Thơ Rati Saxena hàn gắn những lỗ thủng thế giới - Rati Saxena’s poetry mends the world’s holes (phê bình) - Mai Văn Phấn. Phạm Văn Bình dịch sang Anh ngữ

Thơ Rati Saxena hàn gắn những lỗ thủng thế giới

 

 

Nhà thơ Rati Saxena

 


 

 

 

Mai Văn Phấn

 

Những lỗ thủng hiển hiện trong thơ của Rati Saxena[1], chính là những bóng đen, cạm bẫy, những hố thẳm trong vạn vật ở cõi nhân gian này. Đó là sự hủy diệt môi trường sống, hành động tàn phá thiên nhiên của con người. Là cái ác, sự suy đồi, giả trá đến trắng trợn đang hoành hành hay tàng ẩn trong đời sống chúng ta. Những lỗ thủng ấy là nguy cơ đe dọa sự sống trên trái đất, làm suy thoái đạo đức xã hội, biến con người thành ác thú sống chung với cộng đồng, trong sự trỗi dậy đến chóng mặt của nền văn minh kỹ trị.

 

Tập thơ  “Mơ được sống vùng đất khác” của nhà thơ Rati Saxena đã cho tôi cảm nhận, Rati Saxena – người mang sứ mạng thi sĩ, đã nhìn thấy “những lỗ thủng” trong cõi vô thủy vô chung này.

 

Xuyên suốt tập thơ, người đọc nhìn thấy thế giới qua nhãn quan của Rati Saxena, dõi theo những chuyển động muôn màu, chứng kiến những biến ảo và cuộc vật lộn giữa bóng tối và ánh sáng, sinh và diệt, thiện và ác. Chuyển động đồng thời cùng những hình ảnh đó, là những cuộc lên đường của nhà thơ hàn gắn những lỗ thủng thế giới, chữa lành vết thương cho nhân gian, sắp đặt lại những xô lệch trong thế giới đa cực.

 

Là học giả uy tín về Kinh Vệ Đà, nhà thơ Rati Saxena khơi mở thơ mình từ mạch nguồn tôn giáo truyền thống Ấn Độ. Kinh Vệ Đà là kinh sách cổ xưa nhất của Ấn Độ Giáo, là suối nguồn của nền văn minh sông Hằng. Nền tảng văn hóa cổ xưa, vĩ đại ấy chính là nguồn cội làm nên những mạch ngầm cuộn chảy trong thơ Rati Saxena. Thơ chị kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, cách nói giản dị nhưng luôn gây bất ngờ, hình ảnh biến chuyển giữa thực và ảo, đơn tuyến và đa tuyến.

 

Mỗi bài thơ của Rati Saxena thường mở ra những điều bình dị như nắng ấm, hơi thở, hạt mưa, cây kim, bước chân, khung  thêu, con ruồi, bông hoa, v.v… Nhưng chính những điều bình dị ấy trong thơ chị lại hàm chứa muôn vàn kỳ thú, bí ẩn của sự sống. Có thể bắt đầu từ cách nhìn một lỗ thủng nhỏ bất kỳ trên tấm thảm trải giường, rồi từ đó thấy nhiều lỗ thủng khác trong vô vàn những tầng không gian khác. Thơ Rati Saxena tác động đến người đọc khi hòa nhịp cùng những hình ảnh: 

 

vật lộn suốt ngày với sợi chỉ tơ

Và khi trời tối đã thêu xong ô cửa sổ

Để ngó vào những giấc mộng mới hiện về”  (Tấm thảm trải giường của tôi).

 

Tôi cảm nhận nhà thơ đã hành thiền trong mỗi bài thơ của mình, từ đó tỏa ra từng quả chuông ánh sáng vây bọc lấy người đọc, soi rọi và thanh lọc họ đến sạch sẽ, trong suốt. Ánh sáng ấy nhà thơ lấy chính từ dòng nước nặng phù sa để làm mỡ màu thêm cho đất đai xứ sở mình. Lấy từ cây để nuôi xanh lá, từ đá để làm bền vững đá. Lấy nhân tình để hóa giải thế nhân, làm cho con người biết sống với nhau thân thiện, nhân hậu, giàu lòng vị tha hơn. Tâm thế ấy như sự hy sinh thầm lặng và cao cả của người mẹ trong bài thơ “Mẹ đã thường dành dụm”:

 

Mà qua đó mẹ để cho đời mình tan chảy

Như đường tan trong nước lặng thầm”.

 

Cuộc dấn thân hàn gắn thế giới của nhà thơ xuất phát từ niềm tin vào chân lý, đạo lý, vào lý tưởng sáng tạo. Nhà thơ luôn sẵn sàng hy sinh, dâng hiến với khát khao thay đổi thế giới: 

 

Trước lúc ra đi, bạn hãy đóng chặt khung cửa cuối

Và những khung còn lại sẽ tự chúng khép vào” (Trước lúc ra đi).

 

Những cánh cửa tự chúng khép vào kia như thực lại như mộng, cho ta thấy được quyền năng và sự nhiệm màu của thơ ca.

 

Hòa đồng với thiên nhiên, hóa thân vào vạn hữu, Rati Saxena hạnh phúc trong sự hoài thai, sinh sôi của động vật, cây cỏ, côn trùng… Nhà thơ đau nỗi đau của cây lá bị hủy diệt, không gian bị vẩn bụi, nguồn nước bị ô nhiễm đang de doạ sự sống trên trái đất: 

 

Tôi nhắm mắt trước tiếng chim “túc, túc”...

Rung vang trong mạch máu của mình

Và tan vào cơ thể con chim” (Chứng đau nửa đầu).

 

Nhiều bài thơ như “Cơn đau của chứng bệnh giãn tĩnh mạch”, “Những giấc mơ hoang”, “Cơn đau nơi đầu gối”… đều nằm trong những ý tưởng và mạch cảm xúc chủ đạo này. Nỗi đau, sự mất mát trong thơ Rati Saxena thường chuyển động, quy tụ rồi hóa giải thành cái đẹp, biến hủy diệt thành tái sinh, rủi ro thành may mắn, biến lo sợ thành bình tâm, an vui. Những biểu tượng ấy thường được hiển hiện cụ thể trong mỗi bài thơ, như mắt nhìn của một con kiến thấy được những hạt giống của chuyến bay cho thế hệ tương lai (Đôi cánh của một con kiến). Trong bài thơ “Tiếng khóc”, những hành động của nhân vật tôi tưởng chừng phi lý, nhưng ngẫm kỹ người đọc vẫn thấy chúng chuyển động và biến đổi hợp quy luật nội tâm, quy luật sáng tạo. Đó là khi nhân vật chôn cái dạ con của mình vào trong đất, rồi đứng yên, chờ đợi cho nó biến thành một thân cây mọc ra hàng ngàn những tiếng khóc. Và, cái kết của mạch thơ đầy bất ngờ này, là tiến trình chuyển động “về đích” của cái dạ con kia để 

 

Chống lại những chiếc đinh

Của nền văn minh

Nhân tạo”.

 

Vẻ đẹp trong thơ Rati Saxena thường hiện ra giản dị, gần gũi, như mỗi lần chị quên rửa những chồng bát bẩn, hay chứng kiến một chú chim sẻ nhỏ đậu xuống một ngón tay trên bàn tay trái của mình. Bông hoa thêu” là một bài thơ được dịch giả Phạm Văn Bình chuyển ngữ thành thể thơ lục bát rất linh hoạt, nhưng không làm mất đi thần thái và vẻ đẹp của tác phẩm:

 

“Một thời xưa rất xưa rồi

Em từng trao tặng cho người hương hoa

Thêu trên chiếc áo liền tà

Qua khe tường nứt một tòa vương cung

Hoa thêu từ sợi chỉ hồng

Mà em đã nhuộm bằng lòng nhớ thương”

 

Hầu hết những bài thơ của Rati Saxena đều kết thúc “có hậu”. Mọi nỗi đau, mất mát, oan nghiệt từ những lỗ thủng gây nên thường được đền bù, được hoán chuyển thành những điều tốt lành, cao cả. Người đọc thường nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm trong niềm tin, đợi chờ mong manh, và cả ngập tràn hạnh phúc:

 

Bằng cách nào em tìm thấy cõi Niết Bàn

Trong lỗ trôn của một cây kim

Được dệt thành những sắc màu của muôn loài hoa khoe nở?”  (Sợ sấm chớp).

 

Tiến sĩ, dịch giả, nhà thơ Rati Saxena hiện là Tổng biên tập tạp chí thơ Kritya của Ấn Độ. Chị là tác giả của mười một tập thơ bằng tiếng Hin-đi và tiếng Anh. Thơ Rati Saxena được dịch sang nhiều ngôn ngữ, như tiếng Ý, Trung, Anbani, Tây Ban Nha, Uzbek, Indonesia, Việt Nam… Rati Saxena cũng là tác giả duy nhất của Ấn Độ có thơ được tuyển trong cuốn “110 bài thơ hiện đại của thế giới” xuất bản tại Trung Quốc. Ngoài thơ, Rati Saxena còn viết văn xuôi, tiểu luận, dịch thuật…

 

Khép lại tập thơ “Mơ được sống vùng đất khác”, tôi đã nhìn thấy ánh sáng, cái đích mà nhà thơ Rati Saxena đang hướng mọi người cùng đi tới. Viết đến đây tôi chợt nhớ đôi lần, khi vào facebook xem một videoclip do chị tự quay bằng máy điện thoại di động. Hình ảnh gây ấn tượng cho tôi lúc ấy là những bước chân trần của chị trên bãi biển Shankhamukham ở Trivandrum, Kerala – một trong những bãi biển đẹp nhất của Ấn Độ. Chị vừa đi vừa lấy ngón chân hất những hạt cát trắng về phía trước. Tôi liên tưởng mỗi hạt cát ấy tựa như từng bài thơ của chị, rất giàu nội lực, sức mạnh, dẫn chị và độc giả của chị đến cái đích hàn gắn thế giới, đồng thời cũng tiếp thêm cho độc già niềm đam mê và khát khao về một đời sống khác hạnh phúc, an bình hơn, về một thế giới khác thanh sạch, đẹp đẽ hơn, dù ai cũng biết rằng ở nơi tận cùng còn có một lỗ thủng cuối cùng (Tấm thảm trải giường của tôi).

 

7/2015

 


____________________

[1] Rati Saxena (1953  –) : nhà thơ, nhà văn, dịch giả, nhà biên tập và học giả về Kinh Vệ Đà; bà sáng tác bằng tiếng Hindu và tiếng Anh. Tập thơ “Dreaming in Another Land” (Mơ được sống vùng đất khác”) của Rati Saxena do dịch giả Phạm Văn Bình dịch từ tiếng Anh, bản song ngữ Việt-Anh của tập thơ này được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2015.

  

 



Dịch giả Phạm Văn Bình

 

 

Phạm Văn Bình dịch sang Anh ngữ

 

 

Rati Saxena’s poetry mends the world’s holes

 (When reading Rati Saxena’s poetic collection Dreaming in Another Land, Pham Van Binh’s English - Vietnamese translation version.)

 

 

Mai Van Phan

 

The holes appearing in the poetry of Rati Saxena, an Indian poet, are the dark shadows, traps, deep pits in the existence of this world. They are the living environment extermination, the nature devastating actions from the mankind. They are the cruelty, the depravity and the obvious deceit which are doing whatever they like or hiding in our life. “Those holes” are the dangers threatening the life on the world, degrading the social morals, turning people into wild beasts living in our community in the fast rise of the technocracy civilization.

Rati Saxena’s poetic collection Dreaming in Another Land, translated from the English version by translator Pham Van Binh, has given me the feeling that only Rati Saxena – the person bearing a poet’s obligation and mission – can see all “the holes” in the land containing “thousands of differences and divergences”. That noble mission is like a predestined affinity in the previous incarnation, and like a flame descended from generation to generation and finally to the poet’s heart.

From the first poem to the last one in the poetic collection, its readers can see the world through the poet’s vision, following the multi-colour movements, witnessing the changes and exchanges, feeling the human pangs, the wrestles between  darkness and light, birth and death, good and evil…

Moving together with those poetic images are the liberations, the poet’s steps set on the starting line and setting off to mend the holes, to heal the mankind’s wound and to rearrange all things in the multipolar world. The poet has thought and acted with the gracious heart and the boundless love of a woman who is bearing the mission of a mother, a wife and an honest person in the numberless crowd of people.

Being a prestigious scholar of  Veda, poet Rati Saxena has opened her poetry from the source of Indian traditional culture. Veda is one of the ancient manuscripts considered as the basis of Brahmanism, the source spring of India's Ganges River civilization. That is a collection of prayers extolling the gods representing the nature’s forces such as Indra, the god of rain and thunder, Agni, the god of fire and Varuma, the lord of seas, rivers and seasons. That prayer book extols the splendid and miraculous beauty of the Universe, the Nature’s life in the worshipping ceremonies.

Veda’s feature is to direct people towards noble thoughts, a devotional life and a harmony with the Nature. Veda appeared in the brilliant time of the Indian civilization and culture together with Lord Buddha’s coming into the world, forming one of the greatest religions affecting the whole present world. That ancient and great culture basis is the source creating the inner force, the unique physiognomy and the underground stream courses flowing in Rati Saxena’s poetry. Her poetry has combined traditional and modern elements in harmony with a simple way of speaking but always causing unexpectedness, images changed between the reality and the illusion, the single route and the muti-route…

Each poem of Rati Saxena often opens simple things such as the warm sunlight, the breath, the raindrop, the needle, the footstep, the embroidery frame, the housefly, the flower ect. But her poetry shows to us that those simple things themselves contain numberless miracles and mysteries of the life. She explains and leads us to see  “the holes” in the temporary life as well as the multipolar and multicolour world. Maybe it starts from the way of looking at any small hole on the sheet and then we can see many other holes in numberless space layers. Rati Saxena’s poetry affects readers when keeping pace with the images : struggled with silken thread throughout the day / and by night had stitched a window / for glimpsing a few, new dreams. (My Sheet). I feel that the poet has practised meditation in each of her poems which will send out each bell of light  surrounding its readers, illuminating and purifying them until they become clean and transparent. That light has been taken by the poet from the tide to fertilize more the soil of her motherland. It is taken from trees to make them green, from stones to make them firm. It takes human feelings to reconcile people and help them know how to live together more amicably, graciously and altruisticly…That state of mind is like a mother’s quiet and noble sacrifice in the poem Mother Used to Save : through which she keeps dissolving / like a sugar packet into water. The poet’s throwing herself in danger spot to mend the world comes from the truth, the moral philosophy and the creative idea. The poet is always ready to sacrifice and devote to create an extraordinary strength for a better world : before leaving, close the final door, / and the rest will close themselves (Before leaving). Those doors knowing how to “close themselves” both warm and fantastic which have given the readers a dizzy unexpectedness are really miracles and poetry’s creative  power, a domino effect in Rati Saxena’s enlarged and colourful world of poetry. In a previous essay, I once wrote about the poetry’s beauty and power : The history, the psychology, the traditional custom… of each nation have created codes in the language, both unmistakably clear and mysterious behind the signals of rhyme, proverbs, folk songs, and… Poetry. All of them have burnt like an everlasting flame illuminating their nation’s stature and character. Poet Rati Saxena’s poetry has proved this fact for me.

Mixing with Nature, integrating into all things, Rati Saxena feels happy in the pregnancy and birth of animals, plants, insects…The poet suffers the pains of the exterminated  trees, the dusty space, the polluted water source which are threatening the life on the Earth : I close my eyes to his tuk-tuk / pulsing in my veins / and disappear into the bird. (Migraine). Many poems such as Varicose Pain, Stray Dreams, Knee Pain …are all in these ideas and decisive emotion course. The pains and losses in Rati Saxena’s poetry are often moved, gathered and turned into beauty, extermination is turned into regeneration, risks are turned into good luck, panic is turned into joys, peace and contentment…Those symbols are often concretely shown in each poem like the eyes of an ant which can see the seeds of flight for the next generation.(The Wings of an Ant). In the poem Cry, Rati Saxena’s actions have made a strong impression full of hints which seem illogical but readers can still see them moving and changing in accordance with the natural rules. It is the time when the poet buried her womb in the earth and stand still to wait it to turn into a tree that grows with thousands of cries …And, this poetic course’s end full of unexpectedness is  the movement course of that “womb” “to the finish” to be against the nails / of artificial / civilization.

“time” wandered around me / like my tame dog (Time Near To Me). The beauty in Rati Saxena’s poetry often appears in a simple and close way like each time she ignored the dirty dishes, or saw a small sparrow landing on a finger on her left hand…Or in Embroidered Flower, a poem which has been translated into a poetic genre of six-eight meter very artistically by translator Pham Van Binh. With this poetic genre, the poem has become a Vietnamese poem absolutely but its core and mien are still intact. Here we meet the colored thread embroidered in the emotional state of the silken thread in the poem

My Sheet :

A long time ago

I sent you the aroma

of flowers

stitched to my sari

through the cracks in the walls

of a castle

embroided by thread

I’d colored

Most of Rati Saxena’s poems have a “good end”. Every pain, loss, injustice caused by “the holes” are often compensated and changed into good and noble things. Readers often see “a light at the tunnel’s end” with a belief in good things which are coming  and will certainly come in a faint wait and also full of happiness and hope. how do I search for Nirvana / in the eye of a needle / woven into the colors of the flowers ? (I Fear Thunder)

Doctor, translator, poet Rati Saxena was born in 1954, is now the editor-in-chief of  the Indian poetic magazine KRITYA. She is the author of 11 poetic collections in Hindi and English. Rati Saxena’s poetry has been translated into many other languages such as Italian, Chinese, Albanian, Spanish, Uzbek, Indonesian, Vietnamese… Rati Saxena is also the only author in India who has a poem printed in the selected collection “110 modern poems of the world” published in China. Beside poetry, Rati Saxena also composes prose, essay and translates…

Closing the poetic collection Dreaming in Another Land, I can see the light, the target towards which poet Rati Saxena is directing everyone to advance. Writing to this point, I suddenly remembered that sometimes, when I entered facebook and saw a videoclip made by herself with her mobile phone. The image making an impression to me then was her bare feet’s steps in Shankhamukham beach in Trivandrum, kerala - one of the most beautiful beaches in India. She was both walking and throwing sand grains forwards with her toes. The direction of the sand grains seen by Rati Saxena was not a vague target but it appeared right in front of her feet. I think each of those sand grains is like each of her poems which has given us inner strength and power to go to our target which we have seen and selected, adding to us an indulgence and a thirst of another life happier and safer, of another world purer and more beautiful, though everyone knows at the end there’s a final hole (My Sheet).

Hai Phong, July 24, 2015

M.V.P

 




Tranh trên bìa 1 của Họa sỹ - Thi sỹ Nguyễn Quang Thiều


 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị