Silence (19) - Mai Văn Phấn. Explication par Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya. Traduction française Dominique de Miscault
Mai Văn Phấn
Explication par Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Traduction française Dominique de Miscault
Sự run rảy của cuộc sống - Dominique de Miscault
Silence
19.
La lumière
fend le tronc d'arbre
Jaune d'un côté
pourpre de l'autre
Écorce lisse d'un côté
rugueuse de l'autre
La sève est
blanche
ou noire
les yeux clos je respire
l'arbre s’épanouit
Les deux moitiés de l'arbre ont les mêmes couleurs de fleurs
épanouissement des foules avant qu’une lame tranche la
lumière.
Explication du Dr Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Le poète est seul, de peur que les visions ne
soient entachées du vacarme de la vie. Mais voilà ! Un faisceau lumineux. Sans
éclairage, on ne voit rien. Mais attention, il ne s’agit pas de la lumière du
Soleil ou de la Lune. Il ne s’agit pas de l'électricité de n’importe quelle
lampe. De quelle lumière s’agit-il ? Lumière de sagesse, lumière inconnue. Pour
communiquer son expérience spirituelle, déconcertante pour le langage
ordinaire, le poète s’appuie sur une imagerie obscurcie par la science. Les
arbres ont besoin de lumière pour fabriquer la sève. Les arbres aspirent l'eau
de la terre. Les chlorophylles absorbent la lumière pour diviser les molécules
d'eau en hydrogène et oxygène. Puits de lumière, dans la vision du poète,
divise le tronc d'arbre. De quel arbre s’agit-il ? Sans doute l'arbre de vie.
L'arbre s’enracine dans les cavernes sans tenir compte de l’homme. Le tronc de
l'arbre est tendu vers le ciel, demeure de la conscience supérieure. Mais
l'arbre pourrait aussi s’enraciner dans les cieux de la conscience supérieure.
Ainsi, cet arbre représente l'ensemble du cosmos. Il y a une relation
privilégiée entre l'arbre et l'homme depuis toujours. Dans la mythologie
grecque, Daphné s’est transformée en arbre. Souvent dans les mythes, des arbres
deviennent homme ou femme. Le tronc de l'arbre est un symbole phallique.
L'intérieur creux représente l'utérus. Ainsi, le tronc d'un arbre pourrait être
divisé en deux à la lumière de la sagesse. Le poète voit, sur le même tronc, du
jaune d'un côté et du violet foncé de l'autre.
Le monde est lumière. L’arc en ciel
représente le spectre lumineux. Le tronc de l'arbre dans la vision de Mai Văn
Phấn est jaune et violet foncé. Le jaune représente la richesse, le bonheur et
la prospérité dans la culture vietnamienne, le pourpre, la nostalgie, la
fragilité et la tristesse. L'écorce est lisse d'un côté et rugueuse de l’autre.
La sève est blanche d'un côté et noire de l’autre. Le blanc représente la
pureté et le noir le mal. Ainsi, alors que le bonheur et la pureté sont l’un
des aspects de l'arbre, la fragilité en représente l'autre aspect. L'image
suggère que les opposés, le samsara ou la vie du monde avec ses servitudes et
de nibbana[1] ou la libération appartiennent au même. Ce sont les aspects
opposés du même arbre de vie. Le poète a de la compassion pour les deux. Il
ferme les yeux et respire. Dans sa vie, l'arbre grandit de plus en plus. Le
poète devient l'âme du monde. Par sa respiration, le monde ou l'arbre de
l'existence respire et grandit. La force de vie de l'existence dérive de l'être
intime. Bien que, apparemment, les deux côtés de l'arbre soient si différents
l’uns de l’autre, les fleurs sont de la même couleur elles fleurissent dans la
foule dans la lumière de la sagesse. Il souligne clairement que le nirvana et
le samsara ou la vie du monde sont deux choses relativement différentes. Mais
aucun d'entre eux n'a de substance. Les fleurs de vide sont ce que les deux
engendrent.
Le bouddhisme indien et le taoïsme chinois
nous atteignent des mêmes fleurs de vide.
L'école de l'illumination progressive et
l'illumination soudaine parviennent aux mêmes fleurs de vide.
__________
[1] nibbana ou Nirvāṇa est un terme sanskrit,
calqué du pali Nibbāna, qui signifie « extinction » d'une flamme ou d'une
fièvre, étymologiquement « ex-spiration », et par extension « apaisement » puis
« libération ».
Dominique de Miscault:
Artiste Plasticienne. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier, dominiquedemiscault.com. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil.
(http://www.dominiquedemiscault.fr)
Silence (19) by Mai Văn Phấn
Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Translated into French by Dominique de Miscault
Translated into Vietnamese by Phạm Minh Đăng
Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Silence
19.
Light
Splits a tree trunk
Yellow on one side
Dark purple on the other
Bark is smooth on one side
Rough on the other
Sap is different on two sides
White
Black
I close my eyes and breathe
The tree is growing
Both halves of the tree have the same color flowers
Blooming in crowds before a hatchet blade of light.
(Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le & Susan Blanshard)
Explication
The poet is left alone lest visions if any are shattered by the din of everyday life. And lo! The poet espies a shaft of light. Unless there is light you cannot see anything. But mind you, this is not the light of the Sun or the Moon. This is not the light of electricity or of any lamp. What could be the light then? It is the light of wisdom-a light that is never on sea or land. But to communicate the spiritual experience which baffles language the poet seems to avail himself of the imagery shadowed by science. The trees in Nature require light to prepare their food. The trees suck water from the earth. The chlorophylls absorb light to split the watermolecules in Hydrogen and Oxygen. And the shaft of light in the poet’s vision splits a tree trunk. What could be the tree? It might be the tree of life or the tree of existence. The tree has its roots in the caverns measureless to man below. The trunk of the tree excelsiors to the skies the abode of higher consciousness. Or else the tree might be upside down with its roots in the skies of higher consciousness. Thus a tree could stand for the whole of cosmos. There has been a relationship between tree and man since time immemorial. Daphne became a tree in Greek mythology. Again trees become man or woman in the realms of myth. The trunk of the tree is phallic symbol. And the hollow inside stands for womb. Thus the trunk of a tree could be split into two in the light of wisdom.
And the poet finds yellow on one side and dark purple on the other of the same tree trunk.
The world is made of light. And the light splits into different colours. And the trunk of the tree in the vision is made of yellow colour on one side and dark purple on another side Yellow stands for wealth, happiness and prosperity in Vietnamese culture Purple on the other hand stands for nostalgia, fragility and sadness. The bark is smooth on one side and rough on another. The sap is white on one side and black on another side.White stands for purity and black stands for evil. Thus while happiness smoothness and purity are one aspect of the tree, evil fragility sadness and roughness are the other aspect of the same tree. The imagery suggests that the opposites, samsara or the worldly life-the life of bondage and nibbana or liberation belong to the same tree of life. They are the opposite aspects of the same tree of life. The poet has compassion for both. He closes his eyes and breathes. And from his life breath the tree grows bigger and taller. The poet becomes the world soul. And through his breathing the world or the tree of existence breathes and grows. The life force of the existence derives its elan from the poet’s being. Although apparently the two sides of the tree are so different from each other yet their flowers are of the same colour blooming in crowds in the hatchet blade of the light of wisdom. It clearly points out that nirvana and samsara or worldly life are two different things in the relative sense. But neither of them has any substance. And the flowers of void are what both of them bring about.
Indian Buddhism and the Chinese Taoism reach us to the same flowers of void.
The school of gradual enlightenment and sudden enlightenment reach us to the same flowers of void.
Tĩnh lặng (19) của Mai Văn Phấn
Ramesh Chandra Mukhopadhyaya chú giải
Phạm Minh Đăng dịch sang tiếng Việt
Dịch giả Phạm Minh Đăng
Tĩnh lặng
19.
Ánh sáng
Chẻ dọc thân cây
Bên này màu vàng
Nửa kia tím thẫm
Một phía vỏ cây trơn nhẵn
Phía khác xù xì
Nhựa hai bên cũng khác
Trắng
Và đen
Nhắm mắt thở nhẹ
Cây đang lớn
Hai nửa cây cùng một màu hoa
Nở chi chít dọc lưỡi rìu ánh sáng.
Chú giải
Nhà thơ ngồi lại một mình để các ảo cảnh nếu có đừng bị tan biến bởi những ầm ã đời sống thường ngày. Và kìa! Nhà thơ nhận thấy một luồng ánh sáng. Nếu không có ánh sáng, ta chẳng thấy gì cả. Xin nhớ rằng, không có ánh sáng từ Mặt trời hay Mặt trăng. Cũng chẳng có ánh sáng từ điện hay từ bất kì ngọn đèn nào. Vậy ánh sáng có thể là gì đây? Là ánh sáng trí tuệ - ánh sáng không bao giờ ở biển hay đất liền. Nhưng để truyền đạt trải nghiệm tâm linh vốn gây khó cho ngôn ngữ, nhà thơ như tận dụng các hình ảnh mang bóng dáng khoa học. Các cây trong Thiên nhiên cần ánh sáng để chuẩn bị dưỡng chất cho chúng. Các cây hút nước từ đất. Diệp lục hấp thu ánh sáng để phân ly các phân tử nước thành Hydro và Oxy. Và luồng ánh sáng chẻ dọc thân cây trong ảo cảnh của nhà thơ. Cây là gì? Đó phải chăng là cây trường sinh* hay cây tồn hiện. Cây này đâm rễ vào những hang hốc sâu không biết đâu mà lường đối với phàm nhân. Thân cây vươn lên các tầng trời, là nơi chứa đựng sự thức ngộ cao hơn. Hay trái lại, cây có thể biểu trưng cho toàn bộ vũ trụ. Từng có mối liên hệ giữa cây và con người từ thời cổ xưa. [Nữ thần] Daphne biến thành cây trong thần thoại Hy Lạp. Rồi nữa, cây biến thành đàn ông hay đàn bà trong các thế giới thần thoại. Thân cây mang biểu tượng dương vật. Và hốc cây như thể tử cung. Nhìn vậy, thân cây có thể bị chẻ đôi dưới ánh sáng trí tuệ.
Và nhà thơ thấy màu vàng nửa bên này và tím thẫm nửa bên kia của cùng một thân cây.
Thế giới được tạo thành từ ánh sáng. Và ánh sáng chia tách thành các màu khác nhau. Và thân cây trong ảo cảnh được tạo thành từ nửa vàng bên này với nửa tím thẫm bên kia. Trong văn hóa Việt Nam, màu vàng tượng trưng cho sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng. Màu tím, trái lại, tượng trưng cho lòng hoài niệm, sự mong manh và nỗi buồn. Vỏ cây trơn nhẵn phía này và xù xì phía khác. Nhựa cây trắng phía này và đen phía khác. Màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch và màu đen tượng trưng cho tội lỗi. Nên khi mặt này hạnh phúc, mượt mà và trong sạch, thì mặt còn lại trên cùng thân cây là tội lỗi, mong manh, buồn và thô nhám. Hình ảnh cho thấy các mặt đối lập, luân hồi [hay đời sống trần thế] - đời sống tù túng và Niết bàn [hay sự giải thoát] hiện diện trong cùng một thân cây sự sống.
Chúng là các mặt đối nhau của cùng cây sự sống. Nhà thơ mang lòng thương cảm với cả hai [mặt]. Ông nhắm mắt và thở. Và từ hơi thở mang sự sống này, cây mọc lớn thêm và cao thêm. Nhà thơ trở thành linh hồn của thế giới. Và qua hơi thở của ông, thế giới hay cây trường sinh thở và lớn. Và đời sống, sinh lực tự nhiên của hiện tồn, nhận được sinh khí từ sự sống của nhà thơ. Mặc cho về hình thức, hai mặt của thân cây khác nhau, những bông hoa trên đó cùng màu sắc nở chi chít dọc lưỡi rìu ánh sáng trí tuệ. Điều này chỉ rõ rằng niết bàn và luân hồi hay đời sống trần thế là hai mặt khác nhau về ý nghĩa tương quan. Nhưng chúng đều không mang bản thể. Và những bông hoa của hư không là thứ hai phía này mang lại.
Phật giáo Ấn Độ và Đạo giáo Trung Hoa đưa ta về cùng những bông hoa hư không.
Phái tiệm tu và đốn ngộ đưa ta về cùng những bông hoa hư không.
_______
* Cây trường sinh: Bắt nguồn từ Kinh thánh, Sáng Thế ký, 3, 20.
Tĩnh lặng - Silence (1)
Tĩnh lặng - Silence (2)
Tĩnh lặng - Silence (3)
Tĩnh lặng - Silence (4)
Tĩnh lặng - Silence (5)
Tĩnh lặng - Silence (6)
Tĩnh lặng - Silence (7)
Tĩnh lặng - Silence (8)
Tĩnh lặng - Silence (9)
Tĩnh lặng - Silence (10)
Tĩnh lặng - Silence (11)
Tĩnh lặng - Silence (12)
Tĩnh lặng - Silence (13)
Tĩnh lặng - Silence (14)
Tĩnh lặng - Silence (15)
Tĩnh lặng - Silence (16)
Tĩnh lặng - Silence (17)
Tĩnh lặng - Silence (18)
Biography of Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Address: 6/ 1 Amrita Lal Nath lane P.0. Belur Math Dist Howrah West Bengal India Pin code711202. Date of Birth 11 02 1947. Education M.A [ triple] M Phil Ph D Sutrapitaka tirtha plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. Was awarded gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama.
Tiểu sử Tiến sĩ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya
Địa chỉ: 6/ 1 đường Amrita Lal Nath hòm thư Belur Math Dist Howrah Tây Bengal Ấn Độ mã số 711202. Ngày sinh: 11 02 1947. Thạc sĩ văn chương, thạc sĩ triết học, tiến sĩ triết học [bộ ba] cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng cân. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengal. Ông đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại.
Tranh của Họa sỹ Rafal Olbinski (Ba Lan)