Ghi chú thêm về Hồ Xuân Hương (thay lời kết) - Mai Ngọc Phát

Ghi chú thêm về Hồ Xuân Hương

(thay lời kết)

 

 

 

 

 

 


Mai Ngọc Phát

 

 

Nhà thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam. Cuộc đời sự nghiệp của luôn một hấp lực quyến đối với bạn đọc, cùng hàng loạt những câu hỏi khó lý giải bất kỳ thời đại nào. Những ẩn cần giải này càng khơi gợi nhiệt huyết những người yêu mến tác phẩm của bà tiếp tục sưu tầm, tiếp tục nghiên cứu, phân định một số bài thơ truyền tụng trong dân gian mang tên bà. Có lẽ sau đại thi hào Nguyễn Du, hiếm có tác phẩm văn học nào có sức sống mãnh liệt, lâu bền như thơ Hồ Xuân Hương nước ta.

 

Sức quyến rũ của thơ Hồ Xuân Hương được bắt nguồn từ một tài năng xuất chúng và độc đáo. Tư tưởng và thi pháp thơ ấy đã tạo ra một hệ hình thẩm khác biệt trong thời đại của bà và cả sau này. Hệ hình thẩm trong thơ Hồ Xuân Hương đã tác động trực tiếp vào dòng chảy thơ Việt giai đoạn trung - cận đại hiện đại, hối thúc nảy sinh những thi pháp mới, khuynh hướng mới. Trong ý nghĩa hội, thơ chữ Nôm của Hồ Xuân Hương luôn thách thức cái nhìn đạo đức truyền thống. Bà đã góp phần làm thay đổi tâm lý, tính cách của người Việt xưa và nay, thôi thúc họ dám đấu tranh, biết sống tự do hơn, bình đẳng, hạnh phúc hơn.

 

Về tài năng của nữ sĩ, trước hết cần khẳng định Hồ Xuân Hương đã tác tạo một giá trị thẩm độc đáo một không hai trong lịch sử văn học nước nhà, kể cả văn học thế giới. Thơ tiếng nói khảng khái, đấu tranh trực diện quyết liệt chống lại bất công đối với phụ nữ, lên án những hủ tục hà khắc, bất bình đẳng, “trọng nam khinh nữ” trong hội. Tác phẩm của bà thường xoáy sâu vào ngóc ngách những éo le của thân phận người đàn bà, hướng đến nỗi bi ai sầu khổ mang đậm tính nữ. Nhà thơ cũng người đưa nghệ thuật trào phúng thơ Nôm lên đỉnh cao bằng ngôn ngữ tinh xảo, phúng dụ, trào tiếu… Hồ Xuân Hương là tác giả tiên phong canh tân thơ chữ Nôm nhằm xóa đi dấu vết Đường Thi, Tống Thi trong thơ Việt Nam trung đại. Đồng thời, bà đã đưa thơ Nôm gần gũi với ngôn ngữ ca dao dân ca, tục ngữ, phương ngữ, cũng như cách nói thông tục thường ngày của người Việt.

 

Thơ Hồ Xuân Hương được tác thành từ những mẫu gốc, hay còn gọi cổ mẫu (archétypes). Những mẫu gốc trong thơ bà bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ, một tín ngưỡng tôn thờ sự sinh sôi nảy nở của thiên nhiên, con người cùng vạn vật trong trụ. Đáng chú ý hơn, những mẫu gốc này còn phát xuất từ văn hóa Nường, biểu tượng sinh thực khí nam nữ ảnh hưởng sâu đậm trong những bài thơ chữ Nôm của bà. Hồ Xuân Hương đã vận dụng thành công những biểu tượng phồn thực trong nghệ thuật phúng dụ, để lại những bài thơ đầy thách thức khêu gợi.

 

Thơ cuộc đời Hồ Xuân Hương luôn hàm chứa những ẩn cần được giải mã. Cuộc đời truân chuyên, nhiều éo le đã thử thách bà, nhưng cũng cho bà trải nghiệm quý giá để viết những tác phẩm thực sự giá trị, độc đáo nhất mảng thơ chữ Nôm. Mảng thơ này sức sống bất diệt, được lan truyền rộng khắp trong nhân gian. Một số câu thơ chữ Nôm của bà đã trở thành khẩu ngữ, phương ngữ trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày.

Trong hình mẫu thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, ta thấy còn tồn tại nhiều dị bản. Mỗi dị bản lại gắn với những giai thoại về cuộc đời, về những mối tình éo le đầy trắc trở của bà. Một số bài thơ đậm chất phong tình, quá táo bạo, thậm chí bị cho “dâm tục” được người đời gắn cho tên tuổi của bà. Để xác định những văn bản thơ ấy đích thực của Hồ Xuân Hương hay không, tôi thiết nghĩ các cơ quan nghiên cứu văn hóa, văn học cần những dự án cấp quốc gia, tổ chức các hội thảo, khảo cứu để sớm có một chỉnh thể văn bản thơ chính thức mang tên bà.

Thơ Hồ Xuân Hương đã được dịch sang các ngôn ngữ quốc tế, như tiếng Anh, Ba Lan, Trung Quốc, Bulgaria, Nga, Pháp, Phần Lan, Rumani, Séc, Slovakia, Tây Ban Nha… Các dịch giả trong ngoài nước đã vượt qua rào cản văn hóa bản địa, thông thạo ngôn ngữ thơ ca trung đại Việt Nam để chuyển dịch đầy đủ nội dung văn bản gốc tiếng Việt. Điều ấn tượng với tôi hơn cả, là các dịch giả đã truyền tải được tinh thần, hồn cốt thơ Hồ Xuân Hương sang ngôn ngữ mới. Dĩ nhiên, đó là một thách thức không nhỏ cho bất cứ ai đã hoặc muốn cống hiến tâm sức của mình cho những bài thơ phồn tạp, đậm dấu ấn nhân ẩn của Hồ Xuân Hương.

 

Nhà thơ, dịch giả Hoa Kỳ John Balaban, người từng dịch thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Anh, đã xuất bản tập thơ “Spring Essence: The Poetry of Hồ Xuân Hương” (Cuốn sách này tôi đã nói phần trước[1]). John Balaban đã hóm hỉnh dẫn câu thơ tinh nghịch, đáo để của Hồ Xuân Hương khi có người gọi đùa ông là kẻ “dám xông vào hang để bắt hùm!”:

 

“Này này chị bảo cho mà biết

Chốn ấy hang hùm chớ tay.”

(Trách Chiêu Hổ)

 

Dịch giả dũng cảm dám xông vào hang “bắt hùm” ấy đã nêu nhận xét thú vị sâu sắc khi bản dịch thơ

Hồ Xuân Hương của ông được ấn hành tại Hoa Kỳ: “… độc giả tiếng Anh lại chưa bao giờ gặp điều gì giống như hương vị của bà cả. Thêm vào đó, truyền thuyết về cuộc đời long đong của bà như một người vợ lẽ, những quan niệm văn hóa về duyên và nợ ba sinh, những ngụ ý tục tĩu trong việc dùng cả cách nói lái và từ nghĩa kép tưởng tượng, cũng như cấu trúc phức tạp của thể thơ Đường luật đã làm say mê độc giả Hoa Kỳ”[2].

 

Thơ Hồ Xuân Hương là một “kết cấu vẫy gọi”[3] (dùng thuật ngữ của Wolfgang Iser). Tôi mượn tinh thần thông diễn học của Wolfgang Iser để nêu nhận xét tổng quan về thơ Hồ Xuân Hương. Đối chiếu lý thuyết vừa nêu với những bài thơ của Hồ Xuân Hương cho thấy, văn bản thơ của bà vừa đáp ứng được thói quen thẩm mĩ của người đọc, vừa như chống lại để kích thích họ tìm hiểu tiếp tục khám phá. Xin dẫn hai câu thơ trong bài “Chùa Hương Tích” của Hồ Xuân Hương để thấy sức lôi cuốn hấp dẫn của thơ bà. Nó khêu gợi bạn đọc cùng sáng tạo, cùng ngập chìm trong cái dở dang, trớ trêu của hoàn cảnh bài thơ này:

 

“Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại

khéo trời già đến dở dom.”

 

Những định đề trong “kết cấu vẫy gọi” cho thấy tính phúng dụ và phương pháp tạo nghĩa trong thơ Hồ Xuân Hương đã giúp bạn đọc mở rộng biên độ tưởng tượng cũng như gia tăng chiều kích của hiện thực. Bạn đọc được tự do sáng tạo nên chính mình trong những bài thơ của bà, thoát khỏi những trói buộc của ngôn ngữ, tâm lý, tập quán bản địa mang tính lịch sử.

 

Thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương cho chúng ta hình dung đầy đủ diện mạo, vóc dáng thi sĩ của bà. Những bài thơ chữ Hán của bà thể hiện sự uyên bác, tinh tế, đôi lúc đượm buồn, đặt cạnh những bài thơ chữ Nôm phóng khoáng, tinh nghịch, trào tiếu… Điều ấy làm tôi liên tưởng tới cặp phạm trù âm-dương, cặp phạm trù chính yếu của triết học cổ đại. đây, âm dương được nhìn nhận như một thể thống nhất, đối lập và liên hệ với nhau. Xin viện dẫn đại cương, trời trên dương, đất ở dưới âm. Những thuộc tính của dương gồm màu sáng, bên ngoài, mùa xuân, mùa hạ, ôn nhiệt, động, hưng phấn… Còn thuộc tính của âm gồm màu tối, phía trong, mùa thu đông, tĩnh, ức chế…

 

Từ góc độ tiếp nhận văn bản văn học, thơ Hồ Xuân Hương còn gợi cho tôi nhớ tới bức tượng vị thần sáng tạo Brahma[4] trong Ấn Độ giáo. Tượng thần Brahma có bốn mặt; Indonesia, tượng có tám mặt. Như vậy, mỗi nhà nghiên cứu, phê bình văn học thể tiếp cận tác phẩm Hồ Xuân Hương từ một hoặc hai “diện tướng” của bà. Họ có thể tiếp cận thơ bà từ góc nhìn văn hóa dân gian, từ phân tâm học, hiện sinh, hậu hiện đại, thi pháp học, phong cách học, diễn ngôn học, tu từ học, hoặc từ phê bình tiểu sử, nữ quyền luận...

 

Nhìn chung, thơ Hồ Xuân Hương luôn nằm ở hướng mở cho các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, cũng như những người yêu thích tác phẩm của bà. Do sức sống mãnh liệt ẩn của tác phẩm nên mỗi đối tượng tiếp cận đều tìm được chân dung Hồ Xuân Hương cho riêng mình, song hành cùng thời đại mình. Hồ Xuân Hương, thi tài năng, bản lĩnh ẩn mãi niềm tự hào của dân tộc chúng ta.

 

Ninh Bình, 10/2010 - Nội, 4/2020

M.N.P

 



___________
[1]. Xem bài “Hình tượng ‘cỏ’ trong thơ Hồ Xuân Hương”.
[2].  Trích từ bài viết “Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm” của John Balaban.
[3]. “Kết cấu vẫy gọi” là tên một cuốn sách của học giả người Đức Wolfgang Iser (1926 - 2007).
[4]. Theo Ấn Độ giáo, thần Brahma là đấng sáng tạo, Vishnu là đấng bảo hộ, Shivađấnghủydiệt.CảbatạothànhbộtamthầnTrimurti.





TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

I. Tài liệu văn bản:

1. Anthony Stevens. Living Archetypes. Nxb Routlege, New York, 2016.

2. Lại Nguyên Ân (bút danh khác: Tam Vị). Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương. Tạp chí Văn học số 3, 1991.

3. Hoa Bằng. Hồ Xuân Hương nhà thơ cách mạngNxb  Bốn Phương, 1950.

4. Nhan Bảo. Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương. Nxb Khoa học hội, 2000.

5. Bình. Thơ Hồ Xuân Hương. Nxb Sống Mới, Sài Gòn, 1958.

6. Nguyễn Ngọc Bích. Hồ Xuân Hương tác phẩmNxb Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2000.

7. Nguyễn Ngọc Bích. Hồ Xuân Hương - Lưu hương . Nxb Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2011.

8. Bùi Hạnh Cẩn. Hồ Xuân Hương - Thơ chữ Hán - Nôm & Giai thoại. Nxb Văn hóa Thông tin, 1999.

9. Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh. Mối tình Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương. Tạp chí Văn học Nghệ thuật số 1, 9/1998.

10.   Đạt. Bóng chữ. Nxb Hội Nhà văn, 1994.

11. Nguyễn Duy Diễn. Luận đề về Hồ Xuân HươngNxb Thăng Long, Sài Gòn, 1953, 1956.

12. Xuân Diệu. Hồ Xuân Hương chúa thơ NômNxb Văn hóa, 1965.

13. Gillian Brown, Trần Thuần dịch. Phân tích diễn ngôn. Nxb Đại Học Quốc Gia; 2002.

14. Nguyễn Văn Hanh. Hồ Xuân Hương tác phẩm, thân thế và tài văn. Nxb Aspar Saigon, 1936; Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1970.

15. Hoàng Xuân Hãn. Hồ Xuân Hương thiên tình sử. Nxb Văn học, 1995, 1999.

16. Phạm Thị Hoài. Phỏng vấn Hồ Xuân HươngBáo Lao động Chủ nhật, số 24/1993.

17. Kiều Thu Hoạch. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương - Từ góc nhìn văn bản học. Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 9, 2007.

18. Kiều Thu Hoạch. Văn hóa dân gian người Việt - Góc nhìn so sánh, Nxb Khoa học hội, 2015.

19. Kiều Thu Hoạch. Thơ Nôm Hồ Xuân HươngNxb Văn học, 2008.

20. Hoàng Khôi. Ẩn ức Hồ Xuân Hương. Nxb Văn hoá Dân tộc, 2018.

21. Thụy Khuê. Phê bình văn học thế kỷ XX. Nxb Hội Nhà văn, 2018.

22. Jean-Paul Sartre. Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản. Nxb Tri thức, 2015.

23. Jean Franςois Lyotard, Dịch giả: Ngân Xuyên, Hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn. Hoàn cảnh hậu hiện đại. Nxb Tri thức, 2019.

24. John Balaban - Biên dịch. Spring essence, The poetry Hồ Xuân Hương. Nxb Copper canyon Press

- USA, 2000.

25. Nguyễn Lang. Việt Nam Phật giáo sử luận (toàn tập). Nxb Văn học, 2014.

26. Phương Lựu tuyển tập, Tập 1. Nxb Giáo dục, 2005.

26. Trần Thanh Mại. Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương. Tạp chí Văn học số 10, 1964.

27. Trần Thanh Mại. Bản Lưu hương ký và lai lịch phát hiện ra nó. Tạp chí Văn học số 11, 1964.

28. Trần Nhuận Minh. Ông Phủ Vĩnh Tường rất nổi tiếng trong thơ Hồ Xuân Hương truyền tụng ai?. Đi tìm sự thật. Nxb Hội Nhà văn, 2017.

29. Hoàng Bích Ngọc. Hồ Xuân Hương - Con người, tưởng, tác phẩm. Nxb Văn hóa Thông tin, 2003.


 30. Nhiều tác giả. Giáo trình văn học trung đại Việt Nam. tập 1, 2. Nxb Giáo dục, 2019.

31. Nhiều tác giả: Nữ quyền - những vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb Đại học phạm Nội, 2015.

32. Thuần Phong. Hồ Xuân Hương thi tập. Nxb Đoàn Văn, Sài Gòn, 1958.

33. Peter Barry, Cao Hạnh Thủy dịch. Phê bình nữ quyền. Chương VI - Feminist criticism”, Beginning Theory - An introduction to literary and cultural theory, Tạp chí Đại học Sài Gòn, Niên san 2013.

34. Sigmund Freud. Phân tâm học nhập môn, Nxb Văn học, 2019.

35. Sigmund Freud. Phân tâm học tính dục, Nxb Nhị Nùng, 1970.

36. Sigmund Freud. Phân tâm học, Nxb An Tiêm, 1969. Dương Đình Minh Sơn. Giải biểu tượng văn hóa Nường. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2017.

37. Trần Đình Sử. Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, 1989.

38. Trần Đình Sử. Dẫn luận thi pháp học, Nxb Đại học Sư phạm, 1998, 2004.

39. Ngô Đức Thịnh. Đạo mẫu Việt Nam, tập 1, 2. Nxb Tôn Giáo, 2009.

40. Đỗ Lai Thúy. Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực. Nxb Văn hóa Thông tin, 1999; Nxb Văn học, 2010.

 

41. Đỗ Lai Thúy. giải cái dâm, cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương từ góc độ tín ngưỡng phồn thực. Luận án Tiến Khoa học Lịch sử, 1994.

42. Đỗ Lai Thúy. Xuân Hương khúc khích. gương cho người đọc. Nxb Phụ Nữ, 2015.

43. Thơ Hồ Xuân Hương. Nhà in Phúc Chi, Nội;

44. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến. Giai nhân di mặc - Sự tích và thơ từ Xuân Hương. Imprimerie Tonkinoise, 1916 (Quyển nhất & quyển thứ nhì).

45. Đào Thái Tôn. Thơ Hồ Xuân Hương (tuyển thơ). Nxb Giáo dục, 1993, 1994, 1995, 1997; Nxb Nội, 1998.

46. Đào Thái Tôn. Thơ Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào cõi tục. Nxb Giáo dục, 1993, 1995, 1996.

47. Đào Thái Tôn. Hồ Xuân Hương - Tiểu sử văn bản, tiến trình huyền thoại dân gian hóa. Nxb Hội Nhà văn, 1999.

48. Đào Thái Tôn. Về thơ chữ Nôm của Hồ Xuân Hương. Nxb Phụ nữ, 2013.

49. Vũ Anh Tú. Tín ngưỡng phồn thực trong lễ hội dân gian người Việt châu thổ Bắc Bộ. Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2010.

50. Đỗ Long Vân. Nguồn nước ẩn của Hồ Xuân Hương. Nxb Đà Nẵng, 2018.

51. Ngô Lăng Vân. Hồ Xuân Hương toàn tập. Nxb Sống Mới, Sài Gòn, 1972.


 

II. Tài liệu mạng internet:

 

1. Phạm Trọng Chánh. Đi tìm Cổ Nguyệt Đường mối tình Hồ Xuân Hương Nguyễn Du. https:// nghiencuulichsu.com/, 2019.

2. Phạm Châu. Đọc hai bài viết của học giả Trung Quốc về thơ Hồ Xuân Hương. vanhoanghean.com.vn/, 2011.

3. Jungian archetypesht tps://en.w ik ipedia. org / w ik i / Jung ian_ archetypes

4. Key Theories of Wolfgang Iser.

https://literariness.org/2018/02/12/key-theories-of- wolfgang-iser/

5. Bùi Ngọc Minh. Vấn đề “Dâm tục” trong thơ nôm truyền tụng thuộc hiện tượng Hồ Xuân Hương. http://vandanviet.blogspot.com/, 2015.

6. Trần Nhuận Minh. Từ bài thơ “Khóc ông phủ Vĩnh Tường” được cho là của Hồ Xuân Hương. www.tacphammoi.net/, 2018.

7. Nguyễn Thị Nga. Tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa tộc người Chăm.

http://ukh.edu.vn/vi-vn/chi-tiet-tin/id/1445/Tin- nguong-phon-thuc-trong-van-hoa-toc-nguoi-Cham.

8. Thạch Quỳ. Vấn đề Hồ Xuân Hương - Thử tiếp cận những bài thơ có gốc nguồn văn bản. http://www.khxhnvnghean.gov.vn/, 2018.

 

9. Đỗ Lai Thúy. Vấn đề dâm tục trong thơ Hồ Xuân Hương. https://www.qdnd.vn/, 2013.

10. Đỗ Lai Thúy. Trần Thanh Mại phê bình tiểu sử. http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c163/ n2586/Tran-Thanh-Mai-va-phe-binh-tieu-su. html.









Tranh của HS Nguyễn Tuấn Sơn













 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị