Ánh sáng song trùng trong thơ Halmosi Sándor (phê bình) - Mai Văn Phấn - The Double Light in Halmosi Sándor’s Poetry (review) - Translated by Nguyễn Thị Diệu Thúy

Ánh sáng song trùng trong thơ Halmosi Sándor

(Đọc tập thơ “Mười ngày 57 – Bản chất nước đôi của im lặng” của Halmosi Sándor[1])

 

 

Nhà thơ Halmosi Sándor

 

 

Mai Văn Phấn

 

Ánh sáng ấy tỏa rạng liên tục, mạnh mẽ từ lưỡng cực và đa cực, tựa những lưỡi lửa trên đỉnh ngọn đuốc, hay nắng sớm ùa vào căn phòng tối tăm khi cánh cửa đột mở. Đó là trực cảm sơ khởi của tôi khi đọc tập thơ “Mười ngày 57 – Bản chất nước đôi của im lặng” của nhà thơ Hungary Halmosi Sándor, do Nguyễn Chí Hoan dịch từ bản tiếng Anh sang tiếng Việt. Ánh sáng thơ Halmosi Sándor đã đưa tôi đến với thế giới thanh khiết, màu nhiệm và lạ lùng, để tôi hiểu chính tôi hơn và cảm nhận đầy đủ hơn về thế giới xung quanh bằng hệ hình thẩm mỹ khác, từ nền văn hóa khác. Nó cũng khiến tôi nhận ra mình là một thái cực luôn khao khát tìm đến những thái cực khác, và ngược lại. Tập thơ này, với tôi tựa những thước phim quay chậm về đường đi của ánh sáng. Chúng đan xen, hòa vào nhau, chuyển động lúc nhanh lúc chậm. Tôi gọi đó là những luồng ánh sáng song trùng làm nên một cõi thơ độc đáo và hiện đại.

 

Sự giao thoa, song trùng ấy thể hiện rất rõ ngay từ những bài mở đầu tập thơ:

 

Nếu anh nghĩ về em

Hồ kia thành dịu êm

Nếu em nghĩ đến anh

Hồ xáo động bất yên” (Bản chất nước đôi của im lặng).

 

Bài thơ gần với cách diễn ngôn của thơ thiền phương Đông, trong động có tĩnh, trong tĩnh có động. Người và cảnh vật ở đây, cụ thể hơn, nhà thơ và hồ nước “trợ duyên nhau”, là nơi an trú của nhau. Nó gợi cho người đọc liên tưởng đến thuyết âm-dương, một định đề cơ bản của thái cực sinh lưỡng nghi. Bài thơ là sự sóng đôi tự nhiên của hai thanh âm từ hai tiêu điểm được cất lên trong thênh thang tĩnh lặng. Đó là hai bản thể riêng biệt được hòa vào nhau trong “dung môi” tình yêu để làm nên một không-thời-gian lạ kỳ với chuyển động chậm. Bài thơ tạo nên vẻ đẹp mới lạ, bừng tỉnh tâm thức người đọc. Nó gợi cho tôi nhớ lại câu thơ rất ấn tượng của nhà thơ Wisława Szymborska[2] nói về cái riêng-chung trong tình yêu:

 

“Chúng ta ôm nhau, miệng cười

Cố tìm điều thân thiện

Dẫu rằng ta biết

Mình khác nhau như hai giọt nước trong veo” (Không có gì hai lần).

 

Mỗi nhà thơ có cách biểu đạt riêng tính lưỡng phân của phạm trù anh- em, nhưng với bài thơ trên, Halmosi Sándor như cố ý kìm giữ những dịch chuyển hình ảnh trong không gian thơ của ông. Tốc độ chậm dần trong bài thơ có thể được quan sát từ hai phía emanh mà hồ nước ở giữa làm “trọng tài”, một đối tượng bị động thứ ba. Ba tiêu điểm anh, em, hồ nước trong bài thơ đã tạo ra những vòng sóng giao thoa, phủ trùm lên một không gian rộng mở mang ánh sáng tinh khiết của người quán tưởng hành thiền.

 

Trong suốt tập thơ, nhân vật emanh giống như hai "thái cực". Hai "thái cực" đối lập đó khiến ta dễ dàng thâu nhận những hình ảnh trực giác được tác giả bầy đặt, làm hiển hiện sinh động đến chân tơ kẽ tóc bản thể trong từng câu chữ.

 

Trong bài thơ “Chín giờ ba mươi sáu phút” Halmosi Sándor viết:

 

Anh nhớ em

Mái nhà mất tích trên những phòng ngủ

Rơm trên món bê hấp

Một cú thót tim cho thế giới này”.

 

Sự kiện đặc biệt đáng nhớ này xảy ra vào lúc 9 giờ 36 phút, như tiêu đề bài thơ, trong một thời điểm nhất định, lúc “thái cực” anh phát sóng làm đảo lộn trật tự thế giới quanh mình:

 

“chính anh là một thí dụ, nhìn kìa vẫn 9:36, dẫu rằng

anh đã thử qua mọi thứ, đã trải qua hai

cuộc đời, anh nhảy múa, anh tha thẩn quanh em”

Khái niệm về chuyển động song trùng trong thơ Halmosi Sándor, đôi lúc không thuộc về tự nhiên mà như ràng buộc, tựa như căn duyên tiền định mở ra muôn lối đi cho đời sống.

 

“bởi mọi thứ đều nối vào mọi thứ

Khác

trên hết là em với anh

và anh với em” (Hân hoan bởi mình yên lặng).

 

Trong bài thơ “Anh sẽ chỉ ngồi bên cửa sổ”, nhà thơ đã biểu đạt tình yêu như những chuyển động lẻ loi, đơn phương. Ánh sáng trong bài thơ này ngỡ như không song trùng, mà chỉ duy nhất phát ra từ thái cực anh. Nhưng đọc toàn bài thơ sẽ thấy, ánh sáng từ thái cực em không tắt, mà đơn giản nó chỉ không hiển thị trên văn bản thơ. Nhưng nó tạo ra sức hút mạnh mẽ để làm nên mọi chuyển dịch trong đó.

 

“anh sẽ cắm một bông hoa

ở mỗi chai

anh sẽ đặt chúng khắp nơi

sao cho hợp với bài trí căn phòng

và thức của nó”...

 

Hay:

 

“và trong lúc em nấu nướng

anh lúc nào cũng xăng xái quanh em

mà dĩ nhiên chẳng để làm gì

vì bếp thì nhỏ

lúc ấy thành chật chội

và không có mấy việc để làm

nhưng anh bóc vỏ nếm náp

anh sẽ treo áo ngực của em lên cửa sổ nơi chốt,

để cho mặt trời lên và Laci và Béla

cũng sẽ vui mừng và thấy

rằng thật đáng để trỗi dậy”.

 

Thủ pháp đặc tả vừa nêu giống như một chiếc đèn kéo quân của trẻ em Việt Nam trong ngày tết trung thu. Các hình ảnh từ thái cực anh được tác giả thắp sáng lên quay quanh một cái trục là em. Nhịp quay và tốc độ của chiếc đèn ấy tùy thuộc vào thời gian tiếp cận bài thơ của người đọc. Và bài thơ cho ta hiểu rằng, chiếc đèn kéo quân kia quay được, cũng như các hình ảnh trên mặt giấy bóng kính màu sáng lên lung linh đều do năng lượng từ chính cái trục ngọn đèn em được thắp sáng.

 

Nhân vật emanh trong thơ Halmosi Sándor xuất hiện tựa hai ngọn lửa chuyển động. Đôi khi ngọn lửa anh lại biến thành cái trục cho ngọn lửa em quay quanh để diễn tả trạng thái dị biệt của vận động song trùng, như trong bài thơ “Thoạt đầu em chạm vào tôi:

 

“Đầu tiên thì em chạm vào tôi.

Rồi độ bóng

bong mất, rồi bản ngã em chia tách

Em bước vào đó, hú vang”

 

Cách hoán chuyển tiêu điểm chuyển động, hoặc đảo lộn ngôi thứ các nhân vật trong tác phẩm thường được nhà thơ sử dụng như một thủ pháp. Cách dịch chuyển này đã làm sáng rõ các thi ảnh, cũng như gợi mở và khiêu khích người đọc.

 

“Và chim chóc nhìn anh

Và các thiên thần dõi trông anh

Đôi lúc họ đổi chỗ” (Nhà thơ đoạt giải Ja viết một bài thơ khi quay lưng lại biển).

 

Những chuyển động trong thơ Halmosi Sándor thường diễn ra trong không gian, trạng thái tĩnh lặng hoặc có ý hướng vươn tới trạng thái ấy. Đây thực sự là điều ít thấy trong tác phẩm của các nghệ sĩ, nhất là các nhà thơ phương Tây. Chúng ta đều biết từ giữa thế kỷ trước, các học giả phương Tây đã khởi cuộc hành trình về phương Đông, mở ra chân trời mới. Đó là sự hội ngộ giữa hai nền văn minh Đông và Tây, cổ xưa và hiện đại. Thơ của Halmosi Sándor nằm trong từ trường tìm về cội nguồn ấy.

 

Halmosi Sándor nhắc nhiều đến khái niệm tĩnh lặng hoặc cận tĩnh lặng. Trong tập thơ (bản dịch tiếng Việt) có hơn 30 từ diễn tả trạng thái đó, như lặng yên, im lặng, lặng lẽ, tĩnh mịch, tĩnh lặng, điềm tĩnh, điềm nhiên… Những từ ngữ này diễn tả muôn sắc diện đời sống và tâm trạng người viết.

 

vậy chúng mình nên cứ lặng im dần” (Anh sẽ chỉ ngồi bên cửa sổ);

 

thậm chí cho yên lặng. Và cho tràn ngập” (Và bây giờ cũng chuyện này);

 

Về sau dẫu gì rồi sẽ là yên lặng” (Cho tôi thời-gian-người);

 

Và nội tại lặng yên” (Liên khúc Wamsler II)…

 

Tĩnh lặng vốn là một trạng thái mà các thiền giả luôn hướng tới, là điều kiện để rèn bản lĩnh và trí tuệ. Tĩnh lặng của Halmosi Sándor đã làm mọi chuyển động diễn ra liên tục trong văn bản thơ, cũng như trong tưởng tượng “hậu văn bản” của người đọc. Nó đồng thời làm cho các dòng ánh sáng hòa trộn làm một, tạo ra những năng lượng khác.

 

Ánh sáng song trùng đã làm nên sức mạnh, sự bền vững của từng cá thể. Bài thơ “Nếu họ rạch anh lúc này” cho thấy, tình yêu đôi lứa gắn bó hiển hiện tựa một thân cây lớn, bến bờ rộng mở. Tình yêu ấy tuyệt đẹp và bất tử như sự sống, thiên nhiên trên trái đất này:

 

Nếu họ rạch anh lúc này, em sẽ tuôn chảy

từ anh ra thành những dòng như suối

Anh chẳng dám ngay cả ngáp xuông

 

Hoặc trong bài thơ “Hồ không đáy”, khúc triết và tối giản tựa một bài haiku Nhật, đã gợi mở một không gian rộng lan xa bất tận:

 

“Tối đen sẫm dần, dẫu thế

anh suốt cả ngày dài nghĩ em”

 

Halmosi Sándor viết nhiều về tình yêu, nhưng cũng bao trùm các đề tài khác như các mối tương giao con người, xã hội, thiên nhiên v.v... Nhưng dù viết về bất kỳ đề tài nào, nhà thơ luôn chủ ý tạo ra năng lượng mới, làm khởi sinh luồng ánh sáng chuyển động song trùng, tăng tính phức hợp trong cảm xúc cũng như mở rộng thêm trường liên tưởng.

 

“Tôi lấy chúng từ áo ngô và ăn tất cả

Tôi nay màu lơ, giống như một chợp mắt trong mưa

 

Đó là trọn vẹn bài thơ gồm hai câu thơ, có tên “Hoa ngô”. Câu thơ Tôi nay màu lơ là sự hoán cải tài tình chủ thể với khách thể trong bài thơ này.

 

Thơ Halmosi Sándor được dịch và phát hành tại Việt Nam thông qua bản tiếng Anh là ngôn ngữ trung gian, do vậy tôi không dám lạm bàn về nghệ thuật ngôn từ trong tập thơ này. Nhưng bản dịch của nhà thơ Nguyễn Chí Hoan cho thấy, thơ Halmosi Sándor có nội lực mạnh, nhịp điệu chảy trôi tự nhiên, mang vẻ đẹp sinh động đời sống thi ca của một quốc gia nằm ở trung tâm châu Âu, có địa chính trị, địa văn hóa khác với nước ta. Nhịp điệu ấy trong thơ Halmosi Sándor cho ta cảm giác gần gũi như chính đời sống hiện đại đang lôi cuốn con người. Nhiều đoạn trong trong tập thơ khá giống với nhịp đồng dao của Việt Nam. Xin dẫn một đoạn thơ trong bài “Mặt trời lên” để thấy sức hút của từng câu thơ trong tập:

 

“khi người ta phủ phục

trước Cái Không Biết

cái còn chưa Biết

bí ẩn của tồn tại

và phép lạ đó nắm giữ

nó nắm lấy tinh thần

và người ta những ai tin vào

nó dựng nên trời và đất

và giữ chính nó”

 

Đọc những câu thơ trên có cảm giác như có ai đang dồn đẩy sau lưng, thôi thúc ta phải chạy tiếp, chạy gấp…

 

Nhà thơ Halmosi Sándor sinh năm 1971, tại thành phố Szatmárnémeti (tức Satu Mare) của Romania. Ông định cư ở Đức 16 năm, song hiện sống cùng gia đình tại Budapest, Hungary. Halmosi đồng thời là dịch giả văn học uy tín, biên tập viên, nhà toán học. Ông đã xuất bản hơn mười cuốn sách bằng tiếng Hungary và các ngôn ngữ khác.

 

Chuyển ngữ và xuất bản thơ Halmosi Sándor ở Việt Nam lúc này là cách chúng ta mở rộng đường biên hệ hình thẩm mỹ, tiếp nhận thêm thông tin về những biến động thi pháp ở bên ngoài, nhất là ở các nước phương Tây. Ánh sáng song trùng trong văn bản thơ của Halmosi Sándor không chỉ là thủ pháp, thi pháp, mà còn hiển thị một kiểu cấu trúc không gian thơ mới lạ, hấp dẫn. Tập thơ “Mười ngày 57 – Bản chất nước đôi của im lặng” chắc chắn là sự khơi gợi cần thiết cho các nhà thơ và độc giả nước ta để mở rộng đường biên của tiếp nhận và sáng tạo.

 

01/2020


 

____________________________

[1] Halmosi Sándor (1971 – ): Nhà thơ, dịch giả người Hungary gốc Romania; tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tập thơ “Mười ngày 57 - Bản chất nước đôi của im lặng” (tiếng Anh: “Decameron 57: The Dual Nature of Silence” của ông được dịch giả Nguyễn Chí Hoan dịch từ tiếng Anh, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2020.

[2] Wisława Szymborska (1923 – 2012): nữ thi sĩ, nhà viết tiểu luận, dịch giả người Ba Lan. Bà đoạt giải Nobel Văn chương năm 1996. Bài thơ “Không có gì hai lần” trích dẫn ở đây do dịch giả Tạ Minh Châu dịch từ tiếng Ba Lan ra tiếng Việt.




 





The Double Light in Halmosi Sándor’s Poetry

(Reading the poetry collection "DECAMERON 57 - The dual nature of silence" by Halmosi Sándor, translated by Nguyễn Chí Hoan)

 

 

Mai Văn Phấn

Translated by Nguyễn Thị Diệu Thúy

 

That light shines continuously and strongly from the bipolar and multi-polar, like fire blades on top of the burning torch, or like the pristine sunlight pouring into the dark room when the door is suddenly opened ... It was my simple initial intuition when reading the poetry collection "DECAMERON 57 - The dual nature of silence" by Hungarian poet Halmosi Sándor, translated by Nguyễn Chí Hoan from English into Vietnamese.

 

The light in Halmosi Sándor’s poetry has brought me to a pure, magical and strange world, so that I can better understand myself and feel the world with another aesthetic system, from another culture. It also allowed me to identify myself as an extreme that always yearn to find other extremes, and vice versa. To me, this poetry collection is like a slow-moving movie about the path of light. They intertwine, merge, move fast and slow from time to time. I call these double streams of light creating a unique and modern poetry.  

 

This intersection has been shown from the opening poems: “If I think of you,/ The lake becomes/ smooth./ If you think of me,/ It becomes agitated” (The Dual Nature of Silence). The poem is close to the discourse of Eastern meditation poetry, there is tranquility in the in motion, there is motion in the tranquility. This person and the landscape, specifically, the poet and the lake "support each other", is the residence of each other.

 

It reminds the readers of the doctrine of yin and yang, a basic postulate of the skeptical extreme being. The poem is the natural double-wave of two sounds from two focal points, which is raised in a silence. These are two separate entities that are merged in the love "solvent" to create a strange space-time with slow motion. The poem creates a new beauty, awakening the minds of readers. It reminds me of an impressive verse of the Polish with Nobel Laureate in Literature in 1996 Wisława Szymborska about private-common in love:

 

With smiles and kisses, we prefer
to seek accord beneath our stray,
although we're different (we concur)
just as two drops of water are.

(Nothing Twice)

 

Each poet has his/her own expression of the duality of the "you & I" category, but in this poem, Halmosi Sándor seems to intentionally suppress the visual movements in his poetry space. The slower pace in the poem can be observed from both "You" and "I" that the middle lake is the "arbiter", a third passive object. The three focal points (You, I, the lake) in the poem created waves of interference, covering an open space with the pure light of the contemplative meditator.

 

Throughout the poetry collection, the characters "You" and "I" always accompany like the two "extremes". According to Taoist philosopher Lao Trang Tu, the "extremes" have properties, manifestations, and rotation, but are not easily absorbed. But the "extremes" in Halmosi Sándor's poetry allow readers to easily absorb the intuition images placed by the author, vividly revealing "every details" in each sentence.

 

In the poem "9 O’clock 36" Halmosi Sándor writes:

 

I miss you.

The roof is missing from the bedrooms

Straw from the steaming calves

A beating for the world.

 

This particularly memorable event took place at 9:36 am, like the poem title, at a certain time, when the "I” extreme aired to upset the world order around:

 

I myself am an example, look

it’s still 9:36, even though

I’ve tried everything, filed through two lives,

I danced, I mooned about with you,

 

The concept of double movement in Halmosi Sándor's poetry, is sometimes not natural, but as binding, like predestined predestination to open paths for this life.

 

for everything is connected to everything else

most of all you with me

and I with you

(The Euphoria of Going Quiet)

 

In the poem "I Would Just Sit by the Window", the poet expressed love as lonely and unilateral movements. The light in this poem seems to not coincide, but only emanates from the "I" extreme. However, whenreading the entire poem, we will see that the light from the “You” extremdoes not turn off, but it has beensimply not shown on the poem text but it creates a strong attraction to create all the movements therein.

 

I would put a flower

in every bottle

I would put them everywhere

in accordance with the lay of the chamber

and its mood

 

Or:

 

and while you cook

I’d constantly bustle about you

of course completely unnecessarily

for the kitchen is small

it’s rather tight now

and there’s not much work to do

but I’d peel

taste

I would hang your bra on the window latch,

so that the rising sun and Laci and Béla

should also be glad and see

that it was worth getting up

and making the bed once again

with a merry heart, and go off to work

jauntily

 

The mentioned specification tactic is like a lantern for Vietnamese children during the Mid-Autumn Festival. The images from the "I" extreme is lightened and revolved around a "You" support shaftby the author. The rotation rate and speed of the lantern depends on the time to access the text of the readers. And the poem lets the readers understand that the lantern can rotate, as well as the images on the glossy paper surfacesan become twinkle by the energy in the middle, it is the lighten “You” lamp. The lamp then spreads its heat around, causing the hot air to expand and increase the volume, producing energy to make the lantern rotate.

 

Using one extreme as the pillar for the other to spin around as a satellite, is used by Halmosi Sándor in some cases to describe the divergent/ special state of the double motion. In the poem "At First You Rub up Against Me", the "I" extreme is used by the author as the pillar for the "youextreme to spin around:

 

At first you rub up against me. Then the gloss

wears off, then your ego falls apart.

You step into it, howling. Nobody can hear you. Velours woof and wriggle on your neck.

 

The way of shifting the focus of motion, or turning the roles of characters, is often used as a tactic by the poet. This way of shifting has clarified the poetry images, as well as suggesting and provoking readers.

 

And the birds watch him.

And the angels watch him.

At times they change places.

(Ja Priza-Winning Poet Ja Writers a Poem with His Back to the Sea)

 

The motions in Halmosi Sándor’s poetry often take place in the space and state of tranquility or the intention of reaching out to that realm. This is really something rarely seen in the work of artists, especially Western poets. We all know that Western scholars have journeyed to the East to open new horizons from the middle of the last century. It is the reunion between the civilizations of East and West, ancient and modern. Halmosi Sándor's poetry stays in the field of coming back to cultural roots.

 

Halmosi Sándor mentions a lot about the concept of tranquility or near-tranquility. In the poetry collection(Vietnamese version), there are more than 30 words describing that state, such as silence, tranquility, quiescence, quietness, stillness, calmness, etc. These words describe all aspects of the writer's life and mood.

 

with long steps, among long silences (Lao-Tess Passion);

 

your face, your paralysing silence fills the space (9 O’clock 36);

 

so that silence should not be guessing between bad (Il Treno a Domani);

 

Speech is a beast just like silence (Drought);

 

what could I say to myself, in this silence,/ perhaps, there is nothing but this silence (What Would Happen if);

 

Afterwards there will be silence anyway (Give me Human Time)...

 

Tranquility is a state that meditators always look to, is the realm of bravery, wisdom and nobility. The tranquility of Halmosi Sándor poetry has made every continuous motion in the poetic text, as well as in the "post-text" imagination of readers. It also makes the streams of light blend into one, creating other energies.

 

The double light has created the strength and sustainability of each individual. The poem "If the Scarified me Now" shows that the love of a couple is revealed like a big tree with an open shore. That love is as beautiful and immortal as life and nature on this earth:

 

If they scarified me now, you would flow

out of me in streams.

I don’t even dare bite the air.

 

Or in the poem "Bottomless Lake", with a briefness and minimalism like a Japanese haiku, that has evoked an infinite spreading space:

 

It grows dark, even though

I thought of you all day long.

 

Halmosi Sándor writes a lot about love, but also covers other topics such as human, social and nature relationships, etc. But on any subject, the poet intentionally creates new energy, to trigger a double streamof light, increasing emotional complexity as well as expanding the association.

 

I took them from the corn-cockle and ate them all.

I’m blue now, like a nap under the rain.

 

It was a whole poem of two verses, called "Cornflower". The "I'm blue now" verse is a clever conversion of the subject with the object in this poem.

 

Halmosi Sándor poetry was translated and published in Vietnam through the English version as an intermediate language, so I do not dare to discuss the art of words in this poem. But the translation of the poet Nguyn Chí Hoan shows that Halmosi Sándor poetry has strong internal strength, a natural flowing rhythm, with a vivid beauty to a poetry life of a country located in the center of Europe where political andcultural geographies are different from our country.

 

The natural flowing rhythm of Halmosi Sándor poetry gives readers the feeling of closeness as the modern life itself is appealing to people. Many parts of the poem are quite similar to the Vietnamese rhythms. I would like to quote a verse from the poem "Sun" to show the attraction of each verse in the collection:

 

when they prostrated themselves

before the Unknown

the as yet not Known

mystery of being

and the miracle holds

it holds the spirit

and those who believe in it

it holds up the sky and the earth

and holds itself

 

Reading these verses, I felt like someone was pushing me behind my back, urging me to keep running, rushing...

 

The poet Halmosi Sándor was born in 1971, in Szatmárnémeti city, Romania. He has settled in Germany for 16 years, currently living with his family in Budapest, Hungary. Halmosi is also a prestigious literary translator, publisher editor, and mathematician. He has published more than ten books in Hungarian and other languages.

 

Translating and publishing Halmosi Sándor poetry in Vietnam at this time is a way for us to expand the aesthetic boundary, get more information about the poetic fluctuations from the outside, especially fromEuropean – American countries. Through the poetry collection "DECAMERON 57 - The dual nature of silence", it can be seen that the way to create the dual light in the poetic text of Halmosi Sándor is not only atactic and prosody, but whether in the East or the West, poetry is always the story of the beauty of the soul and the mysterious and fascinating spiritual world.

 

Hải Phòng, December 2019

M.V.P




















 

 






BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị