Những hòn cuội của Mai Văn Phấn (bình chú) - Bão Vũ

Những hòn cuội của Mai Văn Phấn

(Bình chú bài thơ "Tĩnh lặng, 39")

 

 

 

 

 

Chân dung NV Bão Vũ – Gò đồng của NT Phạm Xuân Trường

 

 

 

 

Tĩnh lặng

 

 

39.

Tôi chồng năm hòn cuội

Vẽ xung quanh những vòng sóng

 

Hôm nay tôi biết

Mình đã nhầm

 

Từ năm hòn cuội

Đang mở ra những đường thẳng tắp

 

Tôi sẽ không xếp

Bất kỳ vật gì chồng lên nhau nữa

Trong tầm nhìn.

 

 

 

 

Bão Vũ

 

 

 

Thơ Mai Văn Phấn đã dấn sâu vào địa hạt tôn giáo, cụ thể hơn là Phật giáo – minh triết phương Đông. Bài thơ như một khúc kinh Vệ Đà với tính triết lý vươn lên rất cao như cây đậu trong cổ tích… mảnh mai tươi nõn mà vươn mãi đến mức không xác định được đỉnh của nó. Tôi nghĩ, Phật sẽ nói: Các con cứ niệm ắt sẽ ngộ. Khi ấy hào quang sẽ chói lòa trước mắt các con.

 

Bạn sẽ hỏi: Vậy Thơ ở chỗ nào trong những lời răn giảng cao siêu ấy? Thưa, các kinh sách của mọi tôn giáo vốn dĩ là Thơ. Và Thơ bắt nguồn từ những thánh kinh, từ những suy niệm của con người.

 

Xin đừng mất công tìm ý nghĩa ở những hình ảnh hiển hiện trước mắt. Hãy hình dung, khi Đức Phật giảng giải kinh ngôn của mình: Dưới gốc bồ đề, Ngài ngồi, tay cầm một chiếc que nhỏ. Ngài nói. Mắt nhìn xa vời và tay vạch que trên cát những hình bất kỳ. Hãy lắng nghe lời Ngài. Hãy nhìn hướng mắt Ngài sẽ thấy những điều kỳ thú. Nhưng tay Ngài không ngừng vẽ trên cát những hình vẽ mà nếu cứ cố tìm ý nghĩa của những hình vẽ ấy sẽ thấy… vô nghĩa. Sự tĩnh lặng ở ngay trong những lời Ngài. Ánh mắt Ngài, trong những hình vẽ vô nghĩa ấy. Nhưng đó là sự tĩnh lặng đa ngôn, hàm chứa rất nhiều điều.

 

Tôi không nhắc lại bài thơ và cố ý lý giải thơ Mai Văn Phấn. Mặc dù hình ảnh những vòng sóng bao quanh những hòn sỏi gợi đến khu vườn trứ danh “Karesansui” của Nhật Bản, loại vườn cảnh không hoa, không cây, không mặt nước; mà kết cấu bằng đá, cát có vạch những vòng sóng, như khu vườn Ryouanji nổi tiếng ở cố đô Kyoto, thế kỷ 15, chỉ gồm những tảng đá bố cục rời rạc trên mặt sân rải cát khô. Khu vườn ấy là một pho triết lý về vũ trụ và cuộc sống.

 

Tôi đã hiểu thơ Mai Văn Phấn như thế.

 

 

 

 

 

 

 Vườn đá Karesansui của Nhật Bản






Vườn Ryouanji ở cố đô Kyoto, Nhật Bản

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 4 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị