Trích "Cẩm nang dạy - học - ôn thi Ngữ văn 12" của Đinh Thanh Huyền, Phan Thị Hằng
Trích "Cẩm nang dạy - học - ôn thi Ngữ văn 12"
của Đinh Thanh Huyền, Phan Thị Hằng
ĐỀ THAM KHẢO
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu
cầu:
Cuối xuân đầu hè
Em nhòa nắng mới ngây thơ
Ấm ran khắp tầng vũ trụ
Anh thành bông cúc thẫn thờ
Cuối mùa vàng lên vội vã.
Rồi nắng tràn ngoài tán lá
Nhòa tan cả sắc cúc vàng
Nắng thơm từng miếng bên thềm
Tưởng có thể cầm lên được.
Có một đám tang hoa cúc
Đưa qua bên kia sắc vàng
Anh cũng như từ bên ấy
Mới vừa về đến nơi đây.
(Thơ tuyển Mai Văn Phấn, NXB Hội Nhà văn, 2011, trang 62)
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Thể thơ đó có hiệu quả
như thế nào đối với việc thể hiện nội dung?
Câu 2: Trong bài thơ có những nhân vật trữ tình nào?
Lời thơ là lời của ai? Mối quan hệ giữa các nhân vật trữ tình như thế nào?
Câu 3: Những dòng thơ nào diễn tả vẻ đẹp và năng lượng bao trùm không
gian của hình tượng “em”?
Câu 4: Các nhân vật trữ tình được so sánh với những
hình ảnh nào? Những hình ảnh so sánh đó có liên quan đến nhan đề bài thơ không?
Nêu nhận xét về nhan đề bài thơ.
Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu
thơ: Nắng thơm từng miếng bên thềm.
PHẦN II: VIẾT
Hãy viết bài luận trình bày cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa và
hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh thơ trong đoạn trích sau:
"Em nhòa nắng mới
ngây thơ
Ấm ran khắp tầng vũ trụ
Anh thành bông cúc thẫn
thờ
Cuối mùa vàng lên vội vã.
Rồi nắng tràn ngoài tán
lá
Nhòa tan cả sắc cúc vàng
Nắng thơm từng miếng bên
thềm
Tưởng có thể cầm lên
được..."
(Trích Cuối xuân đầu hè - Mai Văn Phấn)
ĐÁP ÁN
Câu
|
Nội dung
|
I
|
Đọc hiểu
|
1
|
Thể thơ sáu chữ có tác dụng tạo ra giọng điệu
tươi tắn, trong trẻo, hồn nhiên cho bài thơ.
|
2
|
- Trong bài thơ có hai nhân vật trữ tình: anh
và em.
- Lời thơ là lời của nhân vật trữ tình anh.
- Mối quan hệ của nhân vật trữ tình anh
và nhân vật trữ tình em là tình yêu đôi lứa. Nhân vật anh tôn
thờ, ngưỡng mộ, trân trọng người yêu một cách chân thành, sâu sắc.
|
3
|
Những dòng thơ diễn tả vẻ đẹp và năng lượng
bao trùm không gian của “em”:
- Em nhòa nắng mới ngây thơ
Ấm ran khắp tầng vũ trụ
- Rồi nắng tràn ngoài
tán lá
|
4
|
- Anh được so sánh với bông cúc, Em được so
sánh với nắng.
- Nhan đề bài thơ Cuối xuân đầu hè gợi
thời gian giao mùa xuân và hè. Nhưng hình ảnh bông cúc thì không liên quan gì
đến mùa. Vì vậy, nhan đề không thể hiện chủ đề của bài thơ. Nhan đề chỉ là
một “cái cớ” để nhà thơ viết.
|
5
|
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
+ Thơm: dùng cảm giác của khứu giác để
diễn tả cảm giác của thị giác.
+ Miếng: dùng cảm giác của xúc giác để
diễn tả cảm giác của thị giác.
- Tác dụng: cụ thể hóa, làm phong phú thêm ấn
tượng về vẻ đẹp, sự hấp dẫn của hình tượng nắng, khơi gợi những liên
tưởng, cảm xúc đa dạng của người đọc về đối tượng được miêu tả.
|
II
|
Viết bài nghị luận văn học
|
|
Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận về
ý nghĩa và hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh thơ trong đoạn trích sau:
Em nhòa nắng mới ngây
thơ
Ấm ran khắp tầng vũ trụ
Anh thành bông cúc thẫn
thờ
Cuối mùa vàng lên vội
vã.
Rồi nắng tràn ngoài tán
lá
Nhòa tan cả sắc cúc
vàng
Nắng thơm từng miếng bên
thềm
Tưởng có thể cầm lên
được...
(Trích Cuối xuân đầu hè - Mai Văn Phấn)
|
|
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ, giới thiệu
luận đề: ý nghĩa và hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh thơ trong hai khổ
thơ đầu.
|
|
2. Thân bài:
a. Nêu cách hiểu về hình ảnh thơ, vai trò của
hình ảnh thơ trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả và tạo vẻ đẹp, giá trị
cho một tác phẩm thơ.
b. Phân tích ý nghĩa các hình ảnh thơ:
Cặp hình ảnh: nắng/hoa cúc: được sử
dụng để nói về hai nhân vật trữ tình em và anh.
+ Nắng mới, nắng ấm, nắng tràn, nắng thơm:
hệ thống thi ảnh giàu tính biểu cảm, tượng trưng, gợi cảm nhận về một vẻ đẹp
rạng rỡ, vừa thuần khiết vừa mạnh mẽ bao trùm lên toàn bộ vũ trụ của em.
+ Hoa cúc: hình ảnh so sánh của anh -
chìm trong ánh sáng và năng lượng của em, vừa hạnh phúc vừa yếu đuối
trước em. Dù vậy, anh vẫn vội vã vàng lên, tươi sáng niềm vui,
đắm say, ngây ngất.
- Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nắng
thơm từng miếng bên thềm/ Tưởng có thể cầm lên được thể hiện vẻ đẹp,
sự hấp dẫn của em và sự khát khao, say đắm, mong muốn được nắm giữ,
nâng niu tình yêu của nhân vật trữ tình anh.
c. Đánh giá hiệu quả nghệ thuật của các hình
ảnh thơ:
=> Hệ thống hình ảnh đẹp đến ngất ngây,
tạo nên một không gian nghệ thuật vô cùng sinh động, tươi đẹp: rực rỡ hoa
cúc, ngập tràn nắng vàng, tươi thơm quyến rũ, quấn quýt đắm say.
=> Thể hiện một thế giới tâm hồn ngập tràn
hương hoa, sắc màu và ánh sáng bởi sự chiếu tỏa của tình yêu.
=> Tương quan, cách sử dụng các hình ảnh
thơ giúp diễn tả lòng ngưỡng mộ, sự tôn thờ của anh đối với em.
3. Kết bài
Hình ảnh thơ đóng vai trò quan trọng trong
việc xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của
bài thơ, gợi mở đến vô cùng hình dung và liên tưởng của người đọc trong sự
lan tỏa, đồng điệu của cảm xúc nhân vật trữ tình.
|
"Hoa
Mẫu Đơn" - Tranh của Đinh Thanh Huyền