Khó có thể tìm ra một nhà văn đương đại mà mọi thế hệ đều yêu thích - Nhà văn Ales Karlyukevich thực hiện phỏng vấn

Khó có thể tìm ra một nhà văn đương đại mà mọi thế hệ đều yêu thích

(Nhà văn Ales Karlyukevich thực hiện phỏng vấn, đăng trên báo Văn học “Созвучие”*)



Nhà văn Ales Karlyukevich




- Những lĩnh vực chủ đề chính mà các nhà văn Việt Nam đương đại quan tâm là gì?

 

- Mai Văn Phấn (MVP): Cảm ơn nhà văn đã mở đầu bằng câu hỏi có phạm trù rất rộng. Hiện tại chúng tôi vẫn chịu ảnh hưởng tàn dư của những cuộc chiến tranh liên miên trong quá khứ. Cũng giống như các nước có diện tích nhỏ, Việt Nam còn chịu tác động mạnh bởi áp lực của thế giới đa cực, của mặt tích cực cũng như tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa. Trên biển Đông vẫn thường xuyên có nhiều tàu chiến, tàu thăm dò, giàn khoan của Trung Quốc xâm lấn hải phận, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lịch sử cho thấy, số phận dân tộc tác động trực tiếp lên số phận từng con người sống trên lãnh thổ đó. Các nhà văn đương đại Việt Nam đã và đang khắc họa muôn mặt của đời sống này.

  

- Cơ sở của văn học Việt Nam hiện nay là gì? Văn xuôi, thơ hay văn học tư liệu?

 

- MVP: Cả ba hình thái văn học như ngài vừa nêu đều phát triển ở đây. Nhưng văn xuôi luôn là cỗ máy cái trong guồng máy văn học. Do đặc thù của thể loại như ngài đã biết, văn xuôi cho phép nhà văn mở rộng hết cỡ biên độ không gian và thời gian, lý giải lịch sử và hiện tại một cách xác đáng nhất, đồng thời mang tính dự báo.

  

- Số lượng ấn hành trong xuất bản sách Việt. Có bao nhiêu sách văn xuôi? Bao nhiêu thơ? Khác với số lượng ấn hành sách được xuất bản vào cuối thế kỷ 20 như thế nào?

 

- MVP: Tôi không thể tổng hợp được mỗi năm có bao nhiêu đầu sách văn xuôi hoặc thơ đã ấn hành. Theo tổng kết của Cục Xuất bản Việt Nam đã công bố trên báo chí, năm 2018 có gần 32 nghìn cuốn sách với hơn 390 triệu bản đã được xuất bản, tăng 20,6% về số cuốn, tăng 24,7% về số bản in so với năm 2017. Như vậy, mỗi năm số lượng đầu sách đã tăng nhiều so với năm trước cùng kỳ, và dĩ nhiên, tăng cách biệt so với số lượng sách ấn hành vào cuối thế kỷ 20. Hiện tại một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành phố Sách, con đường Sách. Từ 2014 Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã chọn ngày 21 tháng Tư là “Ngày sách Việt Nam” hàng năm.

 

- Việc trẻ em đọc sách có vấn đề không? Trẻ em có chuyển sang đọc sách trực tuyến không?

 

- MVP: Người Việt Nam chúng tôi có truyền thống yêu quý  sách vở. Từ xa xưa vào các dịp lễ tết, sinh nhật, hay khai giảng năm học mới, người lớn thường tặng sách bút cho trẻ nhỏ với ước mong chúng ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành và sớm thâu nạp được thật nhiều kiến thức. Trẻ em chúng tôi cũng thường xuyên đọc sách trực tuyến. Nhưng tôi rất lo lắng khi chúng bị hút vào những truyện tranh chữ nhỏ, nhất là truyện tranh của Nhật bản. Xin nói thêm rằng, các con cháu của tôi hiện đều đã cận rất sớm.

 

- Văn học thiếu nhi phát triển tích cực như thế nào?

 

- MVP: Các nhà văn chúng tôi có lẽ viết chậm hơn sự mong đợi và nhu cầu của thiếu nhi. Cá biệt, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã có hơn 50 đầu sách cho bạn đọc nhỏ tuổi. Sách của ông được dịch sang một số ngôn ngữ châu Á, như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… Các nhà xuất bản của chúng tôi đã năng động tìm dịch những tác phẩm viết cho thiếu nhi từ khắp các châu lục. Tuy vậy, mỗi gia đình đều ý thức xây dựng một tủ sách Việt, gồm ca dao, tục ngữ, các truyện lịch sử, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện dân gian và hiện đại,… để giáo dục cho thế hệ trẻ lòng tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương, xứ sở.

 

- Độc giả đọc sách được dịch có phổ biến không?

 

- MVP: Bạn đọc ở đây thường xuyên tìm đến sách văn học dịch. Có lẽ không có tác phẩm có hương sắc nào trên thế giới lại không được dịch ở Việt Nam. Ngoài các nhà xuất bản, ở đây xuất hiện các công ty kinh doanh sách của tư nhân. Họ là những đơn vị năng động và nhạy bén với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, số người đọc được trực tiếp các văn bản gốc bằng tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Pháp cũng khá nhiều, nhất là tầng lớp trí thức.

 

- Sự liên kết giữa văn học Việt Nam với văn học Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ mạnh đến mức nào?

 

- MVP: Sự liên kết giữa văn học Việt Nam với văn học các nước như ngài vừa nhắc cũng tương tự như sự liên kết với văn học Nga, Bê-la-rút và các nước Âu Mỹ. Những nhà xuất bản, những đơn vị kinh doanh sách và các dịch giả đã làm việc rất năng động và chuyên nghiệp. Có lẽ họ đã “phủ sóng” khắp toàn cầu trong chọn lựa sách cho bạn đọc VIỆT NAM.

 

- Văn học Nga hiện nay có được dịch và xuất bản không?

 

- MVP: Trong những năm chiến tranh, văn học các nước Xô Viết (Liên Xô cũ), trong đó có văn học Nga chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn học Việt Nam. Với bạn đọc nhỏ tuổi, những cuốn sách như, “Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn" của Nikolay Nosov có phần minh họa của họa sĩ Aleksey Laptev, “Bác sĩ Aibôlít” của Coocnây Trucốpxki, “Chiếc Chìa Khóa Vàng” của Alexey Tônxtoi, “Ông già Khốt ta bít” của Lazar Lagin, “Timur và đồng đội” của Arkady Gaidar, “Vitya Maleyev ở nhà và ở trường” của Nikolai Nosov… đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Việt Nam trong suốt những năm 1970 - 1980 và cho đến tận bây giờ. Sau khi Liên Xô tan rã, sự liên kết giữa văn học của chúng tôi với văn học Nga bị gián đoạn, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây văn học Nga đã trở lại Việt Nam. Ví dụ, trong năm 2016, 2017 và 2018 những tác phẩm của các nhà văn Nga được bạn đọc ở đây đón nhận nồng nhiệt như, “Nhật ký mẹ chồng”, “Vợ, người tình và quý  ông hoàn hảo” của Maria Metlitskaya; "Ra đời" của Aleksei Varlamov. Chính phủ Nga đã tài trợ cho việc dịch thuật và xuất bản sách vào Việt Nam, như tuyển tập truyện vừa “Kinh nghiệm tình ái” gồm 6 tác phẩm đoạt giải thưởng quốc gia Liên bang Nga về văn học nghệ thuật trong hơn 10 năm qua; Tuyển tập truyện ngắn “Đôi cánh” ấn hành năm 2017; tiểu thuyết "Thành phố Khurramabad" của Andrey Volos, giải thưởng quốc gia Liên bang Nga; truyện vừa “Con gái Ivan, mẹ Ivan” của Valentin Rasputin - một trong những nhà văn lớn của văn học Nga đương đại v.v...

 

- Ở Việt Nam có biết đến Vasilia Bykova, Svetlana Aleksievich và các nhà văn người Bê-la-rút khác không?

 

- MVP: Từ những năm 80 của thế kỷ trước, hai tác phẩm “Thuỳ dương nguyên thủy” và “Đội săn của quốc vương Stakh” của nhà văn Vladimir Korotkevich đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam. Sách của nhà văn Vasilia Bykova cũng được dịch và xuất bản. Đặc biệt mấy năm gần đây, tác phẩm của nữ văn sĩ đoạt giải Nobel 2015 Svetlana Alexievich đã được xuất bản với số lượng lớn, được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận, như “Lời nguyện cầu từ Chernobyl”, “Những nhân chứng cuối cùng”. Đặc biệt cuốn sách “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” được dịch lại lần thứ hai từ nguyên bản không bị cắt xén và được tái bản nhiều lần.

 

- Ở Việt Nam có duy trì hệ thống hỗ trợ của nhà nước cho việc xuất bản sách không?

 

- MVP: Hệ thống hỗ trợ của nhà nước cho việc xuất bản sách được duy trì thường xuyên. Các nhà xuất bản và các đơn vị kinh doanh sách cùng đóng góp và mở rộng phạm vi xuất bản. Hội Nhà văn Việt Nam và các Hội Nhà văn địa phương thường xuyên hỗ trợ cho các tác giả, như cung cấp tài chính, bố trí nơi ăn nghỉ, đi lại để các nhà văn thâm nhập thực tế sáng tác.

 

- Có hệ thống giải thưởng văn học nào không?

 

- MVP: Có khá nhiều giải thưởng văn học ở các cấp khác nhau. Nhà nước có giải thưởng mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó là “Giải thưởng Nhà nước”. Hội Nhà văn Việt Nam và các Hội Nhà văn địa phương đều có giải thưởng hàng năm. Các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố có giải thưởng hàng năm hoặc từ 3 đến 5 năm một lần. Ngoài ra còn có các cuộc thi văn học của các tờ báo và tạp chí văn học.

 

- Tác phẩm văn học đương đại Việt Nam nào hiện được đọc nhiều nhất?

 

- MVP: Việc đọc tác phẩm văn học nương theo từng khuynh hướng sáng tác, phân hóa theo từng thế hệ bạn đọc. Mỗi nhóm bạn đọc thường chọn cho mình tác phẩm mà họ yêu thích. Những người trẻ lựa chọn sách đọc khác với thế hệ đi trước. Nếu lấy phiếu thăm dò xã hội, chắc khó có thể tìm ra một nhà văn đương đại mà mọi thế hệ đều yêu thích. Tôi cho đây là tín hiệu đáng mừng của một đời sống văn học dân chủ và tự do. Nhân đây tôi cũng muốn đưa ra đáp số cho câu hỏi của ngài. Theo tôi, tác phẩm của các nhà văn có xu hướng cách tân, thâu nạp được những tinh hoa của thi pháp trên thế giới, kết hợp nhuần nguyễn với bản sắc dân tộc Việt sẽ được bạn trẻ hào hứng đón nhận nhiều hơn. Thế hệ trẻ dĩ nhiên là chủ nhân của mọi quốc gia.

 

- Cảm ơn nhà thơ Mai Văn Phấn!

 


________________

* “Созвучие” là tổ chức Văn học và Báo chí của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (viết tắt: SNG)SNG - Tiếng Nga: Содружество Независимых Государств, viết tắt: СНГ; tiếng Anh: Commonwealth of Independent States, viết tắt: CIS. Tổ chức “Созвучие” được Nhà xuất bản “Звязда” (Ngôi sao) tại thủ đô Minx-cơ đề xướng thành lập năm 2013 dưới sự hỗ trợ của Bộ Thông tin Cộng hòa Bê-la-rut. “Созвучие”đã xuất bản nhiều tác phẩm cổ điển và đương thời của các nước SNG: Azerbaijan, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine. Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG) là tổ chức liên minh các quốc gia - thành viên cũ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, đã lần lượt tách ra để trở thành các nước độc lập sau khi toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa châu Âu sụp đổ vào năm 1990. SNG được thành lập theo Hiệp ước kí ngày 8/12/1991 tại Minx-cơ (Bê-la-rut) giữa các nước Bê-la-rut, Nga, Ukraina. Đến 21.12.1991, các nước Azecbaijan, Acmênia, Kazăcxtan, Kiaghixtan, Mônđôva, Tatjikixtan, Tuôcmênixtan, Uzơbêkixtan đã gia nhập SNG và sau đó là Gruzia, nâng số thành viên lên 12. 






Lâu đài, belarus, shults, Nước, du lịch, bầu trời, sắc đẹp, vẻ đẹp, lâu đài  nesvizh | Pikist
Vẻ đẹp Bê-la-rút






Трудно будет найти современного писателя, которого любят все

 

(Интервью писателя Александра Николаевича Карлюкевича с поэтом Май Ван Фаном)

 

 

 

Пер. Фан Шон Хай. Литературная обработка - Анна Попова
 



 

- Алесь Карлюкевіч: Какие главные тематические направления волнуют современных вьетнамских писателей?

 

- Май Ван Фан: Уважаемый Александр Николаевич, мне известно, что вы являетесь министром, литературным критиком, журналистом, историком. В прошлом вы - главный редактор, владелец издательства... Но в этом литературном разговоре я хотел бы назвать ваше имя в качестве Писателя. Итак, я благодарю Писателя Алеся Карлюкевича за открытие темы вопросом очень широкого диапазона. Сейчас наша страна стремится идти в ногу странами в сторону мировой интеграции. В настоящее время мы все еще страдаем от последствий непрекращающихся жестоких войн в прошлом, и, как другие страны с маленькой площадью, Вьетнам находится под сильным влиянием многополярного мира, глобализации - как позитивным, так и негативным. В данный момент в Восточном (Южно-китайском) море появляется много китайских военных кораблей, зондов и буровых установок. Они вторгаются в территориальные воды и исключительные экономические зоны Вьетнама. История показывает, что общенародная судьба напрямую влияет на судьбу каждого гражданина Вьетнама. Точно так же, как внутренний мир каждого человека является основной единицей, кристаллизующей ценность и духовную силу нашего народа. Современные вьетнамские писатели изображали и изображают все аспекты жизни, от поверхности до глубины этого бурного потока.

 

- Алесь Карлюкевіч: Вьетнамская литература сегодня -- что составляет ее основу: проза, поэзия или документальная литература?

 

- Май Ван Фан: Все три литературные формы, которые вы только что упомянули, процветают во Вьетнаме. Но проза всегда была остновной деталью в огромной литературной машине. Благодаря особенностям жанра, как вы знаете, проза позволяет писателю полностью расширить амплитуду пространства и времени, наиболее ярко осветить историю и современность, а также предсказать, что будет в дальнейшем.


- Алесь Карлюкевіч: Тиражи во вьетнамском книгоиздании. Какие они у книг прозы? А у книг поэзии? Насколько разнятся с тиражами книг, которые издавались в конце 
XX века?

 

- Май Ван Фан: Я не могу точно сказать, сколько книг прозы или поэзии издаётся каждый год. Согласно статистике Издательского управления Вьетнама, опубликованной в прессе, в 2018 году было опубликовано около 32 000 книг с тиражом более 390 миллионов экземпляров. Это на 20,6% больше по количеству книг, и на 24,7%, по размеру тиражей в сравнении с данными 2017 года. Таким образом, каждый год количество книг увеличивается по сравнению с предыдущим , и, конечно, значительно превышает  тиражи изданий , опубликованных в конце 20-го века. Теперь в таких больших городах, как Ханой и Хошимин, образовались целые «книжные кварталы» и «книжные улицы». С 2014 года премьер-министр Вьетнама провозгласил 21 апреля каждого года «Днем книги во Вьетнаме».


- Алесь Карлюкевіч: Существует ли проблема детского чтения? Не ушли ли дети в Интернет-чтение?

 

- Май Ван Фан: У нас, вьетнамцев, есть традиция любить книги. С древних времен по случаю новогодних праздников, дней рождения или начала нового учебного года взрослые часто дарят книги и ручки маленьким детям с пожеланиями быть послушными, усердно учиться и получить много знаний. Наши дети тоже часто читают книги в Интернете. Но я очень переживаю, что их частенько затягивают комиксы с минимальным количеством текста, особенно японские. Кроме того, меня тревожит, что вследствие комьютеризации наши потомки страдают ранней близорукостью.

 

- Алесь Карлюкевіч: Насколько активно развивается детская литература?

 

- Май Ван Фан: Наши писатели, наверное, пишут медленнее, чем того требуют ожидания и потребности детей. В частности, писатель Нгуен Нхат Ань написал более 50 книг для юных читателей. Его книги переведены на несколько азиатских языков, таких как японский, китайский, корейский, тайский и т.д. Наши издатели стараются активно переводить детскую литературу всех континентов. Тем не менее, каждая семья сознает необходимость создания особой, чисто вьетнамской ниши - с историческими рассказами, сказками, легендами, народными песнями, пословицами и т.д. Это необходимо для воспитания подрастающего поколения в уважении к нации, любви к родине и стране…

 

- Алесь Карлюкевіч: Пользуются ли популярностью у читателей переводные книги? 

 

- Май Ван Фан: Переводная литература пользуется у читателей большим спросом. Возможно, в мире нет ни одного значимого произведения, которое не было бы переведено на вьетнамский язык. Помимо государственных издательств существуют и частные книжные предприятия. Они считаются динамичными и чувствительны ми к рыночному спросу. Кроме того, во Вьетнаме есть немало интеллектуалов, которые читают оригинальные тексты непосредственно на английском, русском и французском языках.

 

- Алесь Карлюкевіч: Насколько прочными являются связи вьетнамской литературы с литературой Китая, Японии, Индии? 

 

- Май Ван Фан: Связь между вьетнамской литературой и литературой стран, упомянутых вами, аналогична связи  русской литературы с белорусской или европейской - с американской. Наши издатели, книготорговцы и переводчики всегда были активными и профессиональными. Возможно, они «покрыли» весь мир в области отбора книг для вьетнамских читателей.

 

- Алесь Карлюкевіч: Переводится ли и издается современная русская литература? 

 

- Май Ван Фан: В годы войны литература СССР (бывшего Советского Союза), включая русскую классику, занимала важное место в литературной жизни Вьетнама. Для юных читателей такие книги, как «Приключения Незнайки и его друзей» Николая Носова с иллюстрациями художника Алексея Лаптева «Доктор Айболит» Корнея Чуковского, «Золотой ключик» Алексея Толстого, «Стари́к Хотта́быч» Лазаря Лагина, «Тимур и его команда» Аркадия Гайдара, «Витя Малеев в школе и дома» Николая Носова - способствовали воспитанию душ вьетнамских детей на протяжении 1970-1980 годов и продолжают это делать до сих пор. После распада Советского Союза, связь между вьетнамской и русской литературой на какое-то время была прервана, но за последние 10 лет русская литература вернулась к нам. Например, в 2016, 2017 и 2018 годах произведения русских писателей были тепло встречены вьетнамскими читателями. Это такие книги как «Дневник свекрови» и «Верный муж» Марии Метлицкой, «Рождение» Алексея Варламова. Российское правительство спонсировало перевод и издание книг во Вьетнаме - таких как сборник «Опыт любви», который включает в себя 6 произведений, удостоенных Госпремии Российской Федерации в области литературы и искусства за последние 10 лет, сборник рассказов «Крылья», опубликованный в 2017 году, роман «Хуррамабад» Андрея Волоса, получивший Государственную премию Российской Федерации, повесть «Дочь Ивана, мать Ивана» Валентина Распутина - одного из великих писателей современной русской литературы, и так далее.

 

- Алесь Карлюкевіч: Знают ли во Вьетнаме Василя Быкова, Светлану Алексиевич, других белорусских писателей?

 

- Май Ван Фан: Ещё в восьмидесятые годы прошлого века во Вьетнаме были переведены и опубликованы две книги писателя Владимира Короткевича «Чозения» и «Дикая охота короля Стаха». Произведения писателя Василя Быкова тоже были переведены и опубликованы во Вьетнаме. В последние годы во Вьетнаме было издано много книг Нобелевского лауреата 2015 года Светланы Алексиевич. Все они были тепло приняты читателями. Это такие книги как такими как «Чернобыльская молитва. Хроника будущего», «Последние свидетели». Её книга «У войны не женское лицо» была переведена во второй раз с оригинала без искажений и много раз переиздавалась.

 

- Алесь Карлюкевіч: Сохранилась ли во Вьетнаме система государственной поддержки книгоиздания?

 

- Май Ван Фан: Государственная система поддержки книгоиздания функционирует хорошо. Издатели и книготорговцы часто спонсируют публикацию книг. Союз писателей Вьетнама и региональные ассоциации писателей часто оказывают поддержку авторам - например, оплачивают писателям дорогу и размещение в различных творческих командировках.

 

- Алесь Карлюкевіч: Существует ли система литературных премий?

 

- Май Ван Фан: Есть много литературных премий на разных уровнях. Существует Государственная премия имени Президента Хо Ши Мина. Союз писателей Вьетнама и региональные ассоциации писателей тоже проводят ежегодные награждения. Есть стипендии Министерства и ведомства провинций и городов, которые выдаются в течение года или 3 - 5 лет. Кроме этого, в газетах и литературных журналах часто проходят различные литературные конкурсы.

 

- Алесь Карлюкевіч: Какое произведение в современной вьетнамской литературе пользуется сейчас наибольшей популярностью?

 

- Май Ван Фан: Предпочтение в отношении литературных произведений во многом зависит от жанра, и каждое поколение читателей имеет собственные предпочтения и выбирает для себя свои любимые произведения. Молодые люди часто читают совсем иные книги, нежели те, которые читал предыдущее поколение. Если вы проведете социологический опрос, трудно будет найти современного писателя, которого любят все. Я считаю это хорошим признаком демократической и либеральной литературной жизни. Кстати, я бы хотел дать ответ на ваш вопрос. На мой взгляд, произведения писателей, которые имеют новаторскую тенденцию, впитывают квинтэссенцию поэзии в мире, попутно искусно объединяют их и вьетнамскую национальную идентичность, будут с энтузиазмом восприняты молодыми людьми. Молодое поколение писателей будет хорошо принято молодёжью. Ведь именно молодёжи, безусловно, будет принадлежать эта страна. 

 

- Алесь Карлюкевіч: Большое вам спасибо!

 

(Nguồn: Созвучие)














 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị