Những hình ảnh ái tình - Minina Julia Dmitrievna - Phan Sơn Hải dịch từ tiếng Nga / Эротические образы - Минина Юлия Дмитриевна - Вьетнамский перевод: Фан Шон Хай

NHỮNG HÌNH ẢNH ÁI TÌNH










Minina Julia Dmitrievna*

Phan Sơn Hải dịch từ tiếng Nga



Những hình ảnh ái tình của thơ ca truyền thống Việt Nam: khi thiên nhiên trở nên gợi cảm.

Ở Việt Nam thời tiền thuộc địa xuất hiện hai truyền thống thơ ca, hai thế giới khác biệt, đầy giá trị, gần như không tương tác với nhau. Hai truyền thống ấy đã sử dụng ngôn ngữ và phương tiện biểu đạt khác nhau, giải quyết các vấn đề khác nhau, và tất nhiên, độc giả đón nhận cũng khác. Thơ ca cung đình dựa trên các quy luật thơ ca Trung Quốc, và để có thể thâm nhập vào hình ảnh và biểu tượng (hoặc ít nhất là chỉ đọc những gì đã được viết!), cần một người có giáo dục sâu sắc và nghiên cứu hàng ngàn chữ tượng hình. Ngược lại, thơ ca dân gian được liên kết tại các làng quê ca hát, nơi phát triển nhờ những truyền thuyết và tín ngưỡng tôn giáo, các thể loại ca nhạc, các mẩu truyện tích xưa và những lời thơ ngắn. Để đánh giá được vẻ đẹp của loại hình văn học như vậy, không cần gì nhiều ngoài đôi tai và một trái tim nông dân thuần túy.

Nữ thi sĩ Việt Nam Hồ Xuân Hương (khoảng năm 1775, năm 1820) đã dũng cảm làm cuộc cách mạng thi ca thực sự, khi kết hợp văn hóa cao cấp của giới thượng lưu với những nét đẹp của làng quê Việt Nam mà bấy lâu bị chối bỏ, không được công nhận bởi giới cầm quyền.

Trong các tác phẩm của Hồ Xuân Hương, lời bài hát mang đậm tính hình tượng, rất đặc trưng của các nhà thơ Trung Quốc và Việt Nam, chiếm một vị trí quan trọng. Nhưng những phác họa cảnh quan này cũng khá bất thường. Các miêu tả mỹ miều về các cảnh quan hùng vĩ như bị xâm biếm bởi những hình ảnh mang tính gợi dục xác thịt. Nữ thi sĩ tạo ra những bài thơ hai mặt, trong đó, cùng với phong cảnh, một hình ảnh kỳ lạ của cơ thể con người xuất hiện, hòa quyện với đất trời, với những chỗ căng lên và lõm xuống. Đ đạt được điều này phải nhờ các tính năng của tiếng Việt qua một số lượng lớn từ đồng âm, từ đa nghĩa, và hệ thống âm điệu. Nhà thơ thường sử dụng các biểu tượng màu sắc truyền thống. Đối với thơ ái tình của Trung Quốc và Việt Nam các hình ảnh đặc trưng được sử dụng, được xây dựng trên sự kết hợp của màu đ và màu xanh lá cây. Màu xanh lá cây, bên cạnh việc kết hợp với thảm thực vật, còn thể hiện nhân cách hóa yếu tố nước và tính nữ. Màu đ tượng trưng cho da thịt con người, sự tán tỉnh, việc bước vào tuổi kết hôn, lễ cưới. Trong bài thơ “Đèo Ba Dọicũng xuất hiện hình ảnh hợp nhất giữa rêu xanh bao phủ lối vào hang động đ tươi.

Đèo Ba Dọi

Một đèo, một đèo, lại một đèo,

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.

Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,

Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,

Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.

Hiền nhân quân tử ai là chẳng

Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

Tiếc là, dù dịch như thế nào chăng nữa cũng vẫn làm nghèo đi ý thơ, điều này dường như đúng gấp đôi lần đối với bản dịch tác phẩm văn học Việt Nam,. Những từ của tiếng Nga thường dài và không đa nghĩa như vậy, chúng hầu như đã phơi bày những gì mà nữ thi sĩ có thể ẩn giấu đằng sau những gợi ý tinh tế.

Hồ Xuân Hương đã sáng tác nhiều bài thơ tôn vinh sự giản dị, rất đơn thuần, thoạt nhìn, như những hình ảnh đời sống bình dị. Nhưng đây cũng vậy, đằng sau sự mô tả đời sống sinh hoạt hàng ngày là cả một bộ phim về số phận, cảm xúc và cảnh đời của người phụ nữ.

Bánh trôi nước

Thân em thời trắng phận em tròn

Bảy nổi ba chìm mấy nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son

Một nữ sinh lớp tám của trường phổ thông Việt Nam L.A.  giải thích ý nghĩa của bài thơ như sau: Ở đây nhân vật nữ của bài thơ nói về gánh nặng của chính mình. Bánh trôi tất nhiên là một phụ nữ, rất hấp dẫn. Ngày xưa, cơ thể đầy đặn mềm mại được coi là đẹp. Ý nghĩa của bài thơ, trên thực tế, thật đáng sợ. Một người phụ nữ nói rằng cô ấy đang nổi lên, đuối nước, nghĩa là bị buộc phải trao thân cho những người đàn ông không phải người mình yêu. Nhưng trong trái tim cô ấy luôn dành tình cảm cho một  người duy nhất. Và chúng ta thậm chí có thể cho rằng, chính anh ta là người khiến cô ấy làm trò tiêu khiển cho các vị khách trong một nơi vui vẻ, và cô ấy dù sao chăng nữa vẫn yêu anh ta.

Những bài thơ của Hồ Xuân Hương được đưa vào trong chương trình giảng dạy văn học từ lớp 8 - 10, nhưng chúng được kèm theo những bình luận sâu rộng và giải thích chi tiết của các giáo viên. Ngôn ngữ của nữ thi sĩ thường khó hiểu đối với người đọc hiện đại, trẻ em phải học từ mới theo nghĩa đen. Vào đầu thế kỷ trước, Việt Nam đã từ bỏ hệ thống chữ viết tượng hình đ chuyển sang chữ viết theo ký tự La-tinh, giúp đơn giản hóa rất nhiều cho người học, nhưng lại có thể đọc được từ không hề có nghĩa thâm nhập vào ý nghĩa của văn bản.

Theo Hồ Xuân Hương, các nhà thơ Việt Nam bắt đầu kết hợp các hình thức thơ truyền thống với giản lược nghĩa bóng, và ngôn ngữ dần được sử dụng giản dị, giúp mở rộng độc giả. Theo thời gian, người ta dần chuyển thể thành văn bản ngay cả những bài hát và bài thơ dân gian, được cách điệu, điều mà ngày xưa không dễ làm được.

Tuy nhiên, cho đến ngày nay, tình yêu và ca từ gợi tình của Việt Nam mang đặc trưng bởi hình ảnh phức tạp, không hề tầm thường, liên tưởng đến các biểu tượng tự nhiên, tiếp thu các phương pháp của thơ ca xưa. Dưới đây tôi trình bày bản dịch bài thơ của riêng tôi, được viết bởi nhà thơ Việt Nam hiện đại Mai Văn Phấn (sinh năm 1955 ~) “Ngậm em trong miệng”. Bài thơ được viết theo thể tự do (những câu thơ tự do), không vần điệu, số lượng âm tiết và âm điệu trong một câu thơ không theo quy định như thơ truyền thống. Tuy nhiên, chính hình ảnh xây dựng thành bài thơ, và chính cái cất giữ trong miệng đã được đ cập trong thơ ca cổ Việt Nam. Đây là một loại ẩn dụ, nhờ đó có thể mô tả một thái đ nâng niu những cảm xúc thầm kín nhất. Trong miệng, trên lưỡi hoặc dưới lưỡi gìn giữ một cách thân thương và vững bền tình yêu và ký ức về những người thân yêu là thứ quý giá và quan trọng nhất, được lưu trữ nhẹ nhàng và an toàn. đây, tác giả dường như kết hợp cảm giác thân thể với xúc cảm tâm hồn, rất phổ quát, toàn diện đến mức biến việc miêu tả hành động yêu thương thành một tuyên ngôn chung thủy và khao khát đến đớn đau cho sự thoát xác.

Ngậm em trong miệng

Luôn tin có em trong miệng anh

 

Nơi không chiến tranh, dịch hạch

Mũi tên bắn lén tẩm độc

Thị phi, cạm bẫy, lọc lừa

Lối em đi không còn gai nhọn

Bão tràn qua anh dựng tường ngăn

 

Bình yên trong miệng anh

Em thúc nhẹ bờ vai

Vòm ngực, ngón chân vào má

Huyên thuyên và hát thầm

Hồn nhiên cho lưỡi và răng anh chạm vào cơ thể

 

Anh là con cá miệng giàn giụa trăng

Rời bỏ bầy đàn quẫy vào biển động

Y.D. Minina

_________________
* Y.D. Minina là giảng viên Viện Đông phương học cổ điển và Văn minh Cổ đại thuộc Trường đại học nghiên cứu Quốc gia Viễn Đông, LB Nga













Эротические образы

Ю.Д. Минина





Ю.Д. 
Минина



Эротические образы традиционной вьетнамской поэзии: когда природа обретает чувственность.

В доколониальном Вьетнаме сосуществовали две поэтические традиции два разных, полноценных мира, которые почти не взаимодействовали друг с другом. Они использовали разные языки и средства выразительности, обращались к различным проблемам и, разумеется, имели разных адресатов. Придворная поэзия строилась на китайских канонах стихосложения и чтобы уметь проникнуть в образность и символику (да хотя бы просто прочесть написанное!), нужно было быть глубоко образованным человеком и изучить тысячи иероглифов. Поэзия народная издревле была связана деревенским театром, который вырос из религиозных мистерий и культов, песенными жанрами, грубоватыми присказками и короткими виршами. Чтобы оценить прелесть такой словесности, не нужно было иметь ничего, кроме ушей и простого крестьянского сердца. 
Вьетнамская поэтесса Хо Суан Хыонг (ок. 1775 ок. 1820) осмелилась совершить настоящую поэтическую революцию, соединив высокую культуру элиты и непризнанную, отвергнутую верхами эстетику вьетнамской деревни.
 


В творчестве Хо Суан Хыонг пейзажная лирика, столь характерная для китайских и вьетнамских поэтов, занимает значительное место. Но необычны сами эти пейзажные зарисовки. В высокопарные описания величественных ландшафтов вторгается чувственная плоть. Поэтесса создает двуплановые стихотворения, где наряду с пейзажем возникает гротескный образ человеческого тела, которое сливается с землей, с ее выпуклостями и впадинами. Достичь этого помогают особенности вьетнамского языка огромное количество омофонов, многозначные слова, тоновая система. Поэтесса активно прибегает и к традиционной цветовой символике. Для эротической поэзии Китая и Вьетнама характерны образы, построенные на сочетании красного и зеленого цвета. Зеленый цвет, кроме того, что ассоциируется с растительностью, олицетворяет стихию воды и женское начало, красный символизирует человеческую плоть, ухаживания, вступление в брачный возраст, свадебные празднования. В стихотворении Перевал Базой также присутствует это слияние мох прикрывает вход в алую пещеру.

Перевал Базой

Спуски подъемы, спуски подъемы, вот он Тройной перевал. 
Кто он, могучий, что горные кручи из мягкого камня ваял?
 
У алых ворот всякий найдет узкий проход в таинственный грот.
 
Есть и примета: мхом приодета в том месте поверхность скал.
 
В теплые вёсны стройные сосны клонит-колышет ветер несносный;
 
Рассвет торопливый на листиках ивы щедро росу расплескал.
 
Из добродетели лезут в свидетели этих красот благонравья радетели,
 
Не ведая лени, сбивая колени, взбираются на перевал…

(Перевод Г. Ярославцева)

Любой перевод, к сожалению, обедняет поэзию, а для литературы Вьетнама это справедливо вдвойне. Русские слова длинны и не так многозначны, они грубо обнажают то, что поэтесса умела скрыть за тонкими намеками. 


Хо Суан Хыонг создала множество стихотворений, посвященных простым, очень незамысловатым, на первый взгляд, бытовым зарисовкам. Но и здесь за описанием обыденных хозяйственных дел скрывается целая драма женских судеб, чувств, переживаний.

Пышка в подсахаренной воде

Пышка я круглая, белая-белая, 
сдобная, сладкая и пышнотелая.
 
Плаваю, плаваю — все не тону.
 
Стану тяжелой — и камнем ко дну!
 
Пекарь рукою своей беззаботной
 
сделает рыхлой меня или плотной.
 
Телом любого к себе приманю,
 
сердце-начинку я чистым храню!

(Перевод Г. Ярославцева)

Ученица восьмого класса вьетнамской общеобразовательной школы, Л.А., объясняет смысл стихотворения таким образом: 


Здесь героиня стихотворения рассказывает о своих тяготах. Пышка это, конечно, женщина. Она очень привлекательна. В старину полное, как бы рыхлое тело считалось красивым. Смысл стихотворения, на самом деле, пугающий. Женщина говорит о том, что она то всплывает, то тонет, то есть, вынуждена отдаваться разным мужчинам нелюбимым мужчинам. Но в сердце она хранит чувства для одного единственного. Можно даже предположить, что это он заставляет ее развлекать гостей в веселом доме, например, а она все равно любит этого человека.
 


Стихотворения Хо Суан Хыонг входят в школьную программу по литературе 810 классов, однако их сопровождают обширные комментарии и подробные объяснения учителей. Язык поэтессы зачастую непонятен современному читателю, детям приходится буквально заучивать новые слова. Вьетнам отказался от иероглифической системы письма в пользу латиницы еще в начале прошлого века, что во многом упростило жизнь учеников, однако суметь прочесть слово не значит вникнуть в его смысл.
 
Вслед за Хо Суан Хыонг вьетнамские поэты стали соединять традиционные формы поэзии с низкой образностью, постепенно упрощался и язык, что способствовало расширению круга читателей. Со временем на бумагу перенеслись даже народные песни и стихи, стилизованные под них, что в средневековье было бы просто невозможным.


Однако и по сей день для любовной и эротической лирики Вьетнама характерна сложная, нетривиальная образность, обращение к природным символам, приемам древней поэзии. Ниже представляю мой собственный перевод стихотворения современного вьетнамского поэта Май Ван Фана (1955~) Держу тебя во рту. Стихотворение написано в жанре ты зо (букв. свободные стихи), здесь нет рифмы, количество слогов и их тоны в строке не регламентированы, как в традиционной поэзии. Однако сам образ, на котором построено стихотворение, то самое держание во рту отсылает к древней вьетнамской поэзии. Это своего рода метафора, с помощью которой описывается бережное отношение к самым сокровенным чувствам. Во рту, на языке или под ним нежно и надежно хранят любовь, память о близких, самое дорогое и важное. Здесь же автор соединяет плотскую чувственность и душевные переживания, столь глобальные, столь всеобъемлющие, что они превращают описание любовного акта в манифест преданности и почти болезненного желания эскапизма.

Держу тебя во рту

Всегда представляю и верю, что держу тебя во рту

Там, где нет ни войн, ни чумы, 
Пересудов и сплетен досужих,
 
Ловушек, обманов, капканов,
 
Пусть на пути твоем больше не будет
 
Острых шипов.
 
Я стену построю, чтобы тайфуны
 
Путь к тебе не нашли.

Мирно и тихо ты у меня во рту, 
Легонько плечами толкаясь,
 
Упираешься грудью своей,
 
Пальцами ног в мои щеки.
 
Болтая и напевая тихонько,
 
Так просто и непринужденно
 
Ты позволяешь моему языку и зубам
 
Входить в твое тело.

Я рыба, чей рот переполнен лунным светом, 
Стаю я покидаю и устремляюсь в шумливое море.

(Перевод Ю.Д. Мининой)

(Источник: Природа вещей)






























BÀI KHÁC
1 2 3 4 5  ... 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị