Även vietnamesiska konstnärer kan skapa en varaktig konstnärlig tendens - Vietnamese artists can also create permanent art trends - Nghệ sĩ Việt Nam cũng có thể tạo ra những khuynh hướng nghệ thuật trường tồn

Mai Văn Phấn: ”Även vietnamesiska konstnärer kan skapa en varaktig konstnärlig tendens”

(Ett samtal med Tuệ An - Giáng Vân)

 

 

 

 

 


Poetess Giáng Vân (Tue An)





Dịch giả Tobias Theander


 

 



Maivanphan.com: Dịch giả Mimmi Diệu Hường Bergstrom vừa gửi cho Maivanphan.com bản dịch tiếng Thụy Điển cuộc trả lời phỏng vấn của tôi, do Tuệ An (bút danh của Nhà thơ Giáng Vân) thực hiện, 5/2017. Bản dịch do Nhà giáo - Dịch giả Tobias Theander dịch từ bản tiếng Việt, đã đăng trên Báo Nhân Dân, 23/5/2017. Nhà thơ - Dịch giả Erik Bergqvist tham gia biên tập, có tham khảo bản tiếng Anh của Báo Nhân Dân điện tử, 30/6/2017. Xin trân trọng cảm ơn các dịch giả cùng các bạn Thụy Điển quý mến!

 

 

 

 

 

Mai Văn Phấn har i sitt hemland publicerat 14 diktsamlingar, och många av dem har översatts till andra språk. Cikadapriset, med vilket poeten Ý Nhi nyligen belönades, ges nu för andra gången till en vietnamesisk poet. Mai Văn Phấn har utbytt tankar om de vietnamesiska skaldernas intåg i världen.

– Mai Văn Phấn, efter Ý Nhi har du fått Cikadapriset, instiftat med anledning 100-årsfirandet av den svenske nobelpristagaren Harry Martinsons födelse (1914–1978) och avsett att uppmärksamma östasiatiska poeter, vilket på sätt och vis betyder att vietnamesisk lyrik kan få en mer självklar plats i världslyriken än tidigare. Hur tänker du kring detta?

 

– Vårt litterära liv, särskilt poesin, håller på att differentieras mycket starkt. Det är ett gott tecken som visar att litteraturen i Vietnam blir mer och mer mångfaldig, rik, och är mer grundad i en strävan efter frihet och demokrati. Särskilt efter reformerna som inleddes 1986 har poesin förnyats, och därmed kommit mer i takt med andra, öppnare länders diktkonst.

För att vår lyrik ska nå internationella läsare tror jag personligen att en förutsättning är att det finns kvalitetsöversättningar, tolkningar som på ett korrekt sätt kommunicerar källtextens anda. Närmare bestämt betyder det de mest ordagranna eller snarare väsenstrogna översättningarna, oavsett vilken språklig form de förverkligas i. Poeterna acceptera att det finns svävningar i ords betydelse, och att formen omarbetas i överföringen till ett annat språk. Som när en del vietnamesiska översättare översatt Pusjkin och Pablo Neruda till versmåttet 
lúc bát(!). Poeten Agata Tuszynska har sagt: ”Jag respekterar verkligen det mödosamma, ensamma och föga uppmuntrade arbete som översättaren bär på sina axlar.”


Själva närmandet till en lyrisk text är redan hos poeten en sorts översättningsprocess. Därför menar många att författaren och översättaren måste vara i samklang, i sympati, och tala med samma röst för att källverket ska kunna överföras troget. Därför är det också mycket svårt för en poet att träffa på en översättare som fullt ut förstår, och känner detsamma som han själv – det händer sällan. Översättaren närmar sig poetens källtext inte bara på verkets språkliga och innehållsliga yta, utan han måste också förstå kulturen, historien, psykologin och samhället på den plats där poeten levt och gjort sina erfarenheter för att kunna skriva verket ifråga. Översättaren måste kunna översätta diktens anda och grundtanke innan han översätter den stilistiskt. Den brittiske författaren Anthony Burgess har skrivit: ”Att översätta är inte bara en fråga om språk, utan en fråga om att skapa insikt i en kultur.”

 

– Om man följer din skapanderesa slås man av att etapperna sinsemellan är påfallande olika när det kommer till sådant som framställningsform, estetiska ideal, vokabulär … Kan du säga något om dessa radikala förändringar?

 

– Jag begav mig ut på vägen med startpunkt i starkt traditionella värden. Mina första dikter vilar huvudsakligen på instinkt och ett slags direkt och ganska okomplicerat förhållande till tillvaron. Men jag insåg snart att om jag bara skulle stampa på samma fläck och klamra mig fast vid saker som redan finns och är som gamla vänner, då skulle det bli svårt att skapa mig en egen stil, ett eget lyriskt magnetfält. Och vad som är ännu viktigare är att det skulle bli svårt att utvidga skapandet till nästa trappsteg. När jag insett det hade jag lärt mig att tröttna på mig själv varje gång jag avslutat en skapandefas. Att tröttna på mig själv ger mig den inre styrka jag behöver för att slinka ur självbelåtenheten. Jag måste så att säga göra motstånd mot mig själv, lämna det jag etablerat, för att komma vidare. På så sätt är blir varje ny etapp i skapandet ett slags återfödelse.

 

– Har du överhuvudtaget något konkret mål? Vad är det ultimata målet för en poet?

 

– Jag längtar efter att skapa en egen stil, men också att tillsammans med andra poeter bygga upp en modern vietnamesisk poesi, antyda en riktning bort från gårdagen men också från nuet. Jag anser att en poet har samma mål som konstnärer inom andra områden, nämligen att skapa autentiska och till och med olika värden som speglar ansiktet hos den epok vi lever i och som kan härbärgera föraningar, både goda och onda, om framtiden.

En gång sade jag till en fransk poet att jag länge beundrat de modernistiska strömningar som sprungit upp i Frankrike under det nyligen avslutade nittonhundratalet. Där finns konstriktningar, låt mig ta surrealismen som exempel, som avslutades i mitten av det föregående århundradet men som ännu påverkar det litterära livet på flera håll runtom i världen. Vi vietnamesiska konstnärer kan väl också skapa sådana varaktiga konstriktningar? Varför inte? Vi är i vår fulla rätt att längta efter en strömning, en konstriktning som de internationella läsarna uppmärksammar och lägger ner tid på att intressera sig för och försöker förstå. Om vi klarar det har vi bidragit till att tydligare markera den vietnamesiska poesins plats på den gemensamma globala poesikartan.

 

– Vilka egenskaper eller attityder skulle du säga är det viktigaste för en poet?

 

– Sinne för att lära sig, att öva, att våga och orka se in i sig själv och ständigt bevara och nära sina rena, starka känslor.

 

– Översättningar är oerhört viktigt för att poesin ska nå ut i världen. Såvitt jag vet finns dina dikter nu på 24 olika språk. Det måste verkligen vara en stor lycka för dig som poet, men är också svindlande för den som älskar vietnamesisk poesi. Har du några funderingar kring detta?

 

– Som jag redan sagt finns det i min poesi många faser som motsvarar faser i mitt liv och min syn på vad dikten kan vara. Ur var och en av dessa har många översättarna valt ut typiska dikter, för att få fram ett spektrum av mitt författarskap. Jag har förstått av återkopplingar att läsare i olika länder särskilt tycker om de dikter jag skrivit nyligen. De tycker kanske att dessa är i takt med en eller annan strömning internationellt, både vad gäller form, ordval och sättet att skapa ett lyriskt rum. Men framför allt vill de upptäcka vietnamesiska särdrag i alla mina dikter, från språket, livsstilen, sedvänjor till symboler, trosföreställningar, kollektiva institutioner, samhället i stort.

Den brittiska poeten Susan Blanshard menar att mitt språk, jag citerar, ”uttrycker det vietnamesiska folkets kulturella och andliga värden, dess traditioner och sedvänjor.” Och att dikterna ”ger han luft åt de glädjeämnen och sorger hans folk genomgått.”

Eftersom jag fått äran att ha blivit översatt till så många språk, känns det – än en gång – särskilt viktigt att framhäva vikten av kvalificerade översättningar, det vill säga att tolkningen inte innebär en reduktion av originalet.

Egentligen borde varje poet få finnas i översättning till engelska, franska och spanska, eftersom de språken används av många i världen. Nyligen har två svenska poeter och översättare, Erik Bergqvist och Maja Thrane, valt ut några av mina dikter och översatt dem från vietnamesiska till svenska via engelska och franska versioner. Boken utges på Bokförlaget Tranan senare i höst.

 

– Du är poet, men det märks tydligt att du också noga följer med i kritiska diskussioner kring vietnamesisk poesi, dess med- och motgångar, dess framgångar, dess unga ansikten ... Din samling av litteraturkritiska essäer ”Ett annat rum” för två år sedan väckte visst väsen kring sig genom sitt självständiga och nya kritiksätt, genom avvikande smak i värderingen av samtida vietnamesisk poesi. Du kanske har något du brinner för att säga till dagens unga poeter?

 

– Jag är glad att höra att du nämner ”Ett annat rum”. Genom den boken bekräftar jag en ny och förnyad poetisk tendens som bildats i vårt litterära liv, fast den fortfarande är mycket ifrågasatt. Innan jag skrev essäerna hade jag ställt följande frågor: Var befinner sig vår samtida poesi på världslyrikens karta? Vad behöver vietnamesiska poeter göra, och hur? I essäerna undersöker jag och tolkar en del av vår nyaste poesi. Dessutom har jag valt ut fyra utländska poeter för undersökning och analys, nämligen: Gjekë Marinaj (albanskättad amerikan), Rati Saxena (Indien), Metin Cengiz och Müesser Yeniay (Turkiet). Dessa författare är typiska för tendenser i modern poesi i dagens värld. De författare jag diskuterar i boken skriver så att säga på olika våglängder, så förhoppningsvis uppfattar läsaren en sorts sjudande, mångfaldig havsyta.

 

För att återknyta till din fråga om önskvärda egenskaper och attityder: De unga författarna är säkert eniga med mig om att vi tålmodigt bör läsa verk både av poeter från i går och av i dag. Vi läser dessa inte för att härma dem, utan för att kunna se på vilket sätt de sticker ut mot bakgrund av sin epok. Vi läser dem för att berika oss själva samt för att undvika den väg de redan gått.

 

*

 

Övers av Tobias Theander

Redigerad av Erik Bergqvist

 

 

 

 

 


Dịch giả Erik Bergqvist (phải) và Dịch giả Maja Thrane


 



 Poet Mai Văn Phấn: Vietnamese artists can also create permanent art trends

(Interviewed by poetess Giáng Vân – Tue An)

 

 

 

Friday, 2017-06-30 03:02:46

 

Poet Mai Văn Phấn is the author of 14 volumes of poetry, many of which have been translated into different foreign languages. He became the second Vietnamese poet to be honored with the Cikada Prize - a prestigious award for outstanding East Asian poets. 

He had a talk with Nhân Dân Online about the integration of Vietnamese poets on the international arena.

Q: You were the second poet in Vietnam, after Ý Nhi, won the Cikada award for Southeast Asian which was founded in 2004 in connection with the 100th anniversary of the birth of the Swedish Nobel Prize laureate in literature 1974, Harry Martinson (1914-1978). The award showed that Vietnamese poetry has a certain place in world literature. What are your thoughts on this?

 

A: Vietnamese literature, particularly poetry, is sharply differentiated, showing that it has become more diversified, liberal, democratic and creative. Notably, since the reform in 1986, Vietnamese poetry has been renewed, hence has become more in line with other opener countries' art of poetry.

 

In my opinion, in order to promote Vietnamese poetry to international readers, it is essential to create high quality translations and correct interpretation which faithfully communicates with the spirit of the original text. However, the poets should accept the gliding of literal meaning and even the linguistic form of the texts. For example, several Vietnamese translators transformed A. S. Pushkin and P. Neruda’s poems to 'luc bat', a Vietnamese verse form of alternating six and eight syllables. The Polish poet Agata Tuszynska said “I really respect the translators’ laborious and little encouraging work that they wear on their shoulders.

 

The translators need to have the right approach to the poets’ spirit and intention as a sort of translation process. Therefore, it is said that the authors and translators should have sympathy and have the same voice to get the faithful translation to the original work. Apart from language and content comprehension, the translators need to have a deep understanding of the culture, history, psychology and social context where the poets lived and worked. The British writer Anthony Burgess wrote, “translation is not a matter of language, without an insight of the culture”.

 

Q: You have gone from different forms of expression, aesthetic ideal and poetry vocabulary during your work, why did you make these radical changes?

 

A: I created my first poems mainly based on my instincts and life experience. Then I soon realised that they are rather familiar and of direct connection to each other, if I’ve stamped on the same spot I’d not create my own style and lyrical magnet. I have learnt to get tired of myself when I’m ending a creation phase, which thus gives me inner strength to not become complacent. Each new creation stage becomes a kind of rebirth.

 

Q: Do you have a specific target? What is the ultimate goal of a poet?

 

A: I aspire to create my own style, but also, work together with other poets to build up a modern Vietnamese poetry which is different from the past and the present. In my opinion, a poet has the same goal as other artists in other creative fields, i.e. to create authentic values, to reflect the epoch we live in, and to bring forth, both the good and the bad things about the future.

 

I once said to a French poet that I admired the ‘modernist’ trends that were initiated in France during the 20th century. Many art trends, for example surrealism, ended in the middle of the last century yet still have an influence on the literary life around the world. Vietnamese artists could absolutely create similar trends that draw attention from international readers and make it interesting to understand; all of which could place Vietnamese poetry on the poetry map of the world.  

 

Q: In your opinion, which values and attitudes are most important for a poet?   

 

A: I think the sense of self-learning and exercising as well as nourishing, and maintaining pure and strong feelings.

 

Q: Translations are vital for the poet to reach the world. As far as I know, your poems now exist in 24 different languages. It must be a great achievement to you as a poet, but it's also staggering for anyone who loves Vietnamese poetry. Do you have any thought about this?

 

A: As I have said, my poems were divided into different phases corresponding to different phases of my life and my perception of poetry. During each period, translators selected different types of  poems to reflect a spectrum of my authorship.  The feedback showed that foreign readers loved my poems that I wrote recently. They consider that they are in line with one or another international trend, either in form or expression, a way to create e new lyrical room.  Especially, the readers want to discover the Vietnamese features, including language, lifestyle, customs, beliefs, collective institutions, society as whole through my poems.

The British poet, Susan Blanshard, remarked my poetry expression, I would like to quote “He expresses the cultural and spiritual values of Vietnamese people, their traditions and customs”. And “The poems give a space for the pleasures and sorrows that his people has experienced”. 

Because I have received the honor of being translated into so many languages, it feels particularly important to emphasise the importance of qualified translations, that is, the interpretation does not mean a reduction of the original.

Actually, every poet should be in translation into English, French and Spanish, as they are used universally in the world. Recently, two Swedish poets and translators, Erik Bergqvist and Maja Thrane, have selected some of my poems and translated them from Vietnamese to Swedish via English and French versions. The book will be published at Publishing House Tranan later this fall.

 

Q: You always follow carefully the critical discussions about Vietnamese poetry, including success and failures and young faces. Your literary critical essays “Another space”, which was published two years ago awake a certain reaction to your independent and critical way, as different aesthetics valuation of contemporary Vietnamese poetry. What is your passionate wish to say to today’s young poets?

 

A: I'm glad to hear you mention "Another space”, I want to affirm that a renewed poetry trend has been formed in our literary life although it is still highly questioned. Before I wrote these essays, I had asked the following questions: Where is our contemporary poetry on the world map? What do Vietnamese poets need to do, and how? I studied and analysed four foreign poets who represent current modern poetry trends in the world, including Gjekë Marinaj (the US), Rati Saxena (India), and Metin Cengiz and Müesser Yeniay (Turkey). The authors I'm discussing in the book write at different wavelengths, so hopefully the reader perceives a kind of simmering, multifaceted sea surface.

To get back to your question on desirable qualities and attitudes: The young authors certainly agree with me that we should patiently read the works of the poets from yesterday and today. We read them not to imitate them but to see how they compare to the background of their epoch. We read them to enrich ourselves and to avoid the path they already passed.

 

Thank four very much for your time!

 

TUE AN


(Source: Nhân Dân Newsper - Vietnamesefor The People)








Dịch giả Mimmi Diệu Hường Bergstrom






Nghệ sĩ Việt Nam cũng có thể tạo ra những khuynh hướng nghệ thuật trường tồn

(Tuệ An* thực hiện phỏng vấn, 5/2017)

 

 

 

 

Thứ Ba, 23/05/2017, 20:02:23

 

NDĐT - Nhà thơ Mai Văn Phấn, tác giả của 14 tập thơ đã ấn hành tại Việt Nam, và rất nhiều trong số đó đã được dịch ra các ngôn ngữ khác. Mới đây, sau giải thưởng dành cho nhà thơ Ý Nhi, giải Cikada đã tiếp tục trao cho nhà thơ Việt Nam thứ hai là anh. Nhà thơ đã có cuộc trao đổi về sự hội nhập của các nhà thơ Việt Nam với thế giới.

 

Thưa nhà thơ Mai Văn Phấn, sau nhà thơ Ý Nhi, Giải thưởng Cikada dành cho các nhà thơ Đông Á, được thành lập nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ đoạt giải Nobel Văn học người Thụy Điển Harry Martinson (1914-1978) đã được trao cho anh, điều đó cũng có nghĩa thơ Việt đang có những tiếng nói chung với những nền thơ của thế giới. Anh suy nghĩ thế nào về câu chuyện này?


- Đời sống văn học chúng ta, đặc biệt thơ đang phân hóa rất mạnh. Đó là tín hiệu đáng mừng cho thấy, văn học Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú, hướng tới tự do, dân chủ hơn trong sáng tạo. Rõ nét nhất từ sau 1986, một khuynh hướng thơ Việt đổi mới, cách tân đã hình thành và được khẳng định, hòa nhịp với thơ các nước trong khu vực và trên thế giới.

 

Để thơ của chúng ta đến được với bạn đọc quốc tế, cá nhân tôi cho rằng, điều tiên quyết là cần có những bản dịch chất lượng, truyền tải đúng tinh thần của văn bản gốc. Nói nôm na, đó là những bản dịch sát nghĩa nhất dù được thể hiện dưới bất kỳ hình thức ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, các nhà thơ vẫn nên chấp nhận có sự vênh lệch về ý nghĩa ngôn từ, thậm chí có sự cải biên về hình thức giữa các văn bản ngôn ngữ trong cùng một bài thơ. Giống như một vài dịch giả Việt Nam từng dịch thơ của A. S. Pushkin, P. Neruda sang thể thơ “lục bát”(!). Nhà thơ Agata Tuszynska (Ba Lan) từng nói: "Tôi thực sự tôn trọng công việc gian nan, đơn độc và ít được khích lệ mà dịch giả phải gánh chịu".

 

Bản thân việc tiếp cận văn bản thơ cũng là một quá trình dịch. Người dịch phải dịch được tinh thần, chủ ý của nhà thơ trước khi dịch ngôn ngữ để truyền đạt lại tinh thần của bài thơ đó. Vì thế, nhiều người cho rằng, tác giả và dịch giả cần đồng điệu, đồng cảm, chung tiếng nói mới có thể cho ra được tác phẩm dịch đồng nhất với tác phẩm gốc. Cũng chính vì vậy, thật khó khăn và hiếm hoi khi nhà thơ tìm gặp được dịch giả đồng cảm, hiểu thấu tác phẩm của mình. Dịch giả tiếp cận văn bản gốc của thơ không chỉ đơn thuần trên bình diện ngôn ngữ, nội dung tác phẩm, mà cần có sự thông hiểu văn hóa, lịch sử, tâm lý, xã hội nơi nhà thơ đã sống và trải nghiệm để viết nên tác phẩm đó. Nhà văn Anthony Burgess (Anh quốc) có viết: "Dịch thuật không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, đó là vấn đề tạo ra nhận thức về một nền văn hóa."

 

- Nếu dõi theo hành trình sáng tạo của Mai Văn Phấn, sẽ thấy những chặng rất khác nhau, về hình thức biểu hiện, về quan niệm thẩm mỹ, về ngôn ngữ thơ… Vậy hẳn đã có những đổi thay rất ghê gớm bên trong? Và điều gì đã xảy ra với sự đổi thay này?

 

- Tôi khởi nghiệp, lên đường từ những giá trị truyền thống. Những bài thơ ban đầu tôi sáng tác chủ yếu dựa vào bản năng và những hấp lực của đời sống thực tế. Sau đó, tôi sớm nhận ra, nếu cứ dậm chân mãi một nơi quen thuộc, bám vào những cái có sẵn mang tính cố hữu sẽ khó tạo cho mình một phong cách riêng, một từ trường thơ riêng. Và quan trọng hơn, sẽ khó có thể khai mở sự sáng tạo lên những nấc thang mới. Nhận ra điều này, tôi đã biết/ tìm cách chán chính mình mỗi khi kết thúc một giai đoạn sáng tác. Việc tự chán chính mình ấy cho tôi nội lực mới để chui ra khỏi những lớp vỏ cứng của tự mãn, quen thuộc, trơ ỳ… Mỗi giai đoạn bứt phá, đổi mới chính là một lần tôi tự làm đổ vỡ/ tự hủy để làm lại mình, làm khác đi hoặc thậm chí chống lại chính mình để thật mình hơn. Mỗi giai đoạn sáng tác mới tôi như được sinh lại thêm một lần vậy.

 

- Thực ra, anh có một cái đích cụ thể nào không? Đích đến của một nhà thơ đích thực, chung cuộc là gì?

 

- Tôi khao khát tạo ra một phong cách riêng biệt, cùng với một số nhà thơ xây dựng một khuynh hướng thơ Việt hiện đại khác với trước đây và hiện có. Đích đến của một nhà thơ, theo tôi, cũng giống như các nghệ sĩ ở những lĩnh vực sáng tạo khác, là tạo ra những giá trị đích thực, thậm chí khác biệt, phản ánh đúng diện mạo thời đại mình đang sống và có thể linh cảm, tiên báo được điềm lành - dữ trong tương lai.

 

Có lần tôi nói với một nhà thơ Pháp rằng, suốt thời gian dài tôi ngưỡng mộ những trào lưu “chủ nghĩa hiện đại” khởi xướng từ nước Pháp trong thế kỷ hai mươi vừa qua. Có những khuynh hướng nghệ thuật, xin lấy ví dụ chủ nghĩa siêu thực, đã kết thúc từ giữa thế kỷ trước, nhưng tinh thần của nó vẫn để lại đời sống văn học nhân loại một dấu ấn. Các nghệ sỹ Việt Nam chúng ta cũng có thể tạo ra những khuynh hướng nghệ thuật trường tồn như vậy chứ?! Tại sao không? Chúng ta hoàn toàn có quyền khao khát có được một trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật được bạn đọc quốc tế chú ý và dành thời gian quan tâm, tìm hiểu. Nếu làm được như vậy là chúng ta góp phần đánh dấu rõ nét hơn thơ Việt Nam vào bản đồ thơ chung toàn cầu.

 

- Điều quan trọng nào tạo nên đường đi sáng tạo dài lâu của một thi nhân?

 

- Ý thức tự học, tự rèn luyện, phản tỉnh và luôn biết nuôi dưỡng, giữ gìn cảm xúc trong trẻo, mạnh mẽ.

 

- Câu chuyện về dịch thuật, đặc biệt là thơ, thật quan trọng để thơ tiếp cận được với công chúng của mình. Theo tôi được biết, thơ Mai Văn Phấn hiện đã được dịch ra 24 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Đó quả là hạnh phúc lớn của nhà thơ, nhưng cũng thật choáng ngợp với bạn yêu thơ Việt. Anh có thể vui lòng chia sẻ với bạn đọc đôi điều về câu chuyện này không thưa nhà thơ?

 

- Như trên tôi đã nói, thơ tôi có nhiều giai đoạn ứng với từng giai đoạn tự đổi mới sáng tạo của tôi. Mỗi giai đoạn ấy đều được các dịch giả lựa chọn những bài thơ tiêu biểu để chuyển ngữ. Những phản hồi cho tôi thấy, bạn đọc các nước yêu thích những bài thơ tôi viết trong giai đoạn đổi mới, cách tân gần đây. Họ cho rằng thơ tôi đang hòa nhịp với thơ thế giới trong hình thức biểu hiện, sử dụng ngôn ngữ, cách thiết lập không gian thơ… Đặc biệt họ muốn khám phá bản sắc dân tộc Việt trong mỗi bài thơ của tôi, từ ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán, phản ứng cư xử…, đến biểu tượng, tín ngưỡng, các thiết chế cộng đồng và xã hội.

 

Nhà thơ Susan Blanshard (Anh quốc) đã nhận xét: "Ngôn từ của Mai Văn Phấn biểu lộ giá trị văn hóa, tinh thần, những truyền thống và tập tục của dân tộc Việt. Ở đây, nhà thơ cất tiếng nói về niềm vui và nỗi buồn mà dân tộc ông trải qua".

 

Nhà thơ, nhà phê bình văn học Mỹ Raymond Keen đã viết trong một tiểu luận: "Mai Văn Phấn mang đến một ngôn ngữ thơ nguyên chất và sinh động ngay từ lúc khởi đầu cho toàn bộ thực tại về cuộc sống con người trong bối cảnh rộng lớn hơn của thiên nhiên và vũ trụ đến mức nó bất chấp cả sự định giá và phê bình khi chúng ta đón nhận sự kỳ diệu của nó".

 

Qua việc “lan truyền” những bài thơ của tôi đến nhiều ngôn ngữ trên thế giới, tôi muốn chia sẻ một kinh nghiệm rằng, trước hết, mỗi tác giả cần có những bản dịch sang ngôn ngữ khác thực sự có chất lượng, đặc biệt, không bị thất thoát về nội dung so với văn bản gốc. Mỗi nhà thơ nên có những bản dịch tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, bởi đây là những ngôn ngữ được nhiều người sử dụng trên thế giới. Vừa qua, hai nhà thơ, dịch giả Erik Bergqvist và Maja Thrane của NXB Tranan (Thụy Điển) đã lựa chọn những bài thơ của tôi, dịch từ tiếng Việt sang tiếng Thụy Điển, có tham khảo các bản tiếng Anh và tiếng Pháp. Theo dự kiến của NXB, tập thơ của tôi sẽ được phát hành vào dịp lễ hội sách tại thủ đô Stockholm vào tháng 9 tới.

 

- Là một nhà thơ, nhưng có thể thấy rất rõ, anh luôn dõi theo hành trình thơ Việt, những bước thăng, trầm, các thành tựu, những gương mặt trẻ… Tập tiểu luận phê bình văn học “Không gian khác” của anh cách đây hai năm đã gây được một tiếng vang với lối phê bình độc lập, mới mẻ, với những mỹ cảm khác biệt trong đánh giá, thẩm định về thơ Việt đương đại. Anh có thể có một lời tâm huyết nào với các nhà thơ trẻ hôm nay?

 

- Thật vui khi biết chị có cách nhìn đồng điệu, thiện cảm về “Không gian khác”. Qua cuốn sách này, tôi khẳng định một khuynh hướng thơ mới, cách tân đã hình thành trong đời sống văn học chúng ta, tuy nó vẫn đang trong tâm điểm của những luồng dư luận trái chiều. Trước khi viết tập phê bình tiểu luận này, tôi đã đặt ra các câu hỏi: Thơ đương đại chúng ta đang ở đâu trong lộ trình thi ca thế giới? Nhà thơ Việt Nam cần làm gì và làm như thế nào? Tôi đã nghiên cứu và lý giải một số gương mặt thơ cách tân toàn triệt và cả những tác giả mới cách tân từng phần. Ngoài ra, tôi lựa chọn khảo sát, phân tích thêm bốn nhà thơ nước ngoài, gồm: Gjekë Marinaj (Hoa Kỳ gốc Albani), Rati Saxena (Ấn Độ), Metin Cengiz và Müesser Yeniay (Thổ Nhĩ Kỳ). Họ là những tác giả tiêu biểu cho các khuynh hướng thơ hiện đại trên thế giới hiện nay. Những tác giả tôi đề cập trong cuốn sách đã tạo ra những bước sóng lớn nhỏ khác nhau để bạn đọc nhận diện một mặt biển đang sôi động.

 

Về lời chia sẻ với các tác giả mới đến với thơ, tôi thường tâm niệm, để có thêm năng lượng sáng tạo, nhà thơ phải không ngừng tích lũy kiến thức, có trải nghiệm phong phú. Các tác giả trẻ chắc cũng đồng lòng với tôi rằng, chúng ta nên kiên nhẫn đọc lại tác phẩm của các nhà thơ tiêu biểu cho từng khuynh hướng thơ hiện nay và của thế kỷ vừa qua. Đọc không phải để cố làm theo họ, mà thấy được cách họ bật lên giữa bối cảnh thời đại họ thế nào. Đọc để làm giàu có bản thân mình và cũng để tránh con đường mà họ đã đi.

 

- Xin cảm ơn nhà thơ Mai Văn Phấn đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện này!

 

 

________
* Tuệ An là bút danh khác của Nhà thơ Giáng Vân

 

 (Nguồn: Báo Nhân Dân, 23/5/2017)

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị