Người lôi trái tim mình khỏi miệng con sói - The person pulling her heart out of the wolf’s mouth - Kalbini bir kurdun ağzından alan kişi (phê bình) - Mai Văn Phấn

Người lôi trái tim mình khỏi miệng con sói

 

 

 

Nhà thơ Müesser Yeniay

 




Dịch giả Nguyễn Thị Tuyết Ngân

 

 

Mai Văn Phấn

 

Đó là trái tim của nhà thơ Müesser Yeniay[1] trong tập thơ “Nghi lễ hái hoa hồng trong vườn”. Trái tim ấy hiển hiện như cái bướu một con lạc đà đi qua sa mạc, một tổ chim treo giữa hai cành cây, một lưỡi dao, hơi thở bị mắc kẹt trong ngực, hạt mầm tâm hồn đang khô dần, một tổ kiến bốn mùa trôi qua, một bông hoa vừa nở trong vườn... Trái tim ấy như con mắt luôn mở to, ngấn lệ, ngơ ngác nhìn vào thế giới, nhìn vào thân phận mỗi con người: hạnh phúc và khổ đau, công bằng và bất công, tự do và mất tự do, v.v... Tất cả đang diễn ra hàng ngày trên đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông và Tây, ngã rẽ của văn minh nhân loại.

 

 “Tôi đang lôi trái tim mình ra khỏi miệng một con sói” (Chắc chắn).

 

Nhà thơ Müesser Yeniay đã thốt lên như vậy! Miệng con sói ấy phải chăng là nanh vuốt của đời sống, nơi những người dân lành bị đàn áp, phụ nữ bị biến thành đồ chơi, bị tước đoạt quyền được yêu, được sống hạnh phúc. Phụ nữ ở đây còn không dám ấp ủ một ước mơ dù là bình dị nhất. 

 

Tại đây mọi người bị đầu độc

những cái cây bị nhổ tận gốc” (Một tổ chim ở công viên Gezi).

 

Miệng con sói ấy là những cuộc chiến tranh sắc tộc, kỳ thị tôn giáo, là hủ tục, đói rét, bệnh tật… Nhà thơ đã nhìn thấy một  đám đông tan tác, những đôi mắt mù lòa không thể nhìn thấy thế giới. Đó là thế giới đầy rẫy những bất công, tàn bạo, mất tự do, nơi cái ác ngang nhiên thống trị và định đoạt lẽ phải: 

 

nơi đây

là đất nước của những người mà trái tim họ

bị lôi ra khỏi ngực” (Bên trong một cái vỏ).

 

Nhà thơ luôn tự tra vấn trước những biến động của đời sống văn minh bấm nút (click). Chị lên tiếng báo động về sự trơ cứng, chai lì cảm xúc trong tình yêu và đánh mất dần nhân tính trong đời sống cộng đồng. Sống trong hoàn cảnh ấy, con người dễ trở thành kẻ “lưu vong”, bị cầm tù trong chính ngôi nhà thân yêu của mình: 

 

trái tim tôi đang bị chia thành những hòn đảo”  (Sự tách biệt).

 

Thơ Müesser Yeniay đa dạng và phong phú cung bậc cảm xúc. Lúc lạnh lùng, khắc nghiệt tự vấn, tự diễu:

 

Liệu có xà phòng trong trái tim đầy bong bóng của tôi” (Đám đông); 

 

tôi làm hỏng những món đồ chơi của trái tim mình” (Bên trong một cái vỏ). 

 

Lúc chứa chan hy vọng vào một đời sống tốt đẹp, lý tưởng. Trong bài thơ “Ngôi nhà của Chúa”, Müesser Yeniay dẫn  người đọc đến cái đích, chân trời mà chị hằng mơ ước: 

 

Chúng ta đã tới nơi

ngôi nhà của Chúa

tới hòn đảo của trái tim

chúng ta tới với sự sống”. 

 

Và ở đó, ta hóa thân vào câu thơ của chị, mỗi người chúng ta chính “là ngôi nhà của trái đất, những thân thể là thiên đàng”.

 

Thơ Müesser Yeniay bầy ra trong trí tưởng tượng của tôi một tổ ong khổng lồ nhộn nhịp và đầy bí ẩn, trong đó trái tim nhà thơ là một con ong chúa. Cho đến nay, cách tổ chức xã hội theo chế độ mẫu hệ của loài ong vẫn là điều bí ẩn với con người. Và thơ của Müesser Yeniay cũng tiềm tàng những vẻ đẹp bí ẩn như vậy, song nó cũng tường giải những điều bí ẩn trong “ngôi nhà tổ ong” đó. Thơ chị dẫn người đọc vào một lâu đài tráng lệ nguy nga với nhiều căn phòng, nhiều cánh cửa, cánh thì đóng kín cánh thì khép hờ, cánh thì mở thông để từ không gian này có thể nhìn xuyên sang những không gian khác. Đọc thơ Müesser Yeniay, ta được trải nghiệm cùng lúc nhiều hiện thực và đa tầng cảm xúc. Có lúc, một cánh cửa nào đó trong mạch thơ của Müesser Yeniay đột ngột bật mở, để chúng ta nhìn thấy thế giới bất tận và đa chiều kết nối trong tâm hồn chị, thấy nỗi cô đơn hoang hoải nhưng tuyệt đẹp của nhà thơ: 

 

Tôi nhìn vào trái tim mình, mênh mông như Sahara”. (Sa mạc trước mắt tôi).

 

Trong tập thơ, chị dành một bài viết tặng riêng các bạn Việt Nam. Bằng tình cảm nồng hậu và sẻ chia sâu sắc, Müesser Yeniay đã nhìn

 

những người nông dân cày cấy trên ruộng lúa

bùn ngập tận đầu gối

để hoàn thành cuộc sống của họ” (Việt Nam). 

 

Müesser cảm thông và yêu mến người dân đất Việt bằng trái tim nhân hậu, chị nhìn thấy những khốn khổ trong đời sống ấy với tấm lòng chia sẻ: 

 

Nơi đây

thế giới như thể

không bao giờ kết thúc”.

 

Müesser Yeniay thuộc thế hệ nhà thơ trẻ của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay từ những bài thơ đầu tay, chị đã gây ấn tượng mạnh tới độc giả trên đất nước chị. Sau đó, Müesser Yeniay trở thành một trong những nhà thơ tiên phong của Thổ Nhĩ Kỳ. Thơ Müesser Yeniay hiện đại, vận dụng, kết hợp các thủ pháp của thơ ca phương Tây và nhiều thủ pháp nghệ thuật bắt nguồn từ cội rễ văn hóa dân tộc của chị. Qua tập thơ này, độc giả Việt Nam được hiểu thêm những phong tục, tập quán, văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt hiểu thêm những vẻ đẹp bí ẩn trong tâm hồn người dân xứ sở này. Đó là xứ sở huyền ảo như trong cổ tích, với lịch sử oanh liệt và những di sản văn hóa lừng danh thế giới. Những vỉa tầng văn hóa trầm tích vĩ đại và độc đáo ấy chính là nền tảng, là suối nguồn tạo nên hồn cốt và vẻ đẹp thơ Müesser Yeniay.

 

Không gian thơ của Müesser Yeniay cho tôi liên tưởng tới những mẩu đá tách ra tự nhiên và kết lại đủ màu sắc trong lòng một khối đá thạch anh khổng lồ. Tôi xin dẫn chứng một đoạn thơ bất kỳ có kết cấu đặc trưng không gian tầng tầng lớp lớp, bí ẩn tựa trong lòng một phiến đá thạch anh này: 

 

Tôi cúi người khi đi qua trái đất

Họ nhặt một nắm cát trong tay và thổi...

Trong đêm tôi ngủ trên dấu chân những con vật

Cơ thể tôi chìm trong những làn sóng

nơi không còn cát” (Sa mạc trước mắt tôi).

 

Ở đây, tâm hồn và cơ thể nhà thơ liên thông với thế giới bên ngoài, mà mỗi bên như mang tinh thần của nhau, tác động, tương hỗ nhau trong suy nghĩ và cảm xúc. Những đoạn thơ, bài thơ ấy cho ta thấy những hình ảnh đa dạng tạo thành những biểu tượng thơ. Thơ của Müesser Yeniay nhắc tôi nhớ một câu trong kinh Đại Bát Niết-bàn của Đạo Phật: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánhPhật tánh ấy là Thường Lạc Ngã Tịnh”.

 

Viết đến đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn trân trọng và lòng yêu quý  của tôi tới dịch giả Nguyễn Thị Tuyết Ngân, người đã dịch tập thơ của Müesser Yeniay. Cảm tưởng đầu tiên của tôi khi đọc bản dịch này là người dịch đã truyền tải trọn vẹn, liền mạch hơi thở thơ Müesser Yeniay sang tiếng Việt. Hầu như không thấy dấu vết nào của sự "dịch", ngỡ như nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ sáng tác tập thơ này bằng tiếng Việt như chính tiếng mẹ đẻ của chị. Nguyễn Thị Tuyết Ngân đã nhìn không gian thơ bằng nhãn quan của nhà thơ Müesser Yeniay, cảm nhận được mọi điều mà nhà thơ đã gửi gắm trong đó. Bởi họ cùng chung thế hệ, Tuyết Ngân sinh năm 1989, cùng thập kỷ với nhà thơ. Dịch giả này có cách cảm nhận tác phẩm văn học tiếng Anh gần với thị hiếu và thẩm mỹ của độc giả phương Tây. Điều đáng nói là, Tuyết Ngân không bị trói buộc vào câu chữ của văn bản Anh ngữ, mà đã chuyển tải thi tứ, ánh sáng và vẻ đẹp từng bài thơ của Müesser Yeniay sang tiếng Việt. Do vậy, tôi cảm tưởng mỗi dịch phẩm của Tuyết Ngân lôi cuốn, giữ được áp lực và “khí” của bài thơ, làm cho thơ của Müesser Yeniay rất đẹp, tự nhiên và tinh tế trong ngôn ngữ Việt.

 

Tập thơ “Nghi lễ hái hoa hồng trong vườn” của Müesser Yeniay vẫy gọi, thôi thúc người đọc, mở rộng cánh cửa cho ta bước vào không gian thơ Thổ Nhĩ Kỳ đương đại, một không gian đan xen những thực tại tàn nhẫn, khốc liệt và huyền ảo của xứ sở những câu chuyện một ngàn lẻ một đêm. Với tinh thần lôi trái tim mình ra khỏi miệng một con sói, chị không chỉ thức tỉnh thế hệ mình mà còn khiến thế hệ đi trước phải khâm phục. Hy vọng rằng độc giả Việt Nam sẽ còn được đọc nhiều thơ của chị.

 

 7/2015


____________________

[1] Müesser Yeniay (1984 – ): nữ thi sĩ và dịch giả Thổ Nhĩ Kỳ; thơ của chị được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giói. Tập thơ “The Rite of Picking Roses in the Garden” (Nghi lễ hái hoa hồng trong vườn) của chị được Nguyễn Thị Tuyết Ngân dịch từ tiếng Anh, bản song ngữ Anh-Việt do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2015.





Bìa 1 tập thơ “Nghi lễ hái hoa hồng trong vườn”




The person pulling her heart out of the wolf’s mouth

 

(When reading Müesser Yeniay’s poetic collection “The Rite of Picking Roses in the Garden” translated by Nguyen Thi Tuyet Ngan from an English version)

 

 

Mai Văn Phấn

 

Translated by Pham Van Binh

 

That is the heart of poet Müesser Yeniay (Turkish) in her poetic collection “The Rite of Picking Roses in the Garden” translated by Nguyen Thi Tuyet Ngan from an English version. That heart is shown as the hump of a camel which is passing through the desert, a bird’s nest hung between two twigs, a knife, a breath stucked in the chest, a soul’s drying seed, an ant-hill in the passing seasons, a flower in its new blossom…That heart is like an eye opened wide with traces of tears, dazedly looking into the world. Looking into each person’s condition: happiness and misery, enjoying justice and suffering injustice, having freedom and losing freedom ect. All of them are taking place every day in Turkey, the intersection between the Eastern and Western cultures, the crossroads of Mankind’s civilization.

 

I am taking my heart out of a wolf's mouth (For Sure). Poet Müesser Yeniay has had to utter like that ! Is that wolf’s mouth the fangs of life where the decent citizens are suppressed, the women are turned into playthings, their right to love and to live in happiness is seized? The women here don’t dare to cherish any dream, even a simple one. Here the people are poisoned / the trees are uprooted (A Bird’s Nest in Gezi Park). That wolf’s mouth is ethnic wars, religious discriminations, unsound customs, poverty, diseases, coldness…The poet has seen a crowd is scattering, blind eyes can’t look at the world...That is a world full of injustice, cruelty and without freedom…, where the evil rudely rule over and determine reason: here / is the country of people whose hearts / were pulled from their chests (Inside a Shell). The poet always interrogates and purifies herself in the presence of the turbidity and immeasurable changes in the remote civilization life. She raises an alarm of the emotional hardening and motionlessness in love as well as the gradual loss of humanity in the community life. Living in such a situation, people are easy to become “exiles”, prisoners in their very beloved house: my heart’s getting divided into islands (The Secluded)

 

Müesser Yeniay’s poetry is diversified and abundant in emotional tones. Sometimes, she is indifferent and severely asks and teases herself: if there are foams in my bubbling heart (Crowd), I broke the toys of my heart (Inside a Shell). Sometimes, she is full of hope for a good and ideal life in the front. In the poem The House of God, Müesser Yeniay has attracted her readers to the target, the horizon of which she always dreams: We landed / from the house of God / to the island of heart / we came into being… And there, her readers can integrate into her verses when each of us is at the house of earth / bodies are celestial

 

Müesser Yeniay’s poetry shows in my imagination a huge beehive animated and full of mystery in which the poet’s heart itself is the queen bee. Up to now, the bee’s social organization way in matriarchy is still a secret to mankind. And Müesser Yeniay’s poetry also hides such mysterious beauties. Each of her poems explains the mysteries in that “beehive-shaped house”. Her poetry leads its readers into a magnificent and huge castle with many rooms and doors. Some of the doors are always closed or half-open. Some of the doors are connected to one another so that from a space, one can look into other ones. When reading Müesser Yeniay’s poetry, at the same time, readers can go through many experiences full of idea connections and diversified emotions. Sometimes, a certain door in Müesser Yeniay’s poetic course is opened suddenly for us to see an endless world with multi-directions connected together in her soul, to see the poet’s exhausted but very beautiful loneliness: as wide as saharas I’ve looked at my heart (Before Me There Were Deserts)

 

In her poetic collection, she reserves a poem for her Vietnamese friends. With an intense sentiment and a profound share, Müesser Yeniay has admired people are working in the rice field / in mud up to their knees / to finish their lives (Vietnam). Müesser is sympathetic to and love the Vietnamese people with a generous and gracious heart, she always believes that the best things are and will be coming to us: Here / the world is like / it is never going to end.

 

Müesser Yeniay belongs to the 8X (1984) poet generation in Turkey. Right since her first poems, she has given a strong impression to the readers in her country. After that, Müesser Yeniay has become one of the leading vanguard poets in Turkey. Müesser Yeniay’s poetry is modern with the use and combination of the Western poetry’s methods and springs from her nation’s cultural origin. Through this poetic collection, the Vietnamese readers can know more Turkish customs, habits and culture, especially the mysterious beauty in the people’s soul in this country. That is the homeland of Ottoman(*) monarchy with a golden and glorious age, that is legendary Cappadocia(**) city, that is the temple to Artemis(***) in Ephesus – one of the 7 ancient world wonders, and the beautiful spots, architectural works, historical monuments, cultural heritages of the world…Those great and unique culture sediment layers are the foundation and source stream creating the soul and physiognomy in Müesser Yeniay’s poetry.

 

Müesser Yeniay’s poetic space which is very diversified, mingled and mutually overlapped connects my ideas to the stones separated from the nature and forming full colours in the core of a huge rock crystal block. According to the conception in the geomancy and the Asian people’s experience, the rock crystal is a type of natural rock containing a strong positive element, because experiencing several million years of formation, this rock type will bring good fortunes to the human life against the bad energy’s influence…I would like to show proof with any poetic passage containing the specific structure of a multi-layered, overlapped and mysterious space like that in the core of this rock crystal plate: I’ve bent myself while passing through the earth / they have gathered a handful of sand in their palms / and blown... / at nights I’ve slept in the footprint of animals / my body was in waves / when the sand ended (Before Me There Were Deserts). Here, the poet’s soul and body are connected to the external world and each of them seems to bear one another’s spirit and image, affecting and supporting each other in their thoughts and emotions. Those poetic passages and verses have shown to us a specific world with multi-direction spaces and diversified images to form perfect poetic symbols. There, the private and the common are not separated, the interior and the exterior are identical, all the movements are mutually connected and supported. Müesser Yeniay’s poetry has reminded me of Lord Buddha’s teaching to us: Man should live and meditate on himself in all human beings and meditate on all human beings in himself…

 

Writing to here, I would like to send my respectful thanks and love to translator Nguyen Thi Tuyet Ngan who has translated Müesser Yeniay’s poetic collection. My first feeling when reading this translation version is that the translator has transmitted completely and continuously the breath of Müesser Yeniay’s poetry into Vietnamese. Almost no traces of “translation” is seen, it seems to me that the Turkish poet has composed this poetic collection in Vietnamese as if Vietnamese were her mother tongue. This is really the Translator (in capital letters)’s success. Nguyen Thi Tuyet Ngan has looked at the poetic space with poet Müesser Yeniay’s views, feeling everything recommended by the poet. Because they are in the same generation. Tuyet Ngan was also born in the 1980s of the last century (1989). This 8X- generation translator has been trained systematically and has a way to be sensitive to the literary writings in English close to the Eastern readers’ liking and sense of aesthetics. What should be said is that, Tuyet Ngan is not bound to the words in the English version but she has transmitted the light, spirit and beauty in each of Müesser Yeniay’s poems into Vietnamese. Therefore, I have got the impression that each of Tuyet Ngan’s translations is a continuous current with a natural attraction, maintaining the pressure and “energy flow” of the poem, especially it makes Müesser Yeniay’s poetry very beautiful, natural and fine in Vietnamese.

 

The poetic collection “The Rite of Picking Roses in the Garden” composed by Müesser Yeniay is waving to its readers and urging them in the integration process to the world. When reading her poetry, readers will see the doors opened wide for the cultural and poetic spaces to be connected to one another. Each of us when reading Müesser Yeniay’s poetry will make his/ her self explanation and find out a decipher way of his/ her own and co-create with the poet. I hope that, the Vietnamese poetry in the future will not be left behind the world poets’ poetry./.

 

Hai Phong, 28th July 2015

M.V.P

 

 

______________

(*) Ottoman monnarchy: The official name of Turkey existing from 1299 to 1923. Ottoman monnarchy interacted with both Eastern culture and Western culture throughout 624 years in history.

(**) Cappadocia city: Situated in the middle region of Turkey, its major part is in Nevşehir province.

(**) Temple to Artemis goddess, or called “Ephesia people’s hunting goddess”, is situated near Ephesus by Ionia coast. The temple was built around 550 BC.

 






  
Bài thơ "Lament" của Müesser Yeniay trên facebook




Kalbini bir kurdun ağzından alan kişi

(Müesser Yeniay'ın, Nguyen Thi Tuyet Ngan tarafından İngilizceden çevirilen "Bahçeden Gül Koparma Ayini" adlı kitabını okurken)

 

 

 

Mai Van Phan

 

Nguyen Thi Tuyet Ngan tarafından İngilizceden çevirilen "Bahçeden Gül Koparma Ayini" adlı kitapta, bu kalp Müesser Yeniay'a (Türk) aittir. O kalp çölden geçen bir devenin hörgücü, iki dal arasında asılı bir kuş yuvası, göğüste bir bıçak gibi saplı nefes, ruhun kuruyan tohumu, geçmekte olan mevsimlerdeki karınca yuvası, tomurcuklar içindeki çiçek olur... O kalp kocaman açılan bir göz gibidir. Gözyaşı izleriyle, şaşkınca dünyaya bakar, insanlık durumuna eğilir: Mutluluk, dert, adaleti sevme ve adaletsizlikten dolayı acı duyma, özgürlüğe sahip olma ve özgürlüğü yitirme vb. Tüm bunlar Doğu ve Batı kültürlerinin ve insanlığın uygarlığının kavşağında  bulunan Türkiye'de her gün olan şeylerdir.

 

"Kalbimi ağzından alıyorum bir kurdun" (Elbet). Şair Müesser Yeniay böyle söylemek zorundaydı! O kurt ağzı, sıradan vatandaşların bile baskı gördüğü; kadınların oyuncağa çevrilip mutlu olma ve sevme haklarının ellerinden alındığı,  hayatın köpek dişleri midir yoksa? Burada kadınlar en basit hayal dâhil hiçbir hayali benimsemeye cesaret etmezler. "burada insanlar zehirli/ ağaçlar sökülmüş[tür]" (Gezi Parkında Bir Kuş Yuvası). O kurdun ağzı, etnik savaşlar, dini ayrımcılık, sakat gelenek, fakirlik, hastalık ve soğukluktur... Şair, bir kalabalığın dağılmakta olduğunu ve kör gözlerle artık dünyaya bakılamaz olduğunu görür.. Bu kötülüğün kaba bir şekilde hüküm sürdüğü ve akla söz geçirdiği, adaletsizlik, vahşetle dolu ve özgürlükten yoksun bir dünyadır: "Burası /kalpleri bir diş gibi gögüslerinden /sökülmüş insanlar diyarı" (Kabuğun içinde). Şair, her zaman eski uygarlıkların hayatlarındaki değişimler ve bulanıklıkların mevcudiyetinde kendisini arıtır ve sorgular. Toplumsal hayatta yavaş yavaş nükseden insanlık kaybıyla birlikte, duygusal katılaşmadan ve aşktaki durgunluktan yakınır. Bu durumda yaşamakla insanlar evlerinde kolaylıkla "sürgün", mahkûm olmaya hazırdırlar: "Adalara ayrılıyor yüreğim/ severken seni" (İzbe).

 

Müesser Yeniay'ın şiiri kapsamlıdır ve ayrıca duygusal sesler yönünden zengindir. Bazen kayıtsızdır, sertçe kendisine sorar ve takılır: "Kabaran kalbimde köpükler varsa"  (Kalabalık); "Oyuncaklarını kırdım kalbin/ kalbin oyuncaklarını kırdım" (Kabuğun İçinde). Bazen de önündeki iyi ve ideal yaşam için umut doludur. "Allah'ın Evi" adlı şiirde Müesser Yeniay okurlarını kilit noktaya, her zaman hayalini kurduğu ufka çeker: "Allah’ın evinden/ yüreğin adasına/ çıktık/ olduk var" Ve bu noktada okurları, onun dizeleriyle kendilerini özdeşleştirebilirler: "yeryüzü evindeyiz/ bedenler semavî"

 

Müesser Yeniay'ın şiiri bende şairin kalbinin kraliçe arı olduğu gizemle dolu, canlı, kocaman bir arı kovanı imgesine sahip. Şimdiye değin, arının sosyal örgütlenmesindeki anaerkillik hâlâ insanlar için bir sır. Müesser Yeniay'ın şiiri de içinde işte böyle sır dolu güzellikler taşır. Her şiiri o "kovan gibi ev[deki]" gizemleri açıklar. Onun şiiri okuyucularını çok sayıda odalı ve kapılı kocaman görkemli bir kaleye götürür. Bazı kapılar tamamen kapalıdır yahut yarı açık. Bazı kapılar kişi birinden diğerine baksın diye birbiriyle bağlantılıdır. Müesser Yeniay'ın şiirlerini okurken, aynı zamanda, okuyucular düşünsel bağlantılarla ve farklı hislerle dolu çok fazla deneyime tanık olurlar.  Müesser Yeniay'ın söyleminde, ruhunda iç içe geçmiş çok kollu sonsuz bir dünyanın olduğunu görmemiz için ve şairin bitkin bırakan fakat güzel yalnızlığına tanık olmamız için belirli bir kapı aniden açılır: "Sahralar kadar geniş baktım yüreğime" (Ben Olmadan Çöller Vardı).

 

Şiir kitabında, Vietnamlı dostları için de bir şiire yer verir. Yoğun bir his ve engin bir hisseyle, Müesser Yeniay insanları hayranlıkla izler: "İnsanlar çalışıyor pirinç tarlasında/ dizlerine kadar çamur içinde /bitirmek için ömürlerini" (Vietnam). Müesser Yeniay, cömert ve zarif bir kalple Vietnamlı insanları sever ve onların hâlinden anlar. En iyi şeylerin hep bizim başımıza geleceğini düşünür: "Hiç bitmeyecekmiş gibi/ burada dünya".

 

Müesser Yeniay, Türkiye'nin 80 kuşağındandır (1984). İlk şiirlerinden başlayarak, ülkesindeki okuyucu üzerinde güçlü bir etki bırakmıştır. Ondan sonra da Türkiye'nin öncü şairlerinden biri olmuştur. Müesser Yeniay'ın şiiri Batı şiir biçimlerini kullanmasıyla ve terkibiyle modern bir şiirdir. Ayrıca bu şiir, kendi ulusunun kültürel geçmişinden de yola çıkmaktadır. Bu şiir kitabıyla Vietnamlı okurlar, Türk kültürü, alışkanlıkları, gelenekleri hakkında özellikle de bu ülkedeki insanların ruhunda saklı olan gizemli güzellikler hakkında daha fazla fikir sahibi olabilirler. Burası, altın ve parlak bir çağa sahip Osmanlı* monarşisinin; efsanevi Kapadokya** şehrinin; (Dünyanın 7 harikasından biri olan ve güzel yerlere, mimari eserlere, tarihi anıtlara, dünyanın kültürel mirasına sahip) Efes'teki Artemis*** tapınağının yurdudur. İşte bu harika ve nadide kültür katmanları Müesser Yeniay şiirinin fizyonomisini ve ruhunu meydana çıkaran ana kaynak ve esastır.

 

Müesser Yeniay'ın çok çeşitli, iç içe geçmiş, birbirine bağlı şiirsel alanı,  aklıma, kocaman bir kayanın kristal çekirdeğindeki renkleri barındıran doğadan kopmuş taşları getirir. Toprak falı görüşüne ve Asyalı insanların deneyimlerine göre, kaya parçası, güçlü olumlu nitelikler barındıran bir çeşit doğal kayadır. Birkaç bin yıllık oluşum sürecinden sonra, bu kaya tipi, kötü etkilere karşı insan hayatına şans getirir. O kaya parçasındaki gibi gizemli, birbirine geçmiş, çok katmanlı bir yapı içeren, herhangi bir şiirsel bölümle buna kanıt göstermek istiyorum: "Devenin hörgücü gibi/ kıvrıldım geçerken dünyanın içinden/../ bir avuç kum toparladılar avuçlarında/ ve savurdular…/ hayvanların ayak izinde uyudum geceleri/ dalga dalgaydı bedenim/ bittiğinde kumlar" (Ben Olmadan Çöller Vardı). İşte burada şairin ruhu ve bedeni dış dünyayla bağlantı içerisindedir ve her biri birbirini etkileyen ve duygularında ve düşüncelerinde birbirlerini besler görünen ruhunu ve imgesini taşır görünmektedir. Bu şiirsel parçalar ve dizeler bize çok yönlü, mükemmel şiirsel semboller oluşturmaya yarayacak çeşitli imgelere sahip belli bir dünyayı işaret etmektedirler. Orada, özel olan ve genel olan ayrı değildir, iç ve dış birdir. Her hareket birbirini destekler niteliktedir. Müesser Yeniay'ın şiiri bana Yüce Buda'nın verdiği şu öğretisini hatırlattı: “insan kendisini bütün insanlarda görmeli ve bütün insanları da kendisinde görmelidir”

 

Bu noktada, Müesser Yeniay'ın şiirlerini çeviren Nguyen Thi Tuyet Ngan'a saygı dolu teşekkürlerimi ve sevgilerimi iletmek istiyorum. Bu çeviriyi okurken Müesser Yeniay'ın nefesini tamamen ve devamlı olarak Vietnamcaya geçirdiğini gördüm. Neredeyse hiçbir çeviri izine rastlanmıyordu öyle ki Türk şair sanki bu kitabı Vietnamca ana diliymiş gibi Vietnamca yazmıştı.Bu (büyük harflerle) Çevirmen'in başarısıdır. Nguyen Thi Tuyet Ngan, Müesser Yeniay tarafından sunulan her şeye, duyguya, görüşe aynı şiirsel alandan bakmasını bilmiştir. Çünkü onlar aynı kuşaktandır. Tuyet Ngan, 1980'lerin sonunda doğmuştır (1989). Bu 80 kuşağı çevirmeni, sistematik olarak eğitim görmüştür ve onun Doğu okuyucularınının beğenisine ve estetik algısına sahip ve İngilizcedeki edebi metinlere yönelik bir duyarlılığı mevcuttur. Söylenmesi gerekense, Tuyet Ngan'ın İngilizce metindeki kelimelere zorunlu olmamasına rağmen, Müesser Yeniay'ın her bir şiirindeki güzelliği, ruhu ve ışığı Vietnamcaya geçirebilmiştir. Bu yüzden, Tuyet Ngan'ın çevirileri, doğal cazibesi olan, şiirin "enerji akışını" ve basıncını koruyan sürekli bir akımdır. Özellikle bu nitelik Vietnamcada Müesser Yeniay'ın şiirini güzel, doğal ve hoş kılmıştır.

 

Müesser Yeniay tarafından yazılan "Bahçeden Gül Koparma Ayini" adlı bu şiir kitabı, okuyucuların dikkatini çekmekte ve onları dünyayla bütünleşme sürecine davet etmektedir. Onun şiirlerini okurken, okuyucular birbirlerine bağlı olan kültürel ve politik alanların kapılarının sonuna kadar açılmasına tanıklık edeceklerdir. Onun şiirlerini okurken, her birimiz kendi açıklamasını getirecek ve çözümleme yolunu bularak şairle birlikte yaratım sürecine dâhil olacaktır. Gelecekte de umuyorum ki Vietnam şiiri dünya şairlerinin şiirinden geri kalmayacaktır.

 

Hai Phong, 28 Temmuz 2015

M.V.P

 

 

___________________

(*)  Osmanlı Monarşisi: 1299-1923 arası Türkiye’nin resmi adı. 624 yıllık tarihi boyunca hem Doğu hem de Batı değerleriyle iç içe yaşadı.

(**) Kapadokya: Türkiye’nin ortasında Nevşehir ilinde yer alır.

\

(***) Artemis Tapınağı veya “Efeslilerin av tanrıçası” Efes’tedir. Tapınak M.Ö 550 civarı inşa edilmiştir.

 

 

 

 

 

Bìa tập thơ “Nghi lễ hái hoa hồng trong vườn” do Họa sỹ Lê Đức Lợi thiết kế.

Tranh trên bìa 1 của Họa sỹ - Thi sỹ Nguyễn Quang Thiều



 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị