư’. Nên cá biểu trưng cho sự dư giả sung túc. Thật vậy, con trẻ không màng đến trình độ của người này hay tài năng kia của người kia. Chúng luôn mỉm cười với sự giàu có nội tâm luôn dư giả không bao giờ cạn của chúng. Nụ cười của con trẻ nói lên nhận thức của chúng về cá hay về sự dư giả sung túc đó. Đặc biệt là cá chép. Nó bơi ngược dòng và lên đến tận đỉnh núi chỉ đế hóa rồng – loài vật mang điềm may mắn nhất trên đời. Nhưng con cá bên cạnh những cô cậu búp bê đang mỉm cười đó lại bằng nỉ. Một con gà trống gỗ đứng vững trong tư thế một chân. Con gà là một trong mười hai con giáp theo Can Chi của Trung Quốc. Nó biểu trưng cho yếu tố dương. Nó xua tan những thứ tối ám và chào đón bình minh. Nó biểu trưng cho thiện tính, đạo đức và sự ngoan cường. Con gà trống ấy đứng trên một chân. Nghĩa là chân kia của nó dấu trong lông cánh. Đây chính là tư thế nghỉ ngơi của con gà. Nếu ta không ngơi nghỉ, ta không thể có lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng ngoan cường. Ngoài ra, con gà đứng một chân còn ám chỉ rằng phàm nhân chúng ta chỉ nhận biết được một phần thực tế mà thôi. Và có một con cá heo đội trên đầu quả địa cầu bé nhỏ nữa. Đây là một hình ảnh rất khơi gợi tính hiếu kì. Con cá heo biểu trưng cho tình yêu và sự cứu giúp. Nó cứu người khỏi chết chìm và khỏi đàn cá mập tấn công hết lần này đến lần khác. Nó biểu trưng cho lòng tốt, tính vui nhộn, ý chí, sức mạnh, sự hóm hỉnh, tính trọn vẹn và những thứ tương tự. Hình ảnh quả địa cầu thu nhỏ trên đầu con cá heo có thể hàm ý rằng sẽ đến lúc lòng tốt cứu vãn thế giới này khỏi bị nhấn chìm trong đại dương mênh mang tội lỗi.
Được rồi. Vậy thế giới búp bê và những đồ chơi khác biểu trưng cho cái gì? Nụ cười, con cá, con gà trống và con cá heo gợi ra thế giới ấy như nó có thể đã được tạo ra. Nói cách khác bài thơ này đầy ắp tình thương và thiện ý của nhà thơ.
Nhưng nhà thơ biết rằng chẳng có gì là thực trong sự hiện tồn trần giới này ngay cả khi nó được tạo thành bằng chất liệu là những giấc mơ. Cái có thực phải là cái gì đó tồn tại độc lập không lệ thuộc vào bất kỳ thứ gì khác. Các cậu bé cô bé kia là những con búp bê. Con gà trống ấy bằng gỗ. Con cá heo đó bằng giấy. Vậy bất kỳ thứ gì và mọi thứ bất kể là gì trong những giấc mơ hay trên cõi trần này đều được làm từ thứ gì đó khác. Cái nguồn gốc lệ thuộc này của tất cả những thứ mà chúng ta nhận biết hoặc mơ thấy trong hiện tồn đưa ta đến một giả thuyết rằng không có gì là vĩnh cửu và chẳng một thứ gì có thực chất cả. Và vì vậy mà ngay khi nhà thơ nhận thức cõi trần của chúng ta như thế giới đồ chơi, ông thâm nhập vào nhận thức về Tính không. Chỉ riêng Tính không là tồn tại. Bất kỳ thứ gì khác mà chúng ta nhận biết bằng các giác quan của mình đều là tưởng tượng và hoang đường. Cái thứ trông như đang di dịch chỉ là thứ bất động mà thôi. Ở bề mặt chúng ta thấy rằng thế giới này không ngừng chuyển động và không ngừng thay đổi dưới ảnh hưởng của Thời gian. Nhưng nhà thơ đang trải nghiệm cái Tính không bất biến và không bị ảnh hưởng bởi thời gian.
Tất cả bất động
Trong tính không
Hào quang giấc mơ
Của tuổi thơ nhân loại
Những người đang chuyển động
Song đối với những ai trong số chúng ta đang sống trong thế giới ngẫu nhiên thì thế giới đồ chơi là tự nhiên và ảo tượng về Tính không là siêu nhiên. Giống như những Đức Phật thuộc về Tính không hay sunya hoặc Hư không, các vị có nirmanakaya [hóa thân] của mình, nhà thơ tiên tri của chúng ta cũng khoác lên mình một dung mạo bằng nỉ, giấy, gỗ, v.v..
Nói cách khác, Tính không này không trống rỗng. Nó đầy ắp những dung mạo khả thể ở hằng hà cấp độ. Tính không này khác với nhận thức của nhà soạn kịch phi lý tác giả vở Endgame. Hơn nữa, bài thơ này mô tả một nhà thơ giống như một vị Phật ở chỗ tạo ra, kéo ra những vầng hào quang và sự thật bất tận từ Tính không.
Samuel Taylor Coleridge (10/1772 – 7/1834): nhà thơ, nhà phê bình văn học, triết gia và nhà thần học người Anh, là một trong những người sáng lập ra trường phái Lãng mạn ở Anh quốc và là thành viên của Hội Các nhà thơ Hạt Lake (một hạt ở miền núi phía tây bắc Anh quốc). (ND)