Tính hiện thực được khẳng định trong thơ Mai Văn Phấn - The Affirmation of Reality in the poetry of Mai Văn Phấn (phê bình - review) - Raymond Keen

Tính hiện thực được khẳng định trong thơ Mai Văn Phấn

(Bài phê bình về “Thơ tuyển Mai Văn Phấn”, Nxb Hội Nhà văn, 2015)

 

 

 

Nhà thơ - Nhà phê bình VH Raymond Keen


 

 

 


Dịch giả Phạm Văn Bình




maivanphan.com: Nhà thơ-Nhà phê bình văn học Raymond Keen (Hoa Kỳ) vừa gửi tới maivanphan.com bài phê bình về “Thơ tuyển Mai Văn Phấn”. Đây là bài phê bình thứ 3 ông viết về thơ Mai Văn Phấn. Qua trò chuyện được biết, ông đã dành gần như trọn vẹn hơn 3 tháng để nghiên cứu và hoàn thành bài viết này. Xin được gửi tới Nhà thơ-Nhà phê bình văn học Raymond Keen lời cảm ơn trân trọng nhất! Kính chúc ông luôn vui khỏe, hạnh phúc và giàu sức sáng tạo! Quý Bạn đọc có thể đọc thơ của Raymond Keen qua bản dịch của Nguyễn Thị Thùy Linh, đăng trên website này.

 

maivanphan.com: Poet-Literary critic Raymond Keen (USA) has just sent to maivanphan.com a review of "The Selected Poems of Mai Van Phan". This is the third critique essay he has written about Mai Van Phan’s poetry. Through conversations, I knew that he spent almost more than 3 months to thoroughly study and complete this article. Let me express my warmest gratefulness to the Poet-Literary critic Raymond Keen! Wish him health, happiness and creative wealth! You readers can read the poetry by Raymond Keen through the translated version of Nguyễn Thị Thùy Linh posted on this website.

 

 

 

Raymond Keen (Hoa Kỳ)

Phạm Văn Bình dịch từ Anh ngữ

 


“Nghệ thuật không sao chép lại những thứ hữu hình, mà đúng hơn, nó làm cho mọi thứ trở thành hữu hình” (Họa sĩ người Thụy Sĩ, Paul Klee – 1920).

 

“Thơ là không gian, là thế giới tuyệt đẹp, mà như chỉ nhà thơ mới nhìn thấy nó và truyền lại bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ này tạo nên một không gian của riêng tôi mà trong đó đời sống tâm hồn luôn luôn được gắn kết với thế giới bên ngoài (cuộc sống thực). Thơ tôi là một thế giới riêng biệt tâm hồn tôi. Tuy nhiên, nó được gắn kết với mọi thứ” (Mai Văn Phấn đã nói như thế trong một cuộc trò chuyện riêng tư với Raymond Keen về bản chất của thơ mình).

 

“Người trải qua sự hợp nhất của cuộc sống sẽ thấy bản thể của riêng mình trong mọi sinh linh cũng như mọi sinh linh trong bản thể của riêng mình, và nhìn mọi thứ bằng một cái nhìn công bằng (Đức Phật).

 

Giới thiệu:

Mai Văn Phấn là một trong số những nhà thơ có uy tín, hiện sống ở Việt Nam và thành quả của ông thực sự phong phú: Ông đã có 22 tập thơ được xuất bản, nhiều tập trong số đó đã được dịch sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Người ta có thể tin tưởng nói rằng, Mai Văn Phấn hiện là một nhà thơ toàn cầu.

 

Ở Hoa Kỳ, bốn tập thơ của Mai Văn Phấn đã hiện diện trên trang Amazon.com. Đây là tên và ngày xuất bản được ghi trên trang bìa sau của chúng: “Bầu trời không mái che” (11 - 2012), “Những hạt giống của đêm và ngày” (10 - 2013), “Buông tay cho trời rạng” (11 - 2013) và “Ra vườn chùa xem cắt cỏ” (5 - 2014).

 

Bài phê bình này sẽ tập trung vào tập thơ được xuất bản gần đây nhất, đã được dịch sang Anh ngữ “Thơ tuyển Mai Văn Phấn.” Tập thơ tuyển này đến tay chúng ta từ Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam, ấn hành trong năm 2015.

 

Thơ tuyển Mai Văn Phấn.” được chia làm 5 phần:

 

I. Hoa giấu mặt

II. Bầu trời không mái che

III. Buông tay cho trời rạng

IV. Những hạt giống của đêm và ngày

V. Ra vườn chùa xem cắt cỏ

 

Từ phần II đến phần V bao gồm các bài thơ được trích từ những tập thơ cùng tên. Phần đầu tiên và là phần dài nhất trong “Thơ tuyển Mai Văn Phấn” là “hoa giấu mặt” gồm những bài thơ được tập hợp từ hai tập thơ khác của Mai Văn Phấn:

 

1. “từ tháng Giêng” (chưa xuất bản) – các bài thơ từ trang 11 đến trang 194.

2. “hoa giấu mặt” (đã xuất bản ở Việt Nam - 2010 và Thái Lan – 2012) – các bài thơ từ trang 197 đến trang 281.

 

Như tôi đã viết trong bài phê bình của mình (ngày 28 tháng 11 năm 2012) trên trang U.S. Amazon.com về tập thơ “Bầu trời không mái che” lung linh của Mai Văn Phấn (phần thứ hai trong “Thơ tuyển Mai Văn Phấn”):

 

Thơ của Mai Văn Phấn diễn tả ánh hào quang của con người ở chính nơi đây, vào chính lúc này trên trái đất hiện hữu. Trong thơ tôn vinh hành tinh của chúng ta ở mọi phương diện biểu hiện cả bằng thể xác lẫn tâm hồn, nhà thơ Mai Văn Phấn cởi mở lòng mình với thế giới, với bầu trời. Thơ của ông không hát quá nhiều cho thế giới và vì thế giới mà nó hát cùng thế giới và trong thế giới. Vì nó hát trong thế giới, ngôn ngữ của nó diễn tả những vật thể sống của thế giới như là những thực thể có thật, đang sống và chia sẻ sự tồn tại của chúng với chúng ta.

 

Trong bài phê bình sau này của tôi (ngày 6 tháng 12 năm 2013) trên trang U.S. Amazon.com về “Những hạt giống của đêm và ngày” đầy ma lực của Mai Văn Phấn (phần thứ ba trong “Thơ tuyển Mai Văn Phấn”), tôi đã viết:

 

Ngay từ đầu và qua việc đọc những bài thơ này, hiện thực được diễn tả bằng sự minh ngộ của con người khi có thể thay thế cho những chất liệu còn nguyên sơ của thiên nhiên. Trong sự giao lưu theo chiều sâu, bản chất con người và “thiên nhiên bên ngoài” được hợp nhất trong một bức tranh toàn cảnh bằng thi ca về vẻ đẹp và mối xúc cảm mãnh liệt.

 

Như tôi đã kết thúc bài phê bình của mình về Những hạt giống của đêm và ngày”:

 

Trong thơ của Mai Văn Phấn, mọi thứ được mang đến hiện tại trong sự xác nhận về một hiện thực tươi mới, huy hoàng. Đây không phải là tiếng nói khô khan thường được tìm thấy ở trong loại thơ phân tích của phương Tây. Đây là loại thơ cố gắng diễn tả thực tại như là một tổng thể không bị chia cắt.

 

*  *  *

 

Vì vậy hãy cho phép tôi được bắt đầu bằng sự minh ngộ đến toàn triệt của Mai Văn Phấn như đã được bộc lộ ở nhiều bài thơ trong tập thơ “hoa giấu mặt”. Thật đáng lưu ý rằng tất cả các bài thơ từ lúc bắt đầu phần này đến trang 248 đều là những bài thơ chỉ có ba câu. Những bài thơ này được nối tiếp bằng một mục thơ dài, Con mắt nghiêng, gồm 99 bài thơ ba câu. Điều được tâm thức dễ dàng cảm nhận cùng với những bài thơ này là hình thái thơ Nhật Bản được biết đến như là thơ “haiku”. Thực ra thì Max Verhart, học giả người Hà Lan và là bậc thầy về thơ haiku đã viết nên định nghĩa sau: “Một bài thơ haiku là một cấu trúc nhỏ nhất về ngôn từ mang theo chức năng khơi gợi một sự minh ngộ thấu đáo về sự sống”. Tôi nghĩ định nghĩa này đã miêu tả một khía cạnh vô cùng quan trọng trong thơ Mai Văn Phấn, mặc dù ông không khẳng định là mình làm thơ haiku. Tôi thực sự nghĩ rằng tính sáng tạo của ông vượt lên trên bất kì “phạm trù” nào về thơ.

 

Đây là “Sáng mồng một” non tơ (trang 13):

 

Sáng mồng một

 

Nhặt được chiếc tất trẻ con

Mềm

Như trái chín

 

Hình ảnh và âm thanh của bài thơ này (ngay cả trong bản dịch) khơi gợi một sự minh ngộ thấu đáo về sự sống”.

 

Cùng với mối xúc cảm mãnh liệt này là một sự ngạc nhiên thường hiện, làm nổi bật giây phút tồn tại đó của con người, chẳng hạn như trong bài  “Bị sưng khớp gối” (trang 94):

 

Bị sưng khớp gối

 

Cố lết gần cửa sổ

Con bướm trắng bay qua

Gây tê

 

Trong rất nhiều bài thơ của Mai Văn Phấn, chúng ta đều nghe và nhìn thấy khoảnh khắc thực tại đó. Làm sao mà bất kì ai có thể đã từng tiên đoán về sự bất ngờ của “một con bướm trắng” sau khi đọc hai câu thơ đầu? Chính hoạ sĩ Juan Gris quả quyết: “Bạn bị sai lạc chính vào giây phút mà bạn biết kết quả sẽ là cái gì”

 

Thậm chí chúng ta có một sự ngạc nhiên to lớn như ở trong bài “Vòm cây đan vào nhau” (trang 85):

 

Vòm cây đan vào nhau

 

Dựng thánh đường

Lá rụng

Vào địa ngục

 

Chúng ta không thể bỏ qua sự hóm hỉnh tinh tế mà siêu việt của nhà thơ uy tín này, một sự hóm hỉnh thường hiện như ở trong bài “Ngồi giữa lá sen” (trang 164):

 

Ngồi giữa lá sen

 

Con nhái bén

Thè lưỡi

Liếm trăng

 

Trong khoảnh khắc huyền diệu này, chúng ta nhìn thấy mặt trăng từ điểm nhìn của con nhái, nhưng chúng ta cũng nhìn thấy toàn bộ cảnh vật vì nó có thể thực sự xuất hiện trước mắt chúng ta ở đằng xa. Từ cảnh vật thứ hai, ai sẽ nói rằng cái lưỡi của con nhái bén không rất gần để liếm được mặt trăng? Phải chăng điều mà bạn thực sự nhìn thấy mà không mang gánh nặng của cái tâm trí thiên về phân tích thuộc phương Tây trong con người bạn cũng không phải là thật?

 

Một yếu tố khác về khoảnh khắc này là sự trải nghiệm cơ duyên một cách trực tiếp. Trong thế giới thơ của Mai Văn Phấn, chúng ta tự do và không bị vướng bận bởi gánh nặng của triết học và bệnh dịch của “thuyết định mệnh khoa học” khiến người ta suy nhược. Khoảnh khắc trải nghiệm vượt qua sự định nghĩa hoặc sự giải thích. Đó chính là bản thân sự vật (câu die Sache selbst của Martin Heidegger). Bài thơ sau đây diễn tả một cách đẹp đẽ sự thanh khiết và sự tự do của cơ duyên - “Chú tiểu chùa nghèo” (trang 161):

 

Chú tiểu chùa nghèo

 

Xuống núi gánh nước tưới cây

Về đến sân chùa

Trời đổ mưa

 

Tất nhiên là như chuyện thường xảy ra, chúng ta thấy được sự hóm hỉnh tỉnh queo của Mai Văn Phấn trong bài thơ trên. Tôi có thể tưởng tượng rằng nhà thơ đang nháy mắt khi ông viết xong bài thơ này.

 

Còn điều gì nữa đầy ma lực và không sao quên được có thể được trải nghiệm đầy đủ trong khoảnh khắc này? Vẻ đẹp. Đúng vậy, vẻ đẹp hữu hình của  bài “Cuối tháng giêng” (trang 20):

 

Cuối tháng giêng

 

Chưa thấy mưa xuân

Từng cánh hoa đào

Rơi chậm

 

Hay là vẻ đẹp hữu hình của bài “Sương mù” (trang 25):

 

Sương mù

 

Giăng

Mãi thế này

Gỗ mục đơm hoa

 

 

Hoặc vẻ đẹp bù đắp cho thân phận con người như ở trong bài “Cụ già” (trang 33):

 

Cụ già

 

Răng rụng hết

Cười bên gốc hoa

Lác đác vài bông

 

Trong thế giới hiện đại của khoa học, chúng ta đã vẽ ra cho mình một thế giới nhân quả của những sự kiện, một lịch sử phức tạp đầy những sự kiện được quan sát và thậm chí được đo lường, một sợi dây chuyền nhân quả kết nối hiện tại với một chuỗi nguyên nhân trong quá khứ. Những miêu tả về các sự kiện nhân quả này không bao giờ chỉ là bản thân các sự kiện, tuy nhiên chúng ta luôn luôn từ chối việc miêu tả các sự kiện và việc miêu tả nguyên nhân của các sự kiện như chính bản thân chúng. Đây là một ảo tưởng lớn được tạo ra bởi “trí tuệ loài khỉ” của con người phương Tây, và những tiểu xảo mà ngôn ngữ đó có thể thi triển khi nó thực sự cản trở sự trải nghiệm thực tế một cách trực tiếp. Mai Văn Phấn chứng minh tính vô lí của cách tư duy theo lối nhân quả, cũng như tính ưu việt của sự trải nghiệm so với ngôn ngữ, bằng hai lần minh tưởng đầy hóm hỉnh về thuyết nhân quả như đã được trải nghiệm từ bên trong. Đây là bài “Sáng nay” (trang 36):

 

Sáng nay

 

Quên chưa bóc lịch

Đun ấm nước

Lâu sôi

 

Đây là bài “Ra vườn” (trang 37):

 

Ra vườn

 

Nhổ cỏ

Bình minh đến

Sớm hơn

 

Bài thơ trên có thể được coi là nực cười, hoặc thậm chí là ngây ngô. Tuy nhiên, nó vô cùng trung thực và chân xác về sự trải nghiệm trực tiếp của nhà thơ khi viết bài thơ này. Khi người ta xem xét cái cách mà con người của thế kỉ 21 thoát li khỏi sự trải nghiệm trực tiếp, cái cách mà con người đó hãnh diện trên ưu thế trí tuệ của mình đối với thiên nhiên, cái cách mà con người đó hoạch định cuộc sống để có được thành công và thắng lợi thì chúng ta nhận thức được ngay rằng bài “Ra vườn” sâu sắc đến nhường nào. Bài thơ giản dị gồm ba câu này làm nổ tan cái cảm giác ngạo mạn hiện đại. Trong thi ảnh giản dị của mình về tình trạng của những sự vật, bài thơ này quan sát mà không cần ưu thế nổi trội và bất kì tham vọng thao khống nào cả.

 

Cần phải lưu ý rằng hầu hết mọi người trong chúng ta đều nhất trí là mình đang sống ở trong một “thế giới bị tan vỡ”. Một trong những mặt vĩ đại và mang tính bù đắp của nghệ thuật là nó mang lại cho chúng ta cơ duyên trải nghiệm cuộc sống của chính mình và toàn bộ thế giới. Một đề tài lớn khác trong thơ Mai Văn Phấn là sự khẳng định tính hợp nhất của thế giới này. Chúng ta trải nghiệm điều này trong bài “Tắm xong” (trang 38):

 

Tắm xong

 

Trời

Đã chuyển mùa

Cây mộc lan già đi

 

Điều gì có thế khẳng định hơn và thực sự làm yên lòng ta – chính là bầu trời và các mùa trên mặt đất, được gắn kết với một thân cây mộc lan đơn chiếc đang già đi.

 

Trong các bài thơ của Mai Văn Phấn, sự trải nghiệm thực tế được diễn tả trực tiếp mà không cần nhãn mác hay sự giải thích như trong bài “Nghe tiếng đập cánh” (trang 65):

 

Nghe tiếng đập cánh

 

Uống cạn chén nước

Chưa kịp biết tên loài chim

Vừa bay

 

Khi đó có lòng trắc ẩn sâu lắng dành cho mọi sinh linh trong bài “Nhìn thấy” (trang 82):

 

Nhìn thấy

 

Con gián què

Lết trên sân rộng

Không nỡ giết

 

Lòng trắc ẩn của Mai Văn Phấn dành cho mọi sinh linh bao gồm cả sự minh ngộ kì lạ về thân phận riêng tư của chúng như trong bài  “Cầm xác con ve” (trang 83):

 

Cầm xác con ve

 

Nhẹ tênh

Như nó

Chưa từng có

 

Sự minh ngộ kì lạ và lòng trắc ẩn dành cho mọi sinh linh này bao gồm cả tầm hiểu biết về sự sống của chúng vượt qua cả thời gian như trong bài “Con chim lạ” (trang 69):

 

Con chim lạ

 

Đậu xuống sân

Nhìn tôi

Thân từ kiếp trước

 

Lòng trắc ẩn của Mai Văn Phấn rộng mở đến cả “thế giới không vật sống” nơi mà ông không chỉ thổi sinh khí vào đó mà còn làm cho “giọt sương” này trở thành một phần của gia đình mình như trong bài “Nguồn cội” (trang 115):

 

Nguồn cội

 

Mình và giọt sương

Nhìn nhau

Hai anh em

 

Đôi khi, “tính công việc” trần tục của thế giới này vẫn bò vào sự hiện diện siêu nghiệm được diễn đạt trong thơ Mai Văn Phấn như trong bài “Hoa ở hội trường” (trang 93):

 

Hoa ở hội trường

 

Còn tươi

Vẫn phải thay

Vì cuộc họp khác

 

… và điều gì có thể trần trụi hơn cái điều mà nhà thơ viết với sự tiêu khiển về “Facebook” trong bài “Bác tôi” (trang 136):

 

Bác tôi

 

Sống kín đáo

Giờ có facebook

Gặp cảnh gì cũng chụp

*  *  *


Bây giờ tôi sẽ chọn mục thơ cuối cùng trong tập “hoa giấu mặt” (Phần đầu tiên trong
Thơ tuyển Mai Văn Phấn”) - Con mắt nghiêng, gồm 99 bài thơ ba câu (từ trang 249 đến trang 281). 

 

Như trong nhiều bài thơ trước, có một điều kì diệu và phép màu thường hiện được phản ánh trong bài thứ 19 (trang 255):

 

Nhặt cỏ, xới đất, tưới cây…

Đâu biết

Rập rình đám cưới đôi bướm trắng

 

Bản thân thiên nhiên được thổi sinh khí bởi sự minh ngộ – bài thứ 22 (trang 256):

 

Cây lắc lư

Tưởng chim sơn ca

Làm mình say

 

Trong vẻ đẹp hợp nhất của thơ Mai Văn Phấn, ngay cả các giác quan của con người cũng vượt qua những đường ranh giới và âm thanh cũng được nhìn thấy – bài thứ 41 (trang 262):

 

Lễ cầu siêu

Chân linh

Tiếng chuông màu cỏ non

 

Dường như có một nốt nhạc buồn được nhắc đến bên trong mục Con mắt nghiêng – bài thơ thứ 29 (trang 258):

 

Lá rụng

Che gốc cây cằn cỗi

Buồn hơn

 

Tôi nghĩ rằng điều rõ ràng và quan trọng nhất mà người ta có thể nói về tâm thức thơ của Mai Văn Phấn là nó mở ngỏ với tất cả mọi thứ. Trong bài thơ trên, chúng ta có mối quan hệ không thể lầm lẫn giữa “nỗi buồn” và “sự che phủ”.

 

Trong bài thơ thứ 69 (trang 271) chúng ta có một cảm giác lan toả về sự che phủ hay là đóng kín:

 

Đám mây

Che mặt trăng

Nhắm mắt

 

Điều gì có thể bị đóng kín hay bị che giấu hoặc thiếu vắng sự hiện hữu hơn là bản thân cái chết, điều mà Mai Văn Phấn giới thiệu rõ ràng hơn trong các bài thơ thuộc mục Con mắt nghiêng. Trong bài thơ thứ 68 (trang 271), nhà thơ đã viết:

 

Một ngày làm việc

Xây mộ hoàng đế

Góc nào biết góc ấy

 

Những đề tài liên quan đến cái chết và bị cắt lìa khỏi hiện tại còn tiếp tục ở trong bài thơ thứ 79 (trang 275):

 

Cỏ trên mộ cha

Như vừa trồng

Tự bao giờ

 

Trong bài thơ thứ 90 (trang 278), chúng ta có được cái cảm giác về sự tận cùng của cái chết:

 

Đêm

Xuống đều

Thương bông hoa không còn hương

 

Tuy nhiên cái chết và những biểu tượng của nó cùng sống chung với một vầng mặt trời đang chuyển động trong bài thơ thứ 81 (trang 275):

 

Mặt trời

Len qua sương mù

Dịu mát lúc hạ huyệt

 

Trong tâm thức thơ rộng mở của Mai Văn Phấn, sự sống và cái chết, mở và đóng, âm và dương, thậm chí cái tốt và cái xấu cùng tồn tại – sự xác nhận cả hai cực bên trong một tổng thể con người. Tâm thức phán định chia rẽ và phân tách, nhưng tâm thức thơ nhìn thấy những điều như khi chúng thực sự là chúng mà không cần đến sự phán định. Nhà soạn kịch vĩ đại người Anh là William Shakespeare có một trong số các nhân vật vĩ đại nhất của mình là Hamlet, đã miêu tả quá trình chia tách này: “... không có gì hoặc là tốt hoặc là xấu cả, chỉ có tư duy làm cho nó trở thành như thế”.

*  *  *

Tất cả các bài thơ trong phần II (“Bầu trời không mái che”) được lấy từ tập thơ “Bầu trời không mái che” của Mai Văn Phấn. Phần này kéo dài từ trang 283 đến trang 386, vào khoảng 100 trang. Tựa đề của phần này liên kết ý tưởng về một bầu trời mở ngỏ và lối lên Thiên đường.

 

Đây là điều mà nhà phê bình văn học Việt Nam, Lê Vũ, viết về “Bầu trời không mái che”: “Bầu trời không mái che”, ba phần chia biệt nhưng là một thể thống nhất trong cái nhìn đậm màu sắc tâm linh của Mai Văn Phấn về thế giới mà nổi lên là mối quan hệ giữa thiên nhiên và người, giữa động và tĩnh, giữa sinh và tử, giữa tình và dục.

 

Ba phần riêng biệt của “Bầu trời không mái che” là Cửa Mẫu (từ trang 287 đến trang  299), Mùa trăng (từ trang 300 đến trang 314) và Hình đám cỏ (Từ Nhịp I đến Nhịp IX – từ  trang 315 đến trang 386).

 

Cửa Mẫu  được chia thành 9 phần. Ngay lập tức, người ta hiểu được nhiều hơn về thế giới loài người, dễ dàng hơn để nhận biết nhà thơ là một người đàn ông khi Mai Văn Phấn sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “con” trong suốt các bài thơ. Ở đây, chúng ta có một sự hiểu biết sâu sắc qua lời kể về nhà thơ này khi ông so sánh và tương phản, mở và đóng, chuyển và rẽ trong một sự trình bày hấp dẫn đến mê hồn về sự kết nối mọi thứ với mọi thứ. Người mẹ, đứa con, gia đình và tình cảm con người được kết nối với tất cả mọi thứ trên bầu trời và trái đất, được kết nối chặt chẽ trong tiếng kể chuyện đơn lẻ của một con người (trang 290):

 

Con bật khóc cuốn đi lưới nhện

Tiếng con vạc khàn khàn

Tàn tro loé sáng

Mặt trăng run

 

Trong thế giới loài người này, nhà thơ cảm thấy gánh nặng của trách nhiệm (trang 291):

 

Giọng nói rất gần

Dưới bình minh con hãy lột xác!

 

Với gánh nặng của trách nhiệm này, nỗi buồn thương ập đến chủ yếu là vì gia đình (trang 294): 

 

Cha bỗng thều thào hãy dìu cha đi nghỉ

Tiếng lá khô trượt trên mái nhà làm cha và con cùng rơi nước mắt.

 

Những khoản tiền đặt cược cho sự sống sót của con người thì cao vời, thậm chí trong sự minh ngộ trầm lặng của Mai Văn Phấn (trang 295):

 

Màu đen tràn lên mọi điều sẽ kết thúc

Hãy nguyện cầu cứu lấy nhân gian

*  *  *

Phần “Mùa trăng” gồm 9 bài thơ. Âm thanh, cảnh tượng và sự đụng chạm xác thịt trong những bài thơ này ngọt ngào đến mức không thể nào quên như trong bài Cốm hương:

 

Khăn áo ấy mịn màng da thịt

Dâng heo may lên trời  (trang 304)…

 

Lá sen xanh ủ cốm em anh

Chín nẫu chân mây mùa hạ

 

Đêm ái ân lặng phắc ngọn đèn

Trái hồng đượm trong hương cốm nõn. (trang 305)

 

 

Rồi thì trong bài Thu đến (trang 307):

 

Chú bê non chạm lưỡi mềm mặt cỏ

 

Trong bài thơ cuối cùng của “Mùa trăng” (cũng có tựa đề Mùa trăng), sức mạnh tình yêu đầy ma lực và hầu như vô tận được hiển lộ:

 

Anh dìu em lồng lộng váy hoa

Hôn em, ngón tay út

Nâng em lên trăng (trang 313)…

 

Ngày mai mặt đất này

Và thế giới sẽ đổi khác. (trang 314)

*  *  *

Phần thứ ba cũng là phần cuối cùng của “Bầu trời không mái che” mang tựa đề  Hình đám cỏ, bao gồm Nhịp I đến Nhịp IX (từ trang 317 đến trang 386). 

 

Mai Văn Phấn gõ lên một nốt nghịch âm mới và thực tại vô vị về công việc của con người trong một thế giới thường nhật (Nhịp III – trang 334):

 

Công việc thường ngày nhàm chán

Cơ thể lỏng ra

Đầu óc đâu đâu

Các khớp xương rã rời trên ghế

 

Tay này, đúng tay trái

Mỏi mệt mở cổng từ sớm

Vung nhẹ lúc phân chim rơi vô tình

 

Còn tay kia

Giơ lên cách đây một giờ

Lúc mọi người biểu quyết

Có việc phải vào biên bản

 

Thế giới gồm toàn những thứ đồ nhân tạo này cũng là một phần của hiện thực, một phần của thế giới không vật sống. Tính bao dung rộng lớn của Mai Văn Phấn cũng hàm chứa cả khía cạnh này trong cuộc sống loài người của chúng ta (Nhịp III – trang 339):

 

Trên bàn em bày biện đủ thứ

Cặp sách, tờ báo, chùm chìa khóa

Điện thoại di động

 

Trong cảnh tương phản gay gắt với tính vô vị của cuộc sống con người được diễn tả trực tiếp ở trên, người ta phát hiện ra ở trong thơ của Mai Văn Phấn sức mạnh cứu rỗi trong tình yêu con người giữa hai cá thể. Tuy nhiên, tình yêu con người mà nhà thơ viết về này còn nhiều hơn thế và bao gồm một mối quan hệ với tất cả sinh linh và tất cả các mặt của thế giới vật chất hiện hữu (Nhịp V – trang 352):

 

Lùa cơ thể vào nhau

Ném từng thanh củi lửa

Em và anh cùng phát sáng bóng tối

 

Trong Nhịp VI, nhà thơ ngợi ca tình yêu này với tất cả những điều hứa hẹn, niềm đam mê, sự bối rối và tính điên cuồng của nó. Nó có thể mang tính cứu rỗi nhưng nó không hề đơn giản hoặc dễ dàng (trang 357):

 

Eo lưng em nửa chiếc bánh vừa cắt

Làm dĩa làm thìa nâng bổng em lên

Chênh chao môi sâu hố thẳm

 

Anh nhai, hàm răng ghì chặt

Con chim ưng chộp bằng móng vuốt

Hổ báo vặn mình hùng dũng bật lên

Loài rắn độc ngậm con mồi truyền nọc

 

Thân cây lớn bật tung bờ cát

 

Khoái cảm của tình yêu con người còn tiếp tục ở trong Nhịp VIII (trang 377):

 

Anh u mê không chân em tay anh

Hơi thở lạc trong làn tóc rối

Tung lên bọt sóng quay tròn

Con trăn khổng lồ xiết con mồi nhỏ

 

Đây là sự điên cuồng của tình yêu có thể làm rung chuyển toàn bộ hành tinh này (Nhịp IX – trang 379):

 

mặt đất lồng lộng đỉnh đầu tâm xoáy

lưỡi gió miết thân lả tả càng bám

chặt càng lay giật mạnh khản đặc hú

gào hối thúc nghiêng ngả ngậm chặt lá

khô giãy giụa càng lảm nhảm bóng đè

thập thõm con đường mải hôn càng căng

mơn mởn dìu anh miệng vực lẩm bẩm

không thể rời nhau sợ sâu toát vã

 

Tất cả “sự hỗn loạn đẹp đẽ” này được tạm thời neo lại bởi lời tuyên bố của Mai Văn Phấn về sự tự minh ngộ rằng ông là một nhà thơ có ý định viết về sự hỗn loạn đẹp đẽ này. Theo một cách thức đơn giản nhất mà lại sâu sắc nhất, ông nhắc cho chúng ta nhớ rằng ông đang làm thơ. Có lẽ đây là một điều nhắc nhở cần thiết bởi vì không có nhà thơ nào ở phương Tây hay ở phương Đông diễn tả hiện thực một cách trực tiếp hơn thế. Bởi vì Mai Văn Phấn rất có năng khiếu về điều ông làm (làm thơ), chúng ta có thể quên rằng ông là một nghệ sĩ miêu tả thế giới bằng ngôn từ và ngôn từ không phải là bản thân thế giới. Trong Nhịp IX (trang 381), ông viết:

 

Muốn viết câu thơ tự nhiên

Như đi trên đất

 

Không nghi ngờ gì, một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của thế kỉ 20 theo tiêu chuẩn phương Tây là Wallace Stevens. Trong một bài thơ thần diệu của mình là bài “Ý tưởng về trật tự tại Key West”, ông mang đến cho chúng ta một qui trình chuẩn xác về cách thức để loài người tạo ra thực tại bằng ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt tư tưởng của họ. Ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ thơ, khiến cho ý nghĩa trở thành có thể. Không có ngôn ngữ, chúng ta có một thực tại trống rỗng không thể chia sẻ hay ghi nhớ được – vì thực tại lưu chuyển mà không có sự nhận thức sẽ trở thành hư vô. Trong bài thơ “Ý tưởng về trật tự tại Key West”, Wallace Stevens tiết lộ một trí tuệ loài người tạo ra ngôn ngữ và định nghĩa bản chất loài người của chúng ta trong bài thơ đó là “nàng”. Đây là âm nhạc của trí tuệ loài người vì “nàng” diễn tả thực tại về “biển cả” trong cách khả dĩ duy nhất mà nó có thể được đưa vào vương quốc loài người:

 

Và khi nàng hát, biển cả,

Bất kì bản thể nào mà nó có đều trở thành bản thể ấy

Đó là bài ca của nàng, vì nàng là người sáng tạo. Lúc đó chúng ta

Vì chúng ta trông thấy nàng sải bước ở nơi đó một mình,

Biết rằng đã không bao giờ có một thế giới cho nàng

Ngoại trừ cái mà nàng đã, đang ngợi ca và đã tạo ra.


(Trích từ “Wallace Stevens: Tuyển tập thơ và văn xuôi” –do Frank Kermode và Joan Richardson biên tập – Thư viện Hoa Kì, New York, N.Y., 1997, trang 106).

*  *  *

Phần thứ ba trong “Thơ tuyển Mai Văn Phấn” mang tựa đề “Buông tay cho trời rạng” và những bài thơ này là lấy từ tập thơ cùng tên của ông.

 

Không cần phải ngạc nhiên rằng Mai Văn Phấn có thể viết một cách đầy quyền uy về cái chết và những giấc mơ. Cũng cần phải nói rõ ràng với bất kì bạn đọc nào của thơ ông rằng phạm vi nội hàm của ông bao gồm tất cả mọi thứ. Tính bao dung đáng ngạc nhiên này vẫn còn nằm ngoài vòng cương toả của sự phán định đầy tính chuyên chế. Vì Đức Phật nhận ra rằng tâm thức phán định gây ra sự chia rẽ và tình trạng bất hoà. 

 

Trong bài thơ thứ hai của phần này là bài Biến tấu con quạ (từ trang 393 đến trang 398), cái chết được kết nối trực tiếp với cuộc sống và ánh sáng, với một sự soi rọi vào thân phận con người. Con quạ thường được coi là biểu tượng của cái chết hoặc là biểu tượng của sự thay đổi và hoán chuyển: Để cho một thứ gì đó được thay đổi, một phần của nó phải tử vong. Mai Văn Phấn bắt đầu bài thơ này bằng cái chết (trang 393):

 

Tử khí kéo ngọn bấc tới đỉnh trời

Con quạ rực sáng.

 

Cũng trong bài thơ ấy, lúc đó ông giới thiệu điều có thể được miêu tả tốt nhất như là một cảnh tượng đầy ác mộng về những điều vô lí xứng đáng được so sánh với các tác phẩm của nhà văn vĩ đại người Séc (nhà văn này viết bằng tiếng Đức) là Franz Kafka (trang 397):

 

Những đau khổ tột cùng ngoái nhìn đời sống tưởng chừng đã chết. Áo khoác kêu thất thanh khi đi qua bàn tủ. Máy điện thoại im lìm ngủ. Chiếc kẹp ghim mở miệng cố giấu đi móng vuốt. Cán chổi móc vào tay người lao công, kéo chị ta về bên hố rác. Vành mũ trên đầu kêu thảng thốt, rồi cúi xuống rỉa hết mặt nhân viên bảo vệ. Không ai mở cổng. Nhiều người vẫn tìm được lối đi vào

 

Cơn ác mộng và cảnh tượng vô lí nhất trong thơ Mai Văn Phấn còn tiếp tục ở bài  Chỉ là giấc mơ (trang 408):

 

Chúng bịt miệng

trấn lột mọi thứ

và xin tôi bộ phận sinh dục.

 

Nói rằng xin

bởi nếu tôi không đồng ý

của quý kia phải liệng xuống hố phân

(chúng biết cả bí quyết thần chú).

 

Tôi bảo:

các ông có thể lấy hết

nhưng cho tôi giữ lại chút riêng

xin tự nguyện làm đồ chơi, giẻ lau, trâu chó.

 

Tôi cúi xuống đón chiếc ách lên vai

Tôi xù lông và bắt đầu sủa lớn

Tôi lúc lắc và kêu bíp bíp

Tôi mài cơ thể mình xuống sàn nhà.

 

Ai sẽ nghĩ rằng một nhà thơ trầm lặng như Mai Văn Phấn – có khả năng diễn tả sự tiếp xúc thanh nhã và trực tiếp nhất với thế giới thực – cũng có thể mang đến cho chúng ta một cảnh tượng vô lí nhất khiến người xem bực bội một cách tuỳ hứng như là một cơn ác mộng như trong bài Hắn (trang 410):

 

Hắn là nơi hoàn thiện:

của gương đã lành/ sâu đã nở/ trinh đã mất/ cáp đã đứt/ cống đã thông... 

là bãi phế thải của giẻ rách/ mảnh thủy tinh/ băng vệ sinh/ giày dép lạc mốt...

 

Thật là hấp dẫn khi nghiên cứu tài năng của Mai Văn Phấn được mang ra để miêu tả sự vô lí đến mịt mờ thậm chí mang tính lật đổ khiến người ta không thể không nhớ đến các tác phẩm của Franz Kafka, nếu nhà thơ này quen thuộc với tác phẩm nổi tiếng nhất của Kafka là “Hóa thân” (The Metamorphosis), một cuốn truyện mang tính tường thuật được xuất bản lần đầu tiên trong năm 1915. Trong cuốn truyện mang tính tường thuật của Kafka, nhân vật chính là Gregor Samsa thức dậy vào một buổi sáng và nhận ra rằng không biết vì sao mình đã bị biến thành một con gián kếch xù. Đây là bản dịch tiếng Anh đoạn đầu tiên của tác phẩm vĩ đại này:

 

Khi Gregor Samsa thức dậy vào một buổi sáng từ những cơn mộng mị đầy bức bối, anh thấy mình đã bị biến thành một con côn trùng kếch xù ở trên giường. Anh đang nằm ngửa với cái lưng cứng như là một tấm áo giáp và khi anh ngẩng đầu một chút thì có thể trông thấy cái bụng màu nâu hình vòm cung của mình được chia thành những đốt cong cứng ngắc mà ở phía trên đỉnh của chúng, tấm chăn khó có thể giữ ở đúng vị trí và sắp sửa tuột hết xuống. Vô số những cái chân của anh, khẳng kheo một cách đáng thương khi so sánh với phần thân thể còn lại to kinh khủng đung đưa một cách bất lực trước mắt anh

(Trích từ “Franz Kafka: Những truyện đã viết xong” – biên tập bởi Nahum N. Glatzer, Schocken Books, New York, 1971, trang 89. Bản dịch tiếng Anh của Willa và Edwin Muir)

 

Trong bài Chuyện còn dài, Mai Văn Phấn viết trực tiếp về một con gián, kết nối nó theo một cách thức thân mật với người kể chuyện trong bài thơ (trang 424):

 

Con gián bò quanh tôi và nói

vừa đầu thai được ba tháng tuổi

kiếp trước từng là người đàng hoàng

 

Đàng hoàng sao chịu phận xẹp lép?

Tôi không tin và đu lên khung cửa

Thế nhân chứng đâu? Vật chứng đâu?

 

Con gián giơ một chân lông lá

Ừ, thì tạm coi đây là cánh tay

đang chới với qua ô cửa sắt,

hay chìa ra từ vạt áo sang trọng

của người miệng rộng, lưng thuôn

bước đi xoải dài, gối cứng

 

Như đã nói từ trước, thơ của Mai Văn Phấn phong phú về  giọng điệu và tính đa dạng đến khó tin. Chẳng hạn như ở trong những bài thơ trên, chúng ta nhìn thấy sự hóm hỉnh “tỉnh queo” của nhà thơ khi ông miêu tả một “con gián hay chuyện” nói về việc mình là một “con người đàng hoàng” ở một “kiếp trước”. Các tác phẩm của Franz Kafka cũng hàm chứa một sự hóm hỉnh “tỉnh queo” (và có người còn nói là “chết người”)

 

Sự hóm hỉnh tỉnh queo và tài hoa của Mai Văn Phấn được tìm thấy theo từng đợt suốt phần thứ ba trong “Thơ tuyển Mai Văn Phấn” (“Buông tay cho trời rạng” – từ trang 391 đến trang 490).  Thí dụ như ở trong bài Hội chứng từ một tin đồn, ông viết cho bạn đọc như thể ông đang khuyên bảo một đứa trẻ chưa trưởng thành (trang 417):

 

Nhớ không thò đầu và tay ra ngoài

Nhớ suy tư hoặc chăm đọc sách

Nhớ không đạp chân và khạc lên tường

Nhớ hắt hơi lấy tay che miệng

Nhớ dùng xong xả nước bồn cầu

Nhớ phát âm tròn vành rõ chữ

Nhớ nâng ly và uống từ từ

Nhớ nằm ngủ đắp chăn ngay ngắn

Nhớ đánh răng và dùng lược chải đầu...

 

Ở ngay trong bài thơ tiếp theo, Biết thì sống, nhà thơ có thể đang miêu tả những người đã trưởng thành mà có cách hành xử sai trái khi ông viết (trang 418):

 

Nhận đúng nốt ruồi bên mắt trái chị thu tiền điện

đêm qua bị bắt quả tang

đang ôm hôn ông trưởng thôn trong quán thịt chó...

"Biên bản lập thành 05 bản

Có giá trị pháp lý như nhau".

 

Sau đó, từ những điều vô lí đến những điều thực sự cao thượng, Mai Văn Phấn lôi cuốn chúng ta bằng thi ca phong phú và uyên thâm như bất kì bài thơ nào mà tôi đã từng đọc. Trong bài thơ đáng kinh ngạc, Anhanhemem, nhà thơ vượt qua tính đồng nhất về tình dục cá nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà qua những khoảnh khắc sẻ chia tình yêu của họ khi họ trở thành Một trong một phép màu miêu tả bằng thơ. Lưu ý đến sự hài hước rõ ràng trong tựa đề, những đặc điểm riêng của đôi uyên ương này được kết hợp lại thành một để tạo thành “Anh anh em em”. Trong trang 448 của bài Anhanhemem, nhà thơ đã viết:

 

Miệng anh còn thơm trái cây và hương trà em uống. Chiếc bánh ngọt pha kem lẫn với quế chi. Anh còn nhớ. Chiếc ghế rộng lắm. Khi bờ vai trổ những bông hoa, môi anh thắp ngọn đèn linh thiêng góc tối. Bông hoa chỉ nói được phần nhỏ nhoi lòng đất rộng. Lòng đất rung chuyển khi bông hoa đứng yên.

 

Nhà thơ kết thúc bài thơ này ở trang 449 với đoạn sau:

 

Yêu nhau. Là những nghi thức dâng tụng trời đất. Bây giờ là mùa xuân. Anh mệnh Kim và em mệnh Hỏa. Từ lửa làm ra Thổ, ra Mộc, ra Thủy. Đất rùng mình. Sông chảy. Ngàn vạn đọt mầm từ thân thể nở bung.

 

Trong bài thơ hoa lệ này, Mai Văn Phấn đã cải biến vũ trụ – các hành tinh, động vật và con người, thậm chí những vật vô tri vô giác và những nguồn sức mạnh của “Kim, Hoả và Thuỷ” thành một tổng thể hài hoà vĩ đại.

 

Trong bài thơ cuối cùng trích từ phần “Buông tay cho trời rạng”, nhà thơ đạt tới những tầm cao vời vợi về ngôn ngữ trong bài thơ gồm 27 đoạn, Những bông hoa mùa thu (từ trang 458 đến trang 490). Ông đã viết:

 

Em và anh tụ thành nước mát

mưa xuống những nụ hôn làm lại thế gian. (trang 459)

 

Ông còn tiếp tục trong ngôn ngữ rực rỡ chỉ dành riêng cho Mai Văn Phấn:

 

Không cần sấm chớp, tụ mây

ta mưa vào nhau cơn mưa cỏ xanh

nắng lại trải vàng mặt đất (trang 475)

 

Trong giây phút ái ân với Người khác, thế giới này được hàn gắn lại (trang 483):

 

Gần em cho mưa bay

cỏ dưới chân đang hàn gắn thế giới

dòng sông em tắm mát cánh đồng

chân dài em chao nghiêng mặt đất

vòm ngực em dâng tới đỉnh trời

hơi thở em thổi tung bờ bãi

làn môi em nghiền anh thành bụi

 

Trong những đoạn thơ kết thúc bài Những bông hoa mùa thu (từ đoạn 24 đến đoạn 27), bằng ngôn ngữ, Mai Văn Phấn đã sinh hạ một thế giới mới, một thế giới được tái sinh trong từng khoảnh khắc để mãi mãi trường tồn (trang 487):

 

đất yên bình những ngọn đồi nhấp nhô trong thênh thang gợi lưng em mềm mại chuyển động qua cành la cành vượt hàng cây mới trồng gốc còn ẩm ướt bước tới chân trần eo thon yểu điệu anh nhìn bằng ý nghĩ biết lơ đãng quay lưng đuôi tóc cùng mở mắt thấu tỏ thôi đừng hỏi không nghe nhẹ hẫng bay cao vướng vào chim chóc luồng đạn hoa cải rơi xuống ngọt ngào cơn mê ai biết nói vô thức hoá thành bé nhỏ lặn sâu vào cơ thể không có sóng ngất ngây trong cân đối rã rời buông xuống thân anh làm đỉnh núi tôn vinh mặt đất ngước lên khuôn mặt em đọng mãi không gian trong suốt tỉnh dậy làm cục sắt nung nóng ngơ ngác giữa thiên nhiên suối chảy trái cây vừa rụng vỡ oà trên tảng đá nuối tiếc không uống hết thơm ngon đừng chảy ra ngoài vạn vật nối vào cuống nhau nuôi anh từ bất tận gọi sẽ thưa lay mạnh sẽ đau sang vật khác hài hoà chạm khẽ thanh cao.

 

Bài Những bông hoa mùa thu kết thúc bằng một hiện thực ngọt ngào, dịu êm luôn luôn thay hình đổi dạng (trang 490):

 

Tỏa hương thanh khiết em bảo: mình vừa tái sinh dưới đám mây bay.

*  *  *

Phần thứ tư  trong “Thơ tuyển của Mai Văn Phấn” mang tựa đề “Những hạt giống của đêm và ngày”. Khi tôi nói đến trong phần giới thiệu, các bài thơ trong phần này được  trích từ tập thơ cùng tên của ông. Phần này mở ra bằng sự sùng kính ở trong bài thơ Những bông hoa Yên Tử (trang 495):

 

Bảy trăm năm trước

Đức - Phật - Hoàng Trần Nhân Tông

Cúi đầu đi qua

 

Sự sùng kính này còn tiếp tục, một sự sùng kính đôi khi gợi ý rằng sự hồi sinh của thiên nhiên phải trải qua một sự hi sinh. Trong bài Linh hồn đã bay... (trang 499), nhà thơ đã viết:

 

Trong đất máu đã phục sinh

Hóa nhựa non rưng rưng lá rụng

 

Nhưng nhà thơ nhạy cảm này, với cuộc đời rộng mở trước toàn bộ thiên nhiên, phải dâng hiến, có thể là bị tràn ngập, như trong bài Từ những hạt mưa (trang 513):

 

Sủi bọt. Rạn nổ. Vụn nát

Hơi nóng bốc cao ngùn ngụt giữa trời

Nỗi khắc khoải không còn ý nghĩa

Sự đổi thay vượt quá sức mình

 

Chưa kịp đắn đo, chưa kịp tưởng tượng

Đã chìm trong mưa, đã cuốn theo mưa

Bỗng nhận ra mình trong tiếng kêu người khác

Những khẩu hình tựa phôi thai, miệng hạt, nhụy hoa...

 

Có lẽ hai khổ thơ trên gợi ra một đầu mối cho lí do tại sao mà Mai Văn Phấn ràng buộc đời mình vào nghệ thuật thơ ca để sẻ chia cùng thế giới. Như chuyện thường xảy ra với các nghệ sĩ, họ vô cùng nhạy cảm và cần được diễn đạt những điều ở trong tâm thức của mình nhằm giải phóng bản thân ra khỏi gánh nặng của dung lượng này. Bản thân là một nhà thơ và cũng là độc giả của thi ca, tôi có thể không ngần ngại mà nói rằng tôi chưa bao giờ gặp được một nhà thơ cởi mở lòng mình với tất cả mọi mặt trong cuộc sống con người như Mai Văn Phấn.  

 

Trong bài Giọng nói (trang 514), nhà thơ đã trực tiếp nói về tài năng thơ của mình và cả điều bí ẩn về xuất xứ của nó:

 

Vừa tỉnh dậy

Tôi ngỡ nghe giọng nói

Chưa biết từ đâu

Vang vọng đi đâu

 

“Sự thú nhận” này của nhà thơ liên quan đến sự bí ẩn về các xuất xứ nghệ thuật của ông  không phải là điều đáng ngạc nhiên. Nó tiết lộ rằng ông có một sự tiếp xúc trực tiếp với cái mà các nhà tâm lí học nói đến như là “tính vô thức” luôn luôn được ẩn giấu khỏi “minh thức”. Các nghệ sĩ, mang tính đơn nhất, có được lối đi trực tiếp tới sự bí ẩn bao la của tính vô thức này.

 

Trong bài Bức ảnh, trái cây và giấc mơ (trang 517) Mai Văn Phấn miêu tả cách thức mà ông biến cải thiên nhiên và hiện thực thành một phép màu kì diệu của thơ ông:

 

Nhưng khắp nơi đang bắt đầu những dòng đổ vào ký ức, cả từ bức ảnh, trái cây, giấc mơ thành giọng nói đêm qua.

 

Tuy nhiên, đôi khi nhà thơ miêu tả một thế giới tan vỡ không dễ dàng tiếp cận hoặc tiết lộ. Ngay cả khi đó, Mai Văn Phấn vẫn là một bậc thầy về cách diễn đạt “sự thất bại này” để tạo ra sự tiếp xúc với những gì có thực, vì bản thân thời gian dường như bị cầm giữ bởi “chứng động kinh thời thơ ấu” (Niệm khúc số 18, trang 524):

 

Bóng vật ngược vào thân ăn trọn giãi bày mở phút giây tưởng niệm mắt tỏa mềm góc quét chợt hiện bầu trời từ cách nhìn kim đồng hồ lên cơn sài giật dù kêu gào hay im bặt không cách gì chạm được nhựa trái non.

 

Bài thơ cuối cùng trong phần thứ tư (“Những hạt giống của đêm và ngày”) là bài Tỉnh dậy trong mưa, được chia thành 27 đoạn. Trong đoạn 9, điều hết sức rõ ràng là nhà thơ đã tìm lại được sự tiếp xúc trực tiếp với thế giới thiên nhiên đầy hấp dẫn, khi ông viết phần sau đây (trang 542):

 

Chạm vào anh biết viên sỏi rất mềm, cọng rơm khô trĩu nặng, sợi tóc thở nhẹ.

Anh cầm rất lâu.

Gieo xuống đất. Tung lên trời và hứng một hạt mưa.

 

*  *  *

 

Ở phần thứ năm và là phần cuối cùng trong “Thơ tuyển Mai Văn Phấn”  – “Ra vườn chùa xem cắt cỏ” – như trước đây, tất cả các bài thơ trong phần này đều được trích từ tập thơ cùng tên của nhà thơ.

 

Như là điều xảy ra với các phần khác, sẽ tiếp tục có một sự hoà trộn đầy hấp dẫn giữa niềm vui và nỗi sợ trong cuộc sống con người. Tâm thức rộng lớn bao dung của Mai Văn Phấn – giống như Đức Phật – không làm ra sự phán định nào về cái thiện và cái ác, và thông qua thơ mình thể hiện bóng tối và ánh sáng, cái xấu và cái đẹp, cái thô bỉ và cái thanh nhã, cái tinh khiết và cái vẩn đục, cái đơn giản và cái phức tạp, cái sâu sắc và cái hời hợt, sự buồn cười (dí dỏm) và nỗi buồn phiền, cái hài và cái bi, điều vô lí và điều hợp lí. Đức Phật đã dạy rằng một con đường dẫn đến trí huệ là phải duy trì một khoảng cách với những ý nghĩ hoặc những khuôn thức dựa trên các khái niệm. Sức mạnh và vẻ đẹp phi thường của thơ Mai Văn Phấn là nó duy trì được sự chân thực đối với sự trải nghiệm trực tiếp thực tại của loài người và thế giới mà không cần đến học thuyết hay khái niệm trừu tượng của trí tuệ. Thậm chí với hiệu quả làm xa cách vẫn thường thấy mà ngôn ngữ nói áp đặt lên sự trải nghiệm trực tiếp không qua lời nói, ngôn ngữ của nhà thơ vĩ đại này đôi khi còn trực tiếp và toả sáng hơn cả tác phẩm của các nghệ sĩ không dùng văn bản hay lời nói, thí dụ như các hoạ sĩ và các nhà soạn nhạc.

 

Đây là một đoạn trong một bài thơ rõ ràng là không nghiêm túc, lại còn cố ý không thật thà và rất thú vị (Còn cậu hãy đứng đằng kia – trang 569):

 

Đêm nay

Rắn rết, bọ cạp tràn vào thành phố

Nhưng đừng sợ!

Nhà nào bây giờ cũng thiết kế kiểu lô cốt

Trời tối không ai ra đường.

 

Trong hai câu thơ cuối của bài Nhìn kỹ, Mai Văn Phấn nhận xét rằng những lời tuyên bố của các quan chức chính quyền thiếu chính xác và thậm chí ngớ ngẩn làm sao khiến cho chúng tạo ra một sự vô lí đến tức cười (trang 571):

 

Nắp thùng rác có dòng chữ in sẵn:

“Ở đây không ô nhiễm. Xin bạn yên tâm!”

 

Ở ngay bài thơ tiếp theo là bài Tỉnh táo tột cùng, nhà thơ vẫn tiếp tục theo mạch ngớ ngẩn đó, miêu tả để đạt đến hiệu quả gây cười to lớn một tình huống đối lập với “tính minh mẫn tuyệt đối” (trang 572):

 

Ý nghĩ tôi muốn điều khiển con chuột chui từ cống hẹp

từ tốn bò vào thùng rác nằm chết ngay ngắn

Xe chở rác đem những con chuột đi chôn

vĩnh viễn trong thành phố không còn chuột.

 

Theo sát ngay sau đó, Mai Văn Phấn thay đổi giọng điệu hơi hài hước và ngớ ngẩn sang một sự điên cuồng và thiếu vắng bất kì ý nghĩa nào trong một thế giới gồm toàn những thứ đồ bị vỡ nát và không còn giá trị sử dụng. Nó chỉ bổ sung vào nỗi kinh hoàng mang tính gây cười mà nhiều thứ trong đó bị mắc kẹt vào nhau. Bản thân thời gian đã trở lên điên cuồng trong thế giới này, vì kim giây lại chuyển động chậm hơn kim giờ. Trong bài Quay theo mái nhà, ông đã viết (trang 574):

 

Những đồ vật quay không thể dừng lại. Thùng rác quay mắc phải khung ảnh, quạt trần, dây điện thoại. Chiếc quần lót mắc kẹt giữa tủ bát đĩa và máy tập thể hình. Chổi cùn, bình diệt muỗi, đĩa CD chui vào tủ lạnh. Con cá tắt thở trên đường gần đến cửa sổ. Lũ chuột nhắt chết đuối bơi qua chảo mỡ. Bột giặt vừa quay vừa rắc lên hoa quả, dao thớt, bàn thờ. Bát nước chấm quay cùng bìa đậu phụ. Lọ tương ớt lao đi trong tư thế lộn ngược. Và kim giây quay chậm hơn hẳn kim giờ.

 

Bài thơ cuối cùng của phần thứ năm và cũng là bài thơ cuối cùng trong “Thơ tuyển Mai Văn Phấn” mang tựa đề Tĩnh lặng. Người ta có thể nghĩ rằng nhà thơ đang ám chỉ rằng sau khi đọc xong bài thơ dài được chia thành 45 phần này sẽ là một sự “tĩnh lặng” bởi vì tập thơ của ông đã kết thúc. Có khả năng hơn nữa là sự minh ngộ sắc sảo của nhà thơ về tính uyên thâm của sự tĩnh lặng và trí khôn ngoan của việc lắng nghe và chú tâm đến thế giới và các sinh linh của nó trong sự tĩnh lặng. Trong phần 18 của bài thơ này, nhà thơ đã viết (trang 615):

 

Trí huệ vang âm thanh

Sắc giác

 

Càng tĩnh lặng

Tự do trong vạn vật

 

Trong phần 29 của bài Tĩnh lặng, ở khổ thơ cuối cùng, Mai Văn Phấn đã đưa ra một hình ảnh đáng kinh ngạc và sáng chói về bản chất con người (trang 626):

 

Cơ thể tôi ở giữa

Là chiếc lõi

Hạt đắng

Của một trái ương.

 

Trong phần 35 của bài Tĩnh lặng, nhà thơ gợi ý một cách giản dị và thật khó quên về tính không thể huỷ diệt được của bản thể thiên nhiên (trang 632):

 

Nhìn khung cửa và chắn song

Tôi biết không thể bẻ gãy

Những đường gân lá

 

Trong phần 42 của bài Tĩnh lặng, Mai Văn Phấn nhắc đến một linh hồn huyền bí, chạm vào ông ở cả trên cao lẫn dưới thấp:

 

Tôi ngồi dưới vạt áo Ánh sáng

Nơi tận cùng

 

Người bước đi

Vạt áo chạm tôi

Lúc trên cao

Lúc thấp

 

Đây là linh hồn của một người đàn ông không thể và không được gọi tên một cách chắc chắn, nhưng “Ngài” gợi nhớ về sự hiện hữu của một linh hồn vĩ đại như khi được tìm thấy trong Đức Phật hay Đức Chúa Giê-su.

*  *  *

Kết luận:

 

Trong “Thơ tuyển Mai Văn Phấn”, nhà thơ mang đến một ngôn ngữ thơ nguyên chất và sinh động ngay từ lúc khởi đầu cho toàn bộ thực tại về cuộc sống con người trong bối cảnh rộng lớn hơn của thiên nhiên và vũ trụ đến mức nó bất chấp cả sự định giá và phê bình khi chúng ta đón nhận sự kì diệu của nó. Tuy nhiên, tôi đã cố gắng đưa ra một sự đánh giá như trên trong bài tiểu luận này với “tâm thức phán định” của mình, thậm chí khi tôi nhận ra rằng ánh hào quang lung linh của nghệ thuật vĩ đại khước từ cả sự phân tích, và sự hiểu biết đầy đủ về nó vượt quá phạm vi giải thích bởi minh thức của chúng ta. 



Raymond Keen

Sahuarita, Arizona

Hoa Kì

Ngày 26 tháng 2 năm 2016




*  *  *

 



Tiểu sử:

Raymond Keen được đào tạo tại trường đại học Case Western Reserve và trường đại học Oklahoma. Ông có ba năm làm công tác thầy thuốc tâm lí trong Hải quân cùng với một năm ở Việt Nam  (từ tháng 7 năm 1967 đến tháng 7 năm 1968). Raymond đóng quân ở Việt Nam cùng với tiểu đoàn y khoa số 1, phối thuộc sư đoàn thuỷ quân lục chiến số 1 ngay bên ngoài thành phố Đà Nẵng. Từ thời gian đó, ông đã làm công việc của nhà tâm lí học nhà trường và nhà tư vấn tâm thần được cấp phép ở Hoa Kì và hải ngoại cho đến khi về hưu vào năm 2006. Ông là nhà tâm lí học nhà trường ở các bang California và Washington, và là nhà tư vấn tâm thần được cấp phép ở bang Washington. Raymond sống cùng vợ là Kemme tại Sahuarita, Arizona. Họ có hai người con đã trưởng thành là Anne-Elise và Michael.

 

Raymond là tác giả của tập thơ “Những bài thơ tình dành cho những kẻ ăn thịt người”, được xuất bản vào tháng 2 năm 2013. Ông cũng là tác giả vở kịch“Cuộc đời tư và công của đức vua Able,” được xuất bản vào tháng 1 năm 2016. Thơ của Raymond đã được xuất bản trên 32 tạp chí văn học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“The Affirmation of Reality in the poetry of Mai Văn Phấn”:

A review of “The Selected Poems of Mai Văn Phấnby Raymond Keen – February 2016

 

 

 


“Art does not reproduce the visible; rather, it makes visible.” (Swiss painter, Paul Klee – 1920).


“I think that poetry is the space of the beautiful world, which the poet sees for the first time, and passes on to the readers with his unique poetic language. This language creates a space of my own, in which the life of the soul is always connected with the external world (real life). My poetry is my soul, as a separate world. Yet my poetry is connected with everything.” (Mai Văn Phấn in private conversation with Raymond Keen about the nature of his poetry).

 

“He who experiences the unity of life sees his own Self in all beings, and all beings in his own Self, and looks on everything with an impartial eye.” (The Buddha).

 

Introduction:

 

Mai Văn Phấn in one of the greatest living poets in Vietnam, and his output has been prolific: He has published 22 books of poetry, many of which have been translated into English and other languages.  One could say with confidence that Mai Văn Phấn in now a poet on the world’s stage.


In the United States, four of Mai Văn Phấn’s poetry books are on Amazon.com.  Here are the titles and paperback publication dates: “Firmament Without Roof Cover (November 2012), “Seeds of Night and Day” (October 2013), “Out of the Dark” (November 2013) and “Grass Cutting in a Temple Garden” (May 2014).


This review will concern itself with
Mai Văn Phấn’s most recent book translated into English, “The Selected Poems of Mai Văn Phấn.” This fine book comes to us from the “Publishing House of the Vietnam Writers Association,” and was published in 2015.


The Selected Poems of Mai Văn Phấn is divided into 5 sections, as follows:


I. The Veiled Flower

II. Firmament Without Roof Cover

III. Out of the Dark

IV. Seeds of Night and Day

V. Grass Cutting in a Temple Garden

 

The poems in sections II through V consist of poems from those books with that same title. The first and longest section of “The Selected Poems of Mai Văn Phấn” is “The Veiled Flower,” which consists of poems found in two other books by Mai Văn Phấn, as follows:


1. “From January” (unpublished) – poems on pages 11 to 194.

2. “hidden face flower” (published in Vietnam - 2010 & Thailand – 2012) – poems on pages 197 to 281.

 

As I wrote in my review (November 28, 2012) on U.S. Amazon.com of Mai Văn Phấn’s luminous “Firmament Without Roof Cover” (second section of “The Selected Poems of Mai Văn Phấn):

 

The poetry of Mai Văn Phấn expresses the radiance of being human here and now on this earth. In this poetry that celebrates our planet in all its physical and spiritual manifestations, poet Mai Văn Phấn opens his heart to the world, to the firmament.  His poetry does not sing so much to the world or for the world, as it sings with and in the world.  As it sings in the world, its language renders the living objects of the world as real and alive and as sharing their being with us.

 

In my later review (December 6, 2013) on U.S. Amazon.com of Mai Văn Phấn’s magical “Seeds of Night and Day” (third section of “The Selected Poems of Mai Văn Phấn) I wrote:

 

From the very beginning and throughout the reading of these poems, one is presented with human consciousness as interchangeable with the raw substance of nature.  In this profound exchange, human nature and “external nature” are unified in a poetic panorama of beauty and intensity.

 

As I concluded in my review of “Seeds of Night and Day”:   

 

In the poetry of Mai Văn Phấn, everything is brought to the present in a new, shining reality of affirmation.  This is not the desiccated voice so often found in Western analytic poetry.  This is poetry that attempts to express reality as an undivided whole. 

 

*  *  *

 

So let me begin with the consummate awareness of Mai Văn Phấn as revealed in the many poems of “The Veiled Flower.” It is noteworthy that all of the poems from the beginning of this section to page 248 consist of one stanza with three lines each.  These poems are followed by one long poem, Angle of Vision, which consists of 99 stanzas of three lines each.  What comes readily to mind with these poems is the Japanese form of poetry known as “haiku.”  Indeed, Max Verhart, Dutch scholar and master of haiku has written the following definition:  “A haiku is a minimal construction of words with the function of evoking an intensified awareness of being.” I think this definition does describe a very important aspect of the poetry of Mai Văn Phấn, although he is not claiming to write haiku. I actually think his originality is beyond any “category” of poem.

 

Here is the tender “First Morning of New Year” (page 13):

 

First Morning of New Year

 

I find a child’s sock

Soft

As a ripened fruit

 

The vision and sound of this poem (even in translation) evokes “… an intensified awareness of being.”

 

Along with this intensity of emotion is an ever-present sense of surprise, enhancing that moment of human existence, as in “Swelling Knees” (page 94):

 

Swelling Knees

 

Hobbling to the window

I am anesthetized

By a white butterfly

 

As with so many of the poems of Mai Văn Phấn, we hear and see the reality of the moment. How could anyone have ever predicted the surprise of “a white butterfly” after reading the first two lines? It was the painter Juan Gris who asserted, “You are lost the instant you know what the result will be.”

 

We even have cosmic surprise, as in “An Arcade of Interlocking Trees” (page 85):

 

An Arcade of Interlocking Trees

 

Forms a cathedral

Their leaves fall

Into hell

 

We cannot leave out the subtle yet brilliant wit of this great poet, which is ever-present, as in “Sitting Among Lotus Leaves” (page 164):

 

Sitting Among Lotus Leaves

 

A toad

Sticks out its tongue

To lick the moon

 

In this miracle of the moment, we see the moon from the point of view of the toad, but we also see the whole scene as it might actually appear to us from a distance. From the latter perspective, who is to say that the tongue of the frog is not very close to licking the moon? Is what you actually see without the encumbrance of your Western analytic mind not also real?

 

Another element of the moment is the direct experience of chance.  In the poetic world of Mai Văn Phấn, we are free and unencumbered by the heavy weight of philosophy and the depressive plague of “scientific determinism.”  The moment of experience is beyond definition or explanation. It is the thing itself (Martin Heidegger’s die Sache selbst). The following poem beautifully expresses the purity and freedom of chance – “A Lay Brother From a Poor Pagoda” (page 161):

 

A Lay Brother From a Poor Pagoda

 

Goes down the mountain to carry water for the plants

As he comes back to the pagoda yard

It rains

 

Of course, as is so often the case, we see the dry wit of Mai Văn Phấn in the above poem.  I can imagine the poet winking as he finished writing this poem.

 

What else that is magical and unforgettable and can be experienced fully in the moment?  Beauty. Yes, the visual beauty of “Late January” (page 20):

 

Late January

 

Spring rain has yet to come

Peach flowers fall

One petal at a time

 

Or the visual beauty of “Fog” (page 25):

 

Fog

 

Hovers

For so long that

Rotten wood spawns flowers

 

Or the beauty that redeems the human condition as in “Old Man” (page 33):

 

Old Man

 

All his teeth are gone

He smiles next to the plant

With scattering flowers

 

In the modern world of science, we have described for us a causal world of events, an elaborate history of observed and even measured events, an elaborate causal chain linking the present to a series of past causes. These descriptions of causal events are never the events themselves, yet we invariably confuse the description of events and the description of the cause of events as the event itself. This is the great illusion wrought by the “monkey mind” of Western man, and the tricks that language can play as it actually obstructs the direct experience of reality. Mai Văn Phấn demonstrates the foolishness of causal thinking, as well as the primacy of experience beyond language, with these two witty meditations on causality as experienced from within. Here is “This Morning” (page 36):

 

This Morning

 

I forget to peel off a calendar page

A pot of water

Takes longer to boil

 

Here is “Going into the Garden” (page 37):

 

Going into the Garden

 

As I pull out weeds

Dawn comes

Earlier

 

The above poem can be considered funny, or even foolish. Yet it is profoundly honest and true to the direct experience of the poet writing this poem.  When one considers how the human being of the 21st century is out of touch with direct experience, how he/she glories in his/her intellectual dominance of nature, how he/she plans a life for success and victories, then we realize just how profound is “Going into the Garden.” This simple poem of three lines explodes the arrogant modern sensibility. In its simple vision of how things are, this poem observes without dominance and without any desire to control.

 

It must be noted that most of us would agree we live in a “broken world.” One of the great and redeeming aspects of art is that it gives us the opportunity to experience our lives and the world as whole. Another great theme of Mai Văn Phấn’s poetry is the affirmation of the unity of the world.  We experience this in “After My Bath” (page 38):

 

After My Bath

 

The sky

Moves to another season

The magnolia tree grows older

 

What could be more affirming and actually reassuring – the sky and the seasons of the earth, united with a single aging magnolia tree. 

 

In the poems of Mai Văn Phấn, the experience of reality is expressed directly without labels or explanation, as in “Sounds of Wings Flapping” (page 65):

 

Sounds of Wings Flapping

 

I drink my cup of water

Yet do not know the name of the bird

That just flew away

 

Then there is the exquisite compassion for all living creatures in “Seeing” (page 82):

 

Seeing

 

A hobbling cockroach

Crawling across the big yard

I don’t have the heart to kill it

 

Mai Văn Phấn’s compassion for all living creatures includes an uncanny awareness of their individual being, as in “Holding the Body of a Cicada” (page 83):

 

Holding the Body of a Cicada

 

So light

As though it

Has never existed

 

This uncanny awareness and compassion for all living creatures includes knowledge of their existence that extends beyond time, as in “A Strange Bird” (page 69):

 

A Strange Bird

 

Lands in the yard

Looking at me

We know each other in our past lives

 

Mai Văn Phấn’s compassion extends to the “nonliving world,” which he not only animates with life, but also makes of this “dewdrop” a part of his family, as in “The Root” (page 115):

 

The Root

 

A dewdrop and I

Look at each other

Two siblings

 

Occasionally, the mundane “business” of the world will creep into the transcendent presence expressed in the poetry of Mai Văn Phấn, as in “Conference Room Flowers” (page 93):

 

Conference Room Flowers

 

Still fresh

But they must be replaced

Because of another meeting

 

 … and what could be more mundane than this poet writing with amusement about “Facebook” in “My Uncle” (page 136):

 

My Uncle

 

Lived private life

Now with Facebook

He takes pictures of anything

 

*  *  *

 

Now I will take up the last poem in “The Veiled Flower” (first section of “The Selected Poems of Mai Văn Phấn”) – Angle of Vision, which consists of 99 stanzas of three lines each (pages 249 – 281). 

 

As in many poems before, there is the ever-present wonder and magic reflected in stanza 19 (page 255):

 

Reaping grasses, tilling soils, watering trees…

How would you know

A wedding of two white butterflies is taking place

 

Nature itself is animated with consciousness – stanza 22 (page 256):

 

A swaying tree

Thinks that a nightingale

Has made it drunk

 

In the unified beauty of Mai Văn Phấn’s poetry, even the human senses cross their boundaries, and sounds are seen – stanza 41 (page 262):

 

Requiem for a dead soul

A faint bell ringing

Sounds like the color of young grass

 

*  *  *

 

It does seem that a note of sadness is introduced within Angle of Vision – stanza 29 (page 258):

 

A fallen leaf

Hiding in the stump of a stunted tree

Much more sorrow

 

I think the most obvious and important thing one could say about the poetic mind of Mai Văn Phấn is that it is open to everything. In the above poem we have the unmistakable relationship between “sorrow” and “hiding.” 

 

In stanza 69 (page 271) we have a pervasive sense of covering or closing:

 

A cloud

Covering the moon

Closing the eye

 

What could be more closed or hidden or absent of presence than death itself, which Mai Văn Phấn more clearly introduces in the stanzas of Angle of Vision. In stanza 68 (page 271) the poet writes:

 

A day of working

Constructing an emperor’s mausoleum

Knowing which angle is which

 

Themes related to death and being cut off from the present continue in stanza 79 (page 275):

 

Grass on the tomb of father

Seems planted

In another time

 

In stanza 90 (page 278) we get a sense of the finality of death:

 

A night

Falling steadily

A dead flower, no more scent

 

Yet death and its symbols co-exist with a moving sun in stanza 81 (page 275):

 

The sun

Moving through a mist

Cooling down while a coffin is placed in a grave

 

In the wide-open poetic mind of Mai Văn Phấn, life and death, open and closed, positive and negative, and even good and evil exist together – affirming both polarities into one human whole. The judging mind separates and divides, but the poetic mind sees things as they actually are without judgment. The great English playwright, William Shakespeare, has one of his greatest characters, Hamlet, describe this separating process: 

 

“… there is nothing either good or bad, but thinking makes it so.”

 

*  *  *

 

All of the poems in section II (“Firmament Without Roof Cover”) are from Mai Văn Phấn’s book, “Firmament Without Roof Cover.” This section extends from page 283 to page 386, approximately 100 pages. The very title of this section communicates the idea of an open sky and access to the heavens.

 

Here is what Vietnamese Literary Critic, Le Vu, writes about “Firmament Without Roof Cover”: “Firmament Without Roof Cover” consists of three separate sections, but they are united in the spiritual vision of Mai Văn Phấn about the world, in which the relationships between nature and people, the static and the dynamic, birth and death, love and sex have emerged.

 

The three separate sections of “Firmament Without Roof Cover” are Mothergate (pages 287 – 299), Moon Season (pages 300 – 314) and Figure A Patch of Grass (Cadences I through IX – pages 315 – 386).

 

Mothergate is divided into 9 sections. Immediately one senses a much more human world, easier to identify with the poet as a man, as Mai Văn Phấn uses the first person “I” throughout. Here we have the narrative mastery of this great poet, as he compares and contrasts, opens and closes, shifts and turns in a spellbinding display of connecting everything to everything. Mother and child and family and human emotion are connected with all the things in heaven and earth, grounded in the narrative of a single human voice (page 290):

 

I burst into tears to sweep away the spider web

Sound of the heron’s hoarseness

The ashes flashing up

Moon trembling

 

In this human world, the poet feels the weight of responsibility (page 291):

 

The voice very close

Under the light of dawn you must transform yourself!

 

With the weight of this responsibility comes grief and sadness, particularly for family (page 294): 

 

Father suddenly whispering: Please help father go to rest

Sound of dried leaves sliding off the roof makes father

and I shed tears together.

 

The stakes are high for human survival, even in the serene awareness of Mai Văn Phấn (page 295):

 

The black spilt on everything will end us

Let’s pray to save the people of this world

 

*  *  *

 

The “Moon Season” section contains 9 poems.  The sounds, sights and sensual touch in these poems are unforgettably sweet, as in The Scent of Cốm:

 

That dress, that scarf, as smooth as silk, the skin, the flesh…

The northeast wind is rising up to heaven. (page 304)…

 

The green lotus leaves are giving succor to you and me,

Over-ripening the horizon clouds of summer

 

To nights of making love in lamplit silence,

Persimmsons drenched with the fragrance of flawless Cốm. (page 305)

 

Then in Autumn Came! (page 307):

 

The young calf touching his soft tongue on grass blades

 

In the last poem of “Moon Season” (also titled Moon Season), the magical and almost infinite power of love is unveiled:

 

I lead you by the hand, the wind lifts up your flower dress;

I kiss you, my little finger

Lifts you up to the moon. (page 313)…

 

Tomorrow this earth

And the whole world will change. (page 314)

 

*  *  *

 

The third and last section of “Firmament Without Roof Cover” is titled Figure A Patch of Grass, which consists of Cadences I through IX (pages 317 – 386). 

 

Mai Văn Phấn strikes a new note of dissonance and the banal reality of human work in an everyday world (Cadence III – page 334):

 

Everyday jobs are boring.

The body worn out,

the mind unfounded,

the joints exhausted on a chair.

 

This hand, the left hand to be exact,

wearily opens the gate I left ajar early morning;

I gently brandish it when bird shit happens to fall on it.

 

And the remaining hand

rose up an hour ago

when everybody voted,

There is something that must be recorded in the report.

 

This world of man-made things is also part of reality, part of the non-living world.  The great inclusiveness of Mai Văn Phấn must include this aspect of our human existence (Cadence III – page 339):

 

On your desk everything is displayed;

briefcase, a newspaper, keychain,

cell phone.

 

In sharp contrast to the banality of human existence expressed directly above, one finds in the poetry of Mai Văn Phấn the redemptive power of human love between two human beings.  Yet this human love that the poet writes about is much more, and includes a relationship with all living things and all aspects of the physical world (Cadence V – page 352):

 

Sliding our bodies into each other,

throwing on each new stick of fire-wood,

you and I together light up the dark.

 

In Cadence VI, the poet sings this love with all its promise, passion, confusion and madness. It may be redemptive, but it is not simple or easy (page 357):

 

Your hips are a half of a fresh cut cake, a spoon lifting you up from the plate, the deep lips quivering, the sweet abyss I am mouth with teeth clasping, the eagle seizing with its talon, the tiger, the panther twisting its awesome flanks, rebounding, a poisonous snake that sucking delivers warm venom, the great tree uprooted in the flood, pressing against your sandbank.

 

The ecstasy of human love continues in Cadence VIII (page 377):

 

I’m blinded with passion; I can’t distinguish your hand from my legs, my breath gets lost in your disheveled hair, I’m thrown up on the foam of a whirlpool, a giant python swallowing its helpless little prey.

 

This is a madness of love that can shake the whole planet (Cadence IX – page 379):

 

On the immense surface of the earth, the tongue of the wind presses its chaotic body – the crown of my head at the center of whirlwind. The tighter I grasp, the stronger the shaking and jerking, the hoarse howling and screaming, vacillating, urging, keeping the dried leaf tight in your mouth. the more we strive, the more we talk nonsense – in the anxious nightmare, the path of passionate kissing, the more we move in this freshness, leading me by the hand to the mouth of the abyss, mumbling how we can’t ever part from each other, because we’re both so afraid of the deep, which leaves us in a cold sweat.

 

All of this “beautiful chaos” is temporarily anchored by Mai Văn Phấn’s statement of self-awareness that he is a poet, who intends to write about this beautiful chaos. He reminds us in the simplest and yet the most profound way that he is writing poetry. Perhaps this is a necessary reminder because there is no poet in the Western or Eastern world that presents reality more directly. Because Mai Văn Phấn is so gifted in what he does (writing poetry), we may forget that he is an artist describing the world with words, and the words are not the world itself. In Cadence IX (page 381) he writes:

 

I want to write verses as natural

as the way you walk on the ground.

 

Without question, one of the greatest 20th century poets in the Western canon is Wallace Stevens.  In his miracle of a poem, “The Idea of Order at Key West,” he gives us within this poem the very process of how reality is created by human beings with language, the medium of expression of the human mind. Language, especially poetic language, makes meaning possible.  Without language, we have a blank reality that cannot be shared or remembered – as this reality passes on without comprehension into nothingness. In “The Idea of Order at Key West,” Wallace Stevens reveals a human mind that creates language and defines our humanity in the poem as “she.” Here is the music of the human mind as “she” renders the reality of “the sea” in the only possible way it can be brought into the human realm:

 

And when she sang, the sea,

Whatever self it had, became the self

That was her song, for she was the maker. Then we,

As we beheld her striding there alone,

Knew that there never was a world for her

Except the one she sang and, singing, made.

 

(from “Wallace Stevens: Collected Poetry and Prose” – edited by Frank Kermode and Joan Richardson - The Library of America, New York, N.Y., 1997, page 106).

 

*  *  *

 

The third section of “The Selected Poems of Mai Văn Phấn” is titled “Out of the Dark,” and these poems are from his book by the same name.

 

It should be no surprise that Mai Văn Phấn can write masterfully about death and dream states.  It should also be apparent to any reader of his poetry that the range of his content includes everything. This amazing inclusiveness remains free of the tyranny of judgment. As the great Buddha recognized, the judging mind causes separation and disunity.

 

In the second poem of this section, Variations of the Crow (pages 393 – 398), death is directly linked to life and light, to an illumination of the human condition. The crow is often considered a symbol of death, or a symbol of change and transformation: In order for something to change, a part of it has to die. Mai Văn Phấn begins this poem with death (page 393):

 

The smell of death draws the wick to the zenith

The crow shines brightly.

 

In the same poem he then introduces what can best be described as a nightmare vision of the absurd worthy to be compared with the writing of the great Czech writer (who wrote in German), Franz Kafka (page 397):

 

The utmost sufferings looked back on a life almost dead. The cloak gave a muffled shout when passing desk and drawers. The telephone slept silently. The staple opened its mouth to hide its claws. The broomstick gripped the laborer’s arm, and pulled her to the garbage dump. The hat brim on the head cried out in panic, then bent down to devour the entire face of the guard. Nobody opened the gate. Yet many people managed to find an entrance.

 

The nightmare and absurdist vision of Mai Văn Phấn continues in Only a Dream (page 408):

 

They closed people’s mouths

robbed everything

and asked for my genitals…

 

I said:

you many take all

but let me keep something personal

I volunteer to be your plaything, your rag, your buffalo,

or your dog.

 

I stooped to accept the yoke on my shoulders

I puffed up my hair and began barking loudly

I shook my body and cried “pip, pip”

I ground myself of the floor.

 

Who would think that such a serene poet as Mai Văn Phấn – capable of rendering the most delicate and direct contact with the real world – could also give us a jarring absurdist vision as arbitrary as a nightmare, as in Him (page 410):

 

He was a climax of perfection:

of the restored mirror/ of the moulted insect/ of lost

virginity/ of the broken cable/ of unblocked sewage…

 

a waste dump of rags/ of broken glass/ of tampons/

of outmoded shoes…

 

It is fascinating to speculate, given Mai Văn Phấn’s gift for dark and even subversive absurdity very reminiscent of the writings of Franz Kafka, if this poet is familiar with Kafka’s most famous work, “The Metamorphosis,” a novella first published in 1915. In Kafka’s novella, the main character Gregor Samsa wakes up one morning and comes to the realization that he has somehow been transformed into a giant cockroach. Here is the English translation of the first paragraph of this great work:

 

As Gregor Samsa awoke one morning from uneasy dreams he found himself transformed in his bed into a gigantic insect. He was lying on his hard, as it were armor-plated, back and when he lifted his head a little he could see his domelike brown belly divided into stiff arched segments on top of which the bed quilt could hardly keep in position and was about to slide off completely. His numerous legs, which were pitifully thin compared to the rest of his bulk, waved helplessly before his eyes. (from “Franz Kafka: The Complete Stories” – edited by Nahum N. Glatzer, Schocken Books, New York, 1971, page 89. English translation by Willa and Edwin Muir)

 

In The Story is Not Over, Mai Văn Phấn writes directly about a cockroach, linking it in an intimate way with the human narrator in the poem (page 424):

 

The cockroach crawled around me and said

it was just reincarnated for three months

and in the previous life it had been a decent person…

 

The cockroach raised one of its hairy legs

yes, it might be taken for an arm

struggling from an iron vice,

or protruding from a luxury vest

of a person with a large mouth and an upright back

walking with broad steps and stiff knees

 

As previously mentioned, the poetry of Mai Văn Phấn is incredibly rich in tone and variety. In the above poems, for example, we see the “deadpan” wit of the poet as he describes a “talking cockroach” who speaks about being a “decent person” in a “previous life.” The writings of Franz Kafka are also filled with a “deadpan” (and some would say “deadly”) wit. 

 

The dry and brilliant wit of Mai Văn Phấn is found intermittently throughout the third section of “The Selected Poems of Mai Văn Phấn” (“Out of the Dark” – pages 391 – 490). For example in Syndrome From a Rumour he writes to the reader as if he were advising an immature child (page 417):

 

Remember not to stick out your head or arms

Remember to speculate and be studious in reading

Remember not to kick or spit on the walls

Remember to cover your mouth while sneezing

Remember to flush after using the toilet

Remember to pronounce full words clearly and roundly

Remember to raise your glass and drink slowly

Remember to pull the blanket squarely in your sleep

Remember to brush your teeth and use your comb…

 

In the very next poem, Learning to Behave Oneself, the poet could be describing misbehaving adults as he writes (page 418):

 

A dark mole was definitely identified on the left eye of

the woman in charge of collecting power bills

caught last night

when she embraced and kissed the hamlet chief

in a dog-meat inn…

“The report is made into five copies

all with the same legal validity.”

 

Then from the ridiculous to the truly sublime, Mai Văn Phấn transports us with poetry as rich and profound as any I have ever read. In the amazing poem, Youmeyoume, the poet transcends the individual sexual identity of a man and woman through the shared moments of their love, as they become One in a miracle of poetic description. Noting the obvious irony in the title, the identities of the loving pair are joined as one, which combines “You me you me.” On page 448 of Youmeyoume the poet writes:

 

My mouth still keeps the fragrance of fruit and tea you

have taken. Cake is sweet with cream and cinnamon. I

still remember. The chair so large. When your shoulders

sprouted flowers, my lips light up the sacred lamp in

the dark corner. The flower could only speak of a tiny

part of the bosom of the large earth. The entrails of this

earth tremble when the flower stands still.

 

The poet ends this poem on page 449 with the following:

 

Love one another. Those are the rites to celebrate heaven and earth. My element is Metal and yours is Fire. Earth, Tree, and Water are all derived from Fire. Earth trembles. Water flows. Thousands of budding sprouts blossom from the body.

 

In this magnificent poem, Mai Văn Phấn has transformed the universe – plants and animals and human beings and even the inanimate structures and forces of “Metal and Fire and Water – into one great harmonious whole.

 

In the final poem from “Out of the Dark,” the poet reaches the ecstatic heights of language in the 27-part poem, The Flowers in Autumn (pages 458 – 490).  He writes:

 

You and me are condensed into cool water

the rain of our kisses recreates the world. (page 459)

 

He continues in the glorious language that is unique to Mai Văn Phấn:

 

No need for thunder, lightning, or gathering of clouds

we rain on one another the rain of green grasses

and the sun spreads gold on the earth surface (page 475)

 

In the acting moment of love with the Other, the world is mended (page 483):

 

Close to you the rain is flying

Under our feet the grasses are mending the world

your river refreshes the fields

your long legs incline the earth

your chest rises to the zenith

your breath blows away banks and dikes

your lips grind me into powder

 

In the concluding parts of The Flowers in Autumn (parts 24 – 27), Mai Văn Phấn gives birth through language to a new world, reborn in every moment for eternity (page 487):

 

The earth is quiet the hills up and down in immense space evoke your soft back in movement through foliage overpassing the line of newly-planted trees with their wet trunks your soft advancing with naked feet narrow waist I look with my mind for knowledge of negligently turning one’s back the hair’s breath opening their eyes of understanding don’t ask don’t hear flying high lightly to get entangled with birds the salvo of dum-dum bullets sweetly falling who knows how to speak in a frenzy the unconscious becomes little and plunges deep into the body without waves ecstatic in effortless balance dropping into my body to form a mountain peak to venerate the ground looking upwards to your face condensing transparent space waking to be a hot piece of iron in the midst of nature the spring flows the fruit has just fallen bursting on the rock regretful of not drinking up all fragrance don’t overflow onto myriad things but be connected to the end of the placenta to nourish me from endless times to answer when called to suffer from violent movements to other beings and to be harmonious in light touch with the sublime.

 

The Flowers in Autumn concludes with a sweet and gentle reality that is ever-changing (page 490):

 

… Exhaling a pure perfume, you said:

we have just been born again under a cloud in flight.

 

*  *  *

 

The fourth section of “The Selected Poems of Mai Văn Phấn” is titled “Seeds of Night and Day.” As I mentioned in the introduction, the poems in this section are from his book of the same name. The section opens with reverence in the poem, The Flower of Mount Yên Tử (page 495):

 

Seven hundred years ago

The Buddha King Trần Nhân Tông

Lowered his head when passing by

 

This reverence continues, a reverence sometimes suggesting that the renewal of nature comes through sacrifice. In The Soul Flew Away… (page 499) the poet writes:

 

Blood resurrected within the ground

Turns into young sap welling up at each falling leaf

 

But this sensitive poet, with his being open to all that nature has to offer, can be overwhelmed, as in From Raindrops (paged 513):

 

It bubbles. It crackles. It’s smashed

Heat rises up to the sky in a rage

Anxiety no longer has any meaning

Change has surpassed capacity

 

No time to reflect, no time to fathom

I am sunk by the rain, washed away with it

Suddenly I see myself in others’ cries

Their mouths the shape of fetuses, seeds, and stamens…

 

Perhaps the two stanzas above suggest a clue to why Mai Văn Phấn engages in his poetic art to share with the world. As is often the case with artists, they are exquisitely sensitive, and need to express what is in their minds in order to free themselves of the burden of this receptivity. As a poet myself, and a reader of poetry, I can say without reservation that I have never encountered a poet so open to all aspects of human existence as Mai Văn Phấn.

 

In The Voice (page 514), the poet speaks directly about his poetic gift, and the mystery of its origins:

 

When waking up

I believe I hear a voice

I don’t yet know from where it comes

Or goes

 

This “confession” by the poet regarding the mystery of the origins of his art is not surprising. It reveals that he has direct contact with what psychologists refer to as the “unconscious mind,” which always remains hidden from the “conscious mind.” Artists, uniquely, have direct access to this vast mystery of the unconscious.

 

In Photos, Fruit and Dreams (page 517) Mai Văn Phấn describes how he transforms nature and reality into the wonderful magic of his poetry:

 

Everywhere new streams are beginning to pour into

memories, taking the photos, the fruit, the dreams, to

turn everything into a voice last night.

 

Sometimes, however, the poet describes a broken world that is not so easy to access or reveal. Even so, Mai Văn Phấn is the master at expressing “this failure” to make contact with what is real, as time itself seems to be seized by “infantile epilepsy” (Meditation No. 18, page 524):

 

A shadow wrapping back onto its body experiences all

the enfolding moment of soft-eyed reminiscence

spreading out from the market corner which suddenly

shows the sky from the perspective of a clock hand which

goes into infantile epilepsy regardless to clamor or to

shut up which is no way to touch the sap of young fruit.

 

The last poem in the fourth section (“Seeds of Night and Day”) is Waking Up in the Rain, divided into 27 parts. In part 9 it is abundantly clear that the poet has regained direct contact with the magical world of nature, as he writes the following (page 542):

 

My touch lets me know the pebble is very soft, the blade

of dried straw bends under its weight, and the thread of

hair breathes lightly.

 

I hold them for a very long time.

Toss them to the ground. Fling them up to the sky and

catch a raindrop

 

*  *  *

 

In the fifth and final section of “The Selected Poems of Mai Văn Phấn” – “Grass Cutting in a Temple Garden” – as before, all of the poems in this section come from the poet’s volume of poetry by the same name.

 

As is the case with the other sections, there continues to be a fascinating mixture of existential bliss and existential horror. The vast, accepting mind of Mai Văn Phấn – Buddha-like – makes no judgments about good and evil, and presents through his poetry the dark and the light, the ugly and the beautiful, the harsh and the gentle, the pure and the unclean, the simple and the complex, the profound and the superficial, the funny (witty) and the sad, the comic and the tragic, the absurd and the reasonable. The Buddha has advised that one path to wisdom is to remain unattached to ideas or conceptual frameworks. The singular power and beauty of the poetry of Mai Văn Phấn is that it remains true to the poet’s direct experience of human reality and the world, without theory or intellectual abstraction. Even with the inevitable distancing effect that verbal language imposes on direct non-verbal experience, the language of this great poet is sometimes more direct and illuminating than even the work of non-verbal artists, e.g., painters and composers.

 

Here is one stanza of a poem that is clearly not serious, is intentionally insincere, and very entertaining (And You! Stand Out There! – page 569):

 

Tonight

Snakes, centipedes and scorpions overflow into cities

But don’t you worry!

Every house is built blockhouse-style

No one goes out on the streets in the dark.

 

In the last two lines of Looking Closely, Mai Văn Phấn observes how inaccurate and even absurd are the statements of government bureaucrats, resulting in hilarious nonsense (page 571):

 

One printed line on the trash can:

“There is no pollution here. Please rest assured!”

 

In the very next poem – Utter Lucidity – the poet continues in his absurdist vein, describing to great comic effect a situation that is the opposite of “utter lucidity” (page 572):

 

I use my thoughts to direct a rat

to emerge from a narrow sewer

stroll into a trash can

lie down and die

If trash trucks carry dead rats to their burial places

this city will get rid of rats permanently.

 

Following directly, Mai Văn Phấn changes the lightly comic and absurdist tone to one of madness and lack of any meaning in a world of broken and dysfunctional things. It only adds to the comic horror that many of these things are stuck together. Time itself has gone mad in this world, as seconds pass more slowly than hours. In Turning with the Roof he writes (page 574):

 

The turning objects cannot stop themselves. The turning trash can gets stuck to a photograph frame, a ceiling fan, the telephone cords. A pair of underpants gets stuck between crockery cabinet and exercise machine. An exhausted broom, mosquito repellent canister, and several CDs end up inside the refrigerator. A fish stopped breathing near the end of its journey to the window. Little mice drown swimming across a frying pan. Washer detergent powder turns and sprinkles itself on vegetables, knives, cutting board, and the altar. A dipping cup turns together with one piece of tofu. A jar of hot chilli sauce flings itself upside down. And the second hand turns much slower than the hour hand.

 

The last poem of the fifth section and the last poem in “The Selected Poems of Mai Văn Phấn” is titled Silence. One might guess that the poet is suggesting after the reading of this long poem divided into 45 sections that there will be “silence” because his book of poetry has ended. More likely is the poet’s acute awareness of the profundity of silence, and the wisdom of listening and paying attention to the world and its living creatures in silence. In section 18 of this poem, the poet writes (page 615):

 

The more awareness is filled with sounds

And color perceptions

 

The more one is still

And free in all things

 

In section 29 of Silence, Mai Văn Phấn presents in the last stanza a startling and brilliant image of human nature (page 626):

 

My body inside

Is the core

The bitter seed

Of a half ripe fruit.

 

In section 35 of Silence, the poet suggests simply and unforgettably the indestructability of nature itself (page 632):

 

Looking at the door frame and window bars

I know I cannot break

The leaf’s veins

 

In section 42 of Silence, Mai Văn Phấn makes reference to a mysterious spiritual figure, touching him from above and below (page 638):

 

I sit under the cloak of Light

At the very bottom

 

When He walks

His cloak touches me

Sometimes from above

Sometimes from below

 

This is a male figure who cannot and should not be named with certainty, but the “He” is suggestive of a great spiritual presence as found in The Buddha or The Christ.

 

*  *  *

Conclusion:

 

In “The Selected Poems of Mai Văn Phấn” the poet presents a whole and living language of poetry so originally alive to the full reality of human existence within the larger context of nature and cosmos, that it defies evaluation and criticism as we take in its wonder.  Nevertheless, I have attempted in this essay such an evaluation with my “judgmental mind,” even as I realize that the living radiance of great art defies analysis, and its full understanding lies beyond the scope of explanation provided by our conscious mind.

 

Raymond Keen

Sahuarita, Arizona

United States

February 26, 2016

 

 

 

 



Tranh của Francis Gabacho, Áo gốc Nhật


 

Biography:

 

Raymond Keen was educated at Case Western Reserve University and the University of Oklahoma. He spent three years as a Navy clinical psychologist with a year in Vietnam (July 1967 – July 1968). Raymond was stationed in Vietnam with the 1st Medical Battalion, attached to the 1st Marine Division, just outside Đà Nẵng. Since that time he has worked as a school psychologist and licensed mental health counselor in the USA and overseas, until his retirement in 2006. He is a credentialed school psychologist in the states of California and Washington, and a licensed mental health counselor in the state of Washington. Raymond lives with his wife Kemme in Sahuarita, Arizona. They have two grown children, Anne-Elise and Michael.

 

Raymond is the author of “Love Poems for Cannibals,” which was published in February 2013. He is also the author of a drama, “The Private and Public Life of King Able,” which was published in January 2016. Raymond’s poetry has been published in 32 literary journals.

 

 

 

 

 



 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị