Silence (1) - Tĩnh lặng (1). Mai Văn Phấn. Explicated by Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya - chú giải. Phạm Minh Đăng dịch sang tiếng Việt

SILENCE

 

Poems by MAI VĂN PHẤN

Translated into English by NHAT-LANG LE

English Translator-Poet SUSAN BLANSHARD

Translated into French by DOMINIQUE DE MISCAULT

 

Explications by RAMESH CHANDRA MUKHOPADHYAYA

(based on English translation of the poems)

Edited by SUSAN BLANSHARD

Translated into French and Illustrated by DOMINIQUE DE MISCAULT

Translated into Vietnamese by
PHẠM MINH ĐĂNG (1 ~ 19) & TAKYA ĐỖ (20 ~ 45 and Preface)

 

 

 

Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya


 

 

 

maivanphan.com: Tháng 11 năm 2015, Nhà xuất bản Hội Nhà văn VN đã phát hành cuốn sách “Giải mã hoa giấu mặt” của Nhà thơ-Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya (từ Calcutta, Ấn Độ), do dịch giả Phạm Văn Bình dịch sang Việt ngữ. Cuốn sách gồm bốn mươi bài luận bình về tập thơ 3 câu “hoa giấu mặt” của tôi qua bản tiếng Anh của Nhà thơ-Giáo sư Pornpen Hantrakool (Thái Lan). Từ hôm nay, ngày 9 tháng 10 năm 2016, Nhà thơ-Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya khởi thảo cuốn sách thứ 2 (chưa đặt tên) với chú giải đoạn 1 bài thơ liên khúc “Tĩnh lặng”, rút từ tập thơ “The Selected Poems of Mai Văn Phấn” (Nxb. Hội Nhà văn, 2015) của tôi qua bản tiếng Anh của Nhà thơ Lê Đình Nhất-Lang và Nhà thơ Susan Blanshard. Xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi tới Nhà thơ-Tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya! Trân trọng giới thiệu với bạn yêu thơ bài chú giải qua bản dịch của Dịch giả Phạm Minh Đăng.


maivanphan.com: In November 2015, The Publishing House of The Vietnam Writers' Association released the book “Decoding the Hidden Face Flower” written by Poet-Doctor Ramesh Chandra Mukhopadhyaya (from Calcutta, India) and translated into Vietnamese by translator Phạm Văn Bình. The book included fourty explications for my three-verse poem collection “Hidden Face Flower”, of which the English version was translated by Poet-Professor Pornpen Hantrakool (Thai). From today, 9 October 2016, Poet-Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya drafts the 2nd book (unnamed) with an explication on the first paragraph of the long poem "Silence" selected from my poetry book “The Selected Poems of Mai Văn Phấn” (Publishing House of The Vietnam Writer’s Association, 2015) through the English version by Poet Nhat-Lang Le & Poet Susan Blanshard. I would like to express my deepest gratefulness for Poet-Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya! I would like to respectfully introduce to poetry lovers the explication through the translated version by Translator Phạm Minh Đăng.


 

 

 

Silence

 

A thousand dharmas come back to one, where does one go?

A ZEN KOAN

 

 

 

1.


A page

Opens territories of letters

Forests and mountains

Rivers and lakes

Roads of letters

Holding the book

I

I am a letter

 

The letter strokes are my rhythmic breath

My upturning palms

My slash of black hair

My yellow skin

The light on the page

Reduces the world

And me

Into one.

(Translated from Vietnamese by Nhat-Lang Le Susan Blanshard)

 

Explication:

What is a page of a book? A territory of letters. But is not the endless multiverse, a voluminous book where the world of eye and ears that we half perceive and half create is merely a page. There are mystics who intuit that the world was created by primordial sound. But Derrida has put writing above speech. And no doubt that the world we perceive with its difference and deference is a vast arche writing. When Shakespeare read books in running brooks, he looked upon the existence as writing.

 

And what does the poet find in the page that he opens at random of the existence? Forests and mountains, rivers and lakes. What are rivers and lakes etc.? They are but roads of letters. They are ways leading from one place to another.

 

When the poet opens a page in the vast book of the contingent existence, he is undoubtedly an entity who does not belong to the contingent existence or Rupaloka viz the world of forms. But lo! When the poet holds the book, he becomes a letter within the book. The observer becomes a part of the thing observed. The reader becomes the part of the book that he reads. This act is a reader’s aesthetics. The poet is born into the world which is a page in a book. The poet exclaims:

 

The letter strokes are my rhythmic breath

My upturning palms

My slash of black hair

My yellow skin

 

The intangible breath has been transformed into visual imagery. Here is a myth dwelling on how the mind bodies forth. Or in other words, it describes how the body is born of mind in contact with the page embodying creation which is a part of a vast book.

 

What could achieve the miracle? The light on the page reduced the poet and the world into one.

 

Here is a myth that adds flesh to the theory of Dependent Origination. No one cause can be responsible for any event whatever. There must be causes and conditions responsible for any event to take place. Here, the birth of the poet in the contingent world of ours. The reading mind of the poet the book of the contingent existence and the light for reading the book are the conditions which together have brought forth the birth of the poet.

 

Hurrah! Let us welcome him.

 

 

 

 


"Tĩnh lặng -1" từ góc nhìn của Họa sỹ Phạm Long Quận

 

 


Poèmes de MAI VĂN PHẤN

Traduits en Anglais par NHAT-LANG LE

Edités par SUSAN BLANSHARD

Traduits en Français par DOMINIQUE DE MISCAULT

 

Interprétés en Anglais par

RAMESH CHANDRA MUKHOPADHYAYA

(interprétation basée sur la traduction en anglais des poèmes)

Edités par SUSAN BLANSHARD

Traduite en français et illustrée par DOMINIQUE DE MISCAULT

Traduite en Vietnamien par

PHẠM MINH ĐĂNG (1 ~ 19) TAKYA ĐỖ (20 ~ 45 et Préface)





SILENCE

 

 

 

 

Un millier de dharmas sont un, où allons-nous ?

À ZEN KOAN





1. 


Une page blanche

ouverte sur des champs de lettres

forêts et montagnes

rivières, lacs

routes de lettres

 

Tenir le livre

JE

je suis une lettre

 

En cadence,

les lettres rythment mon souffle

mains ouvertes

je coupe mes cheveux noirs

ma peau est jaune

 

Lumière sur la page

monde en réduction

moi je suis un.


 

Explication

 

Qu'est-ce qu'une page de livre ? Un simple paysage de lettres. Tel un livre volumineux où les mondes perçus par l'œil et les oreilles ne le sont qu’à moitié et la création du monde, une simple page. Certains mystiques pensent qu’à l’Origine il y a un son. Derrida place l’écrit au-delà du discours. Sans aucun doute, ce monde que nous percevons avec sa différence est un vaste arc de lettres. Lorsque Shakespeare lit des livres comme un ruisseau limpide, il considère l'existence telle une écriture.

 

Que trouve le poète dans la page qu'il ouvre au hasard de son existence ? Forêts et montagnes, rivières et lacs. Mais de quelles rivières et de quels lacs ... s’agit-il ? Ce ne sont que des routes de lettres, des tracés qui mènent d'un point à un autre.

 

Lorsque le poète ouvre une page du vaste livre de l'existence. Il n’est sûrement qu’une entité appartenant à l'existence contingente ou à Rupaloka, à savoir le monde des formes. Mais voilà ! Dans ce livre, le poète n’est qu’une lettre, observateur d’une seule partie de la chose observée, lecteur d’une très petite partie du livre : esthétique du lecteur ! Le poète est né dans un monde qui n’est qu’une page du Livre. Et le poète de s'écrier :

 

En cadence, les lettres rythment mon souffle
mains ouvertes
je coupe mes cheveux noirs
ma peau est jaune

 

Le souffle est image, Mythe du surgissement des corps et de l'esprit. Ou encore, il décrit comment le corps est né d'un esprit en contact avec une page incarnant la création d’un vaste livre.

 

Qu'est-ce qui peut réaliser le miracle ? La lumière sur la page, rappelle le poète au monde.


Voici un mythe qui ajoute de la chair à l'Origine. Personne ne peut être responsable de tout. Il doit y avoir des causes et des conditions responsables de tout événement qui se déroulent. Ici,
l'important est la naissance du poète. Comment Mai Văn Phấn lira le livre de l'existence et la lumière ? Hourra ! Accueillons-le.





TĨNH LẶNG

 

MAI VĂN PHẤN

Bản dịch thơ tiếng Anh: LÊ ĐÌNH NHẤT-LANG

Biên tập bản dịch thơ tiếng Anh: SUSAN BLANSHARD

Bản dịch thơ tiếng Pháp: DOMINIQUE DE MISCAULT

 

Bình chú: RAMESH CHANDRA MUKHOPADHYAYA

(dựa trên bản dịch thơ tiếng Anh)

Biên tập bình chú tiếng Anh: SUSAN BLANSHARD

Dịch bình chú ra tiếng Pháp và minh họa: 
DOMINIQUE DE MISCAULT

Dịch bình chú ra tiếng Việt:

PHẠM MINH ĐĂNG (1 ~ 19) & TAKYA ĐỖ (20 ~ 45 & Lời tựa)

 

 

 

 

Tĩnh lặng

 

Muôn pháp về một, một đi về đâu?

CÔNG ÁN* THIỀN

 

 

1.

 

Trang sách

Mở mặt đất chữ

Rừng núi

Sông hồ

Những con đường chữ

 

Nâng cuốn sách

Tôi

Là một chữ

Nét chữ nhịp thở

Bàn tay lật lên

Nét tóc cứng

Da vàng

Ánh sáng trên trang sách

Thu thế giới

Và tôi

Thành một.

 

Chú giải:

 

Trang sách là gì? Là lãnh địa chữ. Nhưng không phải là một cuốn sách nhiều tập như vũ trụ đa hệ bất tận, nơi thế giới tai mắt ta vừa thâu nhận, vừa sáng tạo gần như chỉ là một trang sách. Có những nhà thần bí trực giác rằng thế giới được khởi tạo bởi một âm sơ khởi nào đó. Nhưng Derrida coi trọng văn viết hơn văn nói. Và hẳn nhiên, thế giới ta thâu nhận với khác biệttrì biệt[1] là một trang văn tự tiền thân[2] mênh mông. Khi Shakespeare[3] đọc sách bên những dòng suối nhỏ uốn quanh, ông nhìn tồn hiện như [một] trang viết.

 

Và nhà thơ tìm thấy gì trong trang sách của tồn hiện mà ông mở ngẫu nhiên? Những mảng rừng mở núi, những suối sông sóng sánh hồ. Chúng là gì vậy – sông kia với hồ nọ? Chẳng là gì khác ngoài những đường chữ. Là đường nối nơi này đến nơi kia. 

 

Khi nhà thơ mở một trang trong cuốn sách mênh mông những tồn hiện ngẫu nhiên, ông chắc chắn là một thực thể không thuộc về những ngẫu nhiên hay rupaluka, tức cõi sắc.

 

Nhưng kìa! Ôm sách trong tay, nhà thơ tự hóa thành một chữ cái nơi trang sách. Người xem trở thành một phần của vật được ngắm nhìn. Người đọc trở thành một phần cuốn sách mình đang đọc. Đó là mỹ học của người đọc. Nhà thơ được sinh ra trong một thế giới là một trang sách trong một cuốn sách. Nhà thơ thốt lên:

 

Nét chữ nhịp thở

Bàn tay lật lên

Nét tóc cứng

Da vàng 

 

Nhịp thở vô hình kia đã chuyển hóa thành một thi ảnh. Đó là huyền thoại cư trú mãi trong cách tâm trí tạo ra nó. Nói theo cách khác, nó mô tả cách một cơ thể sinh ra khi tâm ý va chạm với trang sách hoá thân thành sáng tạo, sáng tạo này là một phần từ cuốn sách mênh mông kia.

 

Cái gì tựu thành phép lạ? Ánh sáng trên trang sách đã hòa nhập nhà thơ và thế giới làm một. 

 

Đó là một huyền thoại đã thêm da thịt vào thuyết Duyên Khởi[4]. Không nhân nào sinh quả vu vơ. Phải có nhân cùng duyên mới lãnh nhận bí nhiệm quả sinh. Ở đây quả lành là việc sinh ra nhà thơ trong thế giới ngẫu nhiên này của ta. Tâm trí đọc của nhà thơ, cuốn sách của những tồn tại ngẫu nhiên và ánh sáng rọi vào trang sách là các duyên lành cùng khởi sinh nhà thơ.

 

Aaaaa, hãy cùng đón chào người thơ.





*
 Công án là từ Hán Việt, (hay ‘koan’ trong tiếng Nhật), ngữ nghĩa của từ này là một án lệ phán quyết phải trái được cáo bạch công khai trên bảng yết thị ở phủ quan. Trong Thiền tông từ này dùng chỉ một phương pháp tu tập thiền định đặc biệt, trong đó công án được sử dụng làm đối tượng quán tưởng trong lúc thiền. Công án nguyên là ngôn hạnh của các Sư tổ các đời được ghi chép lại để khải thị cho các môn đồ tọa thiền, dưới dạng câu đố, câu chuyện, khổ kinh, đoạn đàm thoại, vấn đáp... có tính chất bí hiểm, u mặc, nghịch lý, không thể giải đáp bằng lý luận mà phải phải vận dụng trực giác bén nhạy để ngộ. Công án xuất hiện thời Đường và thịnh hành vào thời Tống, được phổ biến trong các dòng thiền Lâm Tế tôngTào Động tông ở Trung Quốc và Nhật Bản. (Theo Wikipedia tiếng Việt mục hỏi đáp Công án là gì trên website Giác ngộ Online.) (BT)

[1]
Derrida sáng tạo ra thuật ngữ différance (là từ có nghĩa kết hợp giữa differencekhác biệtdeferraltrì hoãn), "différance" là cách nói trại cố ý của từ différence, sự khác biệt giữa hai từ này chỉ nhận thấy khi viết ra mà không nhận thấy khi đọc lên. Thuật ngữ này là khái niệm trung tâm trong Deconstruction của Derrida. (Theo Wikipedia tiếng Anh, và bài Define the term "différance'' for Derrida in simple words with examples trên website enote.com.) Thuật ngữ này đã được dịch giả Phan Biên dịch ra tiếng Việt là ‘trì biệt’ trong bài Ngôn ngữ học và Ngữ pháp học trên Blog cá nhân http://kkhss.blogspot.com/2012/02/ngu-phap-hoc-hay-khoa-hoc-viet-cua-j.html. (BT)

[2] Tạm dịch thuật ngữ “arche writing” (hay “archi writing”), là thuật ngữ mà Derrida sử dụng trong nỗ lực tái định hướng mối quan hệ giữa văn nói và văn viết. Tiền tố "archi-" có nghĩa là "nguồn gốc, nguyên tắc hoặc telos (mục đích)", trong lĩnh vực sáng tạo ra từ ngữ mới archi writing nỗ lực vượt ra khỏi sự phân định đơn giản giữa văn viết và văn nói. Archi-writing chỉ một loại văn tự đi trước [tiền thân của] cả văn nói và văn viết. Derrida cho rằng archi-writing về mặt nào đó là một ngôn ngữ, ở chỗ nó đã có trước khi chúng ta sử dụng nó, nó đã có sẵn một cấu trúc/nguồn gốc hình thành ban đầu, song dễ thay đổi, đó là một sự sắp xếp bán- lập ra trường phái Triết học Kant, 'n  of Hai Phong chỉ đơn giản là thành phố HP, ko thể là thành phố của Hải Phòng đubất-biến các từ và cú pháp khác nhau. Tính bất biến này là loại văn tự mà Derrida đề cập đến, một loại văn tự thậm chí có thể được thấy trong các nền văn hóa không sử dụng văn tự... (Theo Wikipedia tiếng Anh) (BT)

[3] Tức William Shakespeare (1564-1616), thi hào và nhà viết kịch nổi tiếng của Anh. (BT)

[4] Thuyết (hay giáo lý) Duyên khởi là căn bản của hệ thống triết học Phật giáo. Đức Thế Tôn định nghĩa Duyên khởi: "Do vô minh, có hành sinh; do hành, có thức sinh; do thức, có danh sắc sinh; do danh sắc, có lục nhập sinh; do lục nhập, có xúc sinh; do xúc, có thọ sinh; do thọ, có ái sinh; do ái, có thủ sinh; do thủ, có hữu sinh; do hữu, có sinh sinh; do sinh, có lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sinh, hay toàn bộ Khổ uẩn sinh. Đây gọi là Duyên khởi". Duyên khởi hay còn gọi là Thập nhị nhân duyên được giải thích như sau:

– Vô minh: Không hiểu rõ Tứ đế gọi là Vô minh. Có thể phát biểu cách khác rằng, không hiểu rõ Duyên khởi, Vô ngã là Vô minh.

– Hành: Gồm có thân hành, khẩu hành và ý hành.

– Thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức (còn gọi là lục thức hay lục căn).

– Danh sắc: Danh gồm xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư (có nơi trình bày Danh sắc gồm có Thọ, Tưởng, Hành và Thức uẩn). Sắc là tứ đại và các pháp do tứ đại sinh.

– Lục nhập: Gồm có 6 nội xứ (nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý căn) và 6 ngoại xứ (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp)".

– Xúc: Có 6 xúc: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.

– Thọ: Có 6 thọ: thọ do nhãn xúc sinh..., và thọ do ý xúc sinh.

– Ái: Sắc ái, thanh, hương, vị, xúc và pháp ái; hay dục ái, sắc ái, và vô sắc ái.

– Thủ: Có 4 thủ: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ.

– Hữu: Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.

– Sinh: Cái gì thuộc loài chúng sinh bị sinh, xuất sinh, giáng sinh, đản sinh, xuất hiện các uẩn, thành tựu các xứ thì gọi là sinh.

– Lão tử: Cái gì thuộc các loài chúng sinh bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuỗi thọ lớn, các căn chín muồi thì gọi là già. Cái gì thuộc các loài chúng sinh bị từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, các uẩn tàn lụn, thân thể vứt bỏ, tử vong thì gọi là chết.

(Theo bài Giáo lý Duyên khởi của Thượng tọa Thích Chơn Thiện đăng trên website Thư viện Hoa sen) (BT)



 

 


Thủ bút của Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya







Ts. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya


 


 

Dr. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Date of Birth: 11/02/1947. Education M.A [triple] M Phil Ph DSutrapitaka tirtha plus degree in homeopathy. He remains a retired teacher of B.B. College, Asansol, India. He has published books in different academic fields including religion, sociology, literature, economics, politics and so on. Most of his books have been written in vernacular i.e. Bengali. His maternal grand grand father MM Haraprasad Shastri  and his maternal grandfather Dr Benoytosh Bhattacharyya ex Director Oriental Research Institute, were great scholars in the field of Buddhism in the modern Indian context. He was awarded a gold medal by the University of Calcutta for studies in modern Bengali drama. He has a niche as a recognized critic of Indo Anglian Literature. His studies on K.V. Dominic as a poet published from the U.S.A and his study of Mai Văn Phấn’s “hidden face flower” has been appreciated by the readers of poetry in different countries of the world.





 TS. Ramesh Chandra Mukhopadhyaya

 

Ngày sinh: 11/02/1947. Ông có ba bằng thạc sĩ (ngành tiếng Anh cổ điển, tiếng Anh hiện đại và Lịch sử hiện đại), bằng thạc sĩ ngành Văn học so  sánh, bằng tiến sĩ ngành Văn học kinh điển Pali, cùng với Bằng y học về phép chữa vi lượng đồng căn. Ông còn là một giảng viên đã nghỉ hưu của Trường đại học B.B, Asansol, Ấn Độ. Ông đã có những cuốn sách được xuất bản về nhiều lĩnh vực học thuật bao gồm tôn giáo, xã hội học, văn học, kinh tế, chính trị v.v. Hầu hết sách của ông đã được viết bằng tiếng bản địa là tiếng Bengali. Cụ ngoại của ông - ngài học giả danh dự Haraprasad Shastri, và ông ngoại của ông - Tiến sỹ Benoytosh Bhattacharyya là cựu Giám đốc Học viện Nghiên cứu Phương đông, là những học giả nổi tiếng trong lĩnh vực Phật giáo ở bối cảnh Ấn Độ hiện đại. Tiến sỹ Ramesh đã được tặng thưởng huy chương vàng của Trường đại học Calcutta về các nghiên cứu nghệ thuật sân khấu Bengal hiện đại. Ông có vị thế đặc biệt của một nhà phê bình uy tín trong lĩnh vực văn học Ấn độ viết bằng tiếng Anh. Các nghiên cứu của ông về K.V. Dominic - một nhà thơ từng được xuất bản tại Hoa Kỳ, và nghiên cứu về tập thơ "hoa giấu mặt" của Mai Văn Phấn được các độc giả thơ ca tại các quốc gia khác nhau trên thế giới đánh giá cao.






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault






Poétesse Artiste Dominique de Miscault

 

Artiste Plasticienne. Actualités. De plages en pages qui se tournent. C’était hier, de 1967 à 1980, mais aussi avant hier. puis de 1981 à 1992. Et encore de 1992 à 2012 bien au delà des frontières. Aujourd’hui, la plage est blanche sous le bleu du soleil. Ecrire en images, cacher les mots porteurs de souffrance ; on ne raconte pas les pas d’une vie qui commence en 1947. C’est en 1969 que j’ai été invitée à exposer pour la première fois. Depuis j’ai eu l’occasion de « vagabonder » seule ou en groupe en France et dans le monde sûrement près de 300 fois. Les matériaux légers sont mes supports, ceux du voyage et de l’oubli.

www.dominiquedemiscault.fr
www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com






Nhà thơ - Nghệ sỹ Dominique de Miscault

 

Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác đương đại. Từ bãi biển đến trang giấy. Là ngày hôm qua, từ 1967 đến 1980, và trước đó, rồi từ 1981 đến 1992. Và nữa từ 1992 đến 2012 trên tất cả các biên giới. Ngày hôm nay là bãi biển trắng dưới bầu trời xanh. Viết bằng hình ảnh, giấu từ ngữ mang nỗi đau, người ta không kể lại những bước đi trong cuộc đời tính từ năm 1947. Vào năm 1969, lần đầu tiên tôi được mời triển lãm tác phẩm. Kể từ đó, tôi có cơ hội một mình "lang bạt" hoặc theo nhóm ở nước Pháp và khắp nơi trên thế giới, chắc chắn gần 300 lần. Những chất liệu nhẹ là nguồn hỗ trợ tôi, những chất liệu của hành trình và quên lãng.

www.dominiquedemiscault.fr

www.dominiquedemiscault.com

www.aleksander-lobanov.com







Nhà thơ – Dịch giả
 Lê Ðình Nhất-Lang

 

 

 

 

 

Poet – Translator Nhat-Lang Le

 

Nhat-Lang Le (Lê Đình Nhất-Lang) was born in 1969 in Saigon, emigrated with his family to France in 1983, and moved to the U.S. in 1985. He has a B.A. in Linguistics and Computer Science from the University of California, Los Angeles (UCLA). Nhat-Lang Le worked for more than a decade as a software programmer, before switching careers to work as a news translator and editor for a Vietnamese media organization based in the Little Saigon area of Southern California. He is a co-author of Poems of Nguyễn Thúy Hằng, Đỗ Lê Anhdao & Lê Đình Nhất-Lang (Vagabond Press, 2017). He is the translator of two of Mai Văn Phấn’s collections Seeds of Night and Day (Page Addie Press, 2013) and Grass Cutting in a Temple Garden (Page Addie Press, 2014). He is a co-translator of Poems of Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan & Nhã Thuyên (Vagabond Press, 2014) and The Selected Poems of Mai Văn Phấn (Publishing House of the Vietnam Writers’ Association, 2015). His Vietnamese poems and translations have appeared in the printedmagazines Thế Kỷ 21Văn Học and Văn, and the literary e-zines Tiền Vệ (tienve.org) and Da Màu (damau.org). He has been on Da Mau’s editorial staff since 2007.

 

 

 

 

 

Nhà thơ – Dịch giả Lê Ðình Nhất-Lang

 

Lê Ðình Nhất-Lang (Nhat-Lang Le) sinh năm 1969 tại Sài Gòn, theo gia đình sang Pháp năm 1983, sang Hoa Kỳ năm 1985. Có bằng cử nhân ngành Ngữ học và khoa học điện toán tại Ðại học California, Los Angeles (UCLA). Từng làm lập trình viên nhiều năm, trước khi chuyển sang dịch thuật và biên tập tin tức cho một cơ quan truyền thông Việt ngữ ở vùng Little Saigon, Nam California. Đồng tác giả tuyển tập Poems of Nguyễn Thúy Hằng, Đỗ Lê Anhdao & Lê Đình Nhất-Lang (Nxb. Vagabond Press, 2017). Dịch giả Anh ngữ của hai tập thơ Mai Văn Phấn, Seeds of Night and Day - Những hạt giống của đêm và ngày (Page Addie Press, 2013) và Grass Cutting in a Temple Garden – Ra vườn chùa xem cắt cỏ (Page Addie Press, 2014). Đồng dịch giả của tuyển tập Poems of Lưu Diệu Vân, Lưu Mêlan &Nhã Thuyên (Nxb. Vagabond Press, 2014) và The Selected Poems of Mai Văn Phấn (Nxb. Hội Nhà văn VN, 2015). Có thơ và dịch phẩm tiếng Việt đăng trên các tạp chí Thế Kỷ 21Văn Học, Văn, các báo mạng Tiền Vệ (tienve.org), Da Màu (damau.org)… Trong ban biên tập tạp chí Da Màu từ năm 2007.

 

 

 

 

 

Nhà thơ – Biên tập viên Susan Blanshard

 

 

 

 

 

Poet – Essayist Susan Blanshard

 

Susan Blanshard was born in Hampshire, England. She is an internationally acclaimed poet, essayist, and best-selling author. Susan is English Translator-Poet for 8 award-winning bilingual poetry books. She is a Committee member of PEN International Women's Writers and a foundation member of Asian Pacific Writers and Translators. Susan has written more than 40 books: poetry, short stories, non fiction, fiction and poetic prose. Her works include Honey in My Blood, Fragments of the Human Heart and book-length poetic prose Sheetstone: Memoir for a Lover. Selected poetry and essays are published in literary magazines including PEN International Women Writers’ Magazine. The World’s Literary MagazineProjected LettersSix Bricks PressArabesque MagazineLotus International Women’s MagazineColdnoon International Journal of Travel andLiterature, Amaravati Poetic Prism 2017, ICORN International Cities of Refuge. Nuestra Voz/Our Voice/Notre Voix - The Anthology of the International PEN Women Writers’ Committee. Susan lived in Hanoi for eight years and has written four travel books on Vietnam. She is married to an Executive Creative Director and best-selling author. They have two adult children. Susan resides near Sydney, Australia where she is completing a co-authored novel with her husband.

 

 

 

 

 

Nhà thơ – Nhà phê bình VH Susan Blanshard

 

Susan Blanshard sinh ở Hampshire, Anh quốc. Bà là một nhà thơ, viết tiểu luận, là tác giả nằm trong danh sách có sách bán chạy nhất. Susan là thành viên của Hội Văn bút các nhà văn phụ nữ quốc tế, và là thành viên sáng lập của Hội Nhà văn và Dịch giả Châu Á Thái Bình Dương. Susan là nhà thơ, dịch giả tiếng Anh đã dịch tám thi tập ấn hành song ngữ đoạt giải thưởng. Susan đã viết hơn 40 cuốn sách gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết phi hư cấu, văn xuôi và thơ văn xuôi. Bà cũng từng xuất bản những tập văn xuôi mang đầy chất thơ như Sheetstone: Memoir for a Lover,Sleeping with the ArtistFragments of the Human Heart, và Memoir of Love and Art: Honey in My Blood. Thơ và tiểu luận của bà đăng trên nhiều tạp chí và tuyển tập, như The World’s Literary MagazineProjected LettersSix Bricks PressArabesque MagazineLotus International Women’s MagazineICORN International Cities of RefugePEN International Women Writers’ Magazine. Tuyển tập của Hội Văn bút quốc tế The Fourth AnthologyOur VoiceColdnoon International Journal of Travel and Literature, Tuyển tập thơ đa ngữ quốc tế Amaravati Poetic Prism 2017. Bà đã sống ở Hà Nội tám năm, đã viết bốn cuốn sách du lịch về Việt Nam. Bà kết hôn với một Giám đốc sáng tạo cấp cao đồng thời là một tác giả có sách bán chạy. Ông bà có hai người con đã trưởng thành. Susan sống gầnthành phố Sydney nước Úc, nơi bà đang hoàn thành cuốn tiểu thuyết sáng tác chung với chồng.








Từ trái qua: Nhà thơ Trương Nam Hương, MVP, nhà thơ Mousumi Ghosh (Ấn độ), tiến sỹ Ramesh Chandra Mukhopadhyaya, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị