Thơ Khosiyat Rustam, một con đường, một thế giới (phê bình) - Mai Văn Phấn

Thơ Khosiyat Rustam, một con đường, một thế giới

(Đọc tập thơ “Hình xăm của gió” của Khosiyat Rustam[1])

 

 

Nhà thơ Khosiyat Rustam

 

 

Mai Văn Phấn

 

Thơ Khosiyat Rustam là khu vườn bí ẩn hay một thế giới? Câu hỏi ấy liên tục tra vấn tôi khi đọc tập thơ “Hình xăm của gió” của chị.

 

Là một khu vườn, bởi tôi thường xuyên nghe rõ tiếng gió thổi qua những tàng cây, tiếng con chim lạ chỉ có ở U-dơ-bếch-ki-xtan hót vang trong đó. Cả những chiếc lá khô im lìm dưới ánh trăng, lăn qua tảng đá. Từng bông tuyết nhẹ rơi xuyên nứt mặt đất… Trong khu vườn ấy luôn giấu kín những tâm sự, giấc mơ, khát vọng, tình yêu của Khosiyat. Chị đã sống, hạnh phúc và cả nếm trải khổ đau, mất mát trong khu vườn.

 

Hỡi Thượng đế, có điều con ao ước:

Ít nhất cho con có được sức mạnh cỏ cây(Đoạn thơ thứ 7).

 

Khosiyat đã thốt lên như vậy trong khu vườn tuyệt đẹp. Mỗi bài thơ trong “Hình xăm của gió” đã mở cho bạn đọc lối vào và cũng là những lối đi từ khu vườn riêng của chị đến với thế giới rộng lớn. Đó là thế giới thấm đẫm vẻ đẹp tinh khôi và huyền bí của tâm hồn con người vùng Trung-Á, nơi có những dãy núi hùng vĩ, sa mạc cháy bỏng, những dòng sông sâu thẳm và thảo nguyên mênh mông.

 

Thơ Khosiyat Rustam mang cho người đọc ấn tượng trực khởi, trước tiên là vẻ đẹp hào phóng của đất nước U-zơ-bê-ki-xtan, với bạt ngàn những cánh đồng bông, lúa mỳ, lúa mạch, bạt ngàn trảng cỏ xanh cho bò, cừu đêm ngày được chăn thả, sinh sản…

 

“Những cánh đồng và thảo nguyên có thể chạy điên cuồng,

Nhưng hòn đá ngủ trôi trong thanh thản.

Và những loài cây giữ gìn nguồn gốc vững bền

Luôn chống lại hình xăm của gió” (Đoạn thơ thứ 8).

 

Thơ Khosiyat cho tôi khẳng định, rằng nhà thơ có khả năng làm đồng hiện các chiều không gian và thời gian, phục hoạt quá khứ, để quá khứ tiếp tục hành trình cùng hiện tại. Tiêu biểu cho lối viết này trong tập thơ là “Đoạn thơ thứ 20”:

 

“Những chú ngựa được dẫn đi cuối ngày

Chúng phấn khích, hí vang, vọng lên trời thẳm

Nhưng có một chú ngựa vẻ như do dự

Lê bước rã rời, ánh sáng chìm trong đôi mắt đen.

Nó chối từ thức ăn, đồ uống, và bắt đầu chùn bước

Như có quả bom vừa phát nổ đâu đây,

Như thể trong tâm trí nó thấy sự chết chóc

Của tất cả những chú ngựa chiến đã qua”

 

Chú ngựa với dáng vẻ do dự như muốn tách ra khỏi đàn, từ chối thức ăn, đồ uống và bắt đầu chùn bước bởi chú nghe thấy viếng vọng của quá khứ. Một quá khứ đau thương, chết chóc và hủy diệt của những trận chiến tàn khốc trong lịch sử. Chú như nhìn thấy hình bóng đồng loại cùng con người quần thảo trong máu và nước mắt trên chính con đường đàn ngựa đang đi qua.

 

Hình xăm của gió” cũng là một thế giới, bên cạnh những câu thơ vạm vỡ, phóng giật, nhà thơ đã dành nhiều đoạn thơ biểu đạt vẻ đẹp tráng lệ, tinh tế của thiên nhiên nơi quê hương chị. Hình ảnh những chiếc lá khô được đan cài trong tổ chim, một buổi sớm sương mù cuộn lên dày đặc, những bông tuyết nhẹ bay qua khung cửa sổ… Hay một lọn tóc trên mái đầu điểm bạc, những vỏ hạt hạnh nhân trống rỗng nằm lăn lóc khi mùa thu vừa đi qua... Những hình ảnh ấy đã hiện lên sống động trong thơ Khosiyat cho ta hình dung về một thế giới riêng của chị.

 

Như chiếc lá cuối cùng trên cây anh đào

Tôi ở trong thế nguy nan – chết tiệt!

Mục nát dần trong khoảng sân hàng xóm,

Con giun nằm trong quả táo đang rơi” (Đoạn thơ thứ 22).

 

Khosiyat Rustam thường viết về những điều bình dị, gần gũi trong đời sống hàng ngày nhưng tạo được ấn tượng mạnh mẽ, mang ý nghĩa nhân văn cao cả. “Đoạn thơ thứ 34” là đoạn thơ chị viết về ông nội mình. Ông nội của chị từng là cựu binh đã khuất, nay hiện ra trong tấm ảnh nhìn con trai chị đang chơi cưỡi ngựa với một cây súng.

 

“Trong nhiều năm tôi đã giấu đi

Để bức hình được yên nghỉ.

Nhưng giờ ông đã ra đi –

Tôi sẽ tìm bức tường để treo nó.

Ông ơi, hãy nhìn này – con trai của cháu

Đang chơi cưỡi ngựa với một cây súng.”

 

Những hình ảnh giản dị, đáng yêu trong cuộc sống đời thường luôn là nguồn mạch nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo của thi sĩ:

 

Thật may mắn, tôi có thơ ca trong cuộc đời

Thật may mắn, tôi có trẻ thơ và một mái nhà” (Đoạn thơ thứ 48).

 

Câu thơ chân thành, giản dị ấy chính là lẽ sống, mục đích sáng tạo của nhà thơ. Thơ Khosiyat Rustam là huyết mạch, trước hết gắn bó với những người thân yêu của chị. Trong “Đoạn thơ thứ 16 / Durman”, Khosiyat đã dành cho người bạn đời của mình những tình cảm hết mực yêu thương, nồng nàn. Phu quân của chị chính là nhà thơ, nhà văn lớn Kuchkor Norkobil của U-dơ-bếch-ki-xtan.

 

Anh đã viết... Suốt đêm...

Uống chất độc kỳ nham...

Hãy để em xuống bếp và pha trà nóng

Không được hoảng loạn... cả em... và anh, anh thân yêu

Chúng ta vẫn còn có nhau, anh và em

Nếu như chúng ta không có cuộc đời, vậy thì ở đây cái chết”.

 

Trong “Đoạn thơ thứ 57”, nhà thơ kể về nỗi đau khôn tả khi phải mai táng cha mẹ mình. Nỗi đau mất cha mẹ của Khosiyat giống như của bất kỳ ai khi lâm vào hoàn cảnh này. Nhưng trong đoạn thơ, tác giả đã đặt tiêu đề rất độc đáo: “Mặt đất ơi, hãy nhấc bổng mình lên!”. Tiêu đề này đã làm thánh hóa tất cả những hình ảnh đời thường bình dị trong đoạn thơ, phủ lên đó một ánh sáng khác từ một cảnh giới khác, thăng sáng và linh thiêng.

 

Mỗi câu thơ của Khosiyat tựa như mầm hạt, hoa trái, con giống sinh sôi trên mảnh đất “chôn nhau cắt rốn” của chị, sau đó lan tỏa muôn nơi. Trong “Đoạn thơ thứ 45 / Không ai chết khi nương tựa vào đất mẹ” cho thấy đất mẹ và tiếng mẹ đẻ luôn là suối nguồn của thơ chị:

 

Người hãy nói rằng “Ta yêu mến con”

Trong tiếng U-dơ-bếch cho mỗi loài cây.

Ngọn lửa bừng lên qua mạch máu đang chạy –

Ngọn lửa trái tim vươn tới bầu trời.

Nó tỏa sáng trong hồn con những bông hoa bừng nở dưới mưa…

Người là trái tim con, Đất mẹ, cho đến khi con giã biệt.

“Con yêu Người trong tiếng U-dơ-bếch nơi đất mẹ!!!

 

Hình xăm của gió gồm 60 đoạn thơ được đánh số thứ tự và 32 trang nhật ký tràn đầy cảm xúc, có thể coi đó là những bài thơ văn xuôi của Khosiyat Rustam. Những trang nhật ký của chị cho tôi chạm vào một thế giới mới lạ, rạng rỡ và bay bổng, chính là cái “thế giới” trong câu hỏi lưỡng khả của tôi. Mỗi trang viết tựa những cột mốc trên hành trình mà tác giả đã đi qua. Những kỷ niệm, những gương mặt người thân, bạn bè mà chị đã từng gặp, những địa danh, địa chỉ văn học trong đó đã sáng lên trong từng trang sách. Tôi không lần theo từng bài viết theo thứ tự thời gian, mà nương vào mạch cảm xúc của chị. Nó lấp lánh từ những giọt nước mắt của hạnh phúc, của khổ đau, dằn vặt, của ước mơ thế giới này ngày càng đẹp hơn, con người ngày càng nhân hậu, tử tế hơn.

 

Những trang nhật ký của Khosiyat mách bảo cho tôi biết những chuyển động mong manh, những hình bóng mơ hồ trong thế giới của nhà thơ. Có những lúc, thế giới ấy cách nhà thơ một khoảng rất nhỏ, nhưng chị đã cảm nhận tinh tế và sâu sắc rằng, khi bước thêm một bước chân nữa thì mọi điều sẽ sáng rõ, lung linh hiện ra trước mắt.

 

Cả hai chúng ta đến từ những thế giới khác nhau, không chỉ khác nhau về cư dân, mà còn cả hình dạng. Nhưng hai thế giới khác nhau đó được kết nối tại cùng một điểm. Mọi thứ thật dễ dàng cho Allah! Mọi thứ có thể dễ dàng xuất hiện trước mắt anh nếu Allah muốn!/ Anh biết đấy, tôi rất thích hàng mi của anh. Tôi phát điên vì đôi mắt của anh! Khi chúng ta khóc cùng nhau, chúng đã trở nên xinh đẹp đến nỗi tôi thậm chí quên mất lý do mình khóc” (Trang nhật ký thứ 10).

 

Những trang nhật ký đắm say, ngơ ngẩn của Khosiyat Rustam không chỉ bầy tỏ nhiều tâm sự riêng tư, sâu kín, mà qua đó hé mở cho người đọc thấy được những biểu tượng tình yêu thời hiện đại cùng vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ U-zơ-bê-ki-xtan. Nó không còn là chuyện tình của cá nhân, mà được xây dựng thành những hình tượng kỳ vĩ để chiếm lĩnh khoảng không của tưởng tượng, để thăng hoa, tan chảy, hòa quyện vào nhau trong cảm xúc.

 

 “Chúng ta đã rất lâu khi chứng kiến trái tim mình tan chảy. Biển, tôi đã từng không hiểu ngôn ngữ của anh. Nhưng tôi đã nhận ra anh khóc cùng với cả tâm hồn tôi. Tôi đã muốn trôi vào anh.” (Trang nhật ký thứ 14).

 

Nước mắt của Khosiyat Rustam cho người đọc thấy hết những cung bậc của đời sống này, thấy được sự bền chặt cùng sự tồn tại mong manh của thế giới chúng ta đang sống. Sự mong manh ấy thể hiện rõ rệt hơn trong cõi nhân gian tràn đầy hạnh phúc và cũng không ít hiểm họa. Nước mắt, đối với Khosiyat Rustam, không chỉ là những cung bậc của tột cùng cảm xúc, mà còn là chìa khóa để giải mã tình yêu, giải mã những vẻ đẹp ẩn khuất, những chuyển động mãnh liệt, những linh cảm mơ hồ trong thế giới thơ phong phú và rạng rỡ của chị

 

“Khi gió thổi quá mạnh, hàng mi của tôi bị đánh bật. Tất cả những giấc mơ của tôi đã bị phá hủy. Mắt tôi tối sầm lại. Lý trí của đôi mắt tôi tối sầm.

 

Chỉ sau đó tôi mới nhìn thấy những chú chim xung quanh mình. Những chú chim có đôi mắt hờ hững, những chú chim nhận thức được mọi thứ.” (Trang nhật ký thứ 14).

 

Trong thế giới kỳ diệu ấy, Khosiyat Rustam đã dành cho Việt Nam vị trí xứng đáng để chị tin yêu, tôn vinh và luôn nhớ nhung về nó. Đầu năm 2019 chị đã đến Việt Nam tham dự Liên hoan thơ châu Á – Thái Bình Dương lần thứ III. Tháng 8/2019 chị viết những dòng nhật ký về Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

 

Tôi nghĩ về ngôi đền văn học Việt Nam, tôi luôn nhớ. Một sự im lặng khó tả đến nỗi trái tim mình bật khóc... Chúng tôi đến đó vào ngày trời mưa. Gió và thời tiết như vẫn dõi theo chúng tôi. " (Thức trong im lặng).

 

Trở thành khách quý của thủ đô Hà Nội và tuy chuyến thăm không dài, nhưng Khosiyat cảm nhận được trọn vẹn tinh thần, khí thiêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Đây là đoạn văn có phong cách tinh tế và thơ mộng rất Hà Nội của chị.

 

Bất cứ nơi nào tôi cũng luôn nhìn thấy Văn Miếu – Quốc Tử Giám… Ở đây như có phép màu, các tòa nhà lớn, cây cối và hoa cỏ biết về nơi chúng đang phát triển sinh sôi. Những chú chim điềm đạm và gió nhẹ. Không khí dường như nghẹn thở… sự yên tĩnh dễ chịu ở đây khiến người ta có thể nghe thấy cả nhịp đập trái tim mình! Chúng tôi chờ đợi khoảnh khắc này từ lâu lắm.” (Trang nhật ký thứ 20).

 

Thơ và nhật ký của Khosiyat Rustam đã được dịch sang tiếng Việt và đăng trên một số tờ báo và website văn học ở nước ta. Nhiều nhà thơ và độc giả Việt Nam đã đọc và lưu giữ những trang viết của chị, như giữ gìn một tư liệu quý giá về đất nước và con người U-zơ-bê-ki-xtan anh em. Nhiều người Việt Nam đã đến thủ đô Ta-sơ-ken, thăm các đền đài, lăng tẩm nguy nga và các công trình kiến trúc độc đáo nằm dọc Con đường Tơ lụa nối liền Trung Hoa với Địa Trung Hải từ hơn hai nghìn năm trước. Nhưng thông qua Hình xăm của gió”, độc giả Việt Nam sẽ tiếp tục khám phá Con đường Văn học, đặc biệt là Con đường Thơ ca U-zơ-bê-ki-xtan, những con đường dẫn đến thế giới phong nhiêu và bí ẩn của vùng đất Trung-Á huyền thoại.

 

28/5/2020

 

___________________

[1] Khosiyat Rustam (1971 – ): nhà thơ, dịch giả, Tổng biên tập báo Kitob Dunyosi (tạm dịch: Thế giới Sách) của Uzbekistan; thơ chị được dịch ra một số thứ tiếng trên thế giới. Tập thơ “Hình xăm của gió” của Khosiyat Rustam do Vũ Việt Hùng dịch từ tiếng Anh, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2020.

 

 

 

ХОСИЯТ РУСТАМ ШЕЪРИЯТИ, ЯНГИ ЙЎЛ, ЯНГИ ДУНЁ

 

 

 
Хосият Рустам

 

 

Май Ван ФАН

 

Хосият Рустам шеърияти сирли бир чаманмикин ва ё синоатга тўла дунё? Шоиранинг Ву Виэт Ҳунг томонидан таржима қилинган китобини ўқир эканман, хаёлларимни шу савол банд этади. Ҳа, унинг шеърияти гўзал боғ! Чунки мен унинг шеърларини ўқир эканман, қулоқларим остида сокин эсаётган шамол шивирлайди, ўзим ҳеч қачон билмаган ва бўлмаган Ўзбекистон қуши ҳонишини тинглайман. Бундаги сукунат куйига вазмин япроқлар ҳам бир тебраниб қўядилар, ҳар бир ёруғ қор парчалари ўзини йўқотиб, борини тупроққа отади. Бу боғ шоиранинг иқрорлари, орзулари, борки туйғулари, меҳри ва муҳаббатини яширган... Ва у яшайверади, у бахтли ва мана шу боғ унинг қайғулари, топишлари ва йўқотишларига гувоҳ.

 

Илтижо қиламан, менга ҳам ҳеч йўқ

Майсанинг кучини бергин, Худойим!

(7-шеър)

 

Шоира боғ ичинда туриб шундай илтижо қилади. Бу китоб ҳар бир ўқувчи учун ўз дарбозаларини очаркан, унинг сўқмоқлари китобхонни кичик боғ орқали катта дунё сари етаклайди. Бу олам тоғлари, ёнаётган саҳролари, чуқур дарёлари бор Марказий Осиёлик инсон қалбининг пинҳонларию чиройига йўргаклайди. Шеърлар ўқувчини гўзал таассуротлар билан етаклаб кетади. Бола каби эргашиб кетаётганингизни кейинроқ англайсиз. У Сизга сиз ҳали кўрмаган янги бир дунё ҳадя этади. Шеьрларни вьетнамча ўқияпман, таржима эканини унутаман. Бошимни кўтаргим келмайди китобдан. , Ўзбекистоннинг улкан пахта, буғдой, арпа далалари кўз олдимга келади, баьзан Ўзбекистон кўчаларида кетаётгандай ҳис қиламан ўзимни.

 

Ваҳм босган далаю даштни,

Кўкси тўла – жим ухлайди тош.

Бу заминда шамолга қарши –

Дарахтлар ҳам кўтармайди бош.

(8-шеър)

 

Хосият Рустам шеърияти билан танишгач, шуни айтишим мумкинки, у макон ва замон чегараларини писанд қилмайдиган катта шоир. Бу истеьдод ҳамма шоирларга берилмаган. Бундай шоир ҳамма миллатларда ҳам йўқ. У кечаги кунга эркин муносабат билдиради, ўтмишга қилган саёҳатлари бугунги кунга уланиб кетади. Бу услуб унинг 12-шеърида яққол кўзга ташланади.

 

Тонготарда отлар йўлга отланар –

Бирин-кетин кишнаб қўяр кайфи чоғ.

Орқароқда фақат битта от борар –

Ҳорғин қадам босар.

Кўзлар бечироқ.

Емга оғиз олиб бормас – қолар сув,

Гўё жангу жадал – надир портлади.

Тушларида кўриб чиққан эди у,

Урушларда таслим бўлган отларни.

 

Шеьр чиндан ҳам отлар ҳақидамикан? Юрагимда алланечук оғриқ билан атрофга аланглайман. Кўзларим ёшланади... Отлар тимсолида одамлар кўз олдимга келади. Ва яна тасаввур қила бошлайман.

Сурувдан ажралиб турган от. У ем ва сувни ҳам инкор қилган. Чунки у тушида ўтмишдан бир садо тинглаган. Бу тарихдаги жароҳатларга тўла, ўлим келтирувчи, шиддатли жанглар товуши. У қон ва кўзёшлар ичида ўз дўстлари ва инсонларни кўргандек бўлади. Яна ўйга толаман, кўксимни нимадир ғижимлайди.

 

Шоиранинг вазмин шеърларидаги ифодалар ҳам ўқувчини мафтун қилади. Ватан табиатидаги нозик гўзалликни маҳорат билан чизади у. Энди япроқларни қуш уяларида кўрамиз, туман эрта тонгдан заминни маҳкам қучиб олади. Бу суратлар шоиранинг шеърлари орқали жонланади, уларда Хосият юртни тасвирлайди, ўқувчига таништиради. 

 

Олчадан узилган сўнгги барг каби,

Диққатингни тортмас ҳолим –

Унутман.  

Гўё қўшнимизнинг ҳовлисидаги –

Олма дарахтидан тушган қуртман.

 

Хосият Рустам оддий, кундалик ҳаётимиздан у қадар узоқлашмаган мавзуда ҳам шеърлар ёзган. Аммо мана шу мавзулардаги ижод намуналари ҳам ўқувчида катта таассурот қолдиради. Ва китобхонга ўзининг меҳридарё, ҳаяжон тўла қалбини ҳис этишларига имкон беради. Шоира самимий дўст, вафоли ёр, оддий, аммо буюк она. 34-шеърда у ўзининг бобоси ҳақида ёзади. Шеьрдан кўринадики, унинг бобоси уруш қатнашчиси бўлган. Шоир бобосининг оёқсиз тушган расмига тикиларкан, ёғоч қуролни от қилиб миниб юрган ўғлига жовдираб қарайди... Шу кичик эпизодда ҳам катта фалсафа бор.

 

Яхшиям боғланиб қолганман шеърга,

Яхшиям бор экан уй, бола-чақам...

 

Ушбу самимий сатрларда ҳам Хосият ўзининг яшаши ва ижод қилишининг асл сабабларини келтирадики, ҳаяжонланмай иложинг йўқ.

 

Шоиранинг шеърлари гўёки чўкаётган кемадаги қутқарув арқони сингари ўзига боғлайди, яшашга бор кучи билан интилаётган одамларга руҳий қувват берибгина қолмай, шу қадар равон йўлак иньом этадики, руҳиятинг сарҳадларида қуёш чиқаётганини ҳис қилмай иложинг йўқ. “Дўрмон” номли 16-шеърда Хосиятнинг турмуш ўртоғига бўлган чексиз муҳаббатини кўришимиз мумкин. У Ўзбекистоннинг катта ёзувчиси Қўчқор Норқобилга бағишланган.

 

ДЎРМОН

 

Ёзасиз... Тун бўйи...

Ичасиз оғу –

Қўрқасиз – эшикни дафъатан очсам.

Ватан бўлмаса ҳам уйимиз бор-ку –

Олиб қўйишмаса эрта уни ҳам.

Дарҳол ошхонадан келтираман сув,

Қўрқувни енгамиз... 

На мен... ва на Сиз

Ҳаёт бўлмаса – бор –

ўлим шубҳасиз.

 

57-шеърда эса шоира ота-онадан бир умрга жудо бўлиш билан боғлиқ, сўз билан таърифлаб бўлмас оғриқ ҳақида ёзади.

 

Бу вазиятда шоиранинг қийноқлари барча ота-онасидан ажраган инсонлар ҳислари билан ўхшаш бўлиши мумкин, лекин шеър мутлақо ҳеч кимнинг хаёлига келмайдиган мавзу эдики, беихтиёр додлаб юборгинг келади.

 

Мен онамни ерга экдим,

Вужудимдан кўчар титроқ.

Мен отамни ерга экдим-

Сен қаддингни кўтар, тупроқ!

 

Ҳали бир кун Хосият Рустам деган исм зулмат аро зиё каби яшнаб, табаррук бир ҳисга буркайди дунёни. Бу ном ўзбек халқининг руҳий бойлиги ва бу бойлик жаҳон адабиёт оламини ҳам бойитиб, ранг-баранглик касб этишига ёрдам беради. У бир шеьрида айтганидек, ерга қадалган уруғ каби, ўз Ватанида мева беради, аммо кейинчалик олисларга кенг қулоч ёзиб парвоз қилади. Ушбу китоб Хосият Рустамнинг 60 та шеъри ва туйғулар тўла 32 саҳифадан иборат насрий шеърлар деб ҳисоблашимиз мумкин бўлган кундалигини ўз ичига олади. Унинг кундаликларини варақлаб, ўзим учун янги, фараҳбахш, инсонга далда бергувчи дунё кашф этаман. Ҳар бир саҳифа шу қадар мароқлики, сен ҳам шу хотиралар ичида яшаётганингни, улар билан нафас олаётганингни ҳис қиласан! Хотиралар, у учратган яқинлар, дўстлар ҳақида, қадамлари етган сўқмоқлар, адабий манзиллар тўғрисида сўзлайди. Мен кундаликдаги туйғулар сайрига мафтун бўламан. У бахт, қийноқ, азоб ва бу дунёда энг гўзали бўлган – ёзиш орзуси, инсонлар, меҳр, муҳаббат сабаб тўкилган кўзёшлардан порлаб кетади. Баъзан шоира учун бу дунё жуда кичик, аммо у қадам қўяр экан, ҳар қадамини нафис ва теранлик ичида учиб бораётганини кўрсатиб қўяди. У шундай чизади, шундай ҳикоя қилади ва шундай яшайдики, у билан лаҳзама-лаҳза Дунё тозариб боради ва унинг кўзларида сирли ишк бўлиб ялтирайди.

 

“Иккимиз икки хил дунё одамларимиз! На одамлари ўхшайди, на шаклу-шамойили! Аммо мана шу икки дунё бир нуқтада бирлашди! Ҳамма нарса Худога осон экан! Агар марҳамат кўрсатаман, деса, шундай осонлик билан истаганингни ёнингга келтириб қўяркан!

 

Биласиз, киприкларингиз менга жуда ёқади. Кўзларингизни-ку жинниси эдим! Иккимиз йиғлаган вақтлар улар шу қадар чиройли бўлардиларки, қараб, нега йиғлаётганимни эсимдан чиқариб қўярдим”,

Кундаликнинг 10-саҳифаси.

 

Шоиранинг кўзёшлари у ишқ ҳақида ёза бошларкан, шаффоф дур-у марваридларга айланади. Унинг оташин ва одамни ўйга толдирадиган кундаликлари инсон қалбини шу қадар гўзал бўлишидан огоҳ этибгина қолмай, сени бошқа бир ўзинг ҳеч қачон кўз олдингга ҳам келтиролмайдиган бир дунё билан таништирадики, сен ҳам ўша дунёларга кетгинг келиб қолади. У сени ёзганларига шундайин ишонтирадики, атрофингда ҳар куни кўриб турганинг бу дунёга қарамасдан, кўзларингни юмиб сен ҳали руҳиятингда кўриб қолганинг кўнгил дунёсига кетгинг келади ва яшагинг келади ўз қалбинг билан. Менимча, адабиёт дегани шу. Адабиёт дегани шунинг ўзгинаси! Яна бир гап, унинг хоҳ шеьрини, хоҳ кундалигини ўқинг, ўқувчида ўзбек аёли кўнглининг ҳуснига ҳавас, ёниб яшаётган, ҳаммага яхшилик қилаётган ўзбек хонадонига муҳаббат уйғотади.

 

“Биз узоқ йиғладик... Юракларимиз эриб-эриб тушаётганини кўриб турдик. Денгиз, сенинг тилингга тушунмасдим фақат! Йиғингга эса бутун вужудим билан тушунардим! Қўшилиб оқгим келарди Сенга!”

Кундаликнинг 4-саҳифаси.

 

Шоира кўзларидан тўкилган ашклар ҳаётининг ҳар босқичини, ўзидаги кучли сабот-у биз яшайдиган дунёнинг мўртлигини кўришга имкон беради.

 

“Шамол шиддат билан кетаётган пайт киприкларимга урилиб кетди...

Бутун орзуларим ер билан бир бўлди. Менинг кўзларим коронғулашиб кетди! Кўзларимнинг боши коронғу эди. Теграмда айланаётган қушларни энди кўрдим... Кўзлари маъюс қушлар. Ҳамма нарсадан хабардор қушлар...”

 

Кундаликнинг 14-саҳифаси.

 

Шоиранинг йиғиси шеърга айланади, нақадар гўзал бу! Улар аслида ҳисларнинг, бахт, дарднинг кўзгуси, кўнгил ифодасидир.

 

Бу ғаройиботларга тўла дунёда Хосият Рустам Вьетнамга ва вьетнамликларга уни севиш, ҳурмат қилиш ва доимо ёдда тутиш учун имкон берди.

 

2019-йилнинг бошларида у Вьетнамга 3-Осиё-Тинч Шеърият Фестивалида иштирок этиш учун ташриф буюрди. 

 

Ва шу йилнинг август ойида у “Адабиёт ибодатхонаси” номли оташин эсдалик ёзди.

 

“Вьетнамдаги адабиёт ибодатхонаси ҳақида ўйласам,  ҳалиям ичимга сиғмай кетяпман. Шундай уйғоқ сукунат борки, юрагинг ҳайқиради... Биз борган кунимиз ёмғир  ёғди... ҳақиқатдан шамоллар ҳаддини билди, ҳаво чурқ этмай кузатиб турди бизларни. Биз ҳам уларнинг иззатини жойига қўйдик, ҳар бир лаҳзани кўзларимизга жойлаб, юрагимизни қўриқчи қилиб қўйдик... 143 нафар шоир иштирок  этдик. Исмларимиз ҳам кийимларимиз каби ранг-баранг.   Бирининг исмига тилинг айланмайди, бирининг исмидан  бошинг айланиб кетади...”

(“Уйғоқ сукунат ичра”)

 

Ҳанойнинг ардоқли меҳмони бўлган шоира бу ерда узоқ муддат бўлмаганига қарамай, бу ердаги муҳитни англади, қадрлади. Бунга унинг қўйидаги кундалиги ёрқин мисол бўла олади:

 

“Қаерга қарамай, дунёнинг ҳамма жойи Адабиёт ибодатхонаси бўлиб кўринаверади. Бугун программада кўрсатилгани бўйича Адабиёт ибодатхонасини кўришга тонг-саҳарлаб йўлга чиқдик. Ҳамманинг кайфияти зўр! Ҳаммамиз бир-биримизни яхши кўрамиз! Худди ибодатга кетаётгандаймиз! Билмадим, қандайдир сеҳр бор бу ерда. Биноларда салобат. Дарахтлару гулларгача қаерда ўсаётганини билади. Қушлар анча вазмин... шамоллар жим...нафас олмай тургандай ҳаво...Ёқимли сукунат, юрак уришини эшитиш мумкин бўлган жимлик! Ҳамма ўзи билан бўлиб кетди, анчадан буён кутганимиз янаям кўзга кўриниб қолди... Бизнинг уйимиз эди асли бу жой. Бизнинг Ватанимиз эди Адабиёт ибодатхонаси.”

 

Кундаликнинг 20-саҳифаси.

 

Хосият Рустамнинг шеърлари ва кундаликлари вьетнам тилига таржима қилинди ва бир неча газета ва журналларда, мамлакатимиздаги адабий сайтларда эълон қилинди. Кўплаб шоирлар ва китобхонлар шоиранинг ёзганларини севиб ўқидилар, ўқимоқдалар ва уларни Ўзбекистон ва унинг халқи ҳақидаги қадрли ва муқаддас ҳужжат сифатида баҳоладилар. Тақдимотда аён бўлдики, бу ерликларинг кўп қисми Тошкентга бордилар, масжидларни кўрдилар, 2000 йиллар мавжуд бўлган “Буюк ипак йўли” чоррахаларини кесиб ўтдилар. Аммо, эьтироф этдиларки, шоира чизган йўл адабиётдаги бошқа бир катта йўл, айниқса, шеърият учун олис-олисларга чўзилгувчи, асрларга хамқадам бир йўл. Яъни Хосият Рустам мазкур китоби орқали вьетнамлик китобхонларга меҳрибон ва кенг қалбли, суюкли ўзбек халқининг кўнгил оламига кириб бориш учун янги бир йўл очиб берганлиги ва ушбу китоб  Хосият Рустамнинг вьетнамлик ўқувчиларига афсонавий Марказий Осиё халқининг сирли ва бой дунёсини ўрганиш учун ҳали кўплаб имкониятлар яратади.

                         

Ҳаи ПҲОНГ шаҳри, 28 май, 2020 йил.

М.В.Ф

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị