Creating a separate aesthetic world: prize winning poet - Sáng tạo một thế giới thẩm mỹ riêng biệt: nhà thơ đoạt giải - MAI VĂN PHẤN, VINNAREN AV 2017 ÅRS CIKADAPRIS I SIN EGEN KREATIV VÄRLD (Vietnam News). Nhà báo Lê Hương phỏng vấn

Creating a separate aesthetic world: prize winning poet

 

 

 

 

 

Journalist Lê Hương

 

 

 

 

 

Update: May, 21/2017 - 09:00

 

Việt Nam News - Hải Phòng-based Mai Văn Phấn is the tenth poet from East Asia to win the prestigious Cikada Prize, awarded by the Swedish Institute. Lê Hương chatted with Phấn about the passion that drives his work.

 

- Inner Sanctum: Please tell us what you felt upon hearing the news.

 

I was extremely surprised and happy to receive an email from poet Las Vargo, chairman of Cikada Prize’s jury.

 

Before this, I had never imagined to be in such a special poetry space, where my strong traditional identity and personal characteristics could attract foreign readers, especially the learned judges residing on the other side of the world.

 

They are really amazing readers, living in a different culture and geo-political society, which is home to the prestigious Nobel Prize and to great poets who are pillars of world poetry, such as Artur Lundkvist (1906-1991), Gunnar Ekelof (1907-1968), Edith Sodergran (1892-1923) and Hari Martinson (1904-1978), as well as Tomas Transtromer (1931-2015) and other contemporary names.

 

I feel happy and more confident with the renewal process and the role of Vietnamese poetry in the world.

 

From the previous winners of the prize, I have read poems by Ko Un from South Korea (who won the prize in 2006), Shin Kyong-Rim from South Korea (2007), Bei Dao from China (2014), and Việt Nam’s Hoàng Thị Ý Nhi (2015). They have different styles but share a common feature – which is that their starting and returning points converge in silence. In a wider concept, the silence is the meeting point, the door leading the readers to a spiritual world that western poets do not easily possess. For example, in Bei Dao’s poems, his poetic language always explodes fiercely. Yet, the readers can still sense the tranquility and transparency in his poetry. Or the loneliness that emerges in Ko Un’s poems, as still as a flaming torch in the absence of any wind; its light spreading further and further into the quiet.

 

- Inner Sanctum: How did you get introduced to poetry? Please tell us about your published collections.

 

I started to write poems as a teenager and realised I was writing when I was 20. Then, although I stopped writing, I spent time collecting information on domestic and international literature. At 37, I was impressed with society at the time and I began experiencing basic changes in my awareness, idea and aesthetics, and so I started to write again. At that time, I wrote what came naturally to me. Gradually I modified my style and introduced a sense of professionalism in my creations.

 

So far, I have published 14 poetry collections and a collection of critical essays in Việt Nam. Besides this, I have 12 collections translated into various languages, published overseas and sold on Amazon, including “Firmament without Roof Cover”, “Seeds of Night & Day”, “Out of the Dark” and “Vowels in the Dew”, as well as “Hidden Face Flower” and “The Flower of Mount Yên Tử”…

 

My poems have been translated into 24 languages.

 

- Inner Sanctum: What message do you impart through your poems? What is your writing principle? What is your inspiration?

 

My poetry has moved from the traditional style to a renewed style and attained a unique modern Vietnamese style. I have written in all forms available, so far, and also tried my own creative style, such as poems in prose form and poems with three sentences.

 

Although I write in any form on any topic, my aim is to present the beauty of poetry to the readers. Topics and feelings are essential factors but are ranked after aesthetics.

 

My creative philosophy aims to establish an aesthetic world, a separate poetry world, in which every appearance and movement follows my rule. That special world attracts me like a beacon and inspires me to write.

 

Inner sanctum: How do you connect with foreign poets? What do you think about introducing Vietnamese poetry to the world?

 

I have retired for over a year now and spent all my time on poetry. I have many friends who are poets living in other countries. Since my collections are published in English and French overseas and sold on Amazon, many writers and translators have contacted me to exchange and translate my poems into their mother tongues.

 

The Việt Nam Writers’ Association has organised various events such as the International Poetry Festival and some conferences to promote Vietnamese literature. However, it does not seem to have concrete plans for translating works. I have had my poems translated and published overseas with my own reputation (not with the help of the association). Because of the high quality of the English and French versions of my collections, they have been translated into other languages without altering much of the original meaning.

 

- Inner Sanctum: What do you think about today’s Vietnamese poetry? Who do you like most?

 

Since the đổi mới (renewal) in 1986, Vietnamese poetry has surged ahead. There have emerged two waves in terms of a change in Vietnamese poetry, which I wrote about in one of my critical books titled Another Space. I have mentioned some writers in that book, including Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Trần Tiến Dũng, Giáng Vân, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đức Tùng, Inrasara, Nhã Thuyên, Lê Vĩnh Tài, Đinh Thị Như Thuý, Khánh Phương, Đỗ Doãn Phương, Lê Ngân Hằng, Nguyễn Ngọc Tư, Lê Anh Hoài... Talking about foreign writers, I like reading “great names”. I always admire and learn much from them, but I do not let their influence become a burden. I infatuate about them, but I’m aware enough to learn from their strong points and see the differences between me and them.

 

Inner Sanctum: After receiving this prize, do you have any plan to change the way you present your poetry to the world? Will you help other Vietnamese poets approach foreign readers?

 

I always respect all the awards I receive or any comments on my poems, both pros and cons. I consider every judgement a source of public opinion. All sources of public opinion are capable of stimulating creativity without affecting my own creative nature.

 

I’m at a stage where I can write fast and easily. I’m willing to introduce poems by Vietnamese poets to the world, provided that their translated versions are of high quality, which means they have the exact soul of the original version.

 

I have read some poems by Vietnamese writers translated into English. Translators tended to literally translate words by words, without caring about the soul of the poem. I know it’s difficult to find translators who understand poems.

 

- Inner Sanctum: Could you tell me about your life?

 

My wife is a teacher of Russian and English at a secondary school in Hải Phòng. We live in Hải Phòng. My two daughters completed their Master degrees overseas. So I have three English teachers at home. I like drinking coffee every morning, which make it easier for me to write. I have some favourite foods, of which sweet potato dipped with honey is my most favourite. - VNS

 

 

 

 

Nhà báo Lê Hương






Sáng tạo một thế giới thẩm mỹ riêng biệt: nhà thơ đoạt giải

 

 

 

 

Cập nhật lúc 9g00, 21/5/2017

 

Viet Nam News - Mai Văn Phấn là nhà thơ Đông Á thứ mười đoạt giải Cikada danh giá do Viện Thụy Điển trao tặng. Nhà báo Lê Hương đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ về niềm đam mê sáng tạo của ông.

 

- Nhà báo: Xin ông vui lòng cho chúng tôi biết cảm nghĩ khi nghe tin mình đoạt giải?

 

Rất vui và bất ngờ nhận được thư của nhà thơ Lars Vargo, Chủ tịch hội đồng giám khảo giải Cikada Thụy Điển báo tin tôi đoạt giải năm nay. Có lẽ trước đó tôi không hình dung nổi một không gian thơ ca riêng biệt mang đậm bản sắc dân tộc và dấu ấn cá nhân lại có sức hấp dẫn bạn đọc, nhất là những vị giám khảo uyên bác và tinh tường ở bên kia bán cầu.

 

Họ thực sự là những “siêu bạn đọc” ở địa chính trị, địa văn hóa khác. Đó là quê hương của giải Nobel danh giá, của những đại thi hào từng làm trụ cột tinh thần thi ca thế giới như Artur Lundkvist (1906-1991), Gunnar Ekelöf (1907-1968), Edith Södergran (1892-1923), Harry Martinson (1904-1978), Tomas Tranströmer (1931-2015),… cũng như bao tên tuổi lẫy lừng của thơ ca Thụy Điển đương đại.

 

Qua sự kiện này, tôi hạnh phúc và càng vững tâm hơn vào quá trình đổi mới, cách tân thơ, cũng như tin vào vị thế của thơ Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Về những người đã đoạt giải: Tôi có đọc thơ họ từ trước, đặc biệt rất mê thơ của Bắc Đảo (Bei Dao), Ý Nhi, Ko Un, Shin Kyong-Rim… Mỗi nhà thơ một từ trường, một phong cách riêng biệt, nhưng họ có điểm chung, đó chính là sự khởi nguồn và trở về của thơ đều được hội tụ trong sự tĩnh lặng. Nói rộng hơn, sự tĩnh lặng chính là nút giao, là cánh cửa đưa bạn đọc vào thế giới tâm linh huyền hoặc mà các nhà thơ phương Tây không dễ dàng có được. Xin đơn cử thơ Bắc Đảo. Ngôn ngữ thơ của ông luôn bùng nổ dữ dội, nhưng bạn đọc vẫn cảm nhận được sự thanh tĩnh, trong suốt trong đó. Hay nỗi cô đơn trong thơ Ko Un thường được bật lên, lặng phắc như ngọn đèn không có gió. Ánh sáng của nó cứ lan đi xa mãi trong sự tĩnh lặng…

 

- Nhà báo: Xin ông cho biết đã đến với thơ như thế nào? Ông có thể nói về các tập thơ của mình đã được xuất bản.

 

Tôi tập làm thơ từ khi còn học phổ thông và cũng sớm nhận ra sự nhạt nhẽo, thậm chí nhảm nhí những gì mình đã viết ra khi ngoài 20 tuổi. Thời gian sau đó, tuy không sáng tác nhưng tôi luôn dành thời gian nghiên cứu, tích lũy và cập nhật thông tin văn học trong và ngoài nước. Đến năm 37 tuổi, tôi bị xung chấn bởi hiện thực đời sống xã hội lúc đó, và, cũng có những thay đổi cơ bản của tôi về nhận thức, ý tưởng, thẩm mỹ… Tôi đã cầm bút trở lại. Thời gian đầu của giai đoạn “hồi sinh” sáng tạo này tôi viết theo bản năng mách bảo. Nhưng sau đó, tôi biết ý thức và tự hoàn thiện tính chuyên nghiệp trong sáng tạo của mình.

 

Tính đến thời điểm này, tôi đã xuất bản 14 tập thơ và 1 tập phê bình & tiểu luận tại Việt Nam. Ngoài ra, tôi có 12 tập thơ được xuất bản ở nước ngoài và được bán trên mạng phát hành sách của Amazon. Trong đó có "Firmament Without Roof Cover” (Bầu trời không mái che), "Seeds of Night and Day” (Những hạt giống của đêm và ngày), "Out of the Dark” (Buông tay cho trời rạng), “Zanore në vesë” (Những nguyên âm trong sương sớm), “บุษบาซ่อนหน้า / hidden face flower" (hoa giấu mặt), “Yên Tử Dağının Çiçeği” (Bông hoa Yên Tử - The Flower of Mount Yên Tử)…

 

Hiện thơ tôi đã được dịch sang 24 ngôn ngữ.

 

- Nhà báo: Những thông điệp ông thường gửi gắm trong thơ mình là gì? Triết lý sáng tác của ông? Ông thường sáng tác theo thể thơ nào? Lấy cảm hứng sáng tác thế nào?

 

Hành trình thơ của tôi đi từ truyền thống, đổi mới, cách tân và tìm đến một khuynh hướng riêng biệt của thơ Việt hiện đại. Tôi viết hầu như bằng mọi thể loại thơ có từ trước đến nay, và cũng có những thể loại mang dấu ấn rõ rệt sự sáng tạo của riêng tôi, như thơ văn xuôi, thơ 3 câu…

 

Dù viết về bất kỳ điều gì, bằng thể loại nào, tôi luôn mong muốn gửi tới bạn đọc thông điệp của cái đẹp thi ca. Mọi đề tài cũng như từng cung bậc tình cảm đều là những yếu tố cần thiết nhưng được xếp sau lý tưởng thẩm mỹ.

 

Triết lý sáng tạo của tôi là nhằm thiết lập một thế giới thẩm mỹ, thế giới thơ riêng biệt, mà trong đó mọi sự hiển lộ cũng như chuyển động đều theo quy luật của riêng tôi. Thế giới riêng biệt ấy phát ra ánh sáng dẫn dụ tôi, tạo nguồn cảm hứng cho tôi viết.

 

- Nhà báo: Ông có thể nói về công việc của ông hiện nay? Ông có quan hệ thế nào với các nhà thơ nước ngoài? Ông có suy nghĩ gì về việc xuất bản thơ Việt ra nước ngoài?

 

Tôi đã được nghỉ hưu hơn năm nay, giờ được toàn tâm toàn ý cho văn chương. Tôi có những người bạn thơ nước ngoài “truyền thống” từ nhiều năm trước. Nhưng từ khi những cuốn sách tiếng Anh và tiếng Pháp của tôi phát hành ở nước ngoài, nhất là trên mạng phát hành sách của Amazon, đã có nhiều nhà thơ, nhà văn đồng thời là những dịch giả ở các nước kết bạn, trao đổi tác phẩm và dịch thơ của tôi sang ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

 

Hội Nhà văn VN đã tổ chức các Liên hoan Thơ quốc tế châu Á Thái Bình Dương và một số hội nghị Quốc tế Quảng bá văn học VN. Nhưng trên thực tế, hình như họ chưa có những kế hoạch cụ thể về dịch thuật. Việc dịch thơ và xuất bản những cuốn sách của tôi ra nước ngoài vừa qua đều xuất phát từ uy tín cá nhân tôi. Cũng xin nói thêm là, do chất lượng bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp của tôi không bị thất thoát so với văn bản gốc tiếng Việt, nên có thể ví nó như những hạt giống tốt được gieo/ lan truyền sang nhiều ngôn ngữ khác.

 

- Nhà báo: Ông có nhận xét gì về thơ Việt hiện nay? Ông yêu thích nhà thơ nào nhất?

 

Từ sau thời điểm Đổi mới (1986) đến nay, thơ Việt chuyển động rất mạnh, đã hình thành hai làn sóng cách tân làm thay đổi diện mạo thơ Việt. Tôi đã viết 1 cuốn sách phê bình & tiểu luận về hai làn sóng này, lấy tên “Không gian khác”. Xin được kể tên những tác giả tiêu biểu trong cuốn sách đó: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Trần Tiến Dũng, Giáng Vân, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đức Tùng, Inrasara, Nhã Thuyên, Lê Vĩnh Tài, Đinh Thị Như Thuý, Khánh Phương, Đỗ Doãn Phương, Lê Ngân Hằng, Nguyễn Ngọc Tư, Lê Anh Hoài... Về các nhà thơ nước ngoài, tôi thích đọc thơ của rất nhiều những “người khổng lồ”. Tôi luôn ngưỡng vọng và học tập họ, nhưng không bị bóng của bất kỳ ai đè nặng lên vai mình. Tôi mê đắm họ, nhưng cũng đủ tỉnh táo để tìm ra những ưu việt để mình học tập, trải nghiệm, cũng như thấy được những bất cập giữa họ với mình.

 

 

- Nhà báo: Sau khi nhận giải thưởng này ông có kế hoạch gì thay đổi cách tiếp cận thơ mình với thế giới không? Ông có kế hoạch giúp đỡ những nhà thơ khác tiếp cận độc giả nước ngoài hay ko?

 

Tôi luôn trân trọng tất cả các giải thưởng cũng như bất kỳ đánh giá của ai đó dành cho thơ mình, kể cả ủng hộ hay phản đối. Nên coi đó là một luồng dư luận. Và dĩ nhiên, mọi luồng dư luận đều có tác dụng kích hoạt sự sáng tạo, nhưng không làm ảnh hưởng, nói đúng hơn là không làm thay đổi khuynh hướng sáng tạo của tôi.

 

Tôi đang ở giai đoạn viết nhanh và dễ dàng, xin được giữ bí mật chặng đường trước mắt. Tôi rất muốn giới thiệu thơ của các nhà thơ VN với bạn bè quốc tế, miễn sao chất lượng bản dịch của họ phải tốt, tức không sai lệch với tinh thần văn bản gốc.

 

Tôi có đọc thơ của một số tác giả VN đã được dịch sang tiếng Anh. Các dịch giả dịch những bài thơ ấy thường bám sát dịch nghĩa từng chữ (word by word) mà ít chú ý đến thần thái bài thơ, người phương Tây hay gọi đó là ánh sáng của văn bản. Do vậy, những bản dịch ấy dĩ nhiên không thể lay động trái tim bạn đọc nước ngoài. Gặp được dịch giả giỏi ngoại ngữ và hiểu được thơ mình ngọn nguồn âu cũng là cái duyên vậy.

 

- Nhà báo: Ông có thể tâm sự chút ít về cuộc sống và sở thích riêng của mình?

 

Vợ tôi là giáo viên tiếng Nga và tiếng Anh ở một trường THPT chuyên tại Hải Phòng. Chúng tôi sống ở Hải Phòng. Hai con gái tôi đã học xong thạc sỹ ở nước ngoài. Tôi có 3 “cô giáo” kèm tiếng Anh tại gia… Tôi thích uống café mỗi sáng, hình như có café viết dễ dàng hơn. Tôi thích một số món ăn khoái khẩu, nhưng có lẽ thích nhất là khoai lang chấm mật.

 

 

 

 

 

Biên tập viên Tobias Theander


 

 

 

Bản tiếng Thụy Điển của Tobias Theander

 

 

 

 

MAI VĂN PHẤN, VINNAREN AV 2017 ÅRS CIKADAPRIS I SIN EGEN KREATIV VÄRLD

(Från Vietnam News)

 

 

 

 

Hur känns det efter beskedet att du vunnit Cikadapriset? Berätta vad du tänker om juryn och tidigare pristagare.

 

Det var med glädje och förvåning jag fick ett brev från poeten Lars Vargö, ordförande i det svenska Cikadaprisets jury, med nyheten att jag vunnit i år. Tidigare har jag nog inte kunnat föreställa mig att en så avskild poesirymd med så stark folklig egenart och avtryck av mig personligen hade kraft att attrahera läsare, särskild inte lärda och kompetenta bedömare på andra sidan jordklotet. De är verkligen ”ultraläsare” på en annan politisk och kulturell mark. Denna mark är hemorten för det frejdade Nobelpriset, för sagornas jultomte, för stora skalder som utgjort grundpelare för den poetiska andan i världen, till exempel Karin Boye (1900-1941) Artur Lundkvist (1906-1991), Gunnar Ekelöf (1907-1968), Edith Södergran (1892-1923), Harry Martinson (1904 – 1978), Tomas Tranströmer (1931 – 2015) såväl som en mängd berömdheter inom nutida svensk poesi. Att detta hänt gör mig lycklig och stärker mitt engagemang i reformerandet och förnyelsen av poesin och min tro på den vietnamesiska poesins plats på den internationella arenan.

 

Om Cikadajuryn: Av dess sex medlemmar känner jag redan Styrbjörn Gustafsson, chef för bokförlaget Tranan, som gett ut antologin ”Igår – Tolv vietnamesiska poeter” 2010, där poeten Erik Bergqvist valt ut dikter av 12 vietnamesiska författare i svensk översättning. En annan jurymedlem har jag lärt känna genom samlingen ”Winter Moon” som han gav ut 2011 och som är tryckt på fyra språk: svenska, engelska, japanska och koreanska. Det är poeten doktor Lars Vargö. ”Vintermåne” är av haikukaraktär, suggestiv, enkel, rik på livsfilosofi, rofylld, i samklang med naturen och rymden, men läsaren har ändå lätt att känna igen den kulturella egenarten och den intensiva känslan hos en svensk skald, generös, vänlig och med en dragning till precision och frihet. De övriga fyra känner jag bara till från biografierna på Cikadaprisets hemsida.

 

Om tidigare pristagare: Deras dikter har jag läst, och jag är särskilt förtjust i Bei Dao, Ý Nhi, Ko Un och Shin Kyong-Rim. Varje poet har sitt eget magnetfält och sitt egen stil, men de har det gemensamt att deras dikter springer fram ur en stillhet och återvänder till den. Utförligare uttryckt är stillheten själva knutpunkten, dörren som för in läsaren i en fantastisk andlig värld som inte är lättåtkomlig för västerländska poeter. Låt mig ta Bei Dao som exempel. Hans språk exploderar hela tiden våldsamt, men läsaren uppfattar ändå ett lugn, en genomskinlighet i det. Eller ensamheten som ofta studsar till i Ko Uns dikter, ljudlös som en låga utan vind sprider den sitt ljus långt ut i stillheten.

 

- Vill du berätta om ditt skapande? Din väg till poesin, vilka diktsamlingar du gett ut, vilka språk du är översatt till, titlar på specifika verk?

 

Jag övade på att skriva dikter redan i gymnasiet och insåg tidigt hur intetsägande, för att inte äga falska, de saker var som jag skrev när jag var runt tjugo. Därefter skapade jag visserligen inget men jag lade ner mycket tid på att forska, samla och uppdatera information om kultur både här i landet och utomlands. Tills jag var trettiosju var jag bunden av det dåtida samhällslivets realiteter och så förändrades jag på en del grundläggande sätt ifråga om uppfattning, idéer och estetik. Jag fattade pennan igen. I början av den här ”återfödelsefasen” följde jag bara min instinkt när jag skrev. Men sedan blev jag medveten och mycket professionell i mitt skapande.

 

Hittills har jag gett ut fjorton diktsamlingar och en samling kritik och essäer i Vietnam. Dessutom har jag gett ut tolv diktsamlingar i utlandet av vilka en del säljs elektroniskt på Amazon. Jag ska räkna upp de tolv titlarna: “Firmament without Roof Cover”, “Seeds of Night & Day”, “Out of the Dark” and “Vowels in the Dew”, as well as “Hidden Face Flower” and “The Flower of Mount Yên Tử”…

 

Mina dikter är nu översatta till tjugofyra språk: engelska, franska, ryska, spanska, tyska, svenska, albanska, serbiska, makedoniska, montenegrinska, slovakiska, rumänska, turkiska, uzbekiska, kazakiska, arabiska, kinesiska, japanska, koreanska, indonesiska, thailändska, nepalesiska, hindi och bengali.

 

- Vilka budskap brukar du förmedla i dina dikter? Din skapandefilosofi? Vilken genre brukar du skriva i? Hur får du inspiration?

 

Min poesiresa har gått från traditionen över reform och förnyelse och funnit en egen tendens i modern vietnamesisk poesi. Jag skriver i nästan alla poesigenrer som någonsin funnits, och även i några genrer som bär tydliga spår av mitt eget skapande, som prosalyrik och treradig vers. Vad jag än skriver om och i vilken genre det än är önskar jag alltid förmedla versens skönhet till läsaren. Alla ämnen och alla känslostämmor är nödvändiga inslag men måste ordnas enligt ett estetiskt ideal. Min skapandefilosofi har som mål att konstruera en estetisk värld, en avskild diktvärld där alla yttranden och rörelser sker enligt mina egna lagar. Ljuset från den avskilda världen vägleder mig och utgör inspirationskälla för mitt skrivande.

 

- Vad arbetar du med just nu? Vad har du för kontakter med utländska poeter? Har du funderat på att ge ut vietnamesisk poesi i utlandet?

 

Jag gick i pension för ett år sedan och ägnar mig nu helhjärtat åt litteratur. Jag har i många år haft ”traditionella” poesivänner i utlandet. Men sedan mina engelska och franska böcker publicerades i utlandet, och i synnerhet på Amazon, har jag blivit vän med många poeter och författare som samtidigt är översättare, och de har överfört mina verk och översättningar till sina modersmål.

 

Om att ge ut vietnamesisk poesi i utlandet. Staten, närmare bestämt Vietnams författarförbund har organiserat internationella poesifestivaler för Asien- och Stilla havs-regionen och flera internationella konferenser för att sprida vietnamesisk litteratur. Men de tycks inte egentligen ha några konkreta planer om översättningar ännu. Att jag nyligen blivit översatt och utgiven i utlandet beror på min personliga status. Jag vill också säga detta: eftersom kvalitén i de engelska och franska versionerna av mina dikter inte är lägre än i de vietnamesiska originalen, kan de jämföras med goda frön som såtts eller spridits i flera andra språk.

 

- Vad har du för kommentarer till dagens vietnamesiska poesi? Finns det någon poet i Vietnam eller världen som du beundrar och är särskilt förtjust i? Varför?

 

Från Reformpolitiken (1986) till nu har Vietnams poesi rört sig väldigt snabbt, och det har bildats två vågor av förnyelse som förändrat dess utseende. Jag har skrivit en bok med kritik och essäer om de vågorna, den heter ”En annan rymd”. Låt mig räkna upp några typiska författare i boken: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Trần Tiến Dũng, Giáng Vân, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đức Tùng, Inrasara, Nhã Thuyên, Lê Vĩnh Tài, Đinh Thị Như Thuý, Khánh Phương, Đỗ Doãn Phương, Lê Ngân Hằng, Nguyễn Ngọc Tư, Lê Anh Hoài. När det gäller utländska poeter så tycker jag om att läsa en hel rad ”giganter”. Jag studerar dem i hopp om lön för mödan, men ingen, överhuvudtaget ingen, tynger på mina axlar. Jag ger mig hän åt dem men är samtidigt klarsynt nog att finna ut vad det överlägsna ligger i, så att jag kan öva och dra lärdom, men också se på vilka sätt de är underlägsna mig.

 

- Har du någon plan för att ändra ditt sätt att presentera dina dikter för världen, nu när du blivit prisbelönt? Någon konkret plan för de närmaste månaderna? Eller kanske en plan för att hjälpa andra poeter att finna utländska läsare?

 

Jag har respekt för alla pris, liksom för alla värderingar som vem som helst gör av mina dikter oavsett om det är fråga om ros eller ris. Jag betraktar dem nämligen som opinionsyttringar. Och självklart kan alla opinionsyttringar ha en dynamisk effekt på mitt skapande, men de har inget inflytande, rättare sagt påverkar de inte tendensen i mitt skapande.Jag är inne i en fas av snabbt och lätt skrivande och vill gärna bevara hemligheten så länge den etappen varar. Jag vill gärna presentera dikter av vietnamesiska poeter för mina internationella vänner, om bara kvalitén på deras översättning är god, alltså om den inte avviker från originalets anda. Jag har läst dikter av flera vietnamesiska författare i engelsk översättning. Översättarna har många gånger översatt varje enskilt ord korrekt men utan att bry sig mycket om diktens innebörd, den som västerlänningar gärna kallar ljuset i texten. Sådana översättningar kan naturligtvis inte beröra den utländske läsarens hjärta. Kanske har jag bara haft tur som träffat på översättare som behärskat det utländska språket och kunnat förstå ursprunget bakom mina dikter.

 

Berätta lite om dig själv, din familj, ditt liv, dina vanor och så.

 

Min fru är lärare i ryska och engelska på ett gymnasium för särskilt begåvade elever i Hai Phong. Mina döttrar har tagit magisterexamen i utlandet. Jag har därmed tre lärarinnor hemma som hjälper mig med engelskan. Jag tycker om kaffe på morgonen, det liksom gör att det går lättare att skriva. Jag tycker om många maträtter, sötpotatis med honungsdipp är kanske favoriten…

 

ÖversättareTobias Theander

 

 

 

 

 


Tác phẩm của nghệ nhân gốm Gunilla Sundström, Thụy Điển






 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KHÁC
1 2 3 

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị