L’arrivée de l’automne, Ton jardin, Le sommet du vent - Thu đến, Vườn em, Đỉnh gió (poème - thơ) - Mai Văn Phấn. Raduit du Vietnamien par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix

Mai Văn Phấn

Traduit du Vietnamien

par Bùi Thị Hoàng Anh et Jean-Michel Maulpoix

 

 

 


Bùi Thị Hoàng Anh

                                                                                                                          

 


Jean-Michel Maulpoix

 




L’arrivée de l’automne

 

 

Cette feuille tombe

La terre s’affaisse

La cloche qui sonne chasse les nuages noirs

 

Le soleil est sec

Le vent roux tremble au petit passage

Les livres se parfument de l’odeur des enfants

Le goût mielleux des cannes à sucre s’élève vers la cime

 

Des vers tissent patiemment des cocons soyeux autour du vieux tronc d’arbre

Le jeune veau frotte sa langue souple sur des pelouses

 

Cette feuille tombe

Quelqu’un aurait-il la chance de se rapprocher

Du moment de l’arrivée de l’automne?

 

 

 

 

Ton jardin

 

 

Après la pluie la plante devient svelte

Ses deux faces voluptueusement vertes

Cette main de feuille est toujours douce

 

Le son de l’oiseau Bach Thanh* jetant son filet

Me serre fort avec les pamplemousses, la racine de figuier

Les mauves, les lavandes, les géraniums…

Qui font plus doux les habits de l’automne

 

Tes yeux étincelants regardent partout puis se ferment

 

Je hisse sur la face du soleil

Une pirogue de l’aube

Tu me dis d’attendre avant de fermer à clé la porte.

 

_________________

* C’est également un oiseau de la classe des passereaux qui est connu pour la chasse des insectes, des petits oiseaux et des petits animaux mammifères. Il a de fortes serres pour tenir ses proies, son bec a la forme d’un crochet courbé et aigu. Il vit souvent en Asie, en Europe, en Afrique et en Amérique du Nord.

 

 

 

 

 

Le sommet du vent

 

 

I.

 

En voulant s’allonger sur l’éperon aigu de la roche

Le corps du vent s’égratigne

 

Le sang du vent est la pluie

Le soleil qui dégoutte

 

La montagne emporte là-haut les baisers

Et les nuages gris se confondent

 

Ecartant les bras, la montagne piétine la terre

Froisse

Déchire en grand le corps du vent

Un reflet d’étoiles tombe

L’aube éclate

 

Ayant rampé impétueux sur le sommet

Le vent ouvre les yeux pour regarder en bas

 

Plus haut les baisers se superposent

Eperdu, le vent tourbillonne vers un autre sommet.

 

II.

 

Cherchant ma bouche pour semer une graine

Le vent tient doucement les pieds et les mains de la terre

Et se jette dans le gouffre

 

Soufflant jusqu’à vider le cœur des montagnes

Le sein du vent se libère

Joue sur mon corps de terre

 

Un éclair crevasse l’écorce

Le printemps déborde du noyau

 

Attendant la pousse du cotylédon

Le vent emporte la terre.

 

III.

 

Plus je ferme la porte, plus le vent souffle fort

Me souvenir brusquement de quelque chose me rend si oppressé

 

L’œil du vent m’enroulant sur toi

Tourne impétueux comme une hélice

 

Il apparaît un pont

Mon corps rompu par le vent

S’affaisse comme une serviette mouillée jetée sur le parapet

S’égoutte sur le fleuve qui coule vite et violent

 

Je me rappelle le train qui a fendu le corps du vent

La colonne de fumée filant en sens inverse et le coup de sifflet ont vite disparu

 

Mon souffle se contracte à travers la luette de la trompette

Mes yeux flamboient comme l’aigle déployant largement ses ailes

Soulever les ailes fragiles d’une libellule

Posément je me repose au sommet du vent

 

Dehors les feuillages emmêlés

S’agitent vivement pour porter l’excitation à son comble

L’inhibition désireuse.

 

 

(Extrait du Recueil "A Ciel Ouvert")






 

 



Thu
đến

 

 

Chiếc lá kia rơi

Mặt đất sẽ trũng xuống

Vọng tiếng chuông xua mây đen

 

Nắng sẽ hanh hao

Heo may run ngõ nhỏ

Sách mới thơm hơi trẻ thơ

Mía ngọt trào lên ngọn

 

Những con sâu nhẫn nại tết vệt trứng óng ả quanh gốc cây già

Chú bê non chạm lưỡi mềm mặt cỏ

 

Chiếc lá ấy rơi

Biết có ai được may mắn đến gần

Thời khắc mùa thu về đích.

 

 

 

 

Vườn em

 

 

Sau cơn mưa dáng cây thon nhỏ

Mướt xanh hai mặt lá

Bàn tay lá ấy luôn mềm

 

Tiếng chim Bách Thanh tung lưới

Thít chặt anh cùng bòng bưởi, rễ si

Hoa cẩm quỳ, oải hương, phong lữ…

Dịu dàng thêm khăn áo mùa thu

 

Mắt em lóng lánh khắp nơi khép lại

 

Anh bước lên vạt nắng

Một con thuyền ban mai

Em bảo hãy chờ để khoá chặt cổng.

 

 

 

 

Đỉnh gió

 

 

I.

 

Nhoài lên mỏm đá sắc

Thân thể gió trầy xước

 

Máu của gió là mưa

Nắng nhỏ xuống

 

Núi cuốn nụ hôn lên cao

Cụm mây xám đúc thành khối

 

Giang tay núi đạp chân vào đất

Vò nát

Xé toang thân gió

Ánh sao rơi

Buổi sớm vỡ oà

 

Thông thốc lên mỏm dốc

Mở mắt nhìn xuống

 

Những nụ hôn chồng xếp cao hơn

Gió cuồng nộ cuộn lên đỉnh khác.

 

II.

 

Tìm miệng anh gieo hạt

Gió níu chân tay đất dịu dàng

Lao xuống vực

 

Thổi rỗng lòng đồi núi

Ngực gió thả trôi

Vờn trên đất

 

Chớp sáng nứt vỏ

Mùa xuân trào miệng hạt

 

Chờ nảy lá mầm

Gió mang mặt đất đi

 

III.

 

Đóng chặt cửa gió càng thổi

Điều chợt nhớ cũng bạt hơi, tức ngực

 

Mắt gió cuốn anh vào em

Xoay tít mù chong chóng

 

Thoáng một cây cầu

Thân thể anh bị gió bẻ gập

Rũ xuống tựa chiếc khăn ướt vắt qua hàng lan can

Nhỏ xuống dòng sông chảy xiết

 

Nhớ đoàn tàu lao qua xẻ ngang mình gió

Cột khói vật ngược cùng hồi còi phút chốc mất tăm

 

Hơi thở anh co thắt qua lưỡi gà cây kèn

Mắt quắc sáng áp lực đại bàng xoải rộng

Nâng cánh chuồn chuồn mỏng manh

Ung dung ngả lưng đỉnh gió

 

Ngoài kia những vòm lá rối

Lay giật tả tơi cho đã cơn hưng phấn điên cuồng

Cơn ức chế thèm khát.


M.V.P

 

(Rút từ tập thơ Bầu trời không mái che)





Tiểu sử Bùi Thị Hoàng Anh

 

Giảng viên tiếng Pháp tại khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Say mê ngôn ngữ và văn hóa Pháp, hiện nay Bùi Thị Hoàng Anh đang làm nghiên cứu sinh tại khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Paris VII, cộng hòa Pháp, với hướng nghiên cứu về các chỉ tố diễn ngôn trong các văn bản nói và viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Bùi Thị Hoàng Anh cũng quan tâm tới nghiên cứu về lĩnh vực Ngôn ngữ học xã hội và dịch thuật.

 

 

 

 

Biographie de Bui Thi Hoang Anh

 

Enseignante de français au Département de Langue et de Civilisation Françaises, Ecole Supérieure de Langues étrangères, Université Nationale de Hanoi. Passionnée par la langue et la culture françaises, actuellement, elle poursuit son doctorat en Linguistique à l’UFR de Linguistique, Université Paris Diderot (Paris VII), Paris, France. Son axe de recherche est centré sur l’étude des marqueurs discursifs du vietnamien et du français dans les corpus oraux et écrits. Elle s’intéresse également à la Sociolinguistique et la traduction.

 

 

 

 

Tiểu sử Jean-Michel Maulpoix

 

Jean-Michel Maulpoix là tác giả của hơn 20 công trình, chủ yếu là thơ văn xuôi, trong đó phải kể đến Une histoire de bleu (Câu chuyện về màu xanh); L’Ecrivain imaginaire (Nhà văn tưởng tượng); Domaine public Pas sur la neige (Bước chân trên tuyết). Bên cạnh đó, Jean-Michel Maulpoix cũng viết một số nghiên cứu phê bình về Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Célan, René Char và một số tiểu luận khái quát về thơ như La poésie comme l’amour (Thơ ca như tình yêu); Du lyrisme (Thơ trữ tình). Sáng tác của Jean-Michel Maulpoix là sự pha trộn, là cuộc đối thoại không ngừng giữa văn xuôi và thơ, mà qua đó, nổi bật là chất “trữ tình phê phán”. Jean-Michel Maulpoix còn điều hành tạp chí Văn học hàng quý “Le nouveau Recueil” (Tuyển tập mới) và giảng dạy thơ hiện đại và đương đại tại Đại học Paris III, cộng hòa Pháp.

 

 

 

 

Biographie de Jean-Michel Maulpoix

 

Jean-Michel Maulpoix est l’auteur d’une vingtaine d’ouvrages, principalement en prose poétique, parmi lesquels Une histoire de bleu, L’Écrivain imaginaire, Domaine public et Pas sur la neige, publiés au Mercure de France. Il a également fait paraître des études critiques sur Henri Michaux, Jacques Réda, Paul Celan et René Char, ainsi que des essais généraux de poétique (La poésie comme l’amour, Du lyrisme...). Son oeuvre, où se mêlent, s’affrontent et dialoguent sans cesse prose et poésie, se réclame volontiers d’un “lyrisme critique“. Jean-Michel Maulpoix dirige par ailleurs la revue trimestrielle de littérature “Le Nouveau Recueil” et enseigne la poésie moderne et contemporaine à l’Université Paris III - Sorbonne nouvelle.

 

 

 

 







 

BÀI KHÁC

image advertisement
image advertisement
image advertisement




























Thiết kế bởi VNPT | Quản trị